Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.18 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN QUANG THÀNH

KỸ THUẬT LẬP PHÁP TRONG QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN QUANG THÀNH

KỸ THUẬT LẬP PHÁP TRONG QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số
: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Hà nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn này đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội xem xét để tôi bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Quang Thành


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . ...... Error! Bookmark not defined.
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của luận vănError! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của luận văn ............................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ TƢ TƢỞNG, HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC
TRƢNG CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG DIỆN LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT. .................................................................................................................... 8
1.1. Thời điểm ban hành bộ luật..................................................................8
1.2. Cơ sở tƣ tƣởng, bối cảnh chính trị - xã hội ra đời Quốc triều hình
luật ............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Cơ sở tư tưởng của Quốc triều hình luật.Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Bối cảnh chính trị - xã hội ra đời Quốc triều hình luật .............. 17

1.3. Đặc trƣng của Quốc triều hình luật trên phƣơng diện lập phápError! Bookm


1.3.1. Quốc triều hình luật là thành quả của quá trình tập hợp hoá các
quy định pháp luật của nhiều triều vua hậu LêError! Bookmark not
defined.
1.3.2. Quốc triều hình luật kế thừa thành tựu lập pháp của các triều
đại Lý – Trần ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Quốc triều hình luật tiếp thu có chọn lọc pháp luật phong kiến
Trung Quốc .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Quốc triều hình luật là bộ luật có tác động mạnh mẽ, toàn diện,
sâu sắc đến hoạt động của bộ máy đương thời và của xã hội........ Error!
Bookmark not defined.
1.3.5. Quốc triều hình luật có tính ổn định lâu dài trong quá trình điều
chỉnh trên thực tế ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.6. Quốc triều hình luật có những quy định mang tính nhân văn sâu
sắc ............................................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH
LUẬT VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Kỹ thuật lập pháp của Quốc triều hình luậtError! Bookmark not defined.
2.1.1. Quốc triều hình luật bảo đảm tính nguyên tắc trong xây dựng
luật............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cách thức thể hiện nội dung bộ luậtError!

Bookmark

not

defined.
2.1.3. Kỹ thuật pháp lý trong xây dựng quy phạm pháp luật ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1.4. Kỹ thuật lập pháp trong một số lĩnh vực cụ thểError! Bookmark
not defined.
2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật ở
Việt Nam hiện nay ..................................... Error! Bookmark not defined.


2.2.1. Về tính nguyên tắc trong xây dựng luậtError!

Bookmark

not

defined.
2.2.2. Về cách thức thể hiện nội dung bộ luật ....................................... 90
2.2.3. Về kỹ thuật pháp lý trong xây dựng quy phạm pháp luật ........... 91
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vị trí của pháp luật ngày càng quan trọng trong đời sống xã
hội ta; ý thức pháp luật của người dân cũng ngày một cao hơn và do đó,
những yêu cầu, đòi hỏi về một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, duy trì ổn định chính trị và bảo đảm công
bằng xã hội đặt ra ngày càng cấp thiết. Để bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện hành, bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu kinh
nghiệm lập pháp nước ngoài, một xu hướng đang được giới luật học Việt Nam
quan tâm: đó là tìm về với cuội nguồn truyền thống luật Việt để nhìn thấy
những kinh nghiệm thành công, thất bại của tiền nhân thông qua các chế định
chính trị - nhà nước và pháp quyền trong từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
Có thể coi thế kỷ XV là thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt, đánh dấu
một chuyển biến lớn trong đời sống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật
tương đối hoàn chỉnh và được áp dụng một cách nghiêm minh đã tạo nên sức
mạnh kỷ cương cho nước Đại Việt thời Lê sơ - một quốc gia mà nhiều nhà
nghiên cứu nước ngoài cho là hùng mạnh nhất Đông Nam Á thế kỷ XV. Tiêu
biểu trong các văn bản pháp luật thời Lê Sơ là Quốc triều hình luật. Trải qua
thời gian dài nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng pháp luật vẫn còn mang
giá trị thời sự sâu sắc.
Quốc triều hình luật là di sản văn hoá, pháp lý đồ sộ, đặc sắc, độc nhất
vô nhị của Việt Nam và có vị trí xứng đáng trong lịch sử lập pháp của thế
giới. Đây là bộ luật bao trùm nhiều nội dung khác nhau, có sức sống lâu bền
và tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc tới hầu hết các lĩnh vực của xã hội
đương thời, đặt nền tảng xây dựng nước Đại Việt phát triển đến đỉnh cao nhất,
rực rỡ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam với nền pháp trị nghiêm


