Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí “Nâng cao chất lượng lời bình phim tài liệu chính luận của đài PT TH TP cần thơ” (khảo sát 2013 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LỜI BÌNH PHIM TÀI LIỆU CHÍNH LUẬN
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Khảo sát năm 2013 và 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LỜI BÌNH PHIM TÀI LIỆU CHÍNH LUẬN
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Khảo sát năm 2013 và 2014)


Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC


CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn, với đề tài “Nâng cao chất lượng lời bình
phim tài liệu chính luận của Đài PT-TH Thành phố Cần thơ (khảo sát
2013-2014), là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng. Các số liệu và kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào
khác. Các thơng tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Cần Thơ, ngày 2 tháng 7 năm 2015
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ N VỀ CHẤT LƯỢNG LỜI BÌNH PHIM
TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH CHÍNH LUẬN


1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2. Vị trí, vai trị và tiêu chí đánh giá lời bình phim tài liệu chính luận
1.3. Mối quan hệ lời bình với các yếu tố khác trong phim tài liệu
chính luận
1.4. Phương thức tiếp cận viết lời bình phim tài liệu chính luận trên
truyền hình
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LỜI BÌNH PHIM TÀI LIỆU
CHÍNH LUẬN CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN

13
13
26
38
40
45

HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. Khái quát về Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ
2.2. Khảo sát lời bình phim tài liệu chính luận của Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ
2.3. Đánh giá chung
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG LỜI BÌNH PHIM TÀI LIỆU CHÍNH LUẬN
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

45
49
76
89


THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1. Những vấn đề đặt ra
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng lời bình trong phim tài liệu chính
luận truyền hình
3.3. Khuyến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

89
94
110
114
117
120


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast)

AHLLVTND

:


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

AHLĐ

:

Anh hùng lao động

Bộ TTTT

:

Bộ thông tin - truyền thông

DRT

:

Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng

ĐBSCL

:

Đồng bằng sơng cửu long

HTV

:


Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

LHTHTQ

:

Liên hoan truyền hình tồn quốc

NSUT

:

Nghệ sỹ ưu tú

PGS.TS

:

Phó Giáo sư. Tiến sĩ

PTL

:

Phim tài liệu

PT-TH

:


Phát thanh - Truyền hình

PV, BTV

:

Phóng viên, Biên tập viên

PTV

:

Phát thanh viên

QPAN

:

Quốc phòng - An ninh

TW

:

Trung ương

TNS

:


Nghiên cứu thị trường (Taylor Nelson Sofres)

THs

:

Thạc sĩ

TS

:

Tiến sĩ

THPT

:

Trung học phổ thông

THVL

:

Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long

THTPCT

:


Đài Phát thanh - Truyền hình TP. Cần Thơ

VTV

:

Truyền hình Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1:

Đánh giá nhà báo, cộng tác viên về vị trí của lời bình

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

trong phim tài liệu
Lý do cơng chúng thích các phim
Lý do thích lời bình các phim
Giải pháp nâng cao chất lượng lời bình
Yêu cầu người viết lời bình

Biểu đồ 1.1:

Đánh giá của cơng chúng về vai trị của lời bình trong
27


Biểu đồ 1.2:

phim tài liệu
Đánh giá công chúng về các yếu tố tác động đến chất

Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:

lượng lời bình
Chỉ số người xem phim tài liệu (TNS)
Đánh giá nội dung các phim (Điểm càng tiến dần đến

30
56

Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:

điểm 5 là phim càng hay)
Nhà báo, cơng chúng thích lời bình các phim
Đánh giá của nhà báo về các yếu tố tác động đến chất

53
56
66

Biểu đồ 2.5:

lượng lời bình

Đánh giá của nhà báo, công chúng về tác động của lời

Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.2:

bình đến chất lượng phim
Tỷ lệ nhà báo xem phim tài liệu
Lý do khơng thích phim
Tỷ lệ cơng chúng quan tâm đến lời bình

76
78
90
110

Sơ đồ 1.1:

Tiêu chí đánh giá chất lượng lời bình (lời bình hay)

30

26
54
57
95
97


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phim tài liệu xưa nay vốn là thế mạnh của truyền hình. Phim tài liệu
truyền hình khơng chỉ đơn thuần là để thơng tin sự thật, tiếp cận và phát hiện
bản chất sự vật, bày tỏ thái độ, quan điểm của tác giả mà cịn có thể là một
sản phẩm nghệ thuật làm cho tâm hồn bay bổng, làm rung động lịng người,
kích hoạt nguồn sáng tạo và trí tưởng tượng của con người, thi vị hóa cuộc
sống. Phim tài liệu, đặc biệt là phim tài liệu chính luận có khả năng truyền đạt
tư tưởng, nói rõ sự thật, vạch trần cái xấu, cái ác, biểu dương cái đẹp, cái tốt,
tiếp cận sự vật và chuyển tải thông điệp sinh động, mạnh mẽ. Phim tài liệu có
lịch sử phát triển từ rất lâu, nhưng nó chỉ thực sự rực rỡ từ khi truyền hình
phát triển, với hai lý do: Thứ nhất, đội ngũ làm phim tài liệu truyền hình ngày
càng đơng đảo, chun nghiệp và các thiết bị truyền hình được đầu tư cải tiến
hiện đại, đa chức năng, công nghệ tiên tiến giúp việc làm phim đễ dàng,
nhanh chóng với số lượng nhiều, sinh động và hiệu quả hơn. Thứ hai là đầu ra
dễ dàng tức được truyền bá rộng rãi trên sóng truyền hình cho hàng triệu
người xem cùng lúc và có thể phát lại nhiều lần, tại nhiều kênh, nhiều nơi
hơn. Điều đó cho thấy vai trị, vị trí của phim tài liệu truyền hình khơng nhỏ
chút nào trong cơ cấu chương trình của các Đài truyền hình, Đài Phát thanhTruyền hình (PT-TH) trong cả nước. Cho nên, cũng dễ hiểu vì sao trong
những năm gần đây, Đài nào cũng khôi phục, phát triển trở lại phim tài liệu.
Phim tài liệu còn được nhiều đài chọn làm một trong những khâu đột phá, đầu
tư, phát triển để trở thành thương hiệu của đơn vị mình, trong đó có Đài Phát
thanh-Truyền hình Thành phố Cần thơ (THTPCT). Từ chổ sản xuất một năm
chỉ 1 đến 2 phim tài liệu, chủ yếu là để mang tham dự Liên hoan truyền hình
tồn quốc (LHTHTQ), và mỗi tuần chỉ phát một phim, chủ yếu là phim của
các Đài bạn; thì từ năm 2013 trở đi, Đài chủ trương cho sản xuất nhiều lên và
phát sóng đều đặn mỗi ngày một phim (chính thức vào lúc 23h15 và phát lại


