Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Khai thác hộp số tự động a140e trên xe toyota camry LE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 58 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E
LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, ngành ô tô Việt Nam cũng có những bước phát triển nhưng
vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chúng ta chủ yếu nhập khẩu xe từ nước
ngoài với mức thuế khá cao. Hiện nay vấn đề khai thác các loại ô tô trên thị trường vẫn
được các doanh nghiệp , cá nhân quan tâm nhiều nhất. Nhiều dịch vụ sửa chữa và bảo
dưỡng xe ra đời. Những dòng xe nhập khẩu vào việt nam hiện nay chủ yếu được trang
bị “ Hộp số tự động” . Nhưng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa hộp số
tự động chưa nhiều. Chính vì vậy, em đã nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Khai thác
hộp số tự động A140E trên xe Toyota Camry LE” với mong muốn củng cố tốt hơn kiến


thức đã được truyền thụ để khi ra trường em có thể tham gia vào ngành ô tô của Việt
Nam góp phần vào sự phát triển chung của ngành.
Em xin cảm ơn đến thầy hướng dẫn Nguyễn Hồng Quân đã chỉ bảo em tận
tình, giúp em vượt qua những khó khăn vướng mắc trong khi hoàn thành đồ án của
mình.
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Thương

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


1


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU XE TOYOTA CAMRY LE
Ôtô Toyota Camry LE là loại xe cao cấp được sản xuất từ năm 1996 của hãng
TOYOTA hiện đang có mặt tại Việt Nam.Tổng thể Toyota Camry LE trang bị hộp số

tự động A140E như hình 1.1.

Hình 1.1: Tuyến hình Toyota camry LE
Bảng 1.1 Các thông số kĩ thuật chính của xe
SST
1
2
3
4
5
6


Thông số
Chiều dài tổng
Chiều rộng tổng
Chiều cao tổng
Chiều dài cơ sở
Chiều rộng Trước

Kí hiệu

Đơn vị

Gía trị


L
B
H
L0

mm
mm
mm
mm
mm


4751
1770
1399
2618
975

mm

942

7


Sau
cơ sở
Trọng lượng toàn bộ

G

KG

3086

8


Số chỗ ngồi ( kể cả người

N

Chỗ

5

lái)
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


2


Đồ án tốt nghiệp
9
10

Khai thác hộp số tự động A140E

Kiểu động cơ
Dường kính xi lanh x


4 xi lanh thẳng hàng
Dx S

mm

87x 91

11

hành trình piston
Cơ cấu phân phối khí


12

Công suất cực đại

Ne max

HP/ RMP

DOHC 16 – xupap
Dẫn động đai
125/5400


13

Mô men xoắn cực đại

Me max

Lbft/RMP

145/4400

14


Tỉ số nén

15

Trị số octan nhiên liệu

ε

9,5: 1
87 hay hơn


1.2. MỘT SỐ CỤM TỔNG THÀNH TRÊN XE TOYOTA CAMRY LE
1.2.1. Động cơ
Động cơ trên xe là 5S-FE. Động cơ này là động cơ xăng 2.2L, 4 xi lanh thẳng
hàng . Đây là một trong những động cơ hiện đại, với đầy đủ các hệ thống như: Hệ thống
nhiên liệu phun xăng đa điểm điều khiển hoàn toàn bằng điện tử. Mỗi xi lanh có 4
xupáp trong đó có 2 xupáp nạp và 2 xupáp thải (DOHC). Hệ thống phân phối khí có 2
trục cam dẫn động trực tiếp xupáp thông qua con đội thủy lực.
1.2.2. Hệ thống treo
Hệ thống treo trên ôtô Toyota Camry LE đều sử dụng hệ thống treo độc lập kiểu
Macpherson.

Hình 1.2: Cơ cấu treo trước trên ôtô Toyota Camry LE

1 – Lò xo trụ; 2 - Ống cân bằng; 3 – Đòn dưới; 4 – Thanh cân bằng.

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

3


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E


Hệ thống treo sau kiểu đòn treo kép độc lập với thanh cân bằng, tay đòn dưới
được thiết kế dài hơn nhằm tăng độ chắc chắn và bám đường khi xe rẽ.

