Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI THI môn KINH tế CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.54 KB, 6 trang )

BÀI THI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1


Câu 1: Phân tích những ĐK và khả năng cho phép CNH-HĐH đất nước. Những ĐK nào để đẩy mạnh
CNH-HĐH ở địa phương, Ngành?
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là chủ trương, biện pháp vừa mang tính cách mạng vừa
mang tính khoa học để xây dựng CNXH. Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là nói
đến nền sản xuất tiên tiến và đó chính là LLSX và QHSX. Nói đến khoa học, đến sự anh minh trí tuệ, là
nói đến một phương thức tối ưu để thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lạc hậu, nhằm tạo điều kiện và cơ
sở vật chất cho CNXH được phát triển.
CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết phải trải qua CNH. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNHHĐH) giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao
động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà
nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tếxã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền
kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
Trong quá trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thể học hỏi được kinh
nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này.
Những điều kiêên và khả năng cho phép CNH-HĐH đất nước:
a/ Đầu tiên là vốn.
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng
vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều
vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo.
Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa
lý... Việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là
lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng năng suất lao động xã hội là
con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước.
Vốn ngoài nước bao gồn các khoản đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ, các khoản vốn vay tín dụng...
Biện pháp cơ bản để thu hút được nguồn vốn ngoài nước là đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác
quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Hiện nay, ở nước ta, nguồn


vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải tận dụng các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, việc tạo nguồn vốn
cần phải gắn chặt với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
b/ Thứ hai là nguồn nhân lực.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp cách mạng của quần chúng mà trong đó lực
lượng cán bộ khoa học công nghệ và các công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó,
trong quá trình phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số
lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao.
Chính vì vậy, phải coi trọng việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng đi chính
cho đầu tư phát triển; giáo dục, đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải có quy hoạch,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đồng thời phải sử dụng tốt nguồn nhân lực
đã được đào tạo. Phải phát huy tiềm lực của mỗi người để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
c/Tiền đề thứ ba là khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó quyết định lợi
thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng.
Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực về khoa học công
2


nghệ còn yếu. Do đó, muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công với tốc độ nhanh, nhiệm
vụ trước mắt cần được giải quyết là:
- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới về
khoa học của thế giới; hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
- Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến bao gồm đẩy mạnh các hình thức đào
tạo và sử dụng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khoa học và công nghệ, có cơ
chế chính sách tạo động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu khoa học và công nghệ.
d/ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cũng là một tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

hiện nay.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang tạo
ra mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước. Vì thế, mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại là một tất yếu khách quan, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước đang phát triển có thể tranh
thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ... từ bên ngoài để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, để việc trên trở thành hiện thực, chúng ta cần phải có một đường lối kinh tế đúng đắn, vừa có
hiệu quả kinh tế cao, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vừa giữ vững độc lập, chủ quyền
dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
e/Cuối cùng là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Cong
nghiệp hoá, hiện địa hoá là một cuộc đấu tranh gian khổ phức tạp. Đây là sự nghiệp của toàn dân nhưng
cần có Đảng tiên phong, dày dạn kinh nghiệm, tự đổi mới không ngừng lãnh đạo và một Nhà nước của
dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh và có hiệu lực quản lý thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới
có thể hoàn thành tốt đẹp.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẨY MẠNH CNH-HĐH Ở TỈNH PHÚ THO
- Nguồn nhân lực: Phú Thọ – mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc thủ đô, nơi
có vị trí giao thông huyết mạch nối liền Hà nội với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Lại có nguồn
lao động hết sức dồi dào, chủ trương chính sách đầu tư theo hướng “mở”, Phú Thọ đang trở thành điểm
thu hút đầu tư đối với hơn 2000 doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao trong khi thực tế nhu cầu sử dụng lao
động của các doanh nghiệp là rất lớn.
- Các khu công nghiệp: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020, Phú Thọ sẽ
trở thành tỉnh công nghiệp với các ngành sản xuất chính: giấy, phân bón, chế biến nông lâm sản, khai
thác khoáng sản… Các cụm khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm: Thuy Vân, Trung Hà,
Tam Nông, Bạch Hạc, Yến Mao… Dự kiến đến năm 2015, tỉnh sẽ hình thành thêm một số khu, cụm
công nghiệp lớn gồm: Đồng Phì ( Hạ Hoà ), Phú Hà ( Phú Thọ ), Đồng Lạng ( Phù Ninh )… Các khu
công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Phú Thọ đã có chủ chương mở để kêu gọi và thu hút nguồn vốn
đầu tư nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Bước đầu các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt
động ổn định và có hiệu quả, góp phần lớn vào đóng góp cho ngân sách của Tỉnh.

