Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

luận văn thạc sĩ báo chí học Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.92 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

THƠNG TIN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN BÁO IN

(Khảo sát Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng,
Thời báo Kinh tế Việt Nam từ tháng 01- 12/2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Cần Thơ - 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................127
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NHNN



Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong q trình tồn cầu hóa, kinh tế là một trong những lĩnh vực được
báo chí quan tâm. Việc phát triển kinh tế bền vững là ưu tiên hàng đầu của
các quốc gia, đặc biệt với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam.
Trong gần 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ
thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển đổi cơ bản, góp phần quan
trọng vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng bộc lộ nhiều yếu kém trước những địi hỏi
trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt
Nam đã gia nhập WTO.
Bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu khơng
chỉ đặt ra cho Việt Nam vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế mà trong đó cịn có u
cầu cấp thiết là tái cơ cấu một cách toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng
như một yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững.
Việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam nói
chung và hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng xuất phát từ
các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thực tế, vấn đề này đã được đặt ra
trước đó, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên từ năm 2011 về trước chưa
được triển khai một cách đồng bộ.
Nghị quyết Trung ương 3, Khóa XI ra đời với trọng tâm là tái cơ cấu
nền kinh tế, việc tái cơ cấu hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là các
NHTM mới được xác định một cách nghiêm túc, quyết liệt và có lộ trình cụ
thể. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
254/2012/QĐ - TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã tạo ra một hành lang rộng để xử lý
các ngân hàng yếu kém.



2

Thực tế, những bước đi đầu tiên của quá trình tái cơ cấu lại hệ thống
NHTM được bắt đầu từ cuối năm 2012 (07/6/2012) với việc hợp nhất 3 ngân
hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) là: NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank),
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và NHTMCP Sài Gịn
(SCB) với tên gọi mới là SCB và với sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV). Việc hợp nhất này được coi là bước “mở
đường” cho các vụ hợp nhất, sát nhập khác sẽ được tiến hành trong các năm
tiếp theo của lộ trình tái cơ cấu.
Báo chí với các chức năng cơ bản như: Chức năng thông tin, chức năng
tư tưởng, chức năng quản lý, giám sát xã hội và các chức năng khai sáng - giải
trí, ngay từ đầu đã tham gia thơng tin về chủ trương, nội dung Đề án tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng, giới thiệu sâu rộng tới mọi thành phần xã hội để tạo
sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện chủ trương này, đồng thời thực hiện
chức năng phản biện xã hội, chuyển tải các ý kiến của công chúng, của các
chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu nhằm cung cấp đầy đủ thông tin nhiều
chiều cho Chính phủ cũng như các cơ quan tổ chức thực hiện có hiệu quả lộ
trình tái cấu trúc.
Chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được dư luận rộng rãi ủng
hộ, bởi thế, khơng có lý gì mà báo chí lại đứng ngồi cuộc. Thời gian qua, báo
chí đã tích cực tham gia, mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục mới về
các hoạt động ngân hàng, với thông tin dày dặn, đa chiều và hiệu quả về nội
dung Đề án tái cơ cấu các TCTD, trọng tâm là các NHTM, diễn biến quá trình
tái cơ cấu, những mặt được và chưa được của việc thực hiện tái cơ cấu
NHTM trong bối cảnh cịn bộn bề khó khăn hiện nay.
Bên cạnh đó, báo chí đã phản ánh những thơng tin, ý kiến đóng góp vào
nội dung Đề án, giải pháp thực hiện, kể cả những ý kiến trái chiều để góp
phần vào sự hồn thiện của Đề án này.



3

Trong quan hệ với các cơ quan của ngành ngân hàng, báo chí đóng vai trị
là một kênh thơng tin tham khảo. Báo chí, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình, chỉ đóng vai trị là người đưa thơng tin, định hướng dư luận, không
phải là cơ quan giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, chỉ với việc thông tin, tuyên
truyền đúng, đủ và có trách nhiệm về các chủ trương trong Đề án tái cơ cấu nền
kinh tế nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, báo chí đã góp phần khơng nhỏ
vào thành cơng bước đầu của lộ trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam.
Rất dễ để nhận ra, từ năm 2012 đến nay, sau gần 2 năm chính thức triển
khai đề án tái cơ cấu, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng
kể. Việc công khai các ngân hàng yếu kém, nếu trước đây là điều gần như
khơng thể, ln trong vịng bí mật, thì nay đã có sự minh bạch hơn, một phần
nhờ sự vào cuộc quyết liệt của báo chí. Những vụ đại án trong lĩnh vực ngân
hàng, trong đó liên quan trực tiếp đến tham nhũng, những yếu kém, nợ xấu,
đảo nợ, vấn đề sở hữu chéo, chạy đua lãi suất,… tại một số TCTD đã được
phanh phui trên mặt báo, góp phần cùng các cơ quan chức năng đưa vụ việc
ra ánh sáng.
Có lẽ trong lịch sử của ngành ngân hàng Việt Nam, ít thấy có giai đoạn
nào, các “sếp” ngân hàng lại bị vướng vòng lao lý nhiều như thời điểm này.
Những cái tên đình đám như: Nguyễn Đức Kiên (“sếp” Ngân hàng TMCP Á
Châu (ACB); rồi danh sách dài các lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Việt Nam (Agribank)… lần lượt bị bắt vì những yếu kém
trong quản lý, để thua lỗ, thất thoát tài sản XHCN. Góp phần phanh phui
những mặt yếu kém, những hành vi sai trái của các lãnh đạo ngân hàng này có
vai trị rất lớn của báo chí. Báo chí đã gián tiếp đóng góp vào việc làm trong
sạch, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, việc thơng
tin của báo chí về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay còn chưa được đa