Hình 1.3: Cơ cấu treo sau trên ôtô Toyota Camry LE
1 – Lò xo trụ; 2 - Ống giảm chấn; 3, 6 – Các tay đòn;4 – Thanh cân bằng; 5 – Thanh
dẫn hướng.
1.2.3. Hệ thống lái
Cơ cấu lái trên ôtô Toyota Camry LE là cơ cấu lái loại thanh răng - bánh răng có
cường hoá lái. Sơ đồ hệ thống lái trên ôtô Toyota Camry LE như hình 1.4

Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống lái trên ôtô Toyota Camry LE

1 – Bộ phận phân phối; 2 – Xi lanh lực; 3 – Cơ cấu lái; 4, 5 – Các khớp bản lề;
6 – Đòn lắc; 7 – Thanh kéo bên; 8 – Bộ phận hướng hệ thống treo.

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

4


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

1.2.4. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ôtô Toyota Camry LE: Dùng cơ cấu phanh đĩa có đường
kính lớn cho cả bốn bánh, dẫn động bằng dầu. Để nâng cao hiệu quả phanh hệ thống
phanh còn được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) va bộ phận phân bố lực
phanh (EBD).
6

5

4


3

2

1

7

8

9


10

11

Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống phanh trên ôtô Toyota Camry LE
1 – Bàn đạp phanh; 2 – Công tắc bàn đạp phanh; 3 – Bầu trợ lực phanh;
4 – Xylanh phanh chính; 5 – Cảm biến tốc độ; 6 – Cơ cấu phanh trước;
7 – Bộ chấp hành ABS; 8 – ECU điều khiển ABS; 9 – Giắc chẩn đoán;
10 – Đèn báo trên bảng táp lô; 11 – Cơ cấu phanh sau.

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

5


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E
CHƯƠNG II

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC HỘP SỐ A140E TRÊN XE

TOYOTA CAMRY LE
2.1. CẤU TẠO
2.1.1. Cấu tạo chung
A140E là một hộp số tự động điều khiển điện tử 4 cấp số tiến (nhờ có thêm bộ
truyền hành tinh OD) và một cấp số lùi. Các dãy số trong hộp số tự động A140E như
bảng sau:
Bảng 2.1. Các dãy số hộp số A140E

Sơ đồ điều khiển hộp số như hình vẽ 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ điều khiển hộp số A140E
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

6


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

* Nguyên lý điều khiển
Khi xe vận hành, các cảm biến sẽ phát hiện tốc của xe, độ mở bướm ga và vị trí

cần số biến chúng thành các tín hiệu điện và gửi về ECU. Dựa trên các tín hiệu này
ECU điều khiển hoạt động các li hợp, phanh để chuyển số phù hợp với tải trọng thông
qua các van điện từ.
Theo sơ đồ điều khiển (hình 2.1) thì hộp số A140E gồm:
- Bộ biến mô: để truyền và khuyếch đại mômen.
- Cụm bánh răng hành tinh: Để chuyển số nhằm giảm tốc, đảo chiều, tăng tốc và vào
số trung gian.
- Bộ điều khiển thủy lực: Để điều khiển áp suất thủy lực, sao cho bộ biến mô và bộ
truyền bánh răng hành tinh hoạt động êm dịu.
- Các cảm biến: Công tắc chọn chế độ hoạt động; công tắc khởi động số trung gian;
cảm biến vị trí bướm ga; cảm biến nhiệt độ nước làm mát; cảm biến tốc độ; công
tắc đèn phanh; công tắc chính OD.

- ECU động cơ và ECT: Dựa trên tín hiệu từ cảm biến để kích hoạt các van điện từ
đóng mở trong mạch dầu điều khiển nhằm tạo ra điều khiển xe tối ưu. Nó còn có
chức năng tự chuẩn đoán và chức năng dự phòng.
* Kết cấu mặt cắt dọc
13

12

11

10


9

8

7

6

5

4


3

2

1

14

15

16


17

18

19

20

21

Hình 2.2: Kết cấu mặt cắt hộp số tự động A140E
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

7


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

1-Vỏ biến mô; 2- bơm dầu; 3- ống thông hơi; 4- ly hợp truyền thẳng C 2 ; 5- ly hợp số
tiến C 1 ; 6 – phanh ma sát ướt B 2 ; 7- khớp mọt chiều F 2 ; 8 – phanh ma sát ướt B 3 ; 9

