Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào việt nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.54 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH PHÁP LUẬT VỚI NƢỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH PHÁP LUẬT VỚI NƢỚC NGOÀI

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên

Hà Nội – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐTNN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
ĐTNN TẠI VIỆT NAM.................................................................................... 3
1.1. Khái niệm, vai trò và các hình thức ĐTNN tại Việt Nam ......................... 3
1.1.1. Khái niệm ĐTNN ..................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò của ĐTNN đối với Việt Nam ....................................................... 3
1.1.3. Các hình thức ĐTNN tại Việt Nam ......................................................... 3
1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam ......... 3

1.2.1. Sự cần thiết phải có pháp luật ĐTNN tại Việt Nam................... …….3
1.2.2. Khái niệm pháp luật ĐTNN tại Việt Nam ............................................... 3
1.2.3. Đặc trưng của pháp luật ĐTNN .............................................................. 3
1.2.4. Vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam .............................................. 3
1.2.5. Mối quan hệ của pháp luật ĐTNN với các ngành luật khác .................. 3
Chương 2: THỰC THI PHÁP LUẬT ĐTNN – BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐTNN
TẠI VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH........3
2.1. Quá trình phát triển của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam ............................ 3
2.1.1. Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 18/4/1977 ban hành điều lệ ĐTNN tại
Việt Nam (Luật ĐTNN năm 1977) .................................................................... 3
2.1.2. Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 ........................................................ 3
2.1.3. Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992, 1996, 2000 ............. 3
2.1.4. Luật Đầu tư năm 2005 ............................................................................ 3


2.1.5. Luật Đầu tư năm 2014 ............................................................................ 3
2.1.6. Điều ước quốc tế về ĐTNN ..................................................................... 3
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật ĐTNN tại Việt Nam .................................. 3
2.3. Ưu điểm và hạn chế của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam ........................... 3
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 3
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 3
2.4. Pháp luật ĐTNN và tình hình thúc đẩy ĐTNN của một số nước điển hình
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thúc đẩy ĐTNN ......................... 3
2.4.1. Trung Quốc ............................................................................................. 3
2.4.2. Thái Lan .................................................................................................. 3
2.4.3. Malaysia .................................................................................................. 3
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
PHÁP LUẬT ĐTNN NHẰM THÚC ĐẨY ĐTNN TẠI VIỆT NAM .............. 3
3.1. Những định hướng chủ yếu trong thực hiện pháp luật ĐTNN nhằm thúc
đẩy ĐTNN tại Việt Nam ................................................................................... 3

3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................... 3
3.1.2. Định hướng.............................................................................................. 3
3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả pháp luật ĐTNN nhằm thúc
đẩy ĐTNN tại Việt Nam ................................................................................... 3
3.2.1 Nhóm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật ĐTNN ............................... 3
3.2.2 Nhóm giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp
luật về ĐTNN..................................................................................................... 3
3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTNN tại Việt Nam .............................. 3
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DN

: Doanh nghiệp

ĐTNN

: Đàu tư nước ngoài

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước qua các năm .............. 3
Bảng 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước........................................................ 3
phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2013.............................................. 3
Bảng 2.3. 10 đối tác nước ngoài có lũy kế đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam .. 3
Bảng 2.4. Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2007 đến 20143


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, đang diễn
ra với tốc độ ngày càng cao, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác,
vừa tăng sức ép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, Việt Nam
trong sự phát triển của mình, không thể không hòa nhập vào dòng chảy chung
của thời đại.
Trong không khí mở của và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng
quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với
các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này, ngày
19/12/2005 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư, cho phép các tổ chức,
cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một
lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp
nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía. Vì vậy, nguồn vốn ĐTNN ngày
càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động
ĐTNN là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn
này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI).
Trong các thành tựu nói trên, pháp luật về ĐTNN có sự đóng góp to lớn.
Pháp luật về ĐTNN đã tạo dựng được khung pháp lý cơ bản, điều chỉnh hoạt động
ĐTNN phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về mở cửa và hội nhập kinh

tế quốc tế, đáp ứng về cơ bản yêu cầu của thực tiễn, ngày càng phù hợp hơn với
thông lệ quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Pháp luật ĐTNN là cơ
sở quan trọng để xác lập những nguyên tắc pháp lý, cơ bản bảo đảm sự vận hành
của hoạt động ĐTNN, xác lập môi trường an toàn cho các quan hệ ĐTNN được
điều chỉnh trong khuôn khổ chính trị và pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, pháp luật
1


về ĐTNN là công cụ hữu hiệu để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các
chức năng quản lý về ĐTNN.
Thu hút ĐTNN là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối
ngoại của nhà nước ta. Việc thu hút không phải là giải pháp nhất thời mà mà
là chủ trương lâu dài và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình
CNH - HĐH đất nước. Quy mô, tốc độ phát triển và yêu cầu về chất lượng
của nền kinh tế càng cao thì nhu cầu về hợp tác đầu tư với nước ngoài càng
lớn. Đây là đòi hỏi cấp bách khi Việt Nam đã cam kết và đang phấn đấu thực
hiện tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Đánh giá đúng vị trí, vai trò của ĐTNN, Đại hội lần thứ IX của Đảng ta
đã coi “kinh tế có vốn ĐTNN là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu
thành của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, được khuyến
khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra
nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh
nguồn vốn ĐTNN đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
[10] .
Quá trình CNH - HĐH của nước ta hiện nay phải tính đến hai đặc điểm
lớn của kinh tế thế giới:
Một là: sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ và sự xuất hiện
của nền kinh tế mới dựa vào tri thức.
Hai là: toàn cầu hóa về kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực đã

phát triển như một tất yếu và ngày một sâu sắc hơn. Yêu cầu đó của lịch sử
khẳng định khi mà việc phát huy nội lực của ta còn nhiều yếu kém và hạn chế
thì các nguồn ngoại lực chắc chắn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp “năng lực” để bộ máy CNH - HĐH hoạt động có hiệu quả.
Trong các nguồn ngoại lực, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2


đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của quá trình đổi mới. Nó bổ sung
nguồn vốn cho tăng trưởng, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ mới, nâng
cao trình độ chuyên môn và quản lý, cải thiện năng suất chất lượng, hiệu quả
sản phẩm, tạo cơ hội mở mang thị trường xuất khẩu và các hiệu ứng lan tỏa
khác. Đến nay đã có gần 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án ĐTNN tại Việt
Nam, khu vực châu Á dẫn đầu về số vốn đăng ký mới, tiếp đó là châu Âu và
châu Mỹ [46]. Nhưng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), vốn
ĐTNN vào Việt Nam giảm mạnh, đặc biệt là vốn FDI. Vì vậy chúng ta cần có
sự lựa chọn đầu tư vốn ĐTNN như thế nào cho hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu
thiết thực đó, đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam
trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài” được lựa chọn nghiên
cứu với hy vọng sẽ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn
ĐTNN vào Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là một đề tài tương đối rộng
và hấp dẫn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về ĐTNN và pháp luật ĐTNN tại Việt Nam; đánh
giá thực trạng thực hiện pháp luật về ĐTNN ở Việt Nam và tình hình thu hút
ĐTNN của một số nước điển hình, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo đảm
thực hiện hiệu quả pháp luật về ĐTNN nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam
trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là thực trạng pháp luật

về ĐTNN tại Việt Nam từ khi có Luật ĐTNN đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghiã Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời luận văn sử dụng các
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân (2006), Phân tích chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên quan điểm phát triển bền vững Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đầu tư 2005.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005), Chiến lược thu hút và sử dụng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Báo cáo công tác giám sát, đánh đầu tư Đảng cộng
sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội.
4.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư
của một số nước, Hà Nội.
7. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cáo tổng kết
21 năm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tháng 11/2009.
8. Hà Hùng Cường (2000), "Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại và một số vấn đề
đặt ra đối với hệ thống pháp luật và tư pháp nước ta", Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật.
9. Phạm Việt Dũng (2013), Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Cộng sản, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, số 2.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX .
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quốc lần
thứ X.

4


12. Nguyễn Khắc Định (2003), Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu tư ở nước ngoài, luận
án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Hà (2000), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ luật học, Pháp.
14. Đỗ Phương Hiền (2014), Pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sĩ
luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
15. Hoàng Phước Hiệp (1996), Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.
16. Phạm Thị Kim Hoàn (1997), Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, luận án thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
17. Phương Lan (2006), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa
kỳ, tác động đến đầu tư Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo.
18. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn quốc,
Malayxia và Thái lan. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
19. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2010), Giáo trình Kinh tế Đầu tư,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
20. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2013), Giáo trình Kinh tế

Đầu tư, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
21. Quốc hội (1987), Luật số 4-LCT/ HĐNN8 về đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1987.
22. Quốc hội (1990), Luật số 41- LCT/ HĐNN8 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990.
23. Quốc hội (1992), Luật số 6- L/CTN về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992.
24. Quốc hội (1996), Luật số 52- L/CTN về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1996.

5


25. Quốc hội (200), Luật số 18/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 2000.
26. Quốc hội (1994), Luật số 35-L/CTN về khuyến khích đầu tư trong nước
năm 1994.
27. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội.
28. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội.
29. Quốc hội (2003), Luật đất đai số 13/2003/QH11 năm 2003.
30. Quốc hội (2006), Luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 của
Quốc hội năm 2006.
31. Quốc hội (2005), Luật nhà ở số 56/2005/QH11 của Quốc hội năm 2005.
32. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội
năm 2005.
33. Quốc hội (2003), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 của
Quốc hội năm 2003.
34. Quốc hội (2005), Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội năm 2005.
35. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm
2001 – 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

36. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.
37. Tổng cục Thống kê (2013), Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006-2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai
đoạn 2006-2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
39. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng cục Thống kê (2008), Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thống kê, Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006). Giáo trình Luật Đầu tư. Nhà xuất
bản Công an nhân dân. Hà nội 2006.

6


Website:
41. www.boi.go.th
42. www.customs.gov.vn
43. www.dbd.go.th
44. www.doingbusiness.org
45. www.en.ndrc.gov.cn
46. www.fia.mpi.gov.vn
47. www.gso.gov.vn
48. www.luatvietnam.com.vn
49. www.mida.gov.my
50. www.mof.gov.vn
51. www.mpi.gov.vn
52. www.neu.edu
53. www.saic.gov.cn/english
54. www.ssm.com.my
55. www.VCCI.com.vn


7



×