Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (19601975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.53 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP
ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG
NHẤT ĐẤT NƢỚC (1960-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP
ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1960-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 60 22 54



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Tung

Hà Nội - 2014


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
BCHTƢĐ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

BCT

Bộ Chính trị

CPCMLTCHMNVN Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
ĐCS

Đảng Cộng sản

LĐVN

(Đảng) Lao động Việt Nam

MTDTGPMNVN

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Nxb


Nhà xuất bản

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

Tr.

Trang

VNCH

Việt Nam Cộng hòa

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hồng Tung.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
HỌC VIÊN

Trần Thị Lan Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ nhiệt thành của nhiều người.
Trước hết, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm
Hồng Tung, người Thầy tận tâm đã chỉ dạy và hướng dẫn học viên trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn. Sự biết ơn sâu sắc
của bản thân học viên dành cho Thầy giáo hướng dẫn về thời gian, sự kiên nhẫn,
sự động viên về tinh thần và lý tưởng khoa học cũng như những lời khuyên quý
báu mà Thầy đã truyền thụ.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch
sử, đặc biệt là tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại của trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền thụ những
nguồn kiến thức, tinh thần, thái độ, và lý tưởng khoa học cần thiết và quý báu
cho thế hệ sinh viên, học viên chúng em trong suốt những năm tháng học tập,
trưởng thành.
Học viên cũng gửi lời cảm ơn tới Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã ủng hộ, cung cấp
những nguồn sử liệu quý giá cho bản thân học viên trong suốt quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt học viên gửi lời cám ơn chân thành tới ông
Đỗ Phượng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Đức
Giáp - nguyên Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã cung cấp những
tư liệu quý báu liên quan đến một phần đề tài.
Cuối cùng, học viên cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và gia
đình, những người đã khuyến khích, động viên và ủng hộ học viên trong suốt

chặng đường học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
HỌC VIÊN

Trần Thị Lan Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
NỘI

DUNG

.......................................................................................................... Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
MIỀN

NAM

VIỆT

NAM

(1954

-

1960).....................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Từ đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 đến Đồng khởi

1960...........Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền
Nam...............Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam
Việt Nam (1954 - 1960)
................................................................................. ........Error! Bookmark not
defined.
1.2. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra
đời..............................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Quá trình hình thành chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
mới ở miền Nam Việt
Nam.....................................................................................Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Hội nghị thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam..Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI
PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 1960 - 1975

................Error! Bookmark not defined.
2.1. Hoạt động và đóng góp của MTDTGPMNVN trong thời kỳ 1960 1968.....Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc đánh thắng chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1960 - 1965)
...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Động viên toàn dân giành thắng lợi trong “Chiến tranh cục bộ” và sự ra
đời Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1965 1968) ..................................................................................................................66
2.2. Hoạt động và đóng góp của MTDTGPMNVN trong thời kỳ 1969 - 1975.....97
2.2.1. Đoàn kết toàn dân, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại
giao buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1969 - 1973) .......................................97



2.2.2. Phát huy thế thắng của khối đại đoàn kết toàn dân tiến lên “đánh cho
ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
.........................Error! Bookmark not defined.
KẾT
LUẬN........................................................................................................ Error!
Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................12
PHỤ LỤC.......................................................................................................... .20


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam,
truyền thống đó được hun đúc trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Tổng kết lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát biểu tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa I) họp
tháng 5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) khi quyết định thành lập Mặt trận Việt
Minh: “Sử dạy ta rằng khi nào dân ta đoàn kết thì nước ta độc lập, khi nào dân ta
chia rẽ thì nước ta bị nước ngoài đô hộ”. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp đó, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng xây
dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc
Thống nhất, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh
truyền thống với sức mạnh thời đại nên đã giành được những thắng lợi vĩ đại
trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc
của nhân dân.
Lịch sử và truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất luôn luôn gắn
liền với lịch sử và truyền thống của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời
đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất luôn bám
sát nhiệm vụ chính trị, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp
phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng

tháng Tám gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Mặt trận Việt Minh và
Hội Liên Việt, sau thống nhất thành Mặt trận Liên Việt đã tập hợp sức mạnh dân
tộc về một khối, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Trong bối cảnh sau
Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ
chính trị xã hội khác nhau, với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau song đều
nhằm mục tiêu chung là thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Đảng ta quyết định thành
lập ở mỗi miền một Mặt trận riêng, ở miền Bắc là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(ra đời năm 1955), ở miền Nam là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
1