2

váo lúc 6h30 hôm sau). Hiện tại công chúng đã quen xem phim tài liệu của
Đài, thể hiện qua chỉ số người xem tăng dần, từ 0.2, 0.3 lên 0.9, thậm chí có
lúc 1.5 theo số liệu điều tra của Công ty nghiên cứu thị trường (TNS).
Khi chọn phim tài liệu, đặc biệt là phim tài liệu chính luận để làm một
trong những thể loại mở mũi xây dựng thương hiệu cho Đài, những người làm
nghề ở THTPCT suy nghĩ rất cặn kẽ bởi thấy rằng phim tài liệu hội đủ điều
kiện cần thiết để trở thành một trong những khâu đột phá; bởi nó có khả năng
thể hiện được trình độ, tầm tư duy, sức sáng tạo và những giá trị nghệ thuật
cao cùng bản sắc tâm hồn mà người làm truyền thông cần biểu đạt. Phim tài
liệu cũng có thể trở thành một trong những hình thức tun ngôn hữu hiệu
và tuyệt vời nhất của cơ quan truyền thơng, một biểu hiện của đẳng cấp,
bản lĩnh, tấm lịng và thiện chí trước cuộc sống, một cơng cụ sắc bén, đẹp
đẽ trong cuộc đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp. Song để khán giả chấp nhận
xem phim tài liệu của Đài, một trong những yếu tố hàng đầu là phải tính
đến việc nâng cao chất lượng phim. Sức hấp dẫn của một bộ phim được tạo
dựng từ rất nhiều yếu tố như: đề tài, chủ đề tư tưởng, thể loại, kịch bản, bố
cục, hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật dàn dựng, lời bình, giọng đọc, kết cấu,
màu sắc, phong cách của phim….Nhưng để nhìn một cách khái quát, người
làm nghề cũng như cơng chúng nói chung, quan tâm đầu tiên đến hai yếu
tố: hình ảnh và lời bình.
Lời bình có vị trí, vai trị rất là quan trọng, cùng với hình ảnh làm nên
chất lượng bộ phim. Lời bình khơng chỉ giải thích hình ảnh mà nó cịn có tác
dụng làm cho hình ảnh, ngơn ngữ đặc trưng nhất của tác phẩm truyền hình
bọc lộ hết giá trị của nó, thể hiện chủ đề, tư tưởng của phim, làm cho người
xem hiểu, tin và làm theo. Lời bình đơi lúc chỉ là nét chấm phá nhưng có thể
nâng cấp rõ rệt cho phim. Tuy nhiên, lời bình cũng có thể hủy hoại sự hấp dẫn
của phim nếu bình khơng đầy đủ, thiếu chính xác và bình cho thấy sự định
kiến của tác giả. Lời bình là một trong những vấn đề cốt lõi của phim tài liệu,



3
là yếu tố không thể thiếu được trong phim tài liệu, khơng phân biệt đó là phim
tài liệu nghệ thuật hay tài liệu chính luận. Chính bởi vậy, nâng cao chất lượng
phim tài liệu truyền hình, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là phải
nâng cao chất lượng lời bình.
Phim tài liệu truyền hình nói chung, của THTPCT nói riêng, trong
những năm gần đây có sự chuyển biến về chất, về mức độ hấp dẫn, nhưng đa
phần vẫn cịn hời hợt, ít gây chú ý, rất cần có một cú hích mạnh để tiến lên
phía trước. Cú hích đó chính là tạo điều kiện cho phim tài liệu phát triển và
đặc biệt là cho đội ngũ làm nghề thay đổi được nhận thức và thói quen cũ,
vươn lên mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, tận dụng tốt nhất thể loại truyền
thông này để phục vụ cuộc sống, phụng sự đất nước, dần dần biến phim tài
liệu thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của xã hội.
Trong 27 năm cơng tác tại THTPCT, tác giả có hai phần ba thời gian
cùng đồng nghiệp tác nghiệp trực tiếp, mà cơng việc chính là viết lời bình cho
các tác phẩm truyền hình, trong đó có phim tài liệu. Bằng tâm huyết của một
người làm nghề, luôn muốn cống hiến hết sức mình góp phần thúc đẩy sự
phát triển chung của Đài, cho phim tài liệu chính luận chất lượng hơn, hấp
dẫn hơn, có nhiều cơng chúng hơn. Mà muốn vậy thì việc làm trước hết và
quan trọng hàng đầu là phải nâng cao chất lượng lời bình. Vì lẽ đó mà tác giả
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng lời bình phim tài liệu chính luận của Đài
PT-TH TP. Cần thơ” (khảo sát 2013-2014) để nghiên cứu.
Nếu đề tài nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần làm cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc cải thiện chất lượng nội dung, phương thức thể hiện lời
bình; góp phần nâng cao chất lượng, tạo sức hấp dẫn cho phim tài liệu chính
luận của THTPCT; phát triển mạnh thể loại này trên sóng truyền hình, như
một hình thức tun ngơn, thể hiện đẳng cấp, bản lĩnh, tấm lịng và thiện chí
trước cuộc sống của tập thể cán bộ, viên chức THTPCT.