4

chiều, đầy đủ và vì thế chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi. Một
trong những hạn chế mà chính Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nêu ra
là “báo chí làm khổ ngân hàng”. Có thể nhận xét này chưa hồn tồn đúng,
nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, việc xử lý mối quan hệ giữa ngân hàng với
các cơ quan báo chí chưa thực sự hiệu quả đã tác động lớn đến việc thông tin,
tuyên truyền, định hướng dư luận về vấn đề tái cơ cấu ngân hàng theo chủ
trương của Đảng, Nhà nước.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, do hạn chế chủ quan của nhà báo, do
quan điểm chỉ đạo chưa nhất quán của tịa soạn, nên việc thơng tin về tái cơ
cấu hệ thống NHTM cịn chưa thực sự có chủ đích rõ ràng, chưa đảm bảo tính
định hướng về các nội dung cần tun truyền trong lộ trình tái cơ cấu. Khơng
ít trường hợp, người viết bài về lĩnh vực ngân hàng chưa có kiến thức đủ để
chuyển tải đúng, đủ vấn đề mình viết nên chưa tạo ra hiệu quả thực sự trong
việc định hướng dư luận, chưa đạt hiệu quả thơng tin báo chí.
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài "Thông tin về tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trên báo in" sẽ làm rõ
hơn vai trị của báo chí với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vốn đang được
đặt ra hết sức bức thiết hiện nay. Bên cạnh việc biểu dương những đóng góp
tích cực của báo chí vào kết quả thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đề
tài nghiên cứu cũng sẽ tập trung làm rõ những điểm chưa phù hợp, những mặt
còn hạn chế trong cơng tác tun truyền của báo chí nói chung và báo in nói
riêng về việc tái cơ cấu hệ thống NHTM - một lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, giới học giả, chuyên gia, những người làm cơng
tác báo chí đã có một số cơng trình nghiên cứu, bài viết về vai trị của báo chí

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nền kinh tế nói riêng. Đó có


5

thể là những cơng trình, bài viết đã được cơng bố, đăng tải; có thể là những
cơng trình cịn đang nghiên cứu, tìm tịi tư liệu.
Tuy nhiên, có thể thấy các đề tài nghiên cứu trực tiếp về vai trò báo chí
trong lĩnh vực kinh tế chưa nhiều. Đáng chú ý nhất có cuốn “Vai trị của báo
chí trong phát triển doanh nghiệp” của tác giả Phạm Thắng - Hoàng Hải.
Đây là một cơng trình nghiên cứu quy mơ và chất lượng về vai trị của báo chí
đối với sự phát triển của doanh nghiệp (DN) nói chung, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu
tập trung nghiên cứu về sự phát triển của DN nói chung, vai trị của báo chí
đối với sự phát triển DN mà chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực ngân hàng.
Với đề tài về tái cơ cấu hệ thống NHTM, có Luận án “Cơ cấu lại Ngân
hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả
Cao Thị Ý Nhi” bảo vệ năm 2007 tại Học viện Ngân hàng. Đây là một luận
án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề cơ cấu lại hệ thống NHTM trong giai
đoạn 2000 - 2005, tầm nhìn đến 2010. Cơng trình nghiên cứu này đã hệ thống
hóa một cách khá đầy đủ các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, nguyên nhân
phải thực hiện cơ cấu lại NHTM, các giải pháp đặt ra… Tuy nhiên, đây là một
luận án kinh tế, đơn thuần là một cơng trình nghiên cứu về riêng lĩnh vực cơ
cấu lại NHTM, khơng liên quan đến báo chí, truyền thông nên sẽ chỉ được coi
là tài liệu tham khảo.
Có thể nói, yêu cầu tái cơ cấu hệ thống các TCTD, trọng tâm là các
NHTM hiện là vấn đề mới mẻ, vừa nảy sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế
-xã hội nên chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống về vấn
đề này.
Do vậy, để bắt tay vào nghiên cứu đề tài, người viết sẽ phải tham khảo

từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ sách tham khảo nghiệp vụ báo chí,
những tờ báo chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho đến khảo sát
thực tiễn.