– xy lanh điều khiển phanh B 3 ; 10 – bánh răng chủ động trung gian; 11 – xy lanh
điều khiển phanh B 0 ; 12 – phanh ma sát ướt số truyền tăng B 0 ; 13 – xy lanh điều khiển
ly hợp C 0 ; 14- trục trung gian hộp số; 15 – lò xo hồi vị; 16 – trục thứ cấp của hộp số;
17 – bánh răng bị động trung gian; 18 – phớt chắn dầu; 19 - ổ bi đỡ; 20 - vi sai; 21cảm biến tốc độ.
* Sơ đồ hóa hộp số
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10


11

12

13

14

17

16


15

Hình 2.3: Sơ đồ hóa hộp số A140E
1 – Phanh số truyền tăng B0; 2 – Ly hợp số truyền tăng C0; 3 – Bánh răng hành tinh 4 –
Phanh ma sát ướt B3; 5 – Khớp một chiều F2; 6 – Phanh ma sát ướt B2; 7 – Ly hợp
C1;8 – Phanh dải B1; 9 – Ly hợp C2; 10 – Bơm dầu; 11 – Biến mô thủy lực; 12 – Trục
sơ cấp của hộp số; 13 – Trục trung gian của hộp số; 14 –Khớp một chiều F1; 15 –
Truyền lực chính; 16 – Trục thứ cấp của hộp số 17-Khớp một chiều F0.
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


8


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

2.1.2. Cấu tạo một số bộ phận của hộp số A140E
2.1.2.1 Bộ biến mô
Bộ biến mô bao gồm có: Cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷa, cánh tuabin
được nối với trục sơ cấp hộp số. Stato được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều

và trục stato, vỏ bộ biến mô chứa tất cả các phần trên. Biến mô được đổ đầy dầu thủy
lực cung cấp bởi bơm dầu. Dầu này được văng ra khỏi cánh bơm thành một dòng
truyền công suất làm quay cánh tuabin.

Hình 2.4: Cấu tạo bộ biến mô
2.1.2.2 Cụm bánh răng hành tinh
Trong hộp số tự động A140E sử dụng một bộ bánh răng hành tinh 3 tốc độ loại
SIMPSON và một bộ truyền hành tinh OD loại WILLD cho số truyền tăng. Bộ bánh
răng hành tinh 3 tốc độ lọai SIMPSON là một bộ truyền có hai bộ bánh răng hành tinh
đơn giản được bố trí trên cùng một trục. Chúng được bố trí ở vị trí trước và sau trong
hộp số và được nối với nhau thành một khối bằng bánh răng mặt trời. Bộ truyền hành
tinh cho số truyền tăng được lắp bên cạnh bộ truyền hành tinh 3 tốc độ, nó chủ yếu một

bộ truyền hành tinh đơn giản (loại WILLD), một phanh số truyền tăng (B0) để giữ bánh
răng mặt trời, một ly hợp số truyền tăng (C0) để nối bánh răng mặt trời và cần dẫn, một
khớp một chiều cho số truyền tăng (F0) .
Chức năng của các bộ phận:
- Ly hợp số truyền tăng OD (C0) nối cần dẫn bộ truyền OD với bánh răng mặt trời.
- Ly hợp số tiến (C1) dùng để nối trục sơ cấp với bánh răng bao của bộ truyền trước.
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

9



Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

- Ly hợp số truyền thẳng (C2) dùng nối trục sơ cấp với bánh răng mặt trời trước và sau.
- Phanh OD (B0) khóa bánh răng mặt trời OD ngăn không cho nó quay theo cả hai chiều
thuận và ngược kim đồng hồ.
- Phanh dải (B1) khóa bánh răng mặt trời trước và sau không cho chúng quay theo cả hai
chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ.
- Phanh ma sát ướt (B2) khóa bánh răng mặt trời trước và sau, không cho chúng quay
theo chiều kim đồng hồ trong khi khớp một chiều F1 đang hoạt động.