4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm tài liệu để thực hiện luận văn, tác giả thấy
có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Năm 2002, Viện nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh Việt Nam ấn hành tài
liệu nghiệp vụ “Kỹ thuật làm phim tài liệu” do Nguyễn Văn Tuấn, dịch từ văn
bản tiếng Nga của nhà đạo diễn điện ảnh Khiu Bedli. Sách gồm 335 trang,
giới thiệu quy trình sản xuất phim tài liệu, từ chuẩn bị kịch bản, kịch bản phân
cảnh, ý đồ bộ phim tương lai cho đến công đoạn quay phim, dàn dựng thành
bộ phim hồn chỉnh. Có thể nói, đây là tài liệu rất cần thiết cho đề tài nghiên
cứu; bởi phim tài liệu điện ảnh hay truyền hình cũng là hai loại hình có mối
quan hệ gần nhau. Phim tài liệu truyền hình ra đời trên nền tài liệu điện ảnh.
Nhưng sách mới dừng lại ở quy trình sản xuất phim nói chung, chưa đề cập
sâu đến lời bình, nên tài liệu chỉ có tác dụng bổ sung kiến thức chung về phim
tài liệu.
Còn trong tài liệu dành cho các lớp tập huấn ngắn hạn ở một số Đài PTTH địa phương, năm 2003, nhà biên kịch Trần Đức Tuấn, Hãng phim TFS,
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), người viết chỉ riêng
Mekong ký sự đã là 85/92 tập, biên soạn tài liệu “Đôi nét về phim ký sự”.
Trong đó, có “Một cái nhìn về phim tài liệu”, nêu vai trị, vị trí của phim tài
liệu trong cơ cấu phát sóng của các Đài truyền hình, cũng như sự cần thiết
phải phát triển loại hình này trong tương lai. Tập tài liệu cũng đã giúp cho tác
giả có một cái nhìn tổng quan về phim tài liệu, từ lịch sử ra đời, phát triển
phim; cùng các yếu tố tác động đến chất lượng phim tài liệu, đặc biệt là vai
trị của lời bình trong phim. Nhưng do là tài liệu soạn thảo dành cho các lớp
tập huấn ngắn hạn và phần nói về phim tài liệu dưới dạng phụ lục, chưa đề
cập sâu đến vấn đề tác giả nghiên cứu.
Ba tài liệu khác, hai của nhà biên kịch Nguyễn Hậu, nguyên giảng viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đăng trên Website daotao.vtv.vn, có nhan



5
đề “Các thể phim tài liệu” (bài 3) và “Lời bình trong phim tài liệu” (bài 14).
Và một của tác giả Bùi Quang Huy, chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Đồng Nai, một
cộng sự của HTV hơn 10 năm qua, với bài viết “Lời bình trong phim tài liệu
truyền hình”. Bài viết của hai tác giả gần như đồng quan điểm một lần nửa
khẳng định vị trí, vai trị và tác dụng của lời bình nhìn từ góc độ lý luận và
thực tiễn; cùng những yếu tố liên quan làm nên chất lượng bộ phim tài liệu
như: hình ảnh, giọng đọc, cách thể hiện lời bình. Hai bài viết dù rất cần thiết
cho quá trình bổ sung kiến thức, gần sát với đề tài của tác giả nghiên cứu,
nhưng do giới hạn của bài viết đăng trên trang thông tin điện tử và báo nên
chưa đủ dung lượng, đi sâu vào vấn đề luận văn nghiên cứu.
Năm 2004, Nhà xuất bản (Nxb) Thông tấn, Hà nội cho ấn hành quyển
sách, có tựa đề “Báo chí truyền hình”, tập 2, nằm trong bộ sách tham khảo
nghiệp vụ gồm 14 cuốn, do Đào Tấn Anh dịch từ nguyên bản tiếng Nga của
nhóm tác giả G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki. Tập 2 cuốn sách
gồm 5 chương, tập trung giới thiệu các thể loại báo chí truyền hình; các
nghiệp vụ nhà báo trong truyền hình; những ngun tắc đạo đức trong báo chí
truyền hình; các phương pháp nghiên cứu xã hội học về khán giả truyền hình
và nhà báo với chiếc camera ghi hình. Trong đó, ở chương 1, phần nói về các
thể loại báo chí, tác giả dành riêng bảy trang để nói về phim tài liệu truyền
hình. Đây cũng là một trong những nội dung rất cần thiết cho đề tài nghiên
cứu của tác giả. Nhưng tìm nội dung liên quan, sát hợp hơn với đề tài thì sách
vẫn chưa đề cập tới.
Một cơng trình nghiên cứu khác mà tác giả đã tìm thấy, đó là luận văn
“Phong cách chính luận báo chí của Quang Lợi”, của học viên Nguyễn Văn
Bình, đã bảo vệ thành công tốt nghiệp Thạc sỹ, chuyên ngành Báo chí học
vào năm 2005. Trên cở sở lý luận và thực tiễn, cùng với khảo sát, phân tích
một số tác phẩm của Quang Lợi, tác giả Nguyễn Văn Bình đã chỉ ra phong
cách của nhà báo chuyên viết các tác phẩm chính luận. Xét về mặt lý luận,