1


minh. Bộ luật được xây dựng cách đây hơn 500 năm nhưng chứa đựng nhiều
nội dung tiến bộ nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các
bộ luật cùng thời. Nó được đánh giá là “một thành tựu có giá trị đặc biệt”,
“không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại
trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn và đầu thế kỷ XIX: Hoàng
Việt luật lệ…”. [54, tr. 16] Vào thời kỳ này, trí thức, khoa học pháp lý, kỹ
thuật làm luật chưa phong phú như hiện nay nhưng cách làm luật của các nhà
soạn thảo Quốc triều hình luật đã tránh cho người vận dụng pháp luật khỏi vấp
phải vô vàn khó khăn, rối rắm của nền pháp luật rườm rà ngày nay. Văn
phong pháp lý của bộ luật có sức tổng hợp khái quát rộng nhưng rất cô đúc,
lời văn trong sáng, dung dị, dễ hiểu đối với dân thường. Người ít chữ nghe
cũng có thể hiểu và nhớ được.
Quốc triều hình luật đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ chủ yếu phân tích về mặt
nội dung, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt
kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật. Để góp phần tìm hiểu pháp luật
truyền thống Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng phục vụ
cho việc nghiên cứu và kế thừa những giá trị quý báu trong kho tàng lập pháp
luật cổ Việt Nam, đề tài này nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về kỹ thuật lập
pháp trong Quốc triều hình luật, để từ đó rút ra những bài học có giá trị đối
với hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Quốc triều hình luật đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu và hội thảo khoa học Các công trình này nghiên cứu về Quốc triều hình
luật ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Cổ luật Việt Nam Và tư pháp sử (xuất
bản tại Sài Gòn năm 1975) của thạc sĩ Vũ Văn Mẫu; Nghiên cứu về hệ thống


2


pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – XVIII (xuất bản năm 1994) của Viện Nhà
nước và pháp luật thuộc trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia;
Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (xuất bản năm 1994) của nhà sử
học người Hàn Quốc Insun Yu; Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm
ngày mất Lê Thánh Tông (năm 1997) do Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; Pháp luật các triều đại Việt Nam
và các nước (xuất bản năm 2004) của tiến sĩ Cao Văn Liên; Quốc triều hình
luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị (xuất bản năm 2004) do tiến sĩ Lê
Thị Sơn chủ biên; Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Quốc triều hình luật-những giá
trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
(tổ chức tại Thanh Hoá năm 2007); Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà
cách tân vĩ đại (xuất bản năm 2007) và Bộ luật Hồng Đức – di sản văn hoá
pháp lý đặc sắc của Việt Nam (xuất bản năm 2010) của Luật sư Lê Đức Tiết;
Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (xuất bản năm
2010) của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp…Và còn rất nhiều các bài viết
trên các tạp chí đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của Quốc triều hình
luật. Song, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng hợp về kỹ thuật lập
pháp trong Quốc triều hình luật thì chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
khảo nào. Hiện nay, chỉ rải rác đây đó có những bài viết hay công trình nghiên
cứu đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề như:
Lê Thị Sơn (chủ biên) - Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị, nhà xuất bản Khoa học xã hội 2004. Đây là công trình được
coi là tiêu biểu nhất và nghiên cứu về Quốc triều hình luật ở phạm vi rộng
nhất.Tác phẩm này do tập thể tác giả gồm các nhà sử học, luật học thực hiện.
Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề như: Quá trình hình thành Quốc triều hình
luật, tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật, vấn đề quan chế,
vấn đề tội phạm, hình phạt, tố tụng hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình trong


