Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Kiều ỏe lầu Ngưng Bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 5 trang )

Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích
“Kiều ở Lầu Ngưng Bích”.
Dàn Bài
Xác định luận đề:
Tâm trạng của Thúy Kiều khi
bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích

Sáu câu đầu: Cảnh trước lầu
Ngưng Bích
Tám câu cuối: Bức tranh
thiên nhiên (tranh tứ bình)

Bút pháp tả
cảnh ngụ tình

Tám câu thơ giữa: nội tâm của
Thúy Kiều

Độc thoại
nội tâm *

A – Mở bài
- Giới thiệu Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du
- Giới thiệu luận đề: nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích
“Kiều ở lầu Ngưng Bích.
B – Thân bài
1. Định hướng giải quyết luận đề
a) Hoàn cảnh tâm trạng Thúy Kiều:
- Để cứu cha và em Kiều buộc phải bán mình cho Mã Giám Sinh, nào ngờ bị lừa gạt
rơi vào chốn lầu xanh. Kiều toan tự vẫn, Tú Bà bèn dỗ nàng ra ở lầu Ngưng Bích
mà thực ra là giam lỏng nàng. Bơ vơ nơi đất khách quê người, cô gái trẻ sống trong


tâm trạng bất an, lo sợ, nàng vừa cô đơn, đau khổ vừa sợ hãi trước tương lai đen tối
đang chực chờ. Tâm trạng ấy đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét, phù hợp với
quy luật tâm lý.
b) Cảm nhận chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
- Khắc họa tâm trạng của Kiều, ngòi bút Nguyễn Du đã phối hợp nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình cùng với độc thoại nội tâm. Vừa đứng ở góc độ khắc thể vừa nhập vai chủ
thể, Nguyễn Du đã soi rọi và thể hiện sâu sắc nổi lòng Kiều cất lên tiếng nói đồng
cảm, sẻ chia cảnh ngộ của nàng.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng
a) Bút phát tả cảnh ngụ tình (bức tranh nhuộm màu tâm trạng ở 6 câu đầu)
- Cảnh trước lầu Ngưng Bích mênh mông, vắng lặng càng làm nổi rõ hoàn cảnh cô

đơn đáng thương của Kiều. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp,
nhiều chi tiết, hình ảnh nhưng cái nào cũng mờ nhạt.
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
• Làm bạn với Kiều, xa là “trăng” gần là “non”, không một bóng người,
không gian vô cùng tĩnh lặng. Từ láy “bát ngát” vẽ ra hình ảnh thiên nhiên
khoáng đãng song chỉ có “cát vàng”, “bụi hồng”. Tuy có màu sắc nhưng


không đem lại vẻ sinh động, tươi tắn mà làm tăng thêm phần mờ mịch, hiu
quoạnh.
• Từ láy “bẽ bàng” ở đầu câu thơ diễn đạt tâm trạng của cô gái trẻ trong tình
cảnh éo le. Tưởng rằng nàng đã thoát được cảnh ngộ bế tắc bi đát nào ngờ
lại sa chân vào hố thẳm. Bởi vậy, Kiều không tránh khỏi nỗi bẽ bàng thân
phận. Đã vậy, sự khổ sở đau đớn ấy lại không người an ủi, không biết tâm
sự cùng ai. Yếu tố thời gian được Nguyễn Du khai thác phối hợp với những

đường nét không gian, đã khắc họa thành công nổi cô dơn buồn tủi của
Kiều:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
b) Độc thoại nội tâm:
-

-

Trong hoàn cảnh ấy người thân, gia đình là chỗ dựa tinh thần to lớn, nguồn an ủi
để Kiều nguôi ngoai nỗi cô đơn. Nguyễn Du đã nhập vai biểu đạt những suy nghĩ,
cảm xúc từ bên trong tâm hồn Kiều.
Nỗi nhớ về Kim Trọng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Nguyễn Du đã để cho Kiều nhớ Kim Trọng trước, đây cũng là nét tâm lý rất
thật, phù hợp với quy luật tình cảm của con người. Khi Kiều theo Mã Giám
Sinh ra đi việc nhà đã giải quyết xong nhưng tình riêng với Kim Trọng vẫn
còn là điều lo lắng, là phần tự trách trong tâm tư Kiều. Mặt khác, nơi đất
khách quê người, lại rơi vào chốn lầu xanh, Kiều lại càng xót xa nối tiếc cho
mối tình đẹp, đau đớn cho duyên phận hẩm hiu. Hình ảnh đêm trăng thề hẹn
vẫn in đậm trong tâm trí nàng, động từ “tưởng” dã thể hiện tinh tế nội tâm
đầy xao động của Kiều: nàng ngỡ như thấy được Kim Trọng ở trước mắt
như sống lại đêm trăng thề hẹn. Nhưng tất cả chỉ là hư ảo. Kiều luôn nghĩ
cho người mình yêu, luôn tự trách “vì ta khăng khích cho người dở dang”,
lúc này ngàng lại nghĩ đến tình cảnh Kim Trọng. thương cho người yêu,
phải
“rày trông mai chờ”.