6
luận văn giúp tác giả có cái nhìn cận cảnh hơn của phong cách chính luận.
Song, do đây là đề tài nghiên cứu phong cách viết báo của một nhà báo cụ thể
và chủ yếu phân tích phong cách nhà báo Quang Lợi qua các bài viết xã luận,
phóng sự trên báo in, nên cũng cần, nhưng lại còn xa với đề tài mà tác giả
nghiên cứu.
Một học viên khác là Bùi Thị Thủy, năm 2006, cũng đã bảo vệ thành
công luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ, chuyên ngành Báo chí học, với đề tài
“Phim tài liệu chân dung truyền hình”. Luận văn đã cung cấp những vấn đề
lý luận, thực tiễn, những kinh nghiệm được đúc kết qua kết quả khảo sát các
phim tài liệu chân dung do Hãng phim TFS (HTV) thực hiện, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả thể loại này trên
sóng truyền hình của HTV. Luận văn nghiên cứu một cách khái quát thể loại
phim tài liệu chân dung, một thể loại đi sâu hơn nữa của phim tài liệu, nên
cũng chỉ có tác dụng tham khảo, bồi bổ kiến thức cho luận văn.
Cơng trình nghiên cứu gần sát với đề tài của tác giả có “Dịng chính
luận trong phim truyện truyền hình”, luận văn bảo vệ thành cơng trình độ
Thạc Sĩ, Chun ngành Báo chí học vào năm 2010 của học viên Nguyễn Mai
Lan. Dù luận văn rất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn; bởi xét về góc độ
nào đó, hai loại hình phim có tính tương đồng; nhưng khác ở chổ, một bên
xây dựng cốt truyện bằng hình tượng nghệ thuật hư cấu; cịn một bên là con
người, sự kiện có thật; dù ít nhiều cũng kế thừa từ đây về mặt lý thuyết, cịn
thì để tham khảo.
Năm 2009, Nxb Thơng tấn, Hà nội xuất bản giáo trình “Ngơn ngữ báo
chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về những
vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Tuy
nhiên, tác giả chỉ mới đề cập đến ngôn ngữ của báo in, báo phát thanh, chớ
chưa đề cập đến báo hình, là loại hình mà tác giả muốn nghiên cứu sâu, làm
cơ sở để thực hiện đề tài nghiên cứu.



7
Cũng trong năm 2009, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội đã cho ấn
hành Giáo trình “Báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn, gồm 13
chương. Trong đó, ở chương 13 nói về phim tài liệu truyền hình, gồm 13 tiểu
mục. Trong đó, có lời bình trong phim tài liệu truyền hình. Quá trình đi tìm
tài liệu cho đề tài luận văn, tác giả thấy chỉ có đây là tài liệu chính thống in
thành giáo trình, đề cập đầy đủ đến phim tài liệu; phân loại phim tài liệu; lời
bình phim tài liệu truyền hình. Tuy lời bình phim tài liệu chưa được đề cập
sâu trong giáo trình, nhưng tác giả sẽ khai thác, vận dụng những kiến thức từ
đây, cùng với tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu để thực hiện hoàn thành đề
tài mức độ cao nhất.
Đạo diễn Quách Nhị, trước đây công tác ở Đài Phát thanh-Truyền hình
Vĩnh long (THVL), hiện hợp đồng với THTPCT trong sản xuất phim tài liệu,
năm 2014, viết bài “Đơi nét về lời bình trong phim tài liệu chính luận”. Như
tiêu đề của bài viết, Đạo diễn Quách Nhị đã đề cập đến vai trị của lời bình
trong phim tài liệu chính luận; cách khai thác chất liệu để viết lời bình cho phim
tài liệu chính luận; nhưng bài viết còn chung chung, chưa rõ những khái niệm,
nặng về mô tả và những đề xuất giải pháp, kiến nghị nêu ra cũng chỉ có tính chất
tham khảo; nên dù tên bài viết nghe như rất sát với đề tài nhưng thực chất chưa
có cơ sở lý luận để ứng dụng vào trong đề tài mà tác giả nghiên cứu.
Như vậy, cho tới nay, vẫn chưa có cơng trình, tài liệu nghiệp vụ viết
chuyên về lời bình trong phim tài liệu chính luận. Tuy nhiên, tác giả sẽ kế thừa,
tiếp thu kiến thức có được từ các bài viết, cơng trình nghiên cứu kể trên và qua
trực tiếp làm nghề phân tích, đúc kết thành hệ thống lý luận và thực tiễn, góp
phần có thêm kênh thơng tin để những ai quan tâm đến phim tài liệu truyền hình
nói chung, viết lời bình cho phim tài liệu truyền hình chính luận nói riêng, có
thêm nguồn tư liệu để nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn làm nghề.