6

Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả đã nghiên cứu,
tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài, gồm có:
* Tài liệu nghiên cứu trong nước, gồm:
- Tài liệu về báo chí:
Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về các chức năng cơ bản của báo chí - cơ sở
nền tảng cho mọi cơng trình nghiên cứu về trong lĩnh vực báo chí - phải kể đến
cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, NXB Văn hóa - Thơng
tin, Hà Nội, 1999. Đây được coi giáo trình căn bản của nghề báo; được xem là
“ý thức triết học” của hoạt động báo chí truyền thơng, những nền tảng lý thuyết
của cuốn sách sẽ là nền tảng chắc chắn cho các học phần lý thuyết lẫn chuyên
ngành chuyên sâu trong chương trình đào tạo báo chí truyền thơng.
Cuốn “Báo chí truyền thơng hiện đại” của tác giả Nguyễn Văn Dững,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010. Đây là cuốn sách cung cấp những
những khái niệm cơ bản về hoạt động báo chí truyền thơng hiện đại. Trên nền
tàng lý luận cơ bản, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã triển khai nhiều vấn đề
đặc thù của báo chí truyền thơng hiện nay. Bằng những ví dụ thực tiễn gần
gũi, số liệu thống kê mới cập nhật, tác giả đã dành trọn tâm huyết để chia sẻ
với các thế hệ nhà báo, những người học báo, nghiên cứu báo chí những điều
“gan ruột” của mình về báo chí hiện đại.
Cuốn “Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội” của TS.
Đỗ Chí Nghĩa, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách khái quát
và làm rõ về mặt lý luận vai trò, chức năng và mối quan hệ mật thiết giữa báo
chí và dư luận xã hội, thơng qua những đánh giá của Đảng, Nhà nước và khảo

sát quan điểm, nhận thức của các nhà báo về vai trò định hướng dư luận xã
hội của báo chí. Thực trạng vai trị định hướng dư luận xã hội của báo chí
Việt Nam hiện nay được tác giả xét đến ở khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin
- nhận thức của công chúng, mức độ và lý do tin tưởng vào thông tin và mức


7

độ tác động của báo chí đến dư luận xã hội. Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả định hướng dư luận xã hội của báo chí Việt Nam.
Cuốn “Báo chí trong cơ chế thị trường” của tác giả Grabennhicốp,
NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004. Đây là cuốn sách tham khảo nghiệp vụ được
dịch bởi Lê Tân Hằng, Ngữ Phan, Đới Thị Kim Thoa. Nội dung cuốn sách đề
cập đến những đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị trường; những
phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên
trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa ban biên tập và
độc giả- khán, thính giả; quy trình tổ chức xuất bản báo; những thể loại báo
chí… Những vấn đề được trình bày trong cuốn sách khá chi tiết, cụ thể và là
những kiến thức nghiệp vụ làm báo rất cơ bản, cần thiết.
- Tài liệu về ngân hàng thương mại:
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 20112015”: Mục tiêu của đề án nhằm cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ
thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn,
hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả
năng trạnh canh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng
tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh
tế. Đề án cũng nêu rõ, nâng cao vai trị, vị trí chi phối của các ngân hàng
thương mại nhà nước; bảo đảm các ngân hàng thương mại nhà nước thật sự là
lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mơ lớn,
hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh

tranh trong nước và quốc tế.
“Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012”, NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2012. Đây là cuốn sách do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và
Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN)


8

thực hiện; Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành. Cuốn sách gồm 7 chương, trong
đó chương 4 là “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại: Những vấn đề
cần làm rõ” đặc biệt nêu những ấn số cần làm rõ trong quá trình tái cơ cấu hệ
thống NHTM Việt Nam.
“Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nên đặt trọng tâm vào sự phát
triển bền vững”, tác giả Nguyễn Thị Mùi. Đây là một bài nghiên cứu trong
đó tác giả khẳng định “nền kinh tế của quốc gia khó có thể phát triển ổn định
và lành mạnh khi hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều bất ổn và hoạt động kém
hiệu quả. Vì thế việc tái cấu trúc nên đặt trọng tâm vào tính hiệu quả và sự
phát triển bền vững của hệ thống. Chúng tơi đồng tình với ý kiến cho rằng
“Không phân biệt qui mô của ngân hàng, quan trọng nhất là ngân hàng đang
tồn tại phải hoạt động an tồn, lành mạnh và có hiệu quả”
* Tài liệu nghiên cứu của nước ngoài:
Bên cạnh việc nghiên cứu các tài liệu trong nước như đã kể trên, tác giả
cũng sẽ tập trung tìm hiểu các tài liệu về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trên
thế giới. Đặc biệt là tìm hiểu về việc tái cơ cấu ngân hàng ở một số nước: Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc… vai trò của truyền thông đối với việc thực hiện tái cơ cấu
ngân hàng ở các nước đó.
Về tái cơ cấu ngân hàng tại Hàn Quốc, có tài liệu “Kinh nghiệm tái cơ
cấu tài chính ở Hàn Quốc”, nguồn tin: Bộ Tài chính, được đăng tải trên
Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu Lập pháp. Nội dung tài liệu này gồm
4 phần: 1/ Các nguyên tắc cơ bản; 2/ Các nội dung cơ bản của q trình tái cơ

cấu tài chính Hàn Quốc; 3/ Những thay đổi trong số lượng các thể chế tài
chính; 4/ Số liệu huy động và phân phối sử dụng của các quỹ công.
Tài liệu “Sở hữu chéo và mơ hình kim tự tháp trong chaebol Hàn
Quốc và bài học cho Việt Nam” của ThS Trần Nguyên Nam; Trịnh Thanh
Huyền; Lê Thị Thủy Vân, Viện Khoa học Tài chính - Bộ Tài chính. Nội dung