miền Nam Việt Nam (20/12/1960). Mặt trận cùng giương cao ngọn cờ như một
biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập tự do của nhân dân miền Nam Việt
Nam, trở thành trung tâm đoàn kết, ngọn cờ quy tụ các lực lượng yêu nước và
tiến bộ tại miền Nam Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Nhận
thức được vị trí, vai trò to lớn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam đối với cách mạng miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
chúng tôi đã chọn đề tài “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc (1960
- 1975)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Mặt trận trong lịch sử Việt Nam cận hiện đại thu hút được đông
đảo sự quan tâm nghiên cứu của các học giả từ trước tới nay. Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu được chia thành các nhóm
tài liệu như sau:
Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Sách tham khảo, chuyên khảo
Trước hết là tác phẩm ra đời trong thời gian hoạt động của Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như: Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận

Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: từ sau Đại hội I đến tháng 9/1962, từ
năm 1962 đến tháng 11/1963, từ tháng 12/1963 đến tháng 10/1964,… công bố
tư liệu về hoạt động của Mặt trận trong từng thời kỳ; hay cuốn Cương lĩnh
Chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cho thấy sự
hoàn chỉnh về đường lối chiến lược của Mặt trận.
Bên cạnh đó còn phải kể đến công trình nghiên cứu của Trần Văn Giàu:
Miền Nam giữ vững thành đồng gồm 5 tập, cung cấp một cái nhìn toàn diện về
lược sử đấu tranh của đồng bào miền Nam Việt Nam. Năm 1943, Trần Văn Giàu
được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, đóng vai trò lớn trong việc tổ chức đấu
tranh và thành lập chính quyền nhân dân, góp công lao lớn trong thành công của
cuộc nổi dậy giành chính quyền tại Sài Gòn ngày 25/8/1945. Cách mạng Tháng
Tám thành công, Trần Văn Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm
2


thời Nam Bộ. Pháp quay lại tái chiếm Nam Bộ, Trần Văn Giàu được cử giữ
chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ, đóng vai trò lớn trong
việc kiến tạo đường lối kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Trên chiến
trường, ông là một chiến sĩ kiên cường, một nhà lãnh đạo cách mạng tuyệt đối
trung thành với Đảng, với nhân dân. Bộ sách đồ sộ Miền Nam giữ vững thành
đồng do giáo sư Trần Văn Giàu một mình biên soạn. Bộ sách gồm 5 tập dày
2500 trang là đóng góp lớn của giáo sư thể hiện chủ nghĩa anh hùng và ý chí
kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Bộ sách toát ra một niềm tin
mãnh liệt đối với tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam và dự báo một
cách sáng suốt và vững chắc sự sụp đổ của Mỹ ngụy và sự toàn thắng của nhân
dân ta. Bộ sách đầy tâm huyết này của giáo sư Trần Văn Giàu có tác động lớn
đối với xã hội Việt Nam mà không bộ sách nào lúc đó có thể so sánh được [105].
Những bài viết, những cuốn sách xuất bản cùng thời đó là những nguồn tư
liệu vô cùng quan trọng và quý giá để chúng ta khai thác.
Với độ lùi thời gian, những công trình có liên quan về vấn đề đang đặt ra

có độ tăng về số lượng và cả chất lượng.
Công trình của Hồ Sỹ Thành và Trần Thị Nhung: Bộ Tư lệnh miền, NXB.
Trẻ, 2005. Hai tác giả của công trình đồng thời cũng là cán bộ nghiên cứu lịch
sử: Thượng tá Nhà văn Lam Giang (Hồ Sĩ Thành) và Trung tá Tiến sĩ Trần Thị
Nhung đã cung cấp dung lượng lớn của công trình để giúp bạn đọc phần nào
hình dung được xuất xứ, quá trình hình thành và hoạt động của Bộ Tư lệnh Miền
- Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong suốt 15 năm
kháng chiến chống Mỹ (1961-1976), Bộ Tư lệnh Miền đã lãnh đạo chỉ huy các
lực lượng vũ trang vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn, lập nên những kỳ
tích chiến công, góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Chứa đựng một kho thông tin sống
động về một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của 30 năm ròng rã kháng
chiến chống Mỹ, cùng việc trình bày theo dạng câu hỏi - đáp, qua đây, những tư
liệu về MTDTGPMNVN cũng được cập nhật.
3


Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973),
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho ấn hành cuốn “Chung một bóng cờ” (về
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) của tập thể tác giả do Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ đạo, biên soạn. Công trình này là một tuyển tập hồi
ký dày dặn với dung lượng lên tới gần 1000 trang sách, ghi chép lại những hồi
ức về quá trình hoạt động của hơn 100 nhân vật thuộc thế hệ đảng viên quan
trọng ở miền Nam như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Văn Trà, Trần Nam Chung, Trần
Bạch Đằng, Ung Ngọc Kỳ,... Với dày đặc những sự kiện chi tiết và cả khái quát,
nhiều tư liệu quý giá được chia sẻ, đối với vấn đề đang nghiên cứu, công trình
này có ý nghĩa tương đương như một niên giám về MTDTGPMNVN.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập MTDTGPMNVN (20/12/2000),
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã ra mắt cuốn “Mặt trận Dân tộc Giải phóng
Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam” của tập thể tác

giả, do đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN chỉ
đạo biên soạn. Cuốn sách là tập hợp các bài viết, hồi ức, suy nghĩ của những
người đã từng tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh đàm phán trên bàn Hội nghị
Paris, cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu quan trọng về hoạt động đối ngoại
của Mặt trận.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày ký Hiệp định Paris, Bộ Ngoại giao tổ
chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam với cuộc
đàm phán Paris”, trong đó đáng chú ý có công trình nghiên cứu của tác giả Ngô
Bá Thành về “Phong trào đô thị và lực lượng chính trị thứ ba với đàm phán
Paris”, khẳng định những đóng góp quan trọng trên mặt trận chính trị ở các đô
thị miền Nam và tại Hội nghị Paris. Mặc dù lực lượng thứ ba đóng một vai trò
không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng cho đến nay,
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này vấn còn khá ít và đây vẫn
là một khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề tập hợp lực lượng để xây dựng
khối đoàn kết toàn dân chống Mỹ, cứu nước.
4


Đặc biệt cuốn Tham luận Hội thảo khoa học Mặt trận dân tộc thống nhất
Việt Nam những chặng đường vẻ vang là công trình tập hợp hơn 40 bài tham
luận trình bày tại Hội thảo đã làm sâu sắc các nội dung của tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Ðảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng
Mặt trận trong các giai đoạn của cách mạng; chủ trương, đường lối của Ðảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Ðồng thời nêu bật những bài học lịch sử và kinh nghiệm thực
tiễn, khẳng định sự ra đời, quá trình phát triển, vị trí, vai trò và những đóng góp
to lớn của Mặt trận đối với cách mạng Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực
tiễn đang đặt ra trong việc hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam; các biện pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam... Đáng chú ý là các bài: Vai trò của MTDTGPMNVN trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của PGS.TS
Nguyễn Trọng Phúc; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt
Nam - một thành công của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
chống đế quốc Mỹ và tay sai của TS. Nguyễn Bình và Nghiên cứu sinh Dương
Minh Huệ.
Và công trình “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (19601977)” của tác giả Hà Minh Hồng - Trần Nam Tiến là một chuyên khảo ngắn
gọn và đầy đủ về Mặt trận giải phóng với những nội dung cơ bản về quá trình ra
đời, hoạt động và vai trò hết sức to lớn của MTDTGPMNVN. Qua 4 chương
sách, công trình đã cung cấp những tư liệu về lịch sử và hoạt động Mặt trận,
phân tích và khẳng định tính tất yếu “sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam, nhằm đoàn kết tập hợp các lực lượng, tầng lớp yêu nước ở
miền Nam, tiếp tục thực hiện chuyển thế chiến lược cho cách mạng miền Nam.
Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã phất cao trên các chiến trường miền
Nam, hướng dẫn nhân dân đấu tranh trong cuộc chiến đấu một mất một còn với
chiến tranh thực dân mới của Mỹ và chế độ tay sai. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc
Giải phóng cũng giương cao như một biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập
5


tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam trên nhiều nơi của thế giới những người
lao động yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải
phóng đã theo các đoàn quân giải phóng và lực lượng tiến công và nổi dậy vào
chiếm lĩnh dinh lũy cuối cùng của chế độ thực dân mới ở Sài Gòn, báo hiệu
niềm vui chiến thắng vẻ vang của quân và dân cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ
lịch sử giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc” [48; tr.5]
đem lại Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử.
Một số sách của các bộ, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ làm công tác
tuyên truyền: Thông tấn xã Việt Nam - 50 năm một chặng đường; 55 năm Thông

tấn xã Việt Nam; Hồi ức Thông tấn xã Giải phóng; Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Đài
Phát thanh Giải phóng; Lịch sử nhiếp ảnh,...
Các bài báo và tạp chí
Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến
tranh yêu nước chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai ở miền Nam nước ta hiện nay
của Trần Huy Liệu (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 69, tháng 12/1964); Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam - ngọn cờ đoàn kết, ngọn cờ tất thắng của
Nguyễn Công Bình (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 57, tháng 12/1963); Ba mũi
giáp công trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ và tay sai ở miền Nam của
M.N (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 86, tháng 5/1966); Mấy nét về phong trào
nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam của
Quỳnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 91, tháng 10/1966); Từ Chương trình
mười điểm đến Cương lĩnh chính trị của MTDTGPMNVN của Bùi Đình Thanh
(Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 116, tháng 11/1968),... Những bài viết trên đây
đã đi sâu nghiên cứu về vai trò, hoạt động đối nội, đối ngoại, chủ trương, chính
sách của Mặt trận trong việc thu hút, tập hợp lực lượng xây dựng khối đoàn kết
toàn dân.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam, Tạp chí Mặt trận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã đăng tải chuyên đề cho những công trình mới về vấn đề
nghiên cứu. Tiêu biểu có các bài của các tác giả:
6


Tác giả Trần Trọng Tân với bài MTDTGPMNVN với cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, số 86 (12 - 2010). Tác giả Trần Trọng Tân nguyên là Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất được điểm lại từ công cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam từ khi có MTDTGPMNVN
ra đời, lãnh đạo cho tới ngày toàn thắng, tác giả đã đi tới tổng kết mang tính tầm

vóc về vai trò của Mặt trận: “Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò của Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, được thực hiện theo mưu lược của Đảng Cộng sản Việt Nam là vô
cùng to lớn” [108].
Tác giả Phạm Phúc Vĩnh với bài MTDTGPMNVN với mục tiêu đại đoàn
kết dân tộc. Bằng phương pháp phân tích thực chứng những đóng góp của Mặt
trận trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh, giành thắng
lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả một lần nữa nhấn mạnh:
“Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời trên cơ sở nhu cầu của
thực tiễn đấu tranh cách mạng ở miền Nam và kế thừa truyền thống yêu nước,
đại đoàn kết của dân tộc. Trong 17 năm tồn tại, trong đó đặc biệt là 15 năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MTDTGPMNVN đã liên tục giương cao ngọn
cờ dân tộc, nhờ vậy đã động viên được một cách cao nhất tinh thần yêu nước ở
mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết được, tạo ra khối
đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc dưới
ngọn cờ của MTDTGPMNVN do Đảng lãnh đạo cộng với sự chi viện của miền
Bắc và sự ủng hộ của bè bạn quốc tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đưa sự
nghiệp cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi này một lần
nữa khẳng định sức mạnh to lớn của truyền thống đại đoàn kết dân tộc của Việt
Nam, đồng thời thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng ta trong quá
trình lãnh đạo cách mạng” [108].
Tác giả Nguyễn Quý Tỵ, với tiêu đề Mãi mãi còn đó sự nghiệp vẻ vang
của MTDTGPMNVN. Tác giả đã đóng góp vào việc tổng kết vai trò to lớn của tổ
chức mặt trận tiêu biểu này trong công cuộc kháng chiến 20 năm của dân tộc
7


chống Mỹ. Từ đó, liên hệ với sứ mệnh tiếp nối của cơ quan Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hiện nay trong công cuộc dựng xây đất nước của dân tộc.
Các công trình của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài

Đây là nguồn tư liệu hoặc bằng tiếng nước ngoài hoặc đã được dịch ra
tiếng Việt, bao gồm những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu từ
các nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nga,... Có thể kể tên một
số tác phẩm tiêu biểu như:
Viet Nam, The Ten Thousand Day War (Việt Nam, cuộc chiến tranh mười
ngàn ngày) của Micheal Maclear, Nxb Sự thật Hà Nội, 1990; Cuộc chiến tranh
dài ngày nhất nước Mỹ của G.C Herring, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
Những bài học của chiến tranh Việt Nam của Shingo Shibata do Viện Thông tin
Khoa học xã hội dịch và phát hành, Hà Nội, 1976; J.Pimlott: Việt Nam những
trận đánh quyết định (Trung tâm Thông tin Khoa học công nghệ môi trường, Bộ
Quốc phòng, 1997),...
Nổi bật là cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh của Gabriel Kolko (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003). Tác giả đã đi sâu phân tích lí do “tại sao
Đảng Cộng sản đã thắng ở Việt Nam và Mỹ lại đã thua”, “Đảng có thể dung hòa
như thế nào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954 với
những xu hướng và những cuộc đấu tranh liên tục ở miền Nam?”, “Đảng Cộng
sản cũng phải luôn luôn giải quyết chiến lược chính trị của mình đối với những
người ngoài hàng ngũ của Đảng. Đảng có thể xây dựng một mặt trận thống nhất
rộng rãi gồm nhiều giai cấp như thế nào… Khó khăn trong việc thực hiện liên
minh giai cấp bên cạnh đấu tranh giai cấp luôn luôn đứng trước Đảng trong hàng
thập kỷ, trở thành một đề tài cho toàn bộ lịch sử của Đảng” [52; tr.30].
Bên cạnh đó phải kể đến Hồi ký của R.Mc.Namara, nguyên Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ, ra đời sau 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc: Nhìn
lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995). Tác giả đã phân tích 11 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại
của Mỹ ở Việt Nam và cho rằng việc “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa
8


dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của

nó” của phía Mỹ là một trong những nguyên nhân thất bại quan trọng.
I.V.Gaiduk viết cuốn Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam. Tác giả
là nhà sử học đồng thời là chuyên gia về quan hệ Xô - Mỹ, ông đã phân tích các
nhân tố, các sự kiện chính và động cơ hành động ảnh hưởng đến việc ra quyết
định của Liên Xô trong những năm 1964 - 1973 đối với Việt Nam. Tác giả cũng
đề cập nhiều đến quan hệ Xô - Mỹ, quan hệ Xô - Trung và đường lối chiến lược
của mỗi nước trong từng giai đoạn liên quan đến các mặt quân sự, ngoại giao
của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tất cả những tìm kiếm, liên quan, khảo lược bước đầu này về nhóm sử
liệu nước ngoài cho đề tài nghiên cứu đã giúp học viên có thêm những góc nhìn,
phương pháp nghiên cứu toàn diện, cũng như cảm hứng say mê với đề tài thực hiện.

Nhìn chung lại, những công trình nghiên cứu trên đã đi vào những góc độ
nghiên cứu khác nhau của vấn đề, song chưa có công trình nghiên cứu một cách
toàn diện về vai trò, hoạt động của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất Tổ quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trò của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975).
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận văn có nhiệm vụ
kế thừa thành quả của nhừng nhà nghiên cứu đi trước, thu thập, xử lý tư liệu mới
nhằm:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung những tư liệu
mới, góp phần khôi phục một cách khách quan quá trình hoạt động và đóng góp
của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua hai
giai đoạn: 1960 - 1969 và 1969 - 1975.
- Đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Mặt trận dưới sự lãnh đạo
của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam với quá trình tập hợp lực lượng, xây

9


dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975). Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện chủ quan và khách
quan, học viên mới chỉ tập trung vào trình bày những đóng góp chủ yếu của
MTDTGPMNVN trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao mà chưa có điều kiện
nghiên cứu kỹ càng về những đóng góp của Mặt trận trên lĩnh vực quân sự.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về vai trò
của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm vận động quần chúng nhằm phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.
4. Nguồn tài liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc, về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và
thời đại.
- Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lệnh,… của Đảng về
xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; các báo cáo, cương lĩnh, kế hoạch,
chương trình hành động của MTDTGPMNVN; thư, điện, bài phát biểu,… của
các lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Mặt trận
dân tộc thống nhất; hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,…

- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân
sự, Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử,…
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, lịch sử Mặt trận Dân tộc
Thống nhất, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lịch sử quan hệ quốc
tế, lịch sử quân sự Việt Nam,… là nguồn tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ các

khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
- Những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ
yếu là các tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt) đã được khai thác nhưng còn
một số hạn chế do yếu tố chủ quan và khách quan của tác giả.
10


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân, về dân tộc và giai
cấp, về tập hợp lực lượng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân
tộc Thống nhất,…
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hoạt
động của Mặt trận thông qua tư liệu, báo chí, các văn kiện, nghị quyết của Đảng,
của Mặt trận, thông qua hồi ký các nhân chứng lịch sử. Phương pháp logic được
sử dụng để nghiên cứu vai trò của Mặt trận đối với cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ ở miền Nam nói riêng và đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói
chung. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê, so sánh lịch
đại và đồng đại, phân tích, tổng hợp, hệ thống,…
6. Đóng góp của Luận văn
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách
khoa học, Luận văn có những đóng góp sau:
- Sự ra đời của MTDTGPMNVN đã khẳng định sự phát triển và sức mạnh
tổ chức của phong trào yêu nước và cách mạng miền Nam, dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
- Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, của Trung ương Cục miền Nam, MTDTGPMNVN đã đoàn kết các tầng

lớp nhân dân miền Nam Việt Nam, được sự chi viện sức người sức của của nhân
dân miền Bắc đã bền bỉ và kiên cường đấu tranh, lần lượt đánh bại các chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Với phương thức tổ chức và hoạt động đúng đắn mà cốt lõi là đoàn kết
toàn dân phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Mặt trận
coi trọng cả hoạt động đối nội và đối ngoại. Về đối nội, trước khi
11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gi. Amtơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
2. Pierre Asselin (2005), Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và
tiến trình của Hiệp định Paris, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ngô Phương Bá (1977), Cơ cấu chính quyền thực dân mới của Mỹ ở miền
Nam Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 6 (177).
4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban biên soạn Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Tây Nam
Bộ kháng chiến, Tập 3 (1969 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban liên lạc Thông tấn xã Giải phóng (2010), Hồi ức Thông tấn xã Giải
phóng, Nxb Thông tấn. TP.Hồ Chí Minh.
7. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (Bộ Quốc phòng) (1984), Quá trình cuộc
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ ngụy trên chiến trường B2.
8. Ban Tổng kết chiến tranh B2, “Kế hoạch Lý Thường Kiệt” của chính
quyền Sài Gòn.
12



9. Ban Tổng kết chiến tranh B2 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
(1994), Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975),
NXB TP.Hồ Chí Minh, 1994.
10. Nguyễn Đình Bin (chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả (2001), Mặt trận dân tộc giải phóng,
Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam: Hồi ức,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật (Hồi ký),
Nxb TP. Hồ Chí Minh.
13. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
14. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập 6 “Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước
Đông Dương”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Ralph Cologh, Đông Á và nền an ninh Mỹ, Học viện Brooking, Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam.
16. Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, Miền Nam Việt Nam: Giải phóng miền Nam Việt Nam, 1968.
17. Lê Duẩn (1972), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do vì chủ
nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội.
18. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam thành lập Chính phủ cách
mạng lâm thời, Nxb Giải phóng, Sài Gòn, 1969.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 15, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 17, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13


22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 20, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 22, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 24, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 26, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 29, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 30, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Hội đồng Khoa học quân sự Quân khu 7 (1993),
Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
31. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1993), Chung một bóng cờ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
32. Trần Ngọc Định (1977), “Viện trợ” Mỹ - nhân tố quyết định sự tồn tại
của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 6 (177).
33. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh (2008), Huyền
thoại quê hương Đồng khởi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
34. Ilya V.Gaiduk (1998), Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Trần Văn Giàu (1964), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập I, Nxb Khoa
học, Hà Nội.
36. Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Nxb
Khoa học, Hà Nội.
14