8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, làm rõ cơ sở lý luận của lời bình và đánh giá đúng
thực trạng chất lượng lời bình trong phim tài liệu truyền hình chính luận, luận
văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lời bình của phim tài liệu
chính luậnTHTPCT đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
trong thời kỳ hội nhập và hội tụ truyền thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Luận văn tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận lời bình trong phim tài liệu
truyền hình chính luận.
+ Khảo sát thực trạng chất lượng lời bình trong phim tài liệu chính luận
phát trên sóng truyền hình của THTPCT (từ 2013-2014).
+ Đánh giá thành công, hạn chế nội dung, hình thức thể hiện lời bình
trong phim tài liệu chính luận của THTPCT.
+ Đề xuất giải pháp; khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng lời bình
trong phim tài liệu chính luận của THTPCT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là lời bình trong phim tài
liệu chính luận truyền hình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát các phim tài liệu chính luận
của Đài PT-TH TP. Cần thơ được sản xuất và phát sóng năm 2013 và 2014.
Trong đó, 4 phim trình chiếu trực tiếp, gồm: “Những dịng sơng hấp hối”; “Y
đức không ranh giới”; “Tiếng vọng ngàn xưa”; “ Thành phố Cần thơ -10



9
năm trực thuộc trung ương (TW)” và khảo sát văn bản hai phim “Hạt gạo đời
người” và “Một nửa”.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về Chủ
nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối của Đảng và
nhà nước về báo chí; Cơ sở lý luận báo chí nói chung, lý luận về hệ thống thể
loại báo chí nói riêng; về phim tài liệu, phim tài liệu chính luận truyền hình;
lý luận về lời bình phim tài liệu chính luận truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp công cụ nghiên cứu
như sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: giúp cho tác giả nắm được phương pháp của các
nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực
đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của luận văn.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 10 người là Đạo diễn, nhà biên
kịch, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên và lãnh đạo các Đài truyền hình.
+ Phương pháp thảo luận nhóm, được tiến hành vào tháng 5/2015, tại
THTPCT, với sự tham dự của 38 nhà báo đến từ các Đài PT-TH Cần thơ, Hậu
giang, Sóc trăng và Vĩnh long; kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê.
+ Phương pháp khảo sát: khảo sát nội dung, hình thức lời bình bằng
cách trình chiếu 4/11 phim tài liệu chính luận của THTPCT sản xuất và phát
sóng trong hai năm 2013 và 2014. Sở dĩ chỉ trình chiếu 4 phim ở ba cụm
Quận, Huyện khác nhau, gồm: Huyện Vĩnh Thạnh, Huyện Thới Lai và Phong
Điền. Thứ nhất, bởi đây là những địa phương đặc thù về công chúng, như
Vĩnh Thạnh là vùng tôn giáo, phát triển về giáo dục, y tế và rất quan tâm đến
báo chí, văn học nghệ thuật; Thới Lai là huyện ngoại thành, độc canh cây lúa,



10
thu nhập thấp; Phong Điền nằm sát gần Quận trung tâm Ninh Kiều, là huyện
chuyên canh cây ăn trái, du lịch sinh thái phát triển, đời sống cao. Thứ hai, đề tài
trong các phim trình chiếu gần gũi với cuộc sống người dân 3 cụm Quận, Huyện
và là đề tài, đại diện cho nhóm đề tài mà phần lớn các phim tài liệu chính luận
của THTPCT chọn thực hiện. Phương pháp khảo sát được tiến hành cụ thể:
- Trình chiếu các phim để công chúng xem, đánh giá thông điệp lời
bình các phim tài liệu chính luận muốn chuyển tải đến công chúng, với thời
lượng mỗi phim từ 22 đến 27 phút.
- Sử dụng phương pháp bảng hỏi ankét. Tác giả đã phát 299 bảng câu
hỏi trưng cầu ý kiến cơng chúng, gồm nhiều đối tượng khác nhau, có độ tuổi
trung bình 34 tuổi, nhằm mục đích đánh giá sự phản hồi của đối tượng tiếp
nhận thông điệp về chất lượng phim tài liệu, về tác động của lời bình, về
phương thức thể hiện lời bình trong các phim tài liệu chính luận của
THTPCT. Sau đó, tác giả kiểm tra tồn bộ phiếu hỏi thu được xem có hồn
chỉnh và đảm bảo chất lượng hay không nhằm tăng độ thận trọng và độ chính
xác.
- Tiếp đến, nhập tồn bộ thơng tin thu thập được từ bảng hỏi vào khung
dữ liệu đã tạo sẵn. Cuối cùng, chỉnh lý thống kê đối với các cứ liệu cho báo
cáo; kiểm tra giả thuyết nghiên cứu, trình bày báo cáo. Tất cả những dữ liệu
thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0; là phần mềm chuyên xử lý
thống kê xã hội.
+ Ngoài ra, tác giả còn khảo sát chỉ số người xem (raiting) truyền hình
nói chung, phim tài liệu nói riêng, thơng qua số liệu của công ty nghiên cứu
thị trường (TNS).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn dề nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống lại một số cơ sở lý luận, thực tiễn có liên quan đến

lời bình trong phim tài liệu chính luận, các yếu tố làm nên chất lượng lời bình;


