Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

vai trò , tác động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.24 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dến năm 2020 và những năm tiếp theo,
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính Phủ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những
năm tới của Việt Nam là 9-10% /năm và phấn đấu đến 2020 đưa mức GDP bình quân
/người tăng lên gấp 8-10 lần so với hiện nay, tương đương với mức 8000-10000
USD/người/năm. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đó ,yêu cầu về vốn là một trong
những thách thức lớn nhất và khó khăn nhất đối vơí nền kinh tế Việt Nam. Theo tính
toán sơ bộ , để duy trì tốc dộ tăng trưởng trên , trong giai đoạn 2006-2010 Việt nam cần
khoảng 140 tỷ USD .So với năng lực tiết kiệm nội điạ hiện tại của Việt Nam thì con số
này thực sự là khổng lồ . Vì vậy ,chúng ta chúng ta phảI tính đến khả năng huy động các
vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư .
Về nguyên tắc , muốn tích luỹ vốn chúng ta cần phảI tăng cường sản xuất và thực
hành tiết kiệm .Nhưng thu hút đấu tư nước ngoài là một cách tạo vốn nhanh mà các
nước đI sau có thể làm được.
Việt Nam là một nước lạc hậu đI lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN , chúng ta bước
vào thời kỳ quá độ lên CNXH với đặc điểm cơ bản xuyên suốt và bao trùm là sự tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần , thì đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng . Nó
là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư , là một kênh chuyển giao công nghệ , là một giảI pháp
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động , tạo nguồn thu cho ngân sách …Đặc
biệt ,trong xu thế quan hệ hoá đời sống kinh té hiện nay thì không có một quốc gia nào
trên thé giới có thể phát triển tách biệt khỏi quĩ đạo chung của nền kinh tế thé giới .Đầu
tư nước ngoài vừa là một hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại ,vừa là một
nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào nền kinh tế thế
giới.
Vì vậy , trong một phạm vi nhất định , bài tiểu luận này đề cập tới vai trò , tác động
của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam , thực trạng
phát triển hiện nay của khu vực kinh tế này, và một sồ giảI pháp tăng cường thu hút đầu
tư nước ngoài .
Cuối cùng , toi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên lớp kinh
tế chính trị , cảm ơn trung tâm thư viện ĐH KTQD đã tạo điều kiện cho tôI được tham
khảo tài liệu , cảm ơn các webside đã cung cấp những thông tin bổ ích để tôI hoàn thành


đề án này.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM
I. NGUỒN GỐC ,BẢN CHẤT PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI
I.1 Nguồn gốc ,bản chất của đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
Trong lịch sử thế giới ,đầu tư nước ngoài đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền tư
bản. Các công ty Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đI đầu
trong lĩnh vực này.Trong thế kỉ19 ,do quá trình tích tụ ,tập trung tư bản tăng lên mạnh
mẽ ,các nước công nghiệp lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản khổng lồ ,đó
là tiền quan trọng cho việc xuất khẩu tư bản. Theo Lê-nin, “chủ nghĩa đế quốc-giai đoạn
tột cùng của chủ nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu tư bản nói chung đã trở thành đặc
trưng cơ bản của sự phát triển mới nhất về kinh tế trong thơì kỳ “đế quốc chủ
nghĩa”.Thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan,
khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu
cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đã
đến đọ vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia , hình thành nên qui mô sản
xuất trên phạm vi quốc tế. Thông thường , khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã
phát triển , việc đầu tư trong nước không còn đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư
bản , vì các lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa . Để tăng lợi nhuận , các nhà tư
bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài (các nước lạc hậu hơn) vì ở
đó do các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên lợi nhuận thu được thường cao
hơn.
Theo Lê-nin thì “Xuất khâu tư bản “là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ
nghiã đế quốc .Thông qua xuất khẩu tư bản các nước tư bản phát triển bóc lột các nước
lạc hậu . Nhưng cũng chính Lê-nin đưa ra “Chính sách kinh tế mới “ dẫ nói rằng:Người
Cộng sản phảI biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kĩ thuật của CNTB
thông qua hình thức “CNTB Nhà Nước “.Theo quan điểm này ,nhiều nước đã”chấp
nhận” phần nào sự bóc lột của CNTB để phát triển kinh tế , như thế có thể còn nhanh
hơn là tự thân vận động hay đI vay vốn để mua lại những kĩ thuật của các nước công
nghiệp phát triển.

