Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận cao học vai trò, tác động của tính công khai của truyền thông đại chúng đối với chức năng kiểm soát xã hội của dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.79 KB, 13 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
PGS. TS Mai Quỳnh Nam, trong một công trình nghiên cứu đã giới thiệu
“cách hiểu phổ biến nhất” về truyền thông: “Đó là hoạt động chuyển tải và
chia sẻ thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm và
kỹ năng liên kết với nhau. Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu. Các
khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức
và hành vi của các cá nhân và các nhóm”.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của phương tiện
truyền thông hiện đại là sự hình thành hệ thống các kênh thông tin đại chúng
như một thiết chế xã hội quan trọng của xã hội hiện đại. Truyền thông đại
chúng (mass media) ngày nay được hiểu như là toàn bộ những kỹ thuật lan
truyền thông tin tới những nhóm xã hội lớn, mà chủ yếu bằng báo in, điện
ảnh, phát thanh, truyền hình, internet hoặc các phương tiện khác như sách, áp
phích…
Vai trò và chức năng của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội
đã được chứng minh từ lâu. Thế nhưng, dưới cái nhìn của xã hội học, cơ chế
tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội có ý nghĩa
quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Dư luận xã hội – theo góc độ xã hội học – là sự thể hiện tâm trạng xã
hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của công chúng nói chung
về các hiện tượng, sự kiện xã hội, đại diện cho lợi ích của các nhóm xã hội mà
những lợi ích này có tính cấp thiết trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại.
Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì vậy,
với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông
mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mới góp phần
tạo nên động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh cho các hành động xã hội.
Trong phạm vi tiểu luận của mình, học viên trình bày đại cương về Dư
luận xã hội và Truyền thông đại chúng, mối quan hệ giữa Dư luận xã hội,
1



truyền thông đại chúng; Vai trò, tác động của tính công khai của truyền thông
đại chúng đối với chức năng kiểm soát xã hội của dư luận xã hội.
Do lượng kiến thức còn có những hạn chế nhất định, tiểu luận chắc chắn
sẽ có những điểm chưa hoàn thiện. Học viên rất mong nhận được ý kiến góp ý
phê bình của các thầy cô, giúp cho học viên nhận thức tốt hơn về vấn đề này.

2


I. TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.1 Truyền thông đại chúng
1.1.1. Khái niệm:
PGS. TS Mai Quỳnh Nam, trong một công trình nghiên cứu đã giới thiệu
“cách hiểu phổ biến nhất” về truyền thông: “Đó là hoạt động chuyển tải và
chia sẻ thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm và
kỹ năng liên kết với nhau. Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu. Các
khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức
và hành vi của các cá nhân và các nhóm”.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của phương tiện
truyền thông hiện đại là sự hình thành hệ thống các kênh thông tin đại chúng
như một thiết chế xã hội quan trọng của xã hội hiện đại. Truyền thông đại
chúng (mass media) ngày nay được hiểu như là toàn bộ những kỹ thuật lan
truyền thông tin tới những nhóm xã hội lớn, mà chủ yếu bằng báo in, điện
ảnh, phát thanh, truyền hình, internet hoặc các phương tiện khác như sách, áp
phích…
Có thể thấy rằng, cũng là những kênh TTĐC nhưng do tính chất và đặc
trưng vốn có của mình, báo chí chiếm vị trí trung tâm, nền tảng và có vai trò
chi phối, quyết định khuynh hướng, sức mạnh của TTĐC nói chung. Do đó,
trong nhiều trường hợp, người ta thường dùng khái niệm báo chí để chỉ các
phương tiện TTĐC và ngược lại, khi nói đến TTĐC thì trước hết và chủ yếu

cũng nói đến báo chí.
Có thể nói, về phương diện lý thuyết, TTĐC là một trong những khái
niệm cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, nền tảng trong hệ thống lý luận báo chí,
truyền thông nói chung. Trên phương diện thực tiễn, TTĐC đang là một lực
lượng xã hội rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội hàng ngày, trên phạm vi quốc gia, quốc tế, khu vực hay trong khuôn
khổ gia đình.