- Đường lối lãnh đạo của Đảng: Tỉnh ủy, Ủy ban đã có những chính sách đổi mới, mở để thu hút vốn
đầu tư và hỗ trợ các DN mở mang đa dạng các ngành nghề kinh doanh: cho thuê đất dài hạn, hỗ trợ vay
vốn ưu đãi hoặc vốn vay dài hạn, hỗ trợ về thuế…
3


Câu 2: Tại sao tồn tại nhiều thành phần kinh tế hiện nay? Nhận định thực trạng phát triển kinh tế tư
nhân hiện nay?
NQ đại hội đảng lần thức 9 của ĐCSVN xác định nền kt nhiều thành phần ở nước ta hiện nay bao gồm 6
thành kte cơ bản sau đây:
-

Kinh tế nhà nước.

-

Kinh tế tập thể.

-

Kinh tế cá thể, tiểu chủ.

-

Kinh tế tư bản tư nhân.

-

Kinh tế tư bản nhà nước.


-

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
- Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế ,kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
tư liệu sản xuất.
- Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ , tác động lẫn nhau tạo thành cơ
cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần
kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.
-Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với qui mô và trình độ công nghệ
nhất định,chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế,cơ chế quản lí kinh tế nhất định. Các thành phần kinh
tế đc thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.
- Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
qui luật chung cho mọi phương thức sản xuất. trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng
sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ
có một kiểuquan hệ sản xuất. do đó, cơ cấu nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế -xã hội, phải là cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần.
-Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở nước ta lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác
nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hìng thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành
phần các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà cóquan hệ hữu cơ với nhau tạo thành cơ
cấu kinh tế.
- Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta đó là tất yếu khách
quan, ngoài những lý do trên còn có những lí do khác:
+ một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để
phát triển kinh tế,có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm ,huy động các nguồn
vốn... ví dụ như thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ , tư bản tư nhân.). một số thành phần kinh tế
mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư bản nhà nước.

Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo
thành cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Nước ta có lượng lao động dồi dào (gần 40 triệu lao động) cần cù, thông minh song số người chưa có
việc làm còn nhiều, vừa lãng phí sức lao động, vừa gây ra những khó khăn lớn về kinh tế xã hội. Trong
4


khi khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế nhà nước không nhiều thì việc khai thác, tận dụng
tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một giải phápquan trọng để tạo công ăn việc làm cho
người lao động.
"Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn taị khách quan mà còn có vai trò to lớn trong thời kì
quá độ ở nước ta.
Nhận định thực trạng PT kinh tế tư nhân hiện nay:
Trong hơn 20 năm qua, Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào
sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới vừa làm
tăng của cải vật chất cho xã hội, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy
sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong
nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã
hội... Sự biến đổi của quan hệ sở hữu khiến quan hệ quản lý và phân phối cũng thay đổi, do vậy, quan hệ
sản xuất trở nên linh hoạt và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát
triển không đều giữa các vùng, ngành trong cả nước. Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng
về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì những lý do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển của
kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Giai đoạn 2001-2009, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
đất nước: tỉ trọng đóng góp GDP của khu vực tư nhân trong nước cao nhất trong 3 khu vực, duy trì ở
mức 46%-48%; đóng góp lao động và tạo việc làm chính cho xã hội (năm 2009 đóng góp 87,17% tổng