3


Quốc triều hình luật…Các bài viết trong tác phẩm chủ yếu đề cập đến vấn đề
nội dung của Quốc triều hình luật chứ không xem xét Quốc triều hình luật
dưới phương diện kỹ thuật lập pháp. Bài viết “Quốc triều hình luật và những
giá trị lập pháp” của TS Nguyễn Quốc Hoàn có đề cập đến khía cạnh kỹ thuật
lập pháp, nhưng cũng chỉ mang tính khái quát, chưa chi tiết, cụ thể. Bài viết
“Nội dung và giá trị của những quy định về các tội phạm cụ thể trong Quốc
triều hình luật” của Thạc sỹ Đỗ Đức Hồng Hà song song với việc đề cập đến
những giá trị về nội dung của Quốc triều hình luật, tác giả cũng có đề cập đến
vấn đề kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực hình sự.
Một số bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam” như: Lê Hồng Sơn - Quốc triều hình luật – công trình pháp điển
hoá tiêu biểu trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời kỳ phong kiến. Bài viết đã
khái quát một số vấn đề về cách thức thể hiện nội dung của bộ luật và cách
trình bày các quy phạm pháp luật cụ thể; Hoàng Thị Kim Quế - Mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức trong Quốc triều hình luật và những giá trị đương
đại. Bài viết đã phân tích sự thể chế các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong
Quốc triều hình luật và nguyên tắc “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho
phép” là những nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng và thực hiện Quốc triều
hình luật; Lê Minh Tâm - Bộ Quốc triều hình luật – công trình mang đậm bản
sắc văn hoá pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Bài viết cũng có
một phần nhỏ đề cập đến cấu trúc của Quốc triều hình luật.
Nguyễn Đức Lộc - Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong
kiến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, năm 2008. Bài viết đã đề
cập đến kỹ thuật pháp điển hoá của Quốc triều hình luật.

4



Nguyễn Minh Tuấn – Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ
luật Hồng Đức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 33, năm 2008. Bài viết đã
phân tích những nét độc đáo trong cách thức tổ chức và thể hiện các quy phạm
pháp luật trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức).
Lê Đức Tiết - Bộ luật Hồng đức – di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của
Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2010. Trong chương III của tác
phẩm (Kế thừa và phát huy kinh nghiệm soạn thảo, thực thi Bộ luật Hồng Đức
vào sự nghiệp hoàn thiện pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam) đã đề cập đến kỹ thuật soạn thảo Bộ luật và những giá trị đối với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Trần Văn Luyện - Chế độ canh giữ, bảo vệ trong Luật Hồng Đức và
những bài học kinh nghiệm lập pháp, bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học
1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2010. Thông
qua những quy định cụ thể về chế độ canh giữ, bảo vệ, bài viết đã đưa ra nhận
xét về cách thức điều chỉnh pháp luật trong Quốc triều hình luật và những bài
học kinh nghiệm lập pháp của những người soạn thảo Quốc triều hình luật.
Như vậy, mặc dù có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề kỹ
thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, nhưng chỉ ở một số khía cạnh nhất
định. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có
hệ thống về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích được đặt ra cho đề tài là nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp
trong Quốc triều hình luật thông qua một số vấn đề như: nguyên tắc xây dựng
luật, cách thức thể hiện nội dung bộ luật, kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp

5



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ luật Hình sự (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật Tố tụng hình sự (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Binh thư yếu lược (1970), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Lê Cảm (1999), “Luật Hình sự Việt Nam thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XVIII”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8), tr. 5-7.
6. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí - Hình luật chí, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Phạm Điển (2001), “Mấy suy nghĩ về tính thực tế của tư pháp dân sự qua
nhìn nhận từ pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, (2), tr. 40-45.
8. Bùi Xuân Đính (2008), “Giá trị lịch sử và tính đương đại của một bộ luật:
Kỷ niệm 425 năm ra đời bộ Quốc triều hình luật”, Tạp chí Khoa học xã hội,
(4), tr. 62-65.
9. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam Những suy ngẫm, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
10. Bùi Xuân Đính (1997), “Vua Lê Thánh Tông và pháp luật”, Lê Thánh
Tông con người và sự nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 107-118.
11. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Một số giá trị về nội dung của Bộ luật Hồng
Đức”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 25-32.
12. Đỗ Ngọc Hải (2007), “Những tư tưởng trong Bộ luật Hồng đức sống mãi
với thời gian”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5), tr.43-46.