9

tài liệu gồm 3 phần: 1/ Mơ hình hoạt động của các cheabol Hàn Quốc; 2/ Mối
quan hệ sở hữu chéo trong các Cheabol Hàn Quốc; 3/ Những hạn chế của mơ
hình cheabol Hàn Quốc và vấn đề đặt ra cho Việt Nam. (cheabol Hàn Quốc
tương tự như các Tập đồn nhà nước ở Việt Nam).
Tài liệu “Nợ khó địi trong ngành ngân hàng Trung Quốc - một số
liên hệ với Việt Nam” của TS. Phan Minh Ngọc, Khoa Kinh tế - Đại học
Kyushu, Nhật Bản, Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 2 tháng 1/2007. Nội dung
bài viết phản ánh tình trạng nợ khó địi trong ngành ngân hàng Trung Quốc,
kinh nghiệm xử lý vấn đề này của Trung Quốc. Từ đó tác giả liên hệ đến thực
tiễn xử lý nợ xấu, nợ khó địi tại Việt Nam.
Tài liệu chun khảo “Cơ cấu thị trường tài chính châu Á” của Vụ
Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nội dung
tài liệu gồm: 1/ Tổng quan cơ cấu thị trường tài chính châu Á; 2/ Cơ cấu thị
trường tài chính: Kinh nghiệm quốc tế…
Việc nghiên cứu tài liệu của tác giả chỉ với mục đích tham khảo, để từ
đó xác định rõ hướng nghiên cứu, triển khai đề tài của mình một cách mới mẻ
hơn, khơng trùng lắp. Đương nhiên, đề tài nghiên cứu này sẽ kế thừa những
nghiên cứu đã có trước đó nhưng sẽ làm sâu hơn, để có một cơng trình nghiên
cứu mới mẻ, có những kiến thức thực tiễn, hy vọng có thể trở thành tài liệu
được sử dụng trong hoạt động thực tiễn ở một số cơ quan báo chí trong việc
thơng tin về lĩnh vực kinh tế nói chung, về tái cơ cấu ngân hàng nói riêng.

Ngồi ra, các thơng tin từ thực tế như: khảo sát tại chính các cơ quan
báo chí (cụ thể là tại 3 tờ báo, tạp chí: Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí
Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng); làm việc với các ngân hàng, phỏng vấn
các chuyên gia kinh tế, chuyên gia ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng, phóng
viên mảng kinh tế, ngân hàng…. chính là nguồn thơng tin quan trọng nhất để
hồn thành đề tài nghiên cứu “Thơng tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay trên báo in”.


10

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về việc thông tin tái cơ cấu hệ
thống NHTM Việt Nam trên báo in hiện nay, đề tài này đánh giá những thành
công, hạn chế của thông tin báo chí về tái cơ cấu NHTM, từ đó đề xuất các
giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thông tin trên báo chí một cách thiết
thực nhất, đúng định hướng và đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trị, nhiệm vụ thơng tin tun
truyền của báo chí đối với tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin về tái cơ cấu hệ thống NHTM
trên báo chí trong thời gian qua (Cụ thể sẽ khảo sát trên Tạp chí Ngân hàng,
Thời báo Ngân hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam).
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thơng tin trên báo
chí về tái cơ cấu hệ thống NHTM, góp phần lành mạnh hóa hệ thống các
TCTD Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông tin trên báo in về tái cơ cấu hệ

thống NHTM Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát tin, bài đã đăng trên Tạp chí Ngân hàng; Thời
báo Ngân hàng; Thời báo Kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng
01/2013 đến tháng 12/2013.
Tác giải chọn 3 tờ báo, tạp chí trên để nghiên cứu, khảo sát là vì:
+ Tạp chí Ngân hàng: Là tờ tạp chí chuyên ngành, sẽ chuyên sâu
nghiên cứu các vấn đề lí luận ngân hàng, trong đó có vấn đề tái cơ cấu hệ