11
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lời bình, góp phần nâng
cao chất lượng phim tài liệu chính luận trên truyền hình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Như trình bày ở phần trên, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đặc biệt là
các nhà Biên kịch, Đạo diễn trong và ngoài nước rất tâm huyết, dành thời
gian, tri thức và kinh nghiệm để nghiên cứu cho ra đời những cơng trình khoa
học, bài viết liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn cịn mang
tính tổng qt cho các thể loại mà chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố làm nên
phim tài liệu, đặc biệt là lời bình phim tài liệu chính luận truyền hình. Trong
khi, luận văn nghiên cứu và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực
tiễn về lời bình phim tài liệu; đặc biệt là lời bình phim tài liệu chính luận
truyền hình.
+ Cũng qua khảo sát, phân tích, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn giúp
các nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan truyền thông, mà trước hết là THTPCT;
nhìn nhận một cách đúng đắn hơn vai trị của lời bình trong phim tài liệu và
sức mạnh của thể tài này hơn hẳn các thể loại báo chí khác; từ đó, có sự đầu
tư, trước hết là đầu tư, phát triển đội ngũ viết lời bình cho phim tài liệu chính
luận truyền hình.
+ Luận văn nghiên cứu thành cơng có tác dụng làm phong phú thêm tư
liệu để vừa phục vụ công tác giảng dạy; vừa giúp Đài Phát thanh - Truyền
hình các địa phương, trước hết là THTPCT ứng dụng, nhằm nâng cao chất
lượng lời bình, góp phần nâng cao chất lượng phim tài liệu chính luận; cũng
là giúp thể loại này có vị thế hơn trong cơ cấu phát sóng của Đài; quan trọng
hơn là có vị thế, tình cảm trong lịng cơng chúng..
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết, cụ thể như sau:


12
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng lời bình phim tài liệu truyền
hình chính luận.
Chương 2: Thực trạng chất lượng lời bình phim tài liệu chính luận của
Đài PT-TH TP. Cần Thơ.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng lời bình
phim tài liệu chính luận của Đài PT-TH TP. Cần Thơ.


13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
LỜI BÌNH PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH CHÍNH LUẬN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Phim tài liệu
Nếu vào cuối những năm 20, thuật ngữ phim tài liệu được nhà làm
phim người Nga J… Grixon áp dụng cho một thể loại điện ảnh; hoặc trước
đó, thuật ngữ này xuất hiện ở Pháp cho những phim làm từ tư liệu quay trong
thời gian đi tham quan thì sau đó, Grixon chính thức dùng thuật ngữ phim tài
liệu để “ký hiệu cho các tác phẩm điện ảnh có tính sự thật” [11, tr.11]. Đó là
khi lần đầu tiên ơng sử dụng thuật ngữ phim tài liệu để nói về phim của Đạo
diễn Robetta Flaheti Moand kể về các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của một
chú bé từ Polinedi. Ở Việt Nam, thuật ngữ Phim tài liệu xuất hiện trước Cách
mạng tháng Tám, khi những thước phim đầu tiên ra đời như hình ảnh về ngày
độc lập 2/9/1945, cuộc mittinh khổng lồ tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập…nhưng cũng do những người làm phim
nước ngoài quay. Ngày nay, thuật ngữ phim tài liệu khơng cịn xa lạ mà đã trở

nên quen thuộc và thông dụng với mọi người. Tuy nhiên, để định nghĩa một
cách chính xác thuật ngữ phim tài liệu thì không đơn giản.
Nhà báo Vương Trung Nghĩa - Biên tập viên Truyền hình Việt Nam, tại
Thành phố Cần thơ (VTV Cần thơ); trước đó, khi cịn là BTV Đài PT-TH
Thành phố Cần thơ (THTPCT), người viết lời bình cho khơng ít phim tài liệu
và đã nhận được nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các kỳ Liên
hoan Truyền hình tịan quốc định nghĩa: “Phim tài liệu - đó là sự tái hiện và
phản ánh chân thật bức tranh hiện thực khách quan, diện mạo phong phú và
đa dạng của đời sống xã hội, của từng số phận nhân vật…. thơng qua chính
kiến và góc nhìn cảm xúc của tác giả và được thể hiện bằng thủ pháp hình
ảnh, kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng” (phụ lục 2.5). Đạo diễn -


14
NSUT Huỳnh Văn Hùng (Huỳnh Hùng), Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền
hình Đà Nẳng (DRT) cũng cho rằng: “Phim tài liệu là tác phẩm phản ánh
cuộc sống một cách chân thực, có chiều sâu tư tưởng và có giá trị nghệ thuật
(phụ lục 2.2).
Đồng quan điểm với nhà báo Vương Trung Nghĩa và Nhà báo - NSUT
Huỳnh Hùng, nhưng nhà biên kịch Trần Đức Tuấn, Hãng phim TFS (HTV),
người viết lời bình chỉ riêng “Mekong ký sự”, đã là 85/92 tập, phát triển thêm
một bước về khái niệm: “Phim tài liệu (PTL) là phương tiện đa năng trong
lĩnh vực truyền thông để phản ánh thực tế cuộc sống, để truyền bá kiến thức,
tư tưởng, quan điểm, là diễn đàn của tư duy, là tấm gương phản ánh thời đại,
soi rọi quá khứ và lưu dấu tương lai” (phụ lục 2.7).
Còn nhà làm phim người Mỹ Don North, cùng với Đạo diễn người
Canada Michael Maclear thực hiện bộ phim tài liệu, gồm 13 tập, có tên: “Việt
Nam - cuộc chiến mười ngàn ngày” trong trả lời phỏng vấn khi ông trở lại
Việt Nam vào dịp 30/4/2015 cho rằng: “Phim tài liệu là phim điện ảnh không
hư cấu nhằm vào việc ghi thành tư liệu một phương diện nào đó của thực tế,