6


13. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), “Khái niệm tội phạm – so sánh giữa Bộ luật
Hồng Đức và Bộ luật Hình sự hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1),

tr. 57-61.
14. Nguyễn Thị Hồi (chủ biên) (2010), “Những nội dung căn bản của môn lý
luận nhà nước và pháp luật”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
15. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
16. Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày mất Lê Thánh Tông
(1997), Lê Thánh Tông (1442 – 1497) – con người và sự nghiệp, Nxb Đại học
QG, Hà Nội.
17. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia (2007), Quốc triều hình luật - những giá trị lịch
sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb
Thanh Hoá.
18. Nguyễn Phương Lan (2003), “Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ
trong Bộ luật Hồng Đức”, Tạp chí luật học, (3), tr. 42-46.
19. Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi (1993), Hàn Phi Tử, Nxb Văn Hoá, Hà Nội.
20. Cao Văn Liên (2004), Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
21. Hoàng Thế Liên (2008), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ
thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
23. Nguyễn Đình Lộc (2008), “Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại
phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (14), tr. 5-14.

7


24. Trần Văn Luyện (2010), “Chế độ canh giữ, bảo vệ trong Luật Hồng Đức
và những bài học kinh nghiệm lập pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội với những sự kiện chính trị - pháp lý trọng đại của đất
nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 123-133.

25. Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh
26. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển 1, Tập 1, Nxb
Sài Gòn.
27. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển 1, Tập 2, Nxb
Sài Gòn.
28. Vũ Văn Mẫu (1957), Dân luật khái niệm, Nxb Sài Gòn.
29. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2009), Cổ luật Việt Nam: Quốc
triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Ngọc Nhuận - chủ biên (2007), Một số văn bản điển chế và pháp
luật Việt Nam, Tập 1: thế kỷ XV – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Lê Quốc Phong (2010), “Cấu trúc của quy phạm pháp luật và việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
(10), tr. 8-12.
32. Vũ Thị Phụng (1996), “Một số chế định về dân sự trong pháp luật phong
kiến”, Tạp chí Luật học, (6), tr. 33-37.
33. Vũ Thị Phụng (1992), “Những quy định về soạn thảo và quản lý văn bản
trong bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê (thế kỷ XV)”, Lưu trữ Việt Nam, (4),
tr. 21-23.
34. Nguyễn Phan Quang (1995), Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố
pháp quyền trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8


35. Lê Thị Sơn - chủ biên (2004), Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Lê Thị Sơn (2010), “Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình
sự hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8), tr. 14-21.
37. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Quốc Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt luật lệ: Bước đầu tìm
hiểu Luật Gia Long, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
39. Ngô Văn Thâu (2010), “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Bộ
Quốc triều hình luật của văn hiến Đại Việt”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
(1), tr. 47-52.
40. Vũ Quốc Thông (1968), Pháp chế sử Việt Nam, Nxb Sài Gòn,Sài Gòn.
41. Phan Hữu Thư (1996), “Các vấn đề dân sự trong Quốc triều hình luật”,
Tạp chí Luật học, (1), tr. 59-63.
42. Lê Đức Tiết (2010), Bộ luật Hồng Đức, di sản văn hoá pháp lý đặc sắc
của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
43. Lê Đức Tiết (2010), “Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức - những giá trị
lịch sử và đương đại”, Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội với những sự kiện chính trị - pháp lý trọng đại của đất nước, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, tr. 71-98.
44. Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ
đại, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
45. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam,
Nxb Uỷ ban Khoa học xã hội, Hà Nội.

9


46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và
Pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

50. Lương Văn Tuấn (2008), Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội.
51. Nguyễn Minh Tuấn (2008), “Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong
Bộ luật Hồng Đức”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (33), tr. 49-51.
52. Nguyễn Minh Tuấn (2014), “Quốc Hội lập pháp chuyên nghiệp”, Báo điện
tử VN.Express, truy cập ngày 8/5/2014, < />53. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
54. Đào Trí Úc - chủ biên (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam
thế kỷ XV – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Một số văn bản pháp luật
Việt Nam thế kỷ XV – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Viện Sử học Việt Nam (1995), Quốc triều hình luật, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.

10



×