lao động xã hội); làm tăng thu ngân sách và thay đổi cơ cấu thu ngân sách; là nguồn lực chủ yếu phát
triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu; ... Bên cạnh đó, tính cạnh tranh cao của DN khu
vực KTTN là nhân tố quan trọng tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, gây sức ép cải cách trong
các DN khu vực KTNN, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. (Nguồn: Viện K. tế VN).
Tuy nhiên, thực tế trong quá trình phát triển, nền kinh tế tư nhân cũng đã gặp phải những khó khăn, trở
ngại nhất định:
- Thứ nhất: hệ thống cơ chế chính sách tạo lập môi trường kinh doanh được hoạch định chưa đồng bộ,
triển khai thiếu nhất quán, tình trạng phân biệt đối xử giữa các DN thuộc các khu vực kinh tế sở hữu
khác nhau vẫn tồn tại, trong đó doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được dành nhiều ưu đãi. Lý luận về các
khu vực kinh tế sở hữu có phần đi sau thực tiễn, còn thiếu tính dự báo và tầm chiến lược nên việc hoạch
định chính sách chưa đem lại hiệu quả cao, chưa khuyến khích được DN khu vực KTTN đầu tư lớn, lâu
dài và vững chắc.
- Thứ 2 cũng quan trọng không kém là từ hệ thống thể chế chính sách chưa đồng bộ, đặc biệt là chính
sách tín dụng, chính sách đất đai và đào tạo nguồn nhân lực. Về chính sách tín dụng, những hạn chế
trong tiếp cận các khoản vay tín dụng đối với các DN khu vực KTTN chủ yếu liên quan đến: sự sẵn sàng
cho vay của ngân hàng đối với DN, và khả năng các DN khu vực KTTN đáp ứng được những yêu cầu,
thủ tục vay vốn khác nhau của các ngân hàng. Vẫn còn tồn tại dai dẳng sự ưu tiên từ các ngân hàng
thương mại nhà nước dành cho các DNNN vay vốn do những mối quan hệ đã có từ lâu. Nhiều ngân
hàng vẫn coi các DN tư nhân là những khách hàng “nhẹ ký” với những dự án nhỏ, thiếu tính khả thi và
khó giám sát việc đầu tư. Các khó khăn chủ yếu của DN tư nhân khi tiếp cận vay vốn ngân hàng là
không có tài sản thế chấp, nếu có thì bị từ chối do không phải tài sản thế chấp phù hợp để vay vốn hoặc
bị định giá thấp hơn giá trị thực rất nhiều nên khoản vay được quá thấp so với nhu cầu, và lãi suất vay
5


cao (cao hơn DNNN) vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Về chính sách đất đai, DN khu vực KTTN
vẫn khó khăn trong tiếp cận mặt bằng do một số địa phương do chưa có quy hoạch ổn định nên khó tìm
được địa điểm thuê phù hợp, giá thuê đất thường cao, trường hợp sử dụng đất tự có, đất mua lại thường
gặp khó khăn, thiệt thòi trong việc chuyển mục đích sử dụng đất. Về chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo nghề lạc hậu, chương trình đào tạo được thiết kế dựa theo

năng lực của trường chứ không theo nhu cầu xã hội, nặng về giải ngân ngân sách nhà nước để hoàn
thành kế hoạch, chạy theo số lượng chứ không coi trọng chất lượng nên không đáp ứng được yêu cầu
phát triển của DN cả về ngành nghề và chất lượng, khiến kinh phí ngân sách bị sử dụng lãng phí, DN tốn
chi phí phải đào tạo lại.
- Thứ ba là: những trở ngại xuất phát từ tồn tại, yếu kém trong nội tại doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Quy mô doanh nghiệp còn rất nhỏ, Việt Nam đang rất thiếu các DN tư nhân lớn để đảm đương trách
nhiệm dẫn dắt các DNNVV và nền kinh tế phát triển, đồng thời thiếu những DN cỡ vừa để có thể sớm
trở thành những DN lớn. Các DN khu vực KTTN nói chung còn thiếu chiến lược và kế hoạch đầu tư
phát triển dài hạn một cách hợp lý, họ vẫn chuộng tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích ngắn hạn. Tính liên
kết giữa các DN khu vực KTTN còn yếu, tỉ lệ DN tư nhân có quan hệ làm ăn với các DN FDI và DNNN
rất thấp, tương ứng chỉ có 6,9% và 15%. Các DN khu vực KTTN còn yếu kém về quản trị công ty, trình
độ công nghệ và hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận thị trường.
----------------------------The end-----------------------------Chú ý:
Đây là một câu hỏi dài, em đã rất cố gắng chắt lọc để đưa vào bài làm những nội dung chính.
Trong quá trình làm bài, các anh chị lại tiếp tục gọt rũa bớt theo ý của mình để làm sao cho bài ngắn
gọn nhưng vẫn đảm bảo đúng theo yêu cầu đề ra.
Kính chúc các anh chị làm bài đạt kết quả cao nhất.

6



×