11

thống ngân hàng hiện nay. Tạp chí đề cập đến các vấn đề lý luận của hoạt
động ngân hàng cũng như các vấn đề liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống
NHTM Việt Nam.
+ Thời báo Ngân hàng: Là tờ báo chuyên ngành về ngân hàng, phản
ánh sâu về hoạt động ngân hàng, trong đó có những diễn biến xung quanh lộ
trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Ở tờ báo này, thông tin
về hoạt động ngân hàng là chủ yếu. Nó sẽ là cơ sở để tác giả soi chiếu về việc
thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trên những tờ báo khác.
+ Thời báo Kinh tế Việt Nam: Là một trong những tờ báo kinh tế hàng
đầu Việt Nam hiện nay, dành nhiều diện tích, chun mục thơng tin về tài
chính, ngân hàng. Nghiên cứu, khảo sát tờ báo này không chỉ cho tác giả thấy
những vấn đề của riêng lĩnh vực ngân hàng mà của cả nền kinh tế Việt Nam
và thông tin về tái cơ cấu ngân hàng trong tổng thể thông tin về các vấn đề
kinh tế khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

các văn kiện của Đảng và Nhà nước về vai trị của báo chí trong đời sống kinh
tế - xã hội; các tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý luận báo chí; hệ thống hóa các
khái niệm, các vấn đề kinh tế có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng: Thống kê, tổng hợp, mã hóa các nội dung
thơng điệp truyền thơng, cụ thể là các tin, bài báo liên quan trong thời gian
diễn ra vấn đề tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam theo Đề án tái cơ cấu đã
được phê duyệt.


12

- Phương pháp định tính: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn các
chuyên gia ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng về thơng tin trên báo chí với vấn
đề tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay; phỏng vấn một số nhà báo
viết về ngân hàng; phỏng vấn người dân về việc nắm bắt thông tin về tái cơ
cấu ngân hàng qua báo chí.
6. Đóng góp mới của đề tài
Là một trong những luận văn báo chí đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
đề tài thông tin về tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay trên báo in, luận văn
làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá, phân thích thực trạng để từ đó rút ra những
kinh nghiệm để báo chí nói chung, báo in nói riêng thơng tin hiệu quả hơn,
góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu hệ thống
các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 mà Chính phủ đã đề ra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin về kinh tế nói chung, lĩnh vực ngân
hàng nói riêng … cho sinh viên báo chí.
Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thơng tin về tái cơ cấu

hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nâng cao hiệu quả của việc thông tin về tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam
trên báo chí trong giai đoạn tới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí về cách
thơng tin trên báo chí về lộ trình tái cơ cấu hệ thống NHTM nói riêng, cũng
như thơng tin và lĩnh vực ngân hàng nói chung.
8. Cấu trúc của ḷn văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài bao
gồm 3 chương, 22 tiết:


13

Chương 1: Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay trên báo in: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay trên báo in.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng thông tin trên báo in về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam hiện nay.


14

Chương 1
THÔNG TIN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN BÁO IN:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Thông tin
Từ điển tiếng Việt thông dụng giải thích: Thơng tin là tin tức về các sự
kiện diễn ra trong thế giới xung quanh {40}

Theo từ điển Larouse: (1) Thơng tin là những tri thức có thể được
mã hóa để bảo quản, để xử lý hoặc để truyền đạt; (2) Thông tin là tin
tức được thông báo qua một hãng báo chí, một tạp chí, đài phát thanh
hoặc truyền hình {52}.
Trong từ điển Oxford xuất bản 1995, thông tin được định nghĩa là
những sự thực được kể, được nghe hoặc được phát hiện về ai đó hoặc cái
gì đó {44}.
Từ điển tiếng Nga của S.I.Ơ Giê Gốp, tiếng Nga, Nxb Matxcơva,
1975, định nghĩa: Thông tin là những tri thức về thế giới xung quanh và
những diễn biến trong các quá trình của chúng ta, được nhận thức bởi
con người hay tổ chức chuyên môn: Thông tin là thơng báo về tình hình
một việc gì đó hoặc trạng thái một cái gì đó. {53}
1.1.2 Báo in
Theo tài liệu Cơ sở lý luận báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững:
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh
và các ngơn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát
hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ cơng chúng - nhóm đối nào đó với
mục đích nhất định. {101}


15

1.1.3 Tái cơ cấu ngân hàng
Tái cơ cấu là quá trình thay đổi, sắp xếp, tổ chức lại một lĩnh vực nào
đó; qua đó thay đổi cơ cấu hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và
củng cố sức mạnh, tăng cường vị thế của ngành nghề, lĩnh vực đó cho phù

hợp với yêu cầu thực tế.
Theo đó, tái cơ cấu ngân hàng là quá trình thay đổi, sắp xếp, tổ chức lại
lĩnh vực ngân hàng, qua đó thay đổi cơ cấu hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động và củng cố sức mạnh, tăng cường vị thế của các ngân hàng cho phù
hợp với yêu cầu thực tế.
Khi các ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mô hình, cơ cấu tổ chức
của ngân hàng khơng cịn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu cao của nền
kinh tế hoặc đang bị áp lực cạnh tranh, hội nhập… địi hỏi NHTM phải cơ cấu
lại ngân hàng mình.
Tái cơ cấu bao gồm cơ cấu về tài chính, cơng nghệ, mạng lưới, quản trị
điều hành, tổ chức, nhân lực…. hoặc có khi chỉ là một nội dung trong số đó.
1.1.4 Ngân hàng thương mại
Theo WordBank: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ
yếu dưới dạng khơng kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo
ngắn hạn (tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm).
Theo GS. Peter S.Rose: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn. Và cũng thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo luật pháp nước Mỹ: “Bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền
gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay
bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay
thương mại sẽ được xem là một Ngân hàng”