• Cách nói dân gian với những thành ngữ quen thuộc càng làm cho lời tâm
tình thêm chân thực, tự nhiên. Kiều lấy nổi lòng của mìn đo tâm tư Kim
Trọng. Rõ ràng cả hai đều “bơ vơ” giữa giữa họ là khoảng cách của “trời và
bể” nhưng tình yêu cũng như “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Những
câu thơ này đâu chỉ là tâm tư của Kim Trọng mà còn là tấm lòng của Thúy
Kiều càng nghĩ về mối tình xưa đẹp đẽ quý giá càng thấm thía nỗi đau chia
cắt càng hối tiếc những ngày tháng hạnh phúc nhắn ngủi càng áy náy day
dứt tự trách.



-

Nổi nhớ về cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Nếu với Kim Trọng, Nguyễn Du dùng từ “tưởng” thì khi diễn đạt nổi nhớ về
cha mẹ của Kiều, tác giả lại dùng từ “xót”. Trạng thái cảm xúc rõ nét hơn
cụ thể và đau đớn hơn bởi đó là tiếng nói của tình thân. Câu thơ bộc lộ cả
hai chiều tâm trạng có nỗi xót thương của cha mẹ nghĩ về con gái lưu lạc
phương xa và có cả nỗi đau lòng của đứa con hiếu thảo vì tình cảm éo le mà
phải sống xa gia đình.
• Sử dụng nhiều biến cố điển tích, những tấm gương hiếu thảo của người xưa,
tác giả đã tô đậm tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng nghĩ đến cha mẹ già,
xót xa vì không thể ở cạnh bên chăm sóc phụng dưỡng. Nàng đã vì chữ
“hiếu” hy sinh bản thân nhưng vẫn luôn tự trách đó là nét đẹp phẩm chất của
Kiều.
• Cọm từ “cách mấy nắng mưa” vừa thể hiện thời gian chia lìa vừa nói lên sự

tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật và con người.


 Trong cảnh ngộ này, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã nghĩ đến

người thân, nghĩ đến Kim Trọng trước khi nghĩ cho chính mình. Những cảm xúc
này cho ta vẻ đẹp tâm hồn Kiều. Nàng là một người tình thủy chung sâu sắc, một
người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha, cao thượng, không trách ai mà chỉ trách
bản thân.
3. Bức tranh tứ bình (8 câu cuối)
- Quay về với thực tại, Kiều hoảng hốt âu lo, luôn có những dự cảm xấu. Tám câu

-

thơ có bố cục cân xứng, mỗi cặp câu lục bát là một bức tranh thiên nhiên nhuốm
màu tâm trạng. Cảnh và tình hòa quyện, cảnh sống động, chân thực và giàu sức
biểu cảm.
Tranh tứ bình là nét đặc sắc của nghệ thuật cổ điển phương Đông. Trong thơ ca
nước ta, các nhà thơ đã dùng ngôn ngữ vẽ nên nhiều bức tranh độc đáo: tâm trạng
nhớ nhung của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm, nỗi Nhớ rừng của con hổ
qua ngòi bút Thế Lữ, tình cảm sâu sắc hương về cảnh và người Việt Bắc trong Việt
Bắc (Tố Hữu)… Trong đó, không thể không kể đến bức tranh tứ bình mở đầu bằng
điệp từ “buồn trông” chuyển tải tâm tư của nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu



Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi


Điệp từ “buồn trông”: tô đậm nỗi lòng của Kiều
cái nhìn chất chứa tâm
trạng. Với quan niệm “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, ngòi bút tả
cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã thành công trong việc thể hiện những tâm
trạng phức tạp, đầy đau khổ của Kiều. Tác giả đã học hỏi từ ca dao, tạo nên
sức biểu cảm cho hình ảnh:
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
(Ca dao)