trước hết nhằm mục đích giáo dục hoặc lưu giữ tài liệu lịch sử” (phụ lục 2.9).
Cũng đến từ Mỹ, Đạo diễn - nhà sản xuất phim Larry Hott (Hãng phim tài
liệu Florentine Films) gần như đồng quan điểm với Đạo diễn Don North,
nhưng nói rõ hơn: “Phim tài liệu khơng phải là một chương trình truyền hình
thực tế, không phải là phim thương mại dài, hay một phim được tài trợ để
quảng bá sản phẩm, ca ngợi một nhân vật, hay một cơng ty nào đó, cũng khơng
phải một câu chuyện mang tính thời sự. Nó là phim dựa vào sự thật, mô tả con
người và câu chuyện có thật” (phụ lục 2.10).
Cịn trong giáo trình “Báo chí truyền hình” do PGS.TS Dương Xuân
Sơn biên soạn thì định nghĩa:
Phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm
trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ


15
đề, tức là tính chính luận của báo chí, thơng qua việc xây dựng hình
tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong
đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự
thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo
dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho cơng
chúng [38, tr.243].
Dù tiếp cận theo góc độ nào thì đối tượng của phim tài liệu là con
người, vấn đề, sự kiện có thật, xảy ra trong cuộc sống; được nhà làm phim
phát hiện, khai thác, đưa vào phim để phân tích, diễn giải bằng lập luận logic,
chặt chẽ, làm rõ vấn đề; từ đó truyền thơng điệp, nhằm định hướng cho người
xem về một vấn đề nào đó. Điều đó cũng có nghĩa, tính chất đặc thù của phim
tài liệu là “một loại hình phim có thể dự liệu hiệu quả thơng tin khi nó được
hịa vào chương trình truyền hình” [47, tr.112].
Tóm lại, phim tài liệu là một loại tác phẩm phim không hư cấu, phản
ánh, khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực một

cách xác thực, khách quan, đầy đủ, không định kiến; bằng luận cứ, luận
chứng rõ ràng, nhằm mục đích định hướng khán giả về một vấn đề nào đó đặt
ra trong phim.
1.1.2. Phim tài liệu chính luận
Chính luận (từ Latinh publicus có nghĩa là mang tính xã hội, nhân dân)
là loại hình tác phẩm đề cập những vấn đề và sự kiện nóng hổi của đời sống
đương đại; nó đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chính trị - xã
hội và hoạt động sáng tạo địi hỏi phải có một trình độ tài năng nghề nghiệp
cần thiết [47, tr.12]. Như vậy, đối tượng trong tác phẩm chính luận theo định
nghĩa trên là những vấn đề nóng của xã hội; những thông tin mà đại đa số
công chúng quan tâm, tập trung nhất là về chính tri - xã hội. Điều đó cũng có
nghĩa, một tác phẩm báo chí chính luận, cụ thể là phim tài liệu chính luận có


16
thể được nhận biết qua hai yếu tố lớn nhất là hướng đến con người, sự kiện,
vấn đề nóng, thời sự và thể hiện quan điểm, chính kiến của người viết.
Nhà báo Dương Hồng Kỳ, nguyên Phó giám đốc Đài truyền hình Việt
Nam tại Cần thơ (VTV Cần thơ), cho rằng: “Phim tài liệu chính luận là một
hệ thống hình ảnh rõ ràng, chính xác, chặt chẽ cùng với lời bình sâu sắc, giàu
chất nghị luận và đậm chất văn học” (phụ lục 2.4).
Nhà biên kịch Trần Đức Tuấn (HTV) và Đạo diễn - NSUT Huỳnh văn
Hùng (DRT) cũng đồng quan điểm với nhà báo Dương Hồng kỳ, nhưng hai
ông cho rằng lập trường, quan điểm là yếu tố quan trọng, chi phối tồn bộ tác
phẩm chính luận: “Phim tài liệu chính luận là phim thể hiện chính kiến của
người làm phim với bất kỳ đối tượng nào, đề tài nào chứ khơng nhất thiết phải
là chính trị”. Đạo diễn Chu Hòa, Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành,
Bộ Thông tin truyền thông (Bộ TTTT) trong trả lời phỏng vấn cho rằng căn
cứ vào đề tài, nội dung và mục đích của từng bộ phim, mà người ta phân ra
các nhóm thể loại phim tài liệu, gồm phim tài liệu chính luận và phim tài liệu

nghệ thuật. Chia sâu hơn nữa có phim tài liệu chân dung; phim tài liệu sự
kiện; phim tài liệu vấn đề. Và theo Đạo diễn, “Phim tài liệu chính luận là
những phim đề cập đến vấn đề lý luận, chính trị - xã hội” (phụ lục 2.3).
Hay “Phim tài liệu chính luận là tác phẩm phản ánh những vấn đề thời
sự - chính trị; vấn đề nóng, bức xúc của xã hội. Trong đó, người làm phim bộc
lộ quan điểm, chính kiến của mình một cách trực tiếp nhất” (phụ lục 3).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau,
nhưng quan điểm của các nhà làm phim thống nhất nhau trên nhiều phương
diện:
+ Thứ nhất, đối tượng phim tài liệu chính luận khơng chỉ có những vấn
đề chính trị - xã hội; mà cịn là các vấn đề thời sự, cấp thiết trong mọi mặt đời
sống xã hội. Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất của chính luận là hướng tới
nội dung cấp bách của cuộc sống xã hội.