3


Vai trò và chức năng của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội
đã được chứng minh từ lâu. Thế nhưng, dưới cái nhìn của xã hội học, cơ chế
tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội có ý nghĩa
quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
1.1.2. Các tính chất của truyền thông đại chúng:
Thứ nhất, đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông đảo
công chúng, cư dân ở một vùng rộng lớn hoặc phạm vi quốc gia, quốc tế.
Điều này thể hiện tính chất công khai của truyền thông đại chúng. Tính chất
này tiềm ẩn những sức mạnh to lớn, kể cả sự bùng nổ xã hội.
Công khai là nói cho nhiều người cùng biết, cùng hiểu để thống nhất
nhận thức, tiến tới thống nhất hành vi. “Một người nói, triệu người nghe” và
mỗi khi tạo được triệu người một lòng nhất trí, thống nhất, thì mọi việc đều có
thể giải quyết được.
Thứ hai, những sự kiện và vấn đề được xã hội hóa thông qua các
phương tiện TTĐC liên quan đến nhiều người, có mối quan hệ xã hội rộng
lớn, được nhân dân quan tâm, mong đợi và có khả năng xâm nhập, lan tỏa
nhanh trong cộng đồng. Do đó, sự kiện hay thông điệp xã hội thông qua các
phương tiện TTĐC nhằm ưu tiên thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và lợi ích của
đông đảo công chúng và vì sự phát triển chung.
Thứ ba, mục đích chính trị, tính định hướng của hoạt động TTĐC rất tự

giác và rõ ràng. Người sử dụng cũng như công chúng tiếp nhận đều ý thức về
mục đích và tính định hướng của thông điệp. Trong những tình huống khác
nhau, mục đích của TTĐC không như nhau, nhưng dù mục đích nhằm trực
tiếp vào văn hóa, giải trí, kinh tế hay xã hội thì mục đích xuyên suốt và bao
trùm của nó vẫn là mục đích chính trị - xã hội.
Thứ tư, Các phương tiện TTĐC có khả năng cung cấp cho công chúng
nhiều thông điệp một cách nhanh chóng, kịp thời nhất, phong phú và sinh
động nhất, từ thông tin nhanh đến thông tin chi tiết, từ miêu tả đến phân tích,
bình luận…với các phương tiện và chất liệu khác nhau (chữ viết, hình ảnh,
4


âm thanh, tiếng động, âm nhạc…) vô cùng hấp dẫn. Xã hội càng phát triển,
con người càng văn minh, khoa học công nghệ càng hiện đại, tính phong phú,
đa dạng, tính sinh động và hấp dẫn của TTĐC ngày càng gia tăng.
Thứ năm, do phải thông tin nhanh, truyền tải cho nhiều người và nhiều
người cần hiểu nhanh, hiểu đúng như nhau, cho nên thông điệp của TTĐC
cần phải bảo đảm tính chất dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.
Thứ sáu, tính chất linh hoạt trong cơ chế tác động, tìm mọi cách thu
phục, thâm nhập vào mọi đối tượng và các cộng đồng dân cư; mặc khác, bản
thân các phương tiện TTĐC luôn tạo điều kiện cho bất cứ ai, những ai có nhu
cầu và điều kiện tham gia, dưới mọi hình thức vào công việc của TTĐC.
Thứ bảy, tính chất phản ứng dây chuyền trong tâm lý tiếp nhận và tác
động của thông điệp, khả năng tạo ra tâm lý lây lan đám đông trong quá trình
chuyển tải thông điệp. Tính chất này cho phép TTĐC có khả năng to lớn
trong việc khơi nguồn, phản ánh, tạo lập và định hướng DLXH.
1.2. Dư luận xã hội
1.2.1. Khái niệm
Dư luận xã hội (DLXH) – theo góc độ xã hội học – là sự thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của công chúng