Mặt khác, mức độ “bóc lột” của các nước tư bản cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện
kinh tế –chính trị của các nước đầu tư tư bản .Nếu trước đây ,hoạt động xuất khẩu TB
của các nước đế quốc chỉ phảI tuân theo pháp luật của chính họ ,thì ngày nay ,các nước
nhận đầu tư đã là các quốc gia có chủ quyền ,hoạt động đầu tư nước ngoài phảI tuân
theo pháp luật , sự quản lý của Chính Phủ sở tại và thông lệ quốc tế .Nếu các Chính Phủ
của các nước chủ nhà không phạm sai lầm về quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế được
những thiệt hại của hoạt động đầu tư nước ngoài.
I.2.Cơ sở thực tiến đảm bảo phát triển khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ở
Việt Nam.
Trong suốt hơn 20 năm đổi mới đất nước , khu vực kinh tế có vốn ĐTNN không
ngừng phát triển ,trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng trong nền kinh tế , góp
phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nhận thức đúng vị trí , vai trò của
ĐTNN , Chính Phủ Việt Nam coi vấn đè huy động và sử dụng có hiệu quả ĐTNN trong
tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nuớc ta hiện nay là một trong
những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất .Đảng và Nhà Nước đã khẳng định : “Chúng
ta coi nguồn lực trong là quyết định , nguồn lực bên ngoài là quan trọng đối với sự phát
triển lâu dài của nền kinh tế” .Thực hiuện chủ trương đó , Nhà Nước Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN.
Pháp luật về ĐTNN là bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam .Kỳ họp thứ 2
Quốc hội khoá7 nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua và ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày 29/12/1987, đến nay đã có sửa chữa ,bổ sung
nhiều lần vào các năm 1990, 1992,1996,2000 và đặc biệt là Luật Đầu tư 2005 qui định
một cách cụ thể nhất các vấn đề cơ bản đối với hoạt dộng ĐTNN. Sauk hi ban hành luật
và một loạt các văn bản pháp qui khác để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành luật , Chính
Phủ Việt Nam đã cố gắng hết sức nhắm tạo môI trường và điều kịên thuận lợi cho các
nhà đầu tư.
II.CÁC HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐTNN
II.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1. KháI niệm:(trước đây Lê-nin gọi là xuất khẩu TB hoạt động ) là hình thức đầu tư
mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau,

tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ choc ,quản lý và điều hành dự
án đầu tư, chịụ trách nhiệm về kết quả , rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận .
ĐTNN là hình đầu tư dài hạn cuẩ của các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập những cơ sở
kinh doanh tại các nước khác. ĐTNN vưà là một hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế
đối ngoại , vừa là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các nước nhận
đầu tư vào nền kinh tế thế giới. Nguồn vốn FDI là nhân tố tạo ra nối kết và phát huy các
nguồn lực tăng trưởng kinh tế (vốn ,công nghệ , năng lực kinh doanh) , là hình thức đầu
tư ít lệ thuộc vào điiêù kiện chính trị, có tính khả thi và hiệu quả cao , không dẵn đến nợ
quốc tế và tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận ,thâm nhập thị trường quốc tế .
1.2 Các hình thức đẩu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN)
* Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành lập một
pháp nhân mới .
* Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình
thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung .
* Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
* Hợp đồng xây dưng – kinh doanh – chuyể giao (BOT)
II.2 Đầu tư gián tiếp
2.1 KháI niệm :(Lê-nin gọi là xuất khẩu TB cho vay) là loại hình đầu tư mà quyền sở
hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư , tức là người có vốn không trực tiếp tham gia
vào việc tổ chức , điêù hành dự án mà thu lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu
là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần)
Chủ thể của đầu tư gián tiếp rất đa dạng có thể là Chính Phủ, các tổ chức quốc tế , các
tổ chức phi Chính Phủ…
2.2.Các hình thức đầu tư gián tiếp
* Viện trợ hoàn lại (cho vay ), viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãI hoặc không
ưu đãi
* Mua cổ phiếu và các chứng khoán theo mức quy định của từng nước .
Trong các nguồn vốn đầu tư gían tiếp , một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển
chính thức (ODA)của Chính Phủ một số nước có nền kinh tế phát triển. Bộ phận này có
tỷ trọng lớn và thường đI kèm với các điều kiện ưu đãI. ODA bao gồm các khoản viện