17
+ Thứ hai, trong tác phẩm chính luận, lập trường rõ ràng của tác giả
được thể hiện một cách trực tiếp nhất, thơng qua đánh giá, phân tích bằng
những luận cứ, luận chứng xác thực nhất: “Tính phân tích, luận giải, đánh giá
là các đặc điểm mà thiếu chúng chưa thể có tác phẩm chính luận. Thơng tin
có chức năng giải đáp các câu hỏi: “điều gì đang xảy ra” và “điều đó đang xảy
ra như thế nào?” thì chính luận phân tích lại đề cập đến những câu hỏi tại
sao?” và “điều gì có thể xảy ra vào ngày mai?” [4, tr.218]. Nghĩa là trong
trường hợp thứ nhất thì sự vật, sự kiện không chỉ là đối tượng, mà cịn là mục
đích; cịn trong trường hợp thứ hai thì những sự việc còn trở thành phương
tiện luận chứng cho lập trường nhà báo, là những luận cứ trong một chuỗi
những bằng chứng mà nhà báo ấy đưa ra. “Người làm phim tài liệu khơng thể
có thái độ như nhau đối với những kẻ vi phạm pháp luật, và những người bảo
vệ pháp luật […]. Khi có sự đụng độ giữa sự thương cảm và sự tàn bạo, giữa
chính nghĩa và ý đồ xấu xa, giữa thái độ dung chấp và khơng dung chấp thì

lập trường của nhà báo tuyệt nhiên khơng được thờ ơ” [4, tr.222].
Tác phẩm chính luận khác tác phẩm khơng chính luận khơng phải ở
chỗ có và khơng có trong tác phẩm này hay tác phẩm kia. Mà sự phân biệt
chính ở hai yếu tố đó có mặt ở mức độ trực tiếp nào. Một tiểu phẩm hài hay
phim truyện có thể đề cập đến những vấn đề nóng, cấp bách của xã hội và
cũng bộc lộ lập trường chính trị, quan điểm của tác giả. Song, điều dễ thấy là
khơng thể nói trực tiếp những vấn đề được đề cập trong tác phẩm, cũng không
thể hiện lập trường, quan điểm một cách trực tiếp. Một tin ngắn cũng có thể
nêu rất trực tiếp về hiện tượng, sự việc có thật, nhưng nó khơng đủ dung
lượng để chứa đựng lý giải, phân tích, đánh giá về bản chất sự kiện đó. Cho
nên, để trực tiếp đưa ra lập trường, quan điểm thì cần phải nhìn nhận, phân
tích khơng chỉ hiện tượng riêng lẻ nữa, mà trong các liên hệ với nhiều hiện
tượng khác. Khi đó, trong nhiều trường hợp cụ thể chúng ta sẽ nhận biết là thể
loại chính luận, chứ khơng cịn là thể loại thông tin đơn thuần.


18
Phim tài liệu là một trong những thể loại báo chí nằm trong nhóm
chính luận nghệ thuật, nên tất nhiên phải mang những đặc trưng đầy đủ của thể
loại báo chí. Nhưng điều đó khơng có nghĩa mọi thể loại báo chí đều là tác phẩm
chính luận. PGS.TS Lê Xuân Thại, trong bài “Đặc điểm của phong cách ngôn
ngữ văn bản chính luận, đã viết: “Chính luận là loại văn bản trình bày ý kiến về
những vấn đề thời sự nóng hổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chức năng của chính luận là thơng tin, tuyên truyền cổ động […] Tuyên truyền
và cổ động là tác động vào trí tuệ và tình cảm của người đọc, người nghe để mọi
người hiểu, tin và làm theo” [17, tr.62]. Nghĩa là phong cách chính luận có ba
chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Tuy nhiên, chính chức năng
chứng minh làm khu biệt giữa phong cách chính luận với phong cách ngơn ngữ
báo chí. Ngay cả chức năng tác động của hai phong cách cũng khác. “Báo chí là
tác động vào nhu cầu muốn biết thơng tin, qua đó định hướng dư luận, tác động

vào nhận thức người nghe, người đọc, cịn chính luận là tác động vào tư tưởng,
tình cảm, là thuyết phục, động viên người đọc, người nghe tin theo những quan
điểm, lập trường tư tưởng, chính kiến của mình” [32, tr.77].
Từ sự phân tích trên, tác giả xin được đưa ra khái niệm: Phim tài liệu
chính luận là một loại tác phẩm phim khơng hư cấu, mà ở đó người làm phim
bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng khai quan điểm chính trị, tư tưởng, sự đánh giá
của mình một cách trực tiếp nhất đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của
đời sống xã hội về tất cả các mặt như: Văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, quốc
phịng - an ninh, kinh tế, trật tự xã hội, môi trường và hịa bình trên thế giới.
1.1.3. Phim tài liệu chính luận trên truyền hình.
Phim tài liệu chính luận trên truyền hình hiểu đơn giản là câu chuyện
kể bằng hình, phát trên sóng truyền hình, ở đó, người làm phim bộc lộ cơng
khai quan điểm, chính kiến của mình một cách trực tiếp nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phim tài liệu là thể loại đầu tiên của điện
ảnh. Nó chính là một thứ phim tài liệu điện ảnh nên từ khi mới ra đời nó được


×