nói chung về các hiện tượng, sự kiện xã hội, đại diện cho lợi ích của các nhóm
xã hội mà những lợi ích này có tính cấp thiết trên cơ sở các quan hệ xã hội
đang tồn tại.
Theo PGS.TS Mai Quỳnh Nam, quan niệm trên cho thấy, sự phản ánh
thực tế trong dư luận xã hội trước hết có tính chất đánh giá, từ sự đánh giá các
hiện tượng xã hội để xác định hành vi ứng xử của con người. Tính đặc thù của
dư luận xã hội thể hiện ở chỗ: nó không chỉ thuần túy tinh thần mà là một cấu
trúc tinh thần – thực tế.
Khách thể của DLXH có thể là những hiện tượng hết sức khác nhau
trong đời sống xã hội. Lợi ích chung được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xác
định khách thể của DLXH. Trong mối quan hệ với ý thức, lợi ích có thể tồn
5


tại ở ngoài DLXH, chẳng hạn lợi ích được phản ánh dưới dạng các học
thuyết, các cương lĩnh, nhưng chính bản thân DLXH lại chỉ tồn tại trên cơ sở
lợi ích chung. Lợi ích chung là cơ sở để xuất hiện các tranh luận tập thể. Dấu
hiệu thứ hai để xem xét khách thể của DLXH là tranh luận, những tranh luận
này gắn với lợi ích xã hội được mọi người cùng có nhu cầu quan tâm.
Chủ thể của DLXH là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng nhân dân,
là các tổ chức đảng hoặc đoàn thể xã hội.
1.2.2. Các chức năng của dư luận xã hội
Trong thực tế, không có ranh giới rõ ràng giữa những chức năng của
DLXH bởi vì tác động của nó mang tính tổng hợp. Ở từng bối cảnh, một chức
năng nào đó của DLXH sẽ nổi trội hơn những chức năng khác.
- Chức năng điều hòa các quan hệ xã hội
DLXH có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của cá nhân
và nhóm. Sự điều chỉnh thể hiện ở chỗ DLXH tìm cách tạo sức ép để sắp xếp
các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với trật tự hiện hữu. Như vậy, DLXH
thực hiện chức năng điều hòa với các quan hệ, hành vi mà nó coi là “lệch

chuẩn”.
Sự điều chỉnh của DLXH sẽ làm cho môi trường hành vi xã hội dường
như “trong sạch hơn” theo quan điểm của nó ở một giai đoạn nhất định.
- Chức năng tư vấn hoặc lời khuyên
Thông qua các cuộc điều tra xã hội học, thăm dò dư luận…, DLXH đưa
ra những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề quan trọng hoặc những vấn
đề mà xã hội quan tâm, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn,
phù hợp và có tính khả thi cao.
- Chức năng giáo dục
Dư luận xã hội cung cấp cho các cá nhân những mô hình hành vi được
coi là chuẩn mực, tốt đẹp và thực hiện sự “giáo dục” của mình theo nghĩa
rộng. Khi thực hiện chức năng giáo dục, DLXH cũng tạo những sức ép để
các cá nhân học hỏi để làm theo những điều mà nó cho là đúng, đồng thời
6


học hỏi để tránh những điều mà nó cho là sai. Cũng giống như khi thực hiện
các chức năng khác, sự nhất quán trong quan điểm, sự đồng thuận giữa các
nhóm là yếu tố quan trọng để những thông điệp của DLXH có thể đến với
công chúng. Ngược lại, hiệu quả giáo dục của DLXH sẽ rất hạn chế.
- Chức năng kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là cơ chế điều chỉnh hành vi của cá nhân hoặc nhóm
bằng cách dùng những phần thưởng hoặc chế tài. DLXH đưa ra những lời tán
dương, ủng hộ những hành vi mà nó cho là phù hợp chuẩn mực, đúng đắn.
Kiểm soát xã hội có hai loại là kiểm soát chính thức và không chính
thức. Trong khi kiểm soát chính thức được thực hiện bởi các cơ quan thực thi
pháp luật như công an, tòa án…thì kiểm soát không chính thức chủ yếu được
thực hiện thông qua DLXH.
Ví dụ: DLXH khen ngợi những tấm gương dũng cảm như em Nguyễn
Văn Nam đã dũng cảm xả thân cứu ba em học sinh dưới dòng nước dữ.