trợ không hoàn lại , các khoản tín dụng ưu đãI khác do các hệ thống trong tổ chức Liên
hợp quốc, các chính phủ các tổ chức kinh tế quốc dân dành cho các nước chậm phát
triển.
CHƯƠNG2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I.1 CáI nhìn tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTTTNN)vào Việt Nam

Qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , chúng ta đã thu hút
được những kết quả đáng kể , số lượng vốn ĐTTTNN ngày càng tăng , tốc độ trung
bình hằng năm tăng 50% quy mô ,cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành : công
nghiệp ,dầu khí ,dịch vụ . Các dự án ĐTTTNN quy mô ngày càng lớn ; các nước ,vùng
lãnh thổ lớn (Mỹ, Nhật,Hàn Quốc, Tây Âu…)đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn
.Sự gia tăng nhanh của dòng vốn ĐTTTNN có tác động mạnh tới sự phát triển của nền
kinh tế trên tất cả các phương diện : ổn định tăng trưởng, nâng cao trình độ khoa học-kĩ
thuật,công nghệ ;mở rộng sức cạnh tranh và lợi thế của Việt Nam trên thế giới ,tạo đà và
thế cho những bước tiến lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

1.1 Qui mô và nhịp độ thu hút vốn ĐTTTNN tăng mạnh :
Theo thống kê của Bộ Ké hoạch và Đầu tư ,tính đến năm 2000,nước ta có 2300 dự
án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam , vốn dăng kí trên 36 tỷ USD , thì tính đến tháng
9/2007 đả có tổng cộng 8.057 dự án có vốn ĐTTTNN được cấp giấy phép hoặc giấy
chứng nhận đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 73 tỷ USD (tính cả
cấp mới vầ tăng thêm ).
Năm 2006 ,vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam là 10,2tỷ USD, với 833 dự án
,tăng 45% so với năm 2005 ,vượt 32% kế hoạch đề ra(6,5tỷ USD). Riêng tháng
9/2007 ,cả nước có 231dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ,với tổng vốn đăng kí là
1187 triệu USD ,đư a tổng số dự án trong 9 tháng đầu năm 2007 lên 1045 dự án ,với
tổng vốn đầu tư là 8,29 tỷ đầu tư , tăng 33% về số dự án và 60,2% về vốn đăng ký so
với thời kỳ 2006 . Đưa năm 2007 trở thành năm kỉ lục về thu hút vốn FDI với tổng số

