Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồiđất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.27 KB, 21 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THY TIấN

PHáP LUậT Về BảO ĐảM QUYềN Và NGHĩA Vụ
CủA NGƯờI NÔNG DÂN KHI NHà NƯớC THU HồI ĐấT Để PHụC Vụ
CHO CáC Dự áN PHáT TRIểN KINH Tế ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THY TIấN

PHáP LUậT Về BảO ĐảM QUYềN Và NGHĩA Vụ
CủA NGƯờI NÔNG DÂN KHI NHà NƯớC THU HồI ĐấT Để PHụC Vụ
CHO CáC Dự áN PHáT TRIểN KINH Tế ở VIệT NAM HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS. PHM HU NGH

H NI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thủy Tiên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO
ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ................................................... 10
1.1.


Khái niệm .......................................................................................... 10

1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất ......... 10
1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp ................ Error! Bookmark not defined.

1.1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đấtError! Bookmark not d
1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự
án phát triển kinh tế ở Việt Nam ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.

Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho
các dự án phát triển kinh tế ............ Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đấtError! Bookmark not defined.
1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người
nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát
triển kinh tế......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.

Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tếError! Bookmark not defined.


1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993 .................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay... Error! Bookmark not defined.
1.4.

Kinh nghiệm thu hồi đất ở một số nước trên thế giớiError! Bookmark not d

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.

Quy định pháp luật về bảo đảm quyền khi Nhà nước thu hồi
đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển
kinh tế ................................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Quyền được thông tin của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tếError! Bookmark not defined.
2.1.2. Quyền được bồi thường của người nông dân khi Nhà nước thu

hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tếError! Bookmark not define
2.1.3. Quyền được hỗ trợ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tếError! Bookmark not defined.

2.1.4. Quyền được khiếu nại đối với quyết định thu hồi đấtError! Bookmark not defin
2.2.

Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người nông dân
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ................................................ Error! Bookmark not defined.


2.2.1. Nghĩa vụ cộng tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều

tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích đất bị thu hồiError! Bookmar
2.2.2. Nghĩa vụ giao đất khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có
thẩm quyền ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.

Những điểm mới và tồn tại của Luật Đất đai năm 2013 trong
vấn đề thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế ......................... Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013Error! Bookmark not defined.


2.3.2. Những điểm còn tồn tại ...................... Error! Bookmark not defined.
2.4.

Tính khả thi của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế............. Error! Bookmark not defined.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ

PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾError! Bookmark n
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ

cho các dự án phát triển kinh tế ..... Error! Bookmark not defined.

3.2.

Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của
các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông
dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát
triển kinh tế ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất để phát
triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộngError! Bookmark not defined.
3.2.2. Tiếp tục sửa đổi các quy định về khung giá đất cho phù hợp với
thực tiễn .............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu hồi đấtError! Bookmark no
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân khi thu hồi đấtError! Bookmark
3.2.5. Tổ chức tốt công tác xây dựng quỹ nhà đất tái định cư và giải
phóng mặt bằng .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Nhanh chóng ổn định cuộc sống cho cộng đồngError! Bookmark not defined.
3.2.7. Giải quyết việc làm ............................ Error! Bookmark not defined.

3.2.8. Xây dựng và củng cố Tổ chức phát triển quỹ đấtError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTGPMB: Bồi thường giải phóng mặt bằng
HĐXX:


Hội đồng xét xử

THĐ:

Thu hồi đất

UBND:

Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động
kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, là yếu tố
đầu vào có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời là môi
trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc
sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi
quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai.
Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối
với người sử dụng đất. Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông
nghiệp thuộc loại thấp nhất thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới
là 4000m2/ người thì ở Việt Nam là khoảng 1000m2/ người. Là một nước
chậm phát triển, hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai
là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy để đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm cho xã hội thì

vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Nhà
nước với tư cách là chủ đầu tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh
tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng
bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu sử dụng
đất rất lớn. Trong khi đó, những diện tích Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do
những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất,

1


thuê đất, do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất. Do vậy, vì lợi ích của xã hội những người đang sử dụng đất phải chấp
hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước.
Thu hồi đất là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn thực hiện quá trình này còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết
các địa phương, hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan liên
quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định đời sống, giải
quyết việc làm diễn ra rất căng thẳng, đặc biệt là trường hợp thu hồi đất của
người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Đời sống của người
nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào cây lúa, khi bị thu hồi đất đồng nghĩa với
việc họ mất đất sản xuất. Nhiều dự án treo, nhiều công trình xây dựng dang
dở vẫn đang chờ tháo gỡ. Về phía doanh nghiệp đang mong đợi một cơ chế
đầu tư thông thoáng, một hành lang pháp lý an toàn dễ chịu để nhanh chóng
có “đất sạch” đầu tư. Còn người nông dân đang mong đợi một cơ chế bồi
thường hợp lý để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, nhanh chóng
và thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và
đô thị hoá nông thôn, quan hệ thu hồi đất phải công bằng, có nghĩa là vừa

đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư và toàn xã hội vừa phải
đảm bảo lợi ích của người nông dân. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, người
nông dân bị mất đất sản xuất trên thực tế vẫn phải chịu thiệt thòi vì mức giá
bồi thường chưa hợp lý, tái định cư và giải quyết việc làm sau khi bị thu hồi
đất vẫn là nỗi băn khoăn lo lắng của đa số nông dân có đất bị thu hồi. Do đó
dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, các dự án bị đình trệ không thể tiến
hành bồi thường giải phóng mật bằng. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn
thiện các quy định của pháp luật đất đai để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
người nông dân trong quá trình Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án

2


phát triển kinh tế có vai trò trong việc giải quyết vấn đề bức xúc trong quan
hệ thu hồi đất, giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các
dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
Mặc dù đã giành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc hoàn thành
khoá luận song do vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên khoá luận không tránh khỏi
những sai sót, khuyết điểm. Vì vậy tôi chân thành mong được sự chỉ dẫn, góp
ý cho những thiếu sót để khoá luận được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu phát triển
kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng. Do đó, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến người nông dân
mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực dẫn đến bức xúc trong xã
hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do
nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp
luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất

để thực hiện các dự án phát triển kinh tế đang được các nhà khoa học, các nhà
quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều bài
viết đề cập đến vấn đề này như: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất của Th.S Lê Ngọc Thanh – Tạp chí Tài
nguyên và môi trường kỳ 1, tháng 6/2009, trang 40-42; Một số giải pháp tái
định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Phan Văn Thọ - Tổng
cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường – Tạp chí Tài nguyên và
môi trường kỳ 2 – tháng 5/2009; Giải bài toán lợi ích giữa ba chủ thể: Nhà
nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất của Th.S Đặng
Đức Long, Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 1 – 5/2009, trang 7,8… Tuy

3


nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và
cụ thể về pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Vì vậy, từ việc
nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp kết hợp với thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người
nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế từ
đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn bất
cập trong bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và của
người nông dân nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
phát triển kinh tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận
và thực tiễn cấp thạc sỹ, có tính hệ thống về những cơ sở pháp lý của việc
Nhà nước thu hồi đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển

kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp
ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình
thực thi pháp luật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất của người nông dân
để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích khái niệm, hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất; Phân tích
khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp; sự cần thiết khách quan của việc thu
hồi đất nông nghiệp vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
phân tích khái niệm quyền và nghĩa vụ của người nông dân trong việc thu hồi

4


đất, những tác động ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới cuộc sống của người
nông dân.
- Nghiên cứu sự cần thiết của việc ban hành pháp luật về bảo đảm
quyền va nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế; lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về
bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án kinh tế ở Việt Nam; tìm hiểu pháp luật của một số nước
trên thế giới về thu hồi đất.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất
của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế nhằm chỉ ra
những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.
Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm quyên và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực đất đai nói chung và về thu hồi đất nói riêng
- Chính sách, pháp luật về thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới
như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.
- Nội dung của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
- Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của
pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.

5


- Các công trình khoa học về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian qua.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam là đề tài có phạm vi
nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như
luật học, xã hội học, lịch sử, kinh tế học, văn hoá và chính trị học v.v… Tuy
nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn luật học, Luận văn không
có tham vọng tìm hiểu toàn diện và giải quyết thấu đáo các yêu cầu bảo đảm
quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam dưới góc độ pháp lý, mà giới hạn phạm
vi nghiên cứu ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam thông

qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung Luật đất đai năm 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận văn chỉ nghiên cứu các quy định về bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân, vì đây là chủ thể sử dụng đất nông nghiệp phổ biến và những bất cập nổi
cộm trong vấn đề bồi thường chủ yếu xảy ra đối với chủ thể này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(1) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy

6


vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn
đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn
bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận
khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó,
luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên
cứu các nội dung chi tiết của luận văn. Tùy thuộc vào nội dung đối tượng
nghiên cứu của từng chương, mục trong luận văn mà tác giả vận dụng
các phương pháp khác nhau cho phù hợp.
(2) Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch
sử, phương pháp hệ thống,… được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu

những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:
i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc
điểm của đất nông nghiệp; nghiên cứu khái niệm, hậu quả pháp lý của việc
thu hồi đất.
ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử được sử dụng khi
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.
iii) Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống được sử dụng khi
nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh

7


giá, phương pháp đối chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu
thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở
Việt Nam, cụ thể:
i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng khi
phân tích, bình luận nội dung các quy định về trình tự thủ tục khi Nhà nước
thu hồi đất, bồi thường đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp.
ii) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng khi
phân tích các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
iii) Phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu được sử dụng khi
đánh giá, bình luận thực tế thi hành các quy định về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

iv) Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi
tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực tế thi
hành các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, vv được sử dụng
trong Chương 3 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam, cụ
thể: Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân
tích định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận văn,

8


mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận văn đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo thì
nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ở Việt Nam.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.