Ngược lại, DLXH lên án gay gắt những hành vi đi ngược lại với lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc, chống phá chế độ của Cù Huy Hà Vũ.
Bằng sự lên án hoặc khen ngợi, DLXH luôn được liên tưởng với những
trừng phạt đối với những hành vi vi phạm các chuẩn mực và những phần
thưởng tinh thần cho sự tuân thủ.
DLXH luôn tìm cách đóng khuôn những hành vi của cá nhân hoặc nhóm
vào những phạm vi được phép, không để cho những hành vi đó xâm phạm
chuẩn mực và trở thành hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên, thực tế, không phải
mọi hành vi lệch chuẩn đều là phản tiến bộ và cần phải loại bỏ, cũng như
không phải mọi luồng DLXH đều là đúng đắn. Nhất là khi DLXH lại dựa trên
những tri thức sai trái, những chuẩn mực lỗi thời. Có nhiều hành vi trong quá
khứ đã bị DLXH lên án gay gắt, như làm kinh tế tư nhân, nhưng về sau lại
được chứng minh là đúng. Tuy nhiên, khi DLXH thực hiện chức năng kiểm
soát của mình, nhiều khi kiềm chế luôn cả những hành vi “lệch chuẩn” là
mầm mống của những biến đổi xã hội tích cực. Điều đó cho thấy rằng sự
7


kiểm soát quá mạnh của DLXH cùng với kiểm soát chính thức sẽ khiến cho
những nhân tố tiến bộ khó phát huy được vai trò.
II. TÍNH CÔNG KHAI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ
CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT XÃ HỘI CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
2.1. Mối quan hệ giữa DLXH và báo chí
Trong lý luận cũng như thực tiễn báo chí hiện đại, vấn đề sức mạnh của
báo chí luôn gắn liền với DLXH.
- Quá trình hình thành và phát triển của DLXH không thể tách rời báo
chí. Có thể nói rằng đây là mối quan hệ đặc biệt như bóng với hình. Trong xã
hội hiện đại, DLXH hình thành và phát triển không thể thiếu báo chí, không
thể không thông qua báo chí. Vì DLXH có thể hình thành bằng nhiều con
đường, qua nhiều kênh khác nhau nhưng không con đường nào, không có

kênh nào mà DLXH được hình thành, phát tán nhanh mạnh, có hiệu quả bằng
con đường thông qua báo chí.
Trong mối quan hệ với báo chí, DLXH là nội dung, là khởi nguồn, là
chất liệu của báo chí. Mặt khác, DLXH không thể hình thành, tự phát tán mà
trước hết, chủ yếu là nhờ vào báo chí. Nhờ những đặc trưng bản chất của
mình, báo chí có thể giúp các nhóm cá nhân và các nhóm xã hội xã hội hóa ý
kiến của mình. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm
nhỏ, báo chí khuếch tán ra, xã hội hóa, để rồi cùng một lúc, hoặc gần như
cùng một lúc cả cộng đồng cư dân cùng chia sẻ, cùng tỏ thái độ, do đó bung
ra thành DLXH. Từ dư luận của số ít, thông qua báo chí, thành dư luận của số
đông, của toàn thể xã hội, thậm chí trên khắp hành tinh.
Ở phương diện khác, DLXH hình thành và phát tán qua các kênh giao
tiếp. Trong đó, giao tiếp trực tiếp là con đường cổ truyền, dân gian, nhưng rất
chậm và luôn ở trạng thái dư luận phân tán, cục bộ, khó có thể trở thành dư
luận của cả nhóm lớn xã hội, vì quá trình này diễn ra rất lâu, rất chậm và dần
dần dễ bị xô lấn, quên lãng. DLXH phát tán càng chậm thì sức mạnh càng khó
phát huy.
8


