Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Thiết kế quy trình sản xuất sứ dân dụng (thuyết minh+ bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.76 KB, 37 trang )

Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………………………………...................3

LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ gốm sứ là ngành công nghệ mà quá trình sản xuất sử dụng các công
nghệ hiện đại nhất sẽ luôn song hành với các quá trình cổ xưa nhất để sản xuất ra các sản
phẩm đa dạng phục vụ hầu hết các nhu cầu trong xã hội cũng như phục vụ các ngành công
nghiệp khác.
Sứ dân dụng là một mặt hàng không thể thiếu, được sử dụng rộng rãi trong mỗi hộ
gia đình. Do nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại mặt
hàng này ngày càng khắt khe về chất lượng cũng như yêu cầu về tính thẩm mĩ. Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên những bước đột phá ngoạn mục thúc đẩy
ngành công nghiệp sản xuất sứ dân dụng tiến một bước dài: từ chỗ sản xuất thủ công với
các lò nung gián đoạn năng suất thấp, lượng nhiệt tiêu hao lớn, thời gian sản xuất lâu, cho
chất lượng sản phẩm không đồng đều…, người ta đã từng bước cơ giới hóa, tự động hóa sử
dụng các lò nung liên tục (lò tunnel và gần đây là lò con lăn) cho chất lượng sản phẩm đồng
đều, ổn định, năng suất cao, thời gian sản xuất rút ngắn, tiêu hao một lượng nhiên liệu ít
hơn rất nhiều…
Chúng em xin chân thành cám ơn quí thầy cô ở Bộ môn Silicate – Khoa Công
Nghệ Vật Liệu đã hướng dẫn chỉ bảo chúng em hoàn thành đồ án Qui trình sản xuất sứ
dân dụng năng suất 1.0500.000 [sản phẩm/năm], đặc biệt là thầy Lê Tấn Vang - người đã
giao đề tài này cho chúng em - giúp chúng em có cơ hội tìm hiểu, vận dụng những kiến
thức được học trên giảng đường vào thực tiễn sản xuất.

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 1




Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Đồ án được chúng em thiết kế trong thời gian ngắn cũng như do chúng em chưa có
nhiều kinh nghiệm thực tế vì thế sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quí giá của quí thầy cô và các bạn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2010

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 2


Quy trình SX sứ dân dụng
1. Định nghĩa:

I.

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Gốm sứ và lịch sử phát triển

Gốm sứ là các vật liệu rắn vô cơ với cấu trúc dị thể, thành phần khoáng và hóa khác nhau.
Thành phần pha của vật liệu gốm sứ gồm pha đa tinh thể, pha thủy tinh và có thể cả pha khí. Các
sản phẩm gốm sử được sản xuất từ các nguyên liệu dạng bột mịn, tạo hình rồi đem nung đến kết
khối ở nhiệt độ cao.