9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đất đai được
quản lý và sử dụng hợp lý khoa học sẽ trở thành một nguồn lực lớn mạnh.
Điều 17 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
khẳng định: “đất đai, rừng núi, sông, hồ, nguồn nước tài nguyên thiên nhiên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời đều thuộc sở
hữu toàn dân” [27]. Tính nhất quán trong xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai được tiếp tục khẳng định tại Điều 1 Luật Đất đai năm 2003: “Nhà
nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai” [28]. Trên tinh thần đó, Nhà
nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện việc
quản lý đất đai bằng nhiều biện pháp khác nhau để phân phối quỹ đất quốc gia
cho nhiều chủ sử dụng. Một trong những biện pháp đó chính là thu hồi đất.
Nếu như giao đất, cho thuê đất là những hình thức pháp lý làm hình
thành một quan hệ pháp luật đất đai thì thu hồi đất lại là một biện pháp
pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Hình thức pháp lý này là
một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao
đất, cho thuê đất. Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà nước, cũng là nội
dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo lợi ích của
Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà
nước về đất đai.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật đất đai 2003, Hà Nội.

2.

Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

5.


Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, Hà Nội.
Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định
về giá đất, Hà Nội.
Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
Nguyễn Thị Dung (2010), “Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số
nước trong khu vực và Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản.
Thế Dũng (2012), Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền huyện, xã
đều sai, .

6.
7.
8.
9.

10. Lưu Song Hà (2009), Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm
khu công nghiệp, Nxb Từ điển Bách Khoa.
11. Lại Ngọc Hải (2006), “Về giải quyết việc làm cho nông dân ở những nơi
thu hồi đất”, Báo Nhân dân, (18470).
12. Hee Nam Jung (2010), “Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai

11


ở Hàn Quốc: Quy hoạch, phát triển và đền bù sử dụng đất” tại Hội nghị
Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý
đất đai hiện đại tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
tại Hà Nội.
13. Phạm Xuân Hoàng (2004), “Bàn về giá đất theo quy định của Luật Đất

đai năm 2003”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (7).
14. Nguyễn Văn Hồng (2011), “Đánh giá thực trạng giá đất do Nhà nước
quy định và giải pháp” tại Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế,
chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” do Viện Nghiên cứu
Chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ
Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội.
15. Nguyễn Quốc Hùng (2006,) Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích
sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Quang Huy (2006), Giáo trình Luật Đất đai, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”,
Tạp chí Luật học, (10).
18. Hoàng Lộc (2005), “Nông dân góp vốn bằng đất: Giải pháp đột phá trong
đền bù, giải tỏa”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (253).
19. Martin Ravallion và Dominique van de Walle (2008), Đất đai trong thời
kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam, Ngân hàng
thế giới, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
20. Minh Minh (2013), Những đổi mới quan trọng trong chính sách đất đai
của Luật đất đai, .
21. Nguyễn Thị Nga và Bùi Mai Liên (2011), “Những tồn tại, vướng mắc
phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thức bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (5).

12


22. Trần Thị Minh Ngọc (2010), “Việc làm của nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm
2020”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Trang Như (2013), Những quy định mới về bồi thường, tái định cư trong
Luật Đất đai, .
24. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Viết Thông, Bùi văn Hưng (2009), “Vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc” gồm các bài tham luận Hội thảo Lý luận lần thứ tư
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đặng Anh Quân (2005), “Bàn về giá đất khi bồi thường nên cao hay
thấp”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8).
26. Đặng Anh Quân (2006), “Bàn về giá đất của Nhà nước”, Tạp chí Khoa
học và Pháp lý, (5).
27. Quốc hội (1992), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
28. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
29. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
30. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm phát triển, .
32. Lê Ngọc Thạnh (2009), “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
(tháng 06).
33. Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên
thế giới, .
34. Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng (2009), “Giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13


35. Nguyễn Quốc Thước (2012), Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn,

.
36. Nguyễn Gia Tưởng (2013), Thu hồi đất trái luật, xã vượt quyền huyện,

37. Nguyễn Quang Tuyến (2009), “Vấn đề lý luận xung quanh khái niệm bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (tháng 01).
38. Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh (2011), “Pháp luật về
bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và Trung
Quốc- Những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiệnpháp luật về bồi
thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (10).
39. Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
II. Tài liệu trang Web
40. , Hỗ trợ dân bị thu hồi đất dự án Thủy điện Sơn La.
41. , Những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai.
42. , Luận văn Thu hồi đất và bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất.
43. , Đô thị, Lại “nóng” cưỡng chế đất ở Hà Nam.
44. , Hoàn thiện hướng dẫn thi hành Luật Đất đai vào 2014.
45. , Lời khẩn nài của người thân ông Vươn 2012.
46. , Toạ đàm đất đai.
47. , Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng 2012.
48. , Nhiều thiếu sót trong thu hồi đất ở Dương Nội 2012.
49. , Hà Nội “vướng” nhiều- Diễn đàn doanh nghiệp
– GS. Đặng Hùng Võ, 70% khiếu kiện về đất là đền bù chưa thỏa đáng.
50. , Vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.

14




×