Bức tranh 1: Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” vẽ ra một không gian mênh
mông, nhuộm màu hoàng hôn, đẹp nhưng buồn man mác. Cái buồn của buổi
chiều tà hòa vào tâm tư của người xa quê, khiến cho nỗi nhớ nhà càng thêm
sâu sắc. Bóng dáng con thuyền thấp thoáng phần nào nói lên niềm khao khát
đoàn tụ sum họp gia đình ở Kiều. Con thuyền ấy “xa xa” cũng như niềm ước
mơ, mong chờ với Kiều khó thể thành hiện thực.
• Bức tranh 2: Hình ảnh “ngọn nước mới sa” cùng với bông hoa bé nhỏ tạo
thành sự tương phản càng làm nổi bật vẻ mong manh yếu ớt. Nhìn cảnh,
Kiều không khỏi liên tưởng đến thân phận của mình. Lúc này, nàng chẳng
khác gì bông hoa kia trôi nổi giữa dòng đời. Nhiều lần trong Truyện Kiều,
mỗi khi Thúy Kiều ngẫm nghĩ về phận mình, Nguyễn Du vẫn thường liên
tưởng đến hình ảnh “hoa”:



“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
“khi sao phong gấm rũ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Câu hỏi tu từ hàm chứa nổi lo âu trước tương lai mờ mịch, Kiều không biết
mình sẽ trôi dạt đến bến bờ nào.
• Bức tranh 3: Toàn bộ không gian là màu xanh nhàn nhạt của cỏ, các từ láy
“rầu rầu”, “xanh xanh” không chỉ đem lại hiệu quả tượng hình mà còn
chuyên chở tâm trạng nhân vật một cách tinh tế. “Rầu rầu”vừa vẽ ra hình
ảnh héo úa của cỏ vừa gợi sự buồn bã trong lòng Kiều. “Xanh xanh” là một
từ láy giảm sắc độ, mở ra một không gian mênh mông song nhạt nhòa, thiếu
sức sống. Cũng là sắc cỏ nhưng trong lễ hội thanh minh, khi chị em Kiều
còn vui vẻ hạnh phúc, cỏ tươi tắn tràn đầy sức sống “xanh tận chân trời”, lúc
này không gian ấy dù bát ngát nhưng héo hắt.




Bức tranh 4: Khép lại bộ tranh là cảnh tượng hùng vĩ, thêm vào ầm ầm của
tiếng sóng khiến cho cảnh sinh động hơn. Tuy vậy, hiện thưc đó không xoa
dịu nỗi cô đơn, làm vơi bớt sự lo âu mà dường như tăng thêm phần hoảng
loạn. Kiều tưởng chừng giông bão cuộc đời đang kéo đến, vây bủa, chực chờ
ập xuống đầu nàng. Cơn sóng dữ ấy đã “kêu quanh ghế ngồi”. Giấc mộng
Đạm Tiên cuối cùng cũng đã thể hiện, Kiều đã cố vùng vẫy nhưng không
thể thoát được số phận.


 Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng, hàm chứa nhiều cảm xúc, biểu đạt những nỗi buồn
trong tâm tư của Kiều. Các từ láy được tác giả khai thác hiệu quả, sự có mặt của

những từ láy góp phần tạo nên nhạc điệu trầm buồn da diết, đồng thời làm tăng
thêm sức tượng hình biểu cảm. Chất dân gian và tính bác học hòa quyện lamg nên
nét đặc sắc của đoạn thơ.

C – Kết bài:
- Một trong những thành công của Nguyễn Du là sáng tạo nên một thế giới nhân vật
rất thực, rất đời. Đem lại hiệu quả ấy không chỉ nhờ vào ngòi bút tả cảnh ngụ tình,
linh hoạt, biến hóa mà còn phụ thuộc vào năng lực nhập vai cất lên tiếng nói nội
tâm nhân vật vô cùng sắc sảo.
- Cái tài ấy có thể thăng hoa, không thể không kể đến cái tâm của một nghệ sĩ lớn.
Chính sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm sâu sắc đến nỗi đau và khát vọng của con
người nhất là người phụ nữ đã giúp tác giả viết lên những câu thơ tuyệt bút.



×