- Phanh ma sát ướt (B3) khóa cần dẫn bộ truyền hành tinh sau ngăn không cho chúng
quay cả chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ.
- Khớp một chiều (F1) khi (B2) hoạt động, nó khóa cứng bánh răng mặt trời trước và sau
không cho chúng quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Khớp một chiều OD (F0) khóa cần dẫn bộ truyền hành tinh OD, ngăn không cho nó
quay cả thuận và ngược chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời.
- Khớp một chiều (F2) khóa cần dẫn bộ truyền hành tinh sau, ngăn không cho nó quay
ngược chiều kim đồng hồ.
2.1.2.3 Bộ điều khiển thủy lực
a) Bơm dầu

Hình 2.5: Cấu tạo bơm dầu

Là loại bơm rô to . Bánh răng dẫn động bơm dầu ăn khớp với cánh bơm của bộ
biến mô. Nó luôn quay cùng một tốc độ với tốc độ động cơ.
b) Thân van
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

10


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

`
Hình 2.6: Thân van
Thân van gồm môt thân van trên và một thân van dưới . Thân van giống như
một mê cung gồm rất nhiều đường dẫn để dầu hộp số có thể chạy qua đó. Rất nhiều
van được lắp trên đường dẫn đó. Trong các van có áp suất thủy lực và chuyển chất
lỏng từ đường dẫn này sang đường dẫn khác.
c) Van điều áp sơ cấp
Van điều áp sơ cấp điều chỉnh áp suất thuỷ lực (áp suất cơ bản) tới từng bộ phận
phù hợp với công suất động cơ để tránh tổn thất công suất bơm.


Hình 2.7: Van điều áp sơ cấp
Khi áp suất thuỷ lực từ bơm dầu tăng thì lò xo van bị nén, và đường dẫn dầu
ra cửa xả được mở, và áp suất dầu cơ bản được giữ không đổi. Ngòai ra, một áp suất
bướm ga cũng được điều chỉnh bằng van và khi góc mở của bướm ga tăng lên thì áp
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

11


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

suất cơ bản tăng để ngăn không cho ly hợp và phanh bị trượt. Ở vị trí “R”, áp suất
cơ bản được tăng lên hơn nữa để ngăn không cho ly hợp và phanh bị trượt.
d) Van điều khiển
Được nối với cần chuyển số của lái xe thông qua cáp hoặc thanh nối để chuyển
hộp số đến dãy “P”, “R”, “N”, “2”, “D” và “L” tương ứng với dịch chuyển của cần sang
số. Van này chuyển dầu từ một khoang này sang một khoang khác.
Vị trí

Tới cụm bánh


chuyển số
P
R
N
D
2
L

răng hành tinh
B3
C2, B3

C1
C1, B1
C1, B3

Hình 2.8: Van điều khiển
e) Van chuyển số

Hình 2.9:Van chuyển số

g)Van bướm ga
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

12


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Van bướm ga tạo ra áp suất bướm ga tuỳ theo góc độ của bàn đạp ga thông qua
cáp bướm ga và cam bướm ga. Áp suất bướm ga tác động lên van điều áp sơ cấp, và
như vậy sẽ điều chỉnh áp suất cơ bản theo độ mở của van bướm ga.


Hình 2.10: Van bướm ga
h) Van rơ le khóa biến mô và van tín hiệu khóa biến mô
Các van này đóng - mở khoá biến mô. Van rơle khoá biến mô đảo chiều dòng
dầu thông qua bộ biến mô (ly hợp khoá biến mô) theo một áp suất tín hiệu từ van tín
hiệu khoá biến mô. Khi áp suất tín hiệu tác động lên phía dưới của van rơle khoá biến
mô thì van rơle khoá biến mô được đẩy lên và mở đường dẫn dầu sang phía sau của ly
hợp khoá biến mô và làm cho nó hoạt động.

Hình 2.1: Van rơ le khóa biến mô và van tín hiệu khóa biến mô

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

13


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Nếu áp suất tín hiệu bị cắt thì van rơle khoá biến mô bị đẩy xuống phía dưới do
áp suất cơ bản và lực lò xo tác động lên đỉnh van rơle, và sẽ mở đường dẫn dầu vào phía

trớc của ly hợp khoá biến mô làm cho nó được nhả ra.
i) Van điều áp thứ cấp
Van này điều chỉnh áp suất bộ biến mô và áp suất bôi trơn. Sự cân bằng của hai
lực này điều chỉnh áp suất dầu của bộ biến mô và áp suất bôi trơn. Áp suất bộ biến mô
được cung cấp từ van điều áp sơ cấp và được truyền tới van rơle khoá biến mô.