Trong các kênh giao tiếp, báo chí là kênh giao tiếp đại chúng, của số
đông và đến với đám đông, bởi vì một trong những biểu hiện bản chất của
hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hình thành dòng thông tin
đại chúng, hướng tác động vào đông đảo công chúng với mục đích lôi kéo,
thuyết phục, tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân. Nói cách khác, cùng
một lúc hoặc trong thời gian ngắn nhất, báo chí tác động đến đông đảo quần
chúng. Do đó, báo chí là kênh hình thành, phát tán dư luận xã hội nhanh nhất,
hiệu quả nhất.
Trong mối quan hệ giữa DLXH và báo chí, DLXH là nguồn thông tin
tiềm năng, là dữ liệu, là hơi thở của báo chí. Và báo chí là biểu hiện của

DLXh, là thông tin tiếp nhận và thông tin thực tế. Do đó, đây là mối quan hệ
không thể tách rời, mối quan hệ trường tồn của cả hai hiện tượng xã hội vốn
luôn sinh động và nhạy cảm, phong phú và phức tạp.
- Báo chí phát huy sức mạnh của DLXH:
+ Báo chí khơi nguồn, tạo lập DLXH
Việc khơi nguồn dư luận bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của dân tộc,
của đất nước theo định hướng XHCN. Khi báo chí khơi nguồn xã hội, tức
đồng thời đòi hỏi báo chí phải lựa chọn, cân nhắc, khơi nguồn cái gì và khơi
nguồn để làm gì.
+ Báo chí phản ánh DLXH.
DLXH rất đa dạng, phong phú và nhiều chiều các loại ý kiến, quan điểm
và thái độ. Nên, phản ánh DLXH trước hết là phản ánh sự phong phú, phức
tạp đó. Thực hiện chức năng này sẽ đem lại cho báo chí hơi thở cuộc sống,
báo chí sẽ phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Và chính sự phản ánh ấy sẽ giúp
công chúng nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị..
Phản ánh đa dạng, nhiều chiều DLXH nhằm làm cho nhân dân ta quan
tâm đến những vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc, lôi kéo họ vào cuộc để
tập hợp, giáo dục và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị đương
thời. Đồng thời, làm phong phú thêm nhận thức của nhân dân về những vấn
9


đề nóng hổi, cơ bản của cuộc sống trong và ngoài nước, nhằm tạo khả năng
miễn dịch tư tưởng cho mỗi người dân và cho cộng đồng.
Phản ánh DLXH còn có tác dụng phát huy vai trò, huy động sức mạnh
của DLXH vào việc tổ chức và quản lý xã hội, ổn định đời sống chính trị, tinh
thần xã hội, huy động sức mạnh, tinh thần, sức mạnh vật chất vào mục đích
chính trị, vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
+ Báo chí thông qua việc khơi nguồn, phản ánh và xét cho cùng nó phải
đạt được mục đích là định hướng DHXH. Định hướng DLXH là định hướng ý

thức quần chúng, hướng dẫn nhận thức của nhân dân. DLXH là đối tác của
báo chí. Báo chí vừa lấy DLXH làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa
thông qua đó để định hướng DLXH. Nếu báo chí không phản ánh được
DLXH nghĩa là xa rời thực tiễn, xa lạ với nhận thức của nhân dân; nhưng nếu
phản ánh mà không định hướng DLXH tức là không đạt mục đích của sự
phản ánh.
Dùng DLXH để giải thích, thuyết phục dư luận và để định hướng dư luận
là cách làm có sức hấp dẫn của báo chí.
2.2.Tính công khai của TTĐC và tác động của nó tới chức năng kiểm
soát xã hội của DLXH
- Tính công khai của TTĐC là căn nguyên tạo ra DLXH
Trong thời đại công nghệ truyền thông số và toàn cầu hóa, thông tin trên
các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ tác động đến mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội, mọi vùng miền trong cả nước mà còn cả các châu lục
khác trên thế giới. TTĐC hướng tác động đến quảng đại quần chúng nhân
dân, tác động vào số đông. Đó chính là tính công khai của TTĐC như đã nói ở
trên.
Công khai, minh bạch cũng là khái niệm của xã hội phát triển và là nhu
cầu bức thiết hàng ngày của nhân dân và cộng đồng, là tiêu chí quan trọng
nhất đánh giá mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống.
10