16

Theo luật 6-41 của Pháp: “Những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề
thường xun nhận của cơng chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức
khác các số tiền mà họ dùng vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài

chính thì được coi là Ngân hàng”
Theo quy định tại Điều 20, Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa X thơng qua: “Ngân
hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách và các loại hình ngân
hàng khác”;“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng só tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”…
Từ những định nghĩa khác nhau trên về ngân hàng có thể rút ra: NHTM
là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt - đó là tiền tệ, tín
dụng và thanh tốn. Đây là một loại hình DN cung cấp danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
1.2 Những nội dung cơ bản của Đề án “Cơ cầu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”
Tiếp theo việc thực thi Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi (có hiệu lực
năm 2011), vào đầu năm 2012 hệ thống các NHTM Việt Nam bắt đầu quá
trình tái cơ cấu theo Đề án mới được ban hành (Quyết định số 254/QĐ-TTg,
ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tính dụng giai đoạn 2011 - 2015”). Đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến
năm 2020 và mục tiêu cụ thể đến 2015, xác định rõ những quan điểm, định


17

hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD)
Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015.

Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành hai nhóm đối
tượng: NHTMNN và NHTMCP, trong đó NHTMCP được chia thành 3 nhóm:
Nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và
nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó Đề án cũng đưa ra các định hướng
và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng.
1.2.1 Các giải pháp thực hiện tái cơ cấu
Các nhóm giải pháp chính định hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
được đưa ra trong đề án tái cơ cấu các TCTD bao gồm: (i) Định hướng và giải
pháp cơ cấu lại NHTMNN; (ii) Định hướng và giải pháp cơ cấu lại các
NHTMCP, cơng ty tài chính, các TCTD nước ngồi, cơng ty cho th tài
chính; (III) Định hướng và giải pháp củng cố phát triển quỹ tín dụng nhân dân
và tổ chức tài chính vi mơ; (iv) Định hướng và giải pháp cơ cấu lại các TCTD
nước ngồi.
Các nhóm giải pháp được áp dụng cho từng nhóm các TCTD trong đề
án cơ cấu khác nhau, tương ứng với thực trạng hoạt động của từng nhóm. Đối
với nhóm các NHTMCP, các cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, các
giải pháp bao gồm tái cơ cấu TCTD lành mạnh, các TCTD thiếu thanh khoản
tạm thời, các TCTD yếu kém (thông qua tập trung hỗ trợ thanh khoản, sáp
nhập, hợp nhất, mua lại; cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của TCTD;
làm sạch và cơ cấu lại bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh).
1.2.2 Lộ trình tái cơ cấu
Lộ trình thực hiện Đề án được chia làm 4 giai đoạn:
Năm 2011- 2012: Tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động,
chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại
TCTD; xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và TCTD


18

khác; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các

TCTD; hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các
NHTMNN (trừ Agribank); triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD;
tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ
thống quản trị.
Sau 2 năm, dự kiến khả năng chi trả của toàn hệ thống các TCTD về cơ
bản được bảo đảm, đồng thời xác định kiểm sốt được tình hình của TCTD yếu
kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.
Năm 2013: Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt
động NH; tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, bao gồm
xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ; triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;
hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của NHTMCP yếu kém;
hồn thành cơ cấu lại các cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính.
Sau 2013, nguy cơ đổ vỡ hệ thống các TCTD được loại bỏ, các TCTD
yếu kém được xử lý về cơ bản. Kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng
được lập lại và củng cố.
Năm 2014: Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của các TCTD; các
TCTD đấp ứng đầu đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn
hoạt động NH theo quy định pháp luật; tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và
quản trị; tiếp tục sáp nhập và hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.
Đến năm 2015: Hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị; tài chính
và hoạt động kinh doanh được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; hệ
thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng. Các TCTD đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.
Ở đây, tác giả khảo sát thông tin về tái cơ cấu ngân hàng trên báo in, từ
tháng 1/2013 - 12/2013, tương đương với giai đoạn 2 của lộ trình tái cơ cấu
các TCTD.