37. Trần Văn Giàu (1968), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập III, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Trần Văn Giàu (1970), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập IV, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Trần Văn Giàu (1978), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập V, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương Lịch
sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
41. George C. Herring (1986), America’s longest war (Cuộc chiến dài nhẩt
của nước Mỹ), Nxb Mc.Graw-Hill, Inc, New York.
42. Phong Hiền (1984): Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt
Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
43. Lê Thị Hòa (2004), Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc
chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam Việt Nam (1960-1975), Luận văn Thạc
sỹ Lịch sử, Hà Nội.
44. Nguyễn Hoài (1973), Từ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đến Chính phủ
cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, Số 153.
45. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng (2014),
Tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968 Giá trị lịch sử, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
46. Hội Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội (1970), Điện ảnh miền Nam - Điện ảnh
cách mạng, vài nét về quá trình phát triển của nền điện ảnh giải phóng

miền Nam Việt Nam,
47. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến, Tập II (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến (2010), Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam (1960 - 1977), Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
49. Nguyễn Tiến Hưng (2005), Khi đồng minh tháo chạy, Nxb Hứa Chấn
Hưng, San Joe. CA.
15


50. H.G.Summers Jr (1985), Vietnam War Almanac (Niên giám chiến tranh
Việt Nam), Nxb Facts on File Publications, New York.
51. Nguyễn Khắc, Lê… (1975), Mặt thật tướng ngụy, NXB Quân đội nhân
dân.
52. Gabriel Kolko (2003), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
53. Nguyễn Thành Lê (1998), Cuộc đàm phán Pari về Việt Nam (1968 1973), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1975), NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2005.
55. Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1968.
56. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2003), Hoạt động đối ngoại
nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
58. Nguyễn Phúc Luân (chủ biên) (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Cao Văn Luận (1972), Bên dòng lịch sử, Nxb Trí Dũng, Sài Gòn.

60. Cao Văn Lượng (1977), Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
61. Cao Văn Lượng, Phạm Quang Toàn, Quỳnh Cư (1981), Tìm hiểu phong
trào đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Cao Văn Lượng (1977), Nhìn lại: Sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ
trong chính sách sử dụng chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (177).
63. Hùng Lý (1962), Ngọn cờ đoàn kết giải phóng miền Nam, Nxb Phổ
thông.
16


64. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, NXb Sự thật, Hà Nội,
1961.
65. Charles Meyer (1971), Derrière le sourire Khmer (Đằng sau nụ cười
Khơmer). Nxb Plon, Paris.
66. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Thọ (1966), Năm năm chiến
đấu anh dũng, thắng lợi vẻ vang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
67. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Hoàng Vĩ Nam, Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 135/1970.
72. 55 năm Thông tấn xã Việt Nam 1945-2000, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2000.

73. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ sau Đại hội lần I của Mặt trận đến tháng 10/1962, Nxb Sự thật,

Hà Nội, 1963.
74. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ tháng 9/1962 đến tháng 11/1963, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963.
75. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ tháng 12/1963 đến tháng 10/1964, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1964.
76. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ tháng 11/1964 đến tháng 12/1965, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1966.
77. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ tháng 12/1965 đến tháng 12/1966, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1967.
78. Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam từ tháng 1/1967 đến tháng 12/1967, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968.
79. Hồ Hữu Nhựt (chủ biên) (2001), Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17


80. GS.TS.Trịnh Nhu (chủ biên) (2008), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ương cục miền Nam (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Richard Nixon (1978), Mémoires (Hồi ký), Nxb Stanké, Paris
82. Nửa thế kỷ đấu tranh dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.
83. Stephen Pelz, John F.Kennedy’s 1961 Vietnam War Decisions.
84. Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu
khoa học thị trường - giá cả, Hà Nội.
85. J. Pimlott (1990), Việt Nam những trận đánh quyết định (Tài liệu tham
khảo), Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ - môi trường, Bộ Quốc
phòng, Hà Nội.
86. PGS.TS. Nguyễn Quý (chủ biên) (2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

87. Lương Viết Sang (2005), Quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao
tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1973), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
88. Sức mạnh Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.
89. Tiến công đồng loạt, nổi dậy đều khắp, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ
xâm lược: một số văn kiện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam về cuộc tiến công đồng loạt và nổi dậy đều khắp của quân và
dân miền Nam trong những ngày đầu xuân Mậu thân. Từ 31/1 19/3/1968. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968.
90. Tham luận Hội thảo khoa học Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
những chặng đường vẻ vang, Hà Nội, tháng 11 năm 2010.
91. Đại tá, PGS.TS Văn Đức Thanh (Tổng chủ biên) (2014), Văn hóa quân
sự Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm Góc), Nxb. Bantam Books,
New York, 1971.
18


×