Hình 2.12: Van điều áp thứ cấp
k) Van ngắt giảm áp

`
Hình 2.13: Van ngắt giảm áp
Van này điều chỉnh áp suất ngắt giảm áp tác động lên van bướm ga, và được

kích hoạt do áp suất cơ bản và áp suất bướm ga. Tác động áp suất ngắt giảm áp lên van
bướm ga bằng cách này sẽ làm giảm áp suất bướm ga để ngăn ngừa tổn thất công suất
không cần thiết từ bơm dầu.
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

14


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

m) Van điều biến bướm ga
Van này tạo ra áp suất điều biến bướm ga. Áp suất điều biến bướm ga hơi thấp
hơn so với áp suất bướm ga khi van bướm ga mở to. Việc này làm cho áp suất điều biến
bướm ga tác động lên van điều áp sơ cấp để cho các thay đổi trong áp suất cơ bản phù
hợp hơn với công suất phát ra của động cơ.
n) Bộ tích năng
Bộ tích năng hoạt động để giảm chấn động khi chuyển số. Có sự khác biệt về
diện tích bề mặt của phía hoạt động và phía sau của piston bộ tích năng. Khi áp suất cơ
bản từ van điều khiển tác động lên phía hoạt động thì pittông từ từ đi lên và áp suất cơ
bản truyền tới các ly hợp và phanh sẽ tăng dần.


Hình 2.14: Bộ tích năng
l) Van điện từ
Van điện từ hoạt động nhờ các tín hiệu từ ECU động cơ và ECT để vận hành các
van chuyển số và điều khiển áp suất thuỷ lực.

Hình 2.15: Van điện từ

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


15


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

2.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
2.2.1. Số 1 dãy “D” hoặc “2”
Ly hợp số tiến (C1) hoạt động . Chuyển động quay được truyền từ trục sơ cấp
đến bánh răng bao bộ truyền hành tinh trước làm các bánh răng hành tinh trước quay
xung quanh bánh răng mặt trời trước đồng thời nó cũng đang quay quanh trục của nó

theo chiều kim đồng hồ. Điều đó làm cho bánh răng mặt trời trước và sau quay ngược
chiều kim đồng hồ, kéo theo các bánh răng hành tinh sau có xu hướng quay theo chiều
kim đồng hồ và làm cho chúng kéo cần dẫn quay ngược chiều kim đồng hồ xung quanh
bánh răng mặt trời sau. Tuy nhiên cần dẫn bộ truyền hành tinh sau bị khớp một chiều
(F2) ngăn không cho quay ngược chiều kim đồng hồ vì vậy nên các bánh răng hành tinh
sau quay theo chiều kim đồng hồ làm cho bánh răng bao sau quay theo chiều kim đồng
hồ.
Cùng lúc đó, do các bánh răng hành tinh trước đang quay theo chiều kim đồng
hồ nên cần dẫn trước cũng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Do bánh răng bao sau và
cần dẫn trước điều được lắp then hoa lên trục trung gian nên trục trung gian sẽ quay theo
chiều kim đồng hồ. Trục trung gian lại được lắp then hoa với bánh răng chủ động trung
gian nên sẽ kéo theo bánh răng chủ động trung gian quay theo chiều kim đồng hồ.

Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng hành
tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng
mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của nó. Do tốc độ
quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay cùng một khối với bánh
răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành ngoài của khớp (F0) đang quay
cùng với cần dẫn của số truyền tăng nên (F0) bị khóa. Mặt khác cần dẫn và bánh răng
mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy cần dẫn số
truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng
với bánh răng bao. Kết quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối
cứng như hình 2.16