19


1.3 Thông tin về tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam trên
báo in.
1.3.1 Nội dung thông tin về tái cơ cấu ngân hàng thương mại trên
báo in
Báo in với những thế mạnh của mình về khả năng thơng tin, phân tích,
giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với
độ tin cậy cao… đã có nhiều lợi thế trong việc thơng tin về tái cơ cấu ngân
hàng - vốn là một chủ đề khó, cần những luận giải sâu sắc để làm rõ vấn đề.
Trên cơ sở lý thuyết thông tin của báo in và đề án tái cơ cấu NHTM, có
thể xác định nội dung thơng tin về tái cơ cấu NHTM trên báo in gồm những
vấn đề sau:
- Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ
cấu hệ thống NHTM Việt Nam: Đây là nội dung được các báo khá quan tâm
trong giai đoạn đầu tiên triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Nhìn
chung tin bài trên các báo đã bám sát, phản ánh trung thực, khách quan các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tài cơ cấu ngân hàng.
- Thơng tin về khó khăn vướng mắc trong thực hiện tái cơ cấu hệ thống
NHTM Việt Nam: Nội dung này chiếm số lượng không nhiều nhưng cơ bản đã
chỉ ra được những khó khăn cụ thể nhất, những vướng mắc vừa mang tính hệ
thống, vừa mang tính sự vụ của ngân hàng.
- Thơng tin về những sai phạm của ngân hàng và đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch: Đây là nội dung quan trọng nhưng chưa được
các báo quan tâm đúng mức.
- Thông tin về triển khai thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
thương mại để đạt hiệu quả hơn: Nội dung này chiếm đa số trên các báo khi
thông tin về vấn đề tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2012 - 2013. Rất nhiều tin,
bài trên các báo đã xoáy vào các vấn đề lớn, trọng tâm của tái cơ cấu ngân
hàng như: xử lý nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo…



20

- Thơng tin, giới thiệu những điển hình tiên tiến trong lĩnh vực ngân
hàng: Số lượng tin bài phản ánh nội dung này trên các báo thời gian qua chưa
nhiều, chủ yếu là các tin ngắn, thông báo về kết quả hoạt động của ngân hàng
nào đó, hoặc một vụ mua bán, sát nhập ngân hàng đã diễn ra thành cơng…
1.3.2 Hình thức thơng tin về tái cơ cấu ngân hàng thương mại trên
báo in
Theo quan điểm duy vật biên chứng, nội dung và hình thức ln gắn bó
với nhau trong một thể thống nhất. Khơng có hình thức nào tồn tại thuần tuý
không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng khơng có nội dung nào lại khơng
tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó. Hình thức
do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại nội dung. Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì
hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, bao gồm hai yếu tố nội dung và
hình thức, chúng có mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, chi phối nhau
tạo nên hiệu quả thông tin. Tác phẩm báo chí được hiểu khơng phải chỉ bó
hẹp trong một bài báo, mà rộng hơn, đó là cả trang báo, số báo, tờ báo,
chuyên mục.
Các yếu tố cấu thành hình thức thơng tin bao gồm hình thức bên trong
đó là các thể loại báo chí, thơng qua phương pháp kết cấu, bố cục, sử dụng
các phương tiện và biện pháp tu từ... Hình thức bề ngồi tác phẩm báo chí
được biểu hiện qua màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu chữ, thông qua thiết kế
mỹ thuật và tổ chức chuyên trang, chun mục.... Ngồi ra, hình thức tác
phẩm báo chí còn được bộc lộ qua việc sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật
làm báo khác.
Khi thực hiện nhiệm vụ thông tin về tái cơ cấu ngân hàng, báo in đã
vận dụng khá linh hoạt các hình thức thơng tin khác như như: Đưa tin thường



21

xuyên về tái cơ cấu; Tạo diễn đàn để giới thiệu về thực hiện tái cơ cấu ngân
hàng; Thực hiện các bài phân tích chuyên sâu, các bài phỏng vấn liên quan
đến nội dung tái cơ cấu ngân hàng; thực hiện các bài bình luận, định hướng về
tái cơ cấu ngân hàng…
Hình thức thơng tin bằng cách tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản
lý, các lãnh đạo ngân hàng cùng bàn luận một vấn đề, khía cạnh nào đó trong
việc triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHTM được đánh giá là mang lại
hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên Việt Nam thực hiện lộ trình tái cơ cấu các
TCTD. Sở dĩ như vậy bởi hình thức thông tin này sẽ tạo ra các thông tin đa
chiều, khách quan về một vấn đề nào đó, từ đó cho độc giả có cái nhìn đa diện
hơn, có điều kiện được hiểu sâu hơn ngóc ngách của một vấn đề nào đó.
Việc tạo diễn đàn, lựa chọn các nhân vật tham gia diễn đàn, để các diễn
giả bình luận, góp ý chính sách về tái cơ cấu ngân hàng cịn là cách thơng tin
thể hiện quan điểm của tờ báo về một vấn đề, một chính sách nào đó mà dư
luận đang quan tâm. Đây cũng là cách gián tiếp để chuyển tải ý kiến bình
luận, góp ý chính sách của các chuyên gia đến các cơ quan quản lý.
Hình thức thơng tin bằng cách thực hiện các bài phỏng vấn quan chức,
chuyên gia, nhà quản lý… về lĩnh vực ngân hàng cũng được sử dụng nhiều
đối với báo in. Việc sử dụng hình thức thơng tin này có ưu điểm khơng chỉ tạo
ra sự khách quan trong việc thông tin các vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực
ngân hàng, mà còn tranh thủ được các ý kiến, quan điểm, các khuyến nghị của
nhà quản lý, chuyên gia trong việc triển khai đề án tái cấu trúc ngân hàng.
Hình thức thơng tin bằng các bài bình luận định hướng về vấn đề ngân
hàng trên báo in chưa được quan tâm đúng mức. Đây vốn là thế mạnh của báo
in trong việc thơng tin sâu, thể hiện góc nhìn mới, sắc sảo so với một số các
phương tiện truyền thơng đại chúng khác như: truyền hình, báo điện tử… Tuy

nhiên thời gian qua, báo in gần như không sử dụng hình thức thơng tin này.