vốn đăng ký lên tới 20,3 tỷ USD , bằng 25% tổng đầu tư trực tiếp nứơc ngoài trong 15
năm qua (84 tỷ USD) bao gồm cả dự án đăng kí mới và tăng vốn , tăng 69,1 % so với
cùng kì năm 2006 và vượt 58% kế hoạch đề ra , là một kết quả tốt trong tình hình cạnh
tranh gay gắt về thu hút FDI trên thị trường thế giới , đó là điều đáng dể chúng ta tự hào
trong 1năm gia nhâp WTO . Và theo thống kê mới nhất của cục Đầu tư nước ngoài – Bộ
Kế hoạch và Đầu tư , tính đến năm 2007 , sau 20 năm (1987-2007)thực thi Luật Đầu
tư ,Việt Nam nhận được gần 98tỷ USD với 9500 dự án.
* Quy mô dự án ngày càng lớn :
Số lượng dự án có quy mô trên 1tỷ USD không còn hiếm . Năm 2006 ,dự án trên 1
tỷ USD đầu tiên vào Việt Nam được cấp phép của Tập đoàn Posco đầu tư vào nhà máy
cán nguội và cán nóng tại Bà Rịa- Vũng Tàu ;Tập đoàn Intel-Products Việt Nam trên 1
tỷ USD .Năm 2007 , dự án xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Foxcom
(Đài Loan) ở Bắc Ninh và Bắc Giang với số vốn 80 triệu USD trên tông số vốn dự kiến
đầu tư vào Việt Nam là 5 tỷ USD ; Dự án nhà máy nhiệt điện than Vân Phong –Khánh
Hoà do Tập đoàn Sumitomo-Nhật Bản đầu tư 3,5 tỷ USD ; Dự án nhiệt điện than miền
Nam do công ty lưới điện Vân Nam –CSG Trung Quốc làm chủ đâu tư 1,4 tỷ USD tại
Bình Thuận ; Dự án xây dựng khách sạn-căn hộ cao cấp Kcangnam của Hàn Quốc đầu
tư 1,1 tỷ USD ,dự án xây dung máy tính xách tay trị giá 500 triệu USD Compag- ở
Vĩnh Phúc
*Tăng vốn đầu tư ,mở rộng sản xuất :
Trong tháng 9/2007 , có 27 lượt dự án bổ sung với tổng số vốn đầu tư dăng ký tăng
thêm là 96 triệu USD , đưa tổng số lượt dự án tăng vốn trong 9 tháng đầu năm 2007
tăng 274 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1.316 triệu USD , bằng 82% về dự án và
73,6% về vốn bổ sung so với cùng kỳ năm 2006 . Trong 2 tháng đầu 2008 gộp cả vốn
mới và tăng thêm , cả nước thu hút thêm 2.650 triệu USD vốn đăng ký đầu tư , tăng
39% so với cùng kỳ năm 2007 . Trong đó , tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới của 72 dự
án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 2.529 triệu USD bằng 58% số dự án và 56% về
vốn so với cùng kỳ năm trước . Theo số liệu mới nhất của cục Đầu tư nước ngoài , bốn
tháng đầu năm 2008 , có 210 dự án ĐTTTNN được cấp mới, với tổng số vốn đăng ký
7,22 tỷ đồng , tăng gần 53% so với cùng kỳ năm trước .Thêm vào đó ,có 64 lượt dự án

tăng thêm vốn đầu tư , nâng tổng số ĐTNN vào Việt Nam xấp xỉ 7,6 tỷ USD .
1.2 Hình thức và các đối tác đầu tư:
* Hình thức đầu tư :
Tính đến hết tháng9/2007, vốn đầu tư dăng kí tiếp tục tập trung đầu tư theo hình
thức 100% vốn nước ngoài so với vốn đăng kí trong 9 tháng đầu năm 2007 là 6,3 tỷ
USD ,chiếm 76,9% tổng vốn đầu tư đăng kí. Tiếp đén là hình thức liên doanh với số vốn
dăng kí 1,5 tỷ USD ,chiếm 18,4% tổmg vốn đầu tư đăng kí. Số vốn đầu tư đăng ký còn
lại thuộc hình thức hợp doanh và công ty cổ phần.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTĐT 1988-2007
(tính đến tháng 8/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Loại hình đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện
100% vốn nước
ngoài
6054 44.002.952.783 18.133.419.611 12.67.591.354
Liên doanh 1514 21.772.405.907 8.343.964.312 11.574.913.087
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh
210 4.487.031.369 3.039.887.166 6.351.274.259
Công ty cổ phần 43 673.155.947 322.530.611 367.220.332
Hợp đồng
BOT,BT,BTO
4 440.125.000 147.530.000 71.800.000
Công ty Mẹ-Con 1 98.008.000 82.958.000 73.738.000
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
*Đối tác đầu tư:
Năm 2006,có sự xuất hiện hàng loạt các dự án đầu tư có quy mô lớn của các Tập
đoàn ,công ty lớn trên thế giớicủ Mý, Nhật Bản, và một số đối tác truyền thống như Hàn
Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan. Điều này cho thấy các nhà đầu tư lớn đã và
đang đặc biệt để mắt tới Vịêt Nam .Hết năm 2006 có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư vào Việt Nam .Tính đến hết năm 2007, Hàn Quốc là nhà ĐTNN lớn nhất tại Việt

Nam với khoảng 369 dự án và tổng số vốn 3,68 tỷ USD , bằng 1/5 tổng số vốn
ĐTTTNN vào Việt Nam

×