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

16


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E
9

8


7

6

5

4

3

C1


F0

2

1

C0

C2

13

10

14

B0
B3

11

15

F2


F1
B2

B1

12

Hình 2.16: Mô hình hoạt động số 1 dãy “D”
1 – Trục sơ cấp của hộp số; 2 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh trước; 3- Bánh răng hành
tinh trước; 4 – Bánh răng bao trước; 5 – Bánh răng mặt trời trước và sau; 6 – Bánh
răng bao sau; 7 – Trục trung gian; 8 – Cần dẫn số truyền tăng OD; 9 – Bánh răng bao

số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD; 11 – Bánh răng chủ động trung gian;
12 – Bánh răng bị động trung gian; 13 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh sau; 14 – Bánh
răng hành tinh sau; 15 – Trục thứ cấp

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

17


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

Dòng truyền công suất có thể được sơ đồ hóa như hình 2.17

Hình 2.17: Dòng truyền công suất số 1 dãy “D” hoặc “2”
Trên hình 2.18 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy lực –
điện tử khi tay số ở số 1 dãy “D” .

Hình 2.18: Nguyên lý hoạt động mạch thủy lực số 1 dãy “D”
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

18


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Khi chuyển mạch van điều khiển từ vị trí trung gian sang số 1 dãy “D”. Lúc này
đường dẫn dầu được mở, áp suất cơ bản được bơm dầu cung cấp qua bộ tích năng C1
đến C1 làm nó hoạt động.Do van điện từ số 1 bật “ON” nên làm cho van chuyển số 2-3

bị lò xo đẩy lên khiến dầu có áp suất cơ bản từ van điều khiển chạy qua van chuyển số
2-3 đến van chuyển số 3-4, làm mở đường dầu từ bơm dầu tới bộ tích năng C 0 và van
điện từ số 2 bị tắt “OFF” nên đường dẫn dầu đến C 0 được mở. Sự hoạt động của C1, C 0
kéo theo sự hoạt động của khớp một chiều F 2 và F 0 .
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển thủy lực số 1 dãy “D” có thể sơ đồ
hóa như hình 2.19.

Hình 2.19: Đường đi của mạch dầu số 1 dãy “D”
Trên hình 2.20 là sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều khiển thủy lực khi đang ở số
1 dãy “2.Về cơ bản thì giống với ở số 1 dãy “D, chỉ khác mạch dầu cung cấp từ van điều
khiển tới van chuyển số 2-3.


SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

19


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Hình 2.20: Nguyên lý hoạt động mạch thủy lực số 1 dãy “2”

Nguyên lý hoạt động mạch thủy lực số 1 dãy “2” có thể được sơ đồ hóa như hình 2.21

Hình 2.21: Đường đi của mạch dầu số 1 dãy “2”
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

20


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

2.2.2. Số 2 dãy “D”
Ly hợp số tiến C1 đang hoạt động như khi ở số 1. Chuyển động quay của trục sơ
cấp được truyền đến bánh răng bao trước làm quay các bánh răng hành tinh trước theo
chiều kim đồng hồ, đồng thời kéo cần dẫn trước quay theo chiều kim đồng hồ. Cùng lúc
đó chuyển động của các bánh răng hành tinh trước làm hai bánh răng mặt trời có xu
hướng quay ngược chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, do các bánh răng mặt trời trước và
sau bị phanh số 2 (B2) và khớp một chiều (F1) ngăn không cho quay theo chiều kim
đồng hồ. Cùng lúc đó, do các bánh răng hành tinh trước đang quay theo chiều kim đồng
hồ nên cần dẫn trước cũng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Do bánh răng bao sau và
cần dẫn trước điều được lắp then hoa lên trục trung gian nên trục trung gian sẽ quay theo

chiều kim đồng hồ, trục trung gian lại được lắp then hoa với bánh răng chủ động trung
gian nên sẽ kéo theo bánh răng chủ động trung gian quay theo chiều kim đồng hồ. Tốc
độ quay của bánh răng hành tinh trước xung quanh bánh răng mặt trời lớn hơn so với
khi ở số 1, chuyển động quay này sau đó được truyền đến bánh răng đảo chiều chủ động
qua cần dẫn trước và trục trung gian như hình 2.22.
8