22

Hạn chế này cần được nhìn nhận, đánh giá đúng mức để rút kinh nghiệm
trong công tác thông tin tuyên truyền nói chung, thơng tin về tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng nói riêng trong giai đoạn tới.
1.3.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả thông tin về tái cơ cấu
NHTM trên báo in
Theo từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 1993 thì
“tiêu chí là các tính chất, tiêu chuẩn, dấu hiệu để dựa vào mà phân biệt một
vật, một khái niệm, hoặc để phê phán, đánh giá một vấn đề nào đó”. {819}
Theo đó, tiêu chí để đánh giá chất lượng hiệu quả thơng tin về tái cơ
cấu NHTM trên báo in sẽ căn cứ vào nội dung thơng tin, hình thức thơng tin,
số lượng thông tin, chất lượng thông tin về tái cơ cấu NHTM. Đặc biệt tác
động xã hội của thông tin trên báo in về vấn đề tái cơ cấu NHTM là tiêu chí
quan trọng nhất đề đánh giá chất lượng, hiệu quả thông tin trong lĩnh vực này.
Số lượng thông tin về tái cơ cấu NHTM: Có thể thấy, vấn đề thông tin
về tái cơ cấu hệ thống NHTM trên báo in thời gian qua đã được chú trọng.
Các báo, tạp chí cơ bản đã thơng tin đúng, đủ, kịp thời các vấn đề liên quan
đến thực hiện tái cơ cấu ngân hàng. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu tiên thực hiện
theo Đề án tái cơ cấu ngân hàng, thì vấn đề nợ xấu, xử lý nợ xấu, vấn đề
thành lập công ty xử lý nợ xấu, việc mua bán, sáp nhập ngân hàng nổi lên
hàng đầu. Đây cũng là nội dung được các báo tập trung khai thác, thông tin
đầy đủ các vấn đề liên quan đến độc giả. Do đó, báo chí nói chung, báo in nói
riêng bước đầu đã góp phần thơng tin kịp thời những chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về vấn đề tái cơ cấu ngân hàng đến độc giả.
Về chất lượng thông tin: Chất lượng tin bài về tái cơ cấu hệ thống
NHTM nhìn chung đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ

thơng tin định hướng dư luận xã hội. Do các báo thông tin thường xuyên, bám
sát diễn biến cũng như các sự kiện nảy sinh trong quá trình triển khai thực


23

hiện tái cơ cấu ngân hàng nên công chúng bước đầu đã có được hình dung cơ
bản về chủ trương tái cơ cấu NHTM của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, việc thường xuyên tạo các diễn đàn để các chuyên gia, nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, các lãnh đạo ngân hàng cũng như giới luật sư và cả
người dân tham gia góp ý, phản biện chính sách về tái cơ cấu ngân hàng... đã
góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngân hàng nhanh, đúng hướng, thu
được những kết quả nhất định.
Tác động xã hội: Mặc dù thông tin trên báo in về tái cơ cấu hệ thống
NHTM đã được chú trọng, số lượng tin bài tương đối nhiều, các chuyên mục
về ngân hàng được mở nhiều hơn… nhưng đánh giá khách quan, thông tin tái
cơ cấu hệ thống NHTM trên báo in đã thực sự hiệu quả hay chưa vẫn chưa thể
kết luận là “hiệu quả”. Trên thực tế, từ khảo sát trên báo cho đến thăm dò ý
kiến độc giả đều cho thấy kết luận: “thông tin trên báo in về tái cơ cấu ngân
hàng còn rời rạc, đơn lẻ, chưa thực sự tạo được hiệu ứng lan truyền”. Nhiều
người chưa hiểu thế nào là tái cơ cấu, tái cơ cấu ngân hàng để làm gì…
Hạn chế này là điều cần được làm rõ và khắc phục sớm để việc thông tin
về tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thông tin
về tái cơ cấu ngân hàng thương mại trên báo in
Từ cơ sở lý thuyết về thông tin trên báo in về tái cơ cấu hệ thống các
NHTM, có thể nhận thấy chất lượng, hiệu quả thông tin về tái cơ cấu hệ thống
NHTM trên báo in chịu sự tác động của các yếu tố sau:
Trình độ, năng lực phóng viên: Đây là yếu tố đầu tiên, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng, hiệu quả của tác phẩm báo chí. Phóng viên là người trực

tiếp thực hiện các đề tài, triển khai các bài viết dưới sự chỉ đạo của ban biên
tập nên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một tác phẩm báo
chí có chất lượng hay khơng. Với phóng viên viết kinh tế, ngân hàng, ngoài


×