Công khai trên TTĐC tức là TTĐC thông tin sự kiện, xã hội hóa sự kiện,
vấn đề từ phạm vi tác động nhỏ thành sự kiện và vấn đề xã hội, thậm chí toàn
cầu. Sự kiện đó sẽ tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của hàng triệu
người, lay động, chi phối, thậm chí lũng đoạn hàng triệu người. Đó là nguồn
gốc quan trọng tạo nên sức mạnh xã hội của TTĐC.
Do vậy, có thể khẳng định, tính công khai tiềm ẩn sức mạnh của TTĐC,

nó cũng là căn nguyên tạo nên DLXH cũng như khả năng huy động mọi
nguồn lực xã hội.
Tính công khai và sức mạnh xã hội của TTĐC có được nhờ sức mạnh
của DLXH – sức mạnh của đông đảo nhân dân. Nếu TTĐC không gắn bó mật
thiết với công chúng và DLXH thì sức mạnh và sức sống của TTĐC cũng sẽ
bị hạn chế, thậm chí triệt tiêu.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí của ta là báo chí
của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng; và Nhà nước của ta là nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Báo chí luôn phải đi đầu trong thông tin sự thật,
phấn tích bản chất sự kiện và vấn đề thời sự chứ không nên bị động ngồi chờ
hoặc nghe ngóng mới dám thông tin.
- Tính chất công khai giúp cho báo chí vừa là công cụ, vừa là lực lượng
xã hội trong sự gắn bó chặt chẽ với DLXH, tham gia hiệu quả vào quá trình
tổ chức, quản lý, giám sát và phản biện xã hội
Trước hết, báo chí giúp mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội xã hội hóa ý kiến
của mình. Và những ý kiến này có thể được đông đảo nhân dân quan tâm, cho
nên DLXH được hình thành. Mặt khác, DLXH như trên đã đề cập là dư luận
của số đông, của đông đảo nhân dân. Nhưng trước hết, DLXH bắt đầu từ ý
kiến của một số người, thậm chí của một người, ý kiến này được chuyển tải,
được phát tán trên báo chí và nhiều khi bùng lên thành DLXH nếu ý kiến đó
đề cập đến sự kiện và vấn đề liên quan mật thiết đến lợi ích và sự quan tâm
của xã hội. DLXH không thể tự nhiên mà có và có ngay lập tức, mà bao giờ

11


cũng phải có tác nhân “châm ngòi”. Tác nhân này phát tán càng nhanh, càng
rộng thì càng có sức mạnh.
2.Các yếu tố tác động đến sức mạnh của tính công khai của TTĐC
- Thông tin sự kiện được đưa ra có chính xác, đúng bản chất không?

Việc thông tin sự kiện xác thực, đúng bản chất sẽ giúp cho công chúng
hiểu được bản chất của sự việc và vấn đề thông tin.
- Thông tin có công khai, nhiều chiều không?
Việc công khai, thông tin nhiều chiều giúp cho công chúng nhìn nhận rõ
bản chất sự kiện và vấn đề thông tin, từ đó tỏ thái độ và hành vi ủng hộ hay
phản đối rõ ràng. Thông tin theo kiểu một chiều, sẽ làm cho bản chất sự việc
bị bóp méo, hoặc vo tròn, làm cho công chúng không nhận rõ được thực chất
của vấn đề là gì?
- Thông tin sự kiện, phân tích sự kiện cần phải căn cứ trên nhiều góc độ
khác nhau, trên cơ sở phân tích của các chuyên gia, sự kiện và vấn đề thông
tin mới sáng rõ, giúp công chúng và DLXH nhận thức và có thêm cơ sở để
bày tỏ thái độ rõ ràng hơn.

12


13



×