9

7

6


5

4

3

C1

F0

2


1

C0

C2

13
10

14


B0
B3

11

15

F2

F1
B2


B1

12

Hình 2.22: Mô hình hoạt động ở số 2 dãy “D”
1 – Trục sơ cấp của hộp số; 2 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh trước; 3- Bánh răng hành
tinh trước; 4 – Bánh răng bao trước; 5 – Bánh răng mặt trời trước và sau; 6 – Bánh
răng bao sau; 7 – Trục trung gian;8 – Cần dẫn số truyền tăng OD; 9 – Bánh răng bao
số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD; 11 – Bánh răng chủ động trung gian;
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


21


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

12 – Bánh răng bị động trung gian; 13 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh sau; 14 – Bánh
răng hành tinh sau; 15 – Trục thứ cấp.
Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng hành
tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng

mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của nó. Do tốc độ
quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay cùng một khối với bánh
răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành ngoài của khớp (F0) đang quay
cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi (F0) bị khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng
mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số
truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng
với bánh răng bao. Kết quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối
cứng như hình 2.22.
Dòng truyền công suất số 2 dãy “D” có thể được sơ đồ hóa như hình 2.23

Hình 2.23: Dòng truyền công suất số 2 dãy “D”
SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

22


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Trên hình 2.24 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy lực –
điện tử khi tay số ở số 2 dãy “D”


Hình 2.24: Sơ đồ nguyên lý làm việc số 2 dãy “D”
Van điện từ số 2 được chuyển từ tắt “OFF” sang bặt “ON” theo tín hiệu từ ECU
(van điện từ số 1 bật và van điện từ số 2 bật) như hình 2.24. Áp suất thủy lực cấp lên
phía trên các van chuyển số 1 – 2 và 3 – 4 được xả ra và van chuyển số 1 – 2 được đẩy
lên do lực lò xo. Do đó, đường dẫn dầu mở vào B 2 , C1 và B2 (F1) hoạt động để chuyển
sang số 2. Nguyên lý hoạt động mạch thủy lực số 2 dãy “D” có thể được sơ đồ hóa như
hinh 2.25.

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân


23


Đồ án tốt nghiệp

Khai thác hộp số tự động A140E

Hình 2.25: Đường đi của mạch dầu số 2 dãy “D”
2.2.3. Số 3 dãy “D”
9


8

7

6

5

4

3


C1

F0

2

1

C0

C2


13
10

14

B0
B3

11

15


F2

F1
B2

B1

12

Hình 2.26: Mô hình hoạt động số 3 dãy “D”
1 – Trục sơ cấp của hộp số; 2 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh trước; 3- Bánh răng hành
tinh trước; 4 – Bánh răng bao trước; 5 – Bánh răng mặt trời trước và sau;6 – Bánh

răng bao sau; 7 – Trục trung gian; 8 – Cần dẫn số truyền tăng OD; 9 – Bánh răng bao
số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50

GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

24


Đồ án tốt nghiệp


Khai thác hộp số tự động A140E

11 – Bánh răng chủ động trung gian; 12 – Bánh răng bị động trung gian; 13 – Cần dẫn
bộ truyền hành tinh sau; 14 – Bánh răng hành tinh sau; 15 – Trục thứ cấp.
Ở số 3 ly hợp số tiến (C1) và ly hợp số truyền thẳng (C2) điều hoạt động. Chuyển
động quay của trục sơ cấp do đó được truyền trực tiếp đến bánh răng bao phía trước
bằng ly hợp (C1) và đến bánh răng mặt trời trước và sau bằng ly hơp (C2). Điều này làm
cho bánh răng bao phía trước quay cùng với trục sơ cấp, do các bánh răng mặt trời trước
bị khóa và bộ truyền hành tinh trước quay cùng một khối với trục sơ cấp. Cũng như ở số
1 và 2 chuyển động quay của cần dẫn trước được truyền đến bánh răng trung gian chủ
động làm nó quay theo chiều kim đồng hồ như hình 2.26.
Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng hành

tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng
mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của nó. Do tốc độ
quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay cùng một khối với bánh
răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành ngoài của khớp (F0) đang quay
cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi (F0) bị khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng
mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số
truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng
với bánh răng bao. Kết quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối
cứng như hình 2.26.
Dòng truyền công suất số 3 dãy “D” có thể được sơ đồ hóa như hình 2.27

SVTH: Phạm văn Thương - ôtô A- K50


GVHD: TH.S.Nguyễn Hồng Quân

25


×