Đặc trưng cơ bản của quá trình nung gốm sứ là quá trình ở nhiệt độ cao. Nhờ nhiệt độ cao , các
phản ứng pha rắn và kết khối xảy ra trong phối liệu bột mịn, tạo sản phẩm có độ bền cơ và những
tính chất cần thiết khác.
Sứ là tên gọi loại sứ dân dụng kết khối tốt, trắng, trong, gõ tiếng thanh như chuông. Sản phẩm
nổi tiếng gắn liền với đất nước Trung Hoa. Từ “ China” tiếng Anh, ngoài nghĩa Trung Quốc, còn có
nghĩa là đồ sứ. Cao lanh là tên dãy núi Cao Lĩnh ở Trung Quốc, nơi có loại nguyên liệu làm sứ nỗi
tiếng này.
2. Lịch sử phát triển:
Rất khó xác định chính xác khi nào nghề đồ gốm ra đời, nghĩa là bao gồm các quá trình tạo
hình, sấy và nung, biến nguyên liệu đất sét thành đồ gốm. Người ta cho rằng nghề gốm bắt đầu tại
vùng Trung Đông và Ai Cập khoảng 4500 - 4000 năm TCN. Khoảng 4000 - 3000 năm TCN đã hình
thành một số trung tâm gốm ở vùng này. Trong thời gian này đã phát minh ra bàn xoay.
Một bước tiến lớn về phía trước là việc phát minh ra thủy tinh khoảng 2000 - 1000 năm TCN,
tạo điều kiện để phát minh ra men gốm mà nổi tiếng nhất là hỗn hợp Ai Cập, đó là hỗn hợp của đất
sét, cát và tro gỗ làm vai trò chất trợ dung và các oxit đồng hay mangan để tạo màu. Sau khi nung
nó làm cho bề mặt gốm có một lớp nhẵn bóng và có màu.
Thời Trung Cổ ở Châu Âu đã có những trung tâm rất lớn sản xuất đồ gốm như Faenza ở Ý (từ
đó dó danh từ faience hay còn gọi là sành), hay Mallorca là một hòn đảo ở Địa Trung Hải (từ đó có
tên mặt hàng majolica, cũng có nghĩa là sành. Loại sành này xương có màu, xốp, được tráng men
đục và trang trí nhiều màu sắc).
Vào những năm 600 TCN nước Trung Hoa cổ đã sản xuất được đồ sứ. Đến thế kỷ 9 SCN (đời
Đường) nghề sứ Trung Quốc đã rất phát triển. Đến thế kỷ 16 đời nhà Thanh thì bước vào thời kỳ
cực thịnh.
Ở Châu Âu mãi đến năm 1709, một người Đức là Johann Friedrich Bottger đã sản xuất được
đồ sứ giống đồ sứ Trung Quốc. Năm 1759 người Anh Josial Wedgwood sản xuất được sành dạng đá
(một loại sành có xương mịn, trắng, kết khối tương đối tốt, chất lượng hơn hẳn sành thông thường
tuy chưa bằng đồ sứ). Trong 1/4 cuối cùng của thế kỷ 18 sành dạng đá đã đẩy lùi mặt hàng majolica.
Trong thế kỷ 19 ở châu Âu mặt hàng này thay thế cho đồ sứ đắt tiền. Chỉ sau khi giá cả hàng sứ rẻ
đi, với những tính chất tuyệt vời của nó mới đẩy lùi được mặt hàng sành dạng đá.
Ở Việt Nam, ông cha ta đã sản xuất được đồ gốm từ thời thượng cổ, cách đây 4500 năm. Vào

thời đầu các vua Hùng chúng ta đã có gốm Phùng Nguyên, gò Mun (Vĩnh Phú) nung ở nhiệt độ 800
- 9000C, xương gốm bắt đầu được tinh luyện.
Từ thế kỷ 11 chúng ta đã sản xuất được gốm men Đại Việt nổi tiếng với các trung tâm Hà Bắc,
Thanh Hóa, Thăng Long, Đà Nẵng.
Từ thời Trần có gốm Thiên Trường (Hà Nam Ninh) với sản phẩm bát đĩa, bình lọ phủ men
ngọc, men nâu.
Từ cuối đời Trần vào thế kỷ 14 bắt đầu hình thành làng gốm Bát Tràng nổi tiếng đến ngày nay.

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 3


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

II. Lý thuyết về nguyên liệu
Sản phẩm của ta là loại sứ cứng dân dụng trong hệ K 2O-Al2O3-SiO2, đây là hệ thành phần đăc
trưng cho nhóm sản phẩm đi từ nguyên liệu đất sét, cao lanh, tràng thạch, cát.
A. Nguyên liệu cho xương:
1. Đất sét:
Đất sét là nguyên liệu cơ bản bao gồm các nhóm khoáng alunosilicat ngậm nươc có cấu trúc lớp
với độ phân tán cao, khi trộn nước có tính dẻo, khi nung tạo thành sản phẩm kết khối rắn chắc. Đất
sét bao gồm nhiều khoáng chủ yếu như: khoáng Montmorillonhit, khoáng Halloysit, khoáng
Caolinhit…
Đất sét cung cấp đồng thời Al2O3 và SiO2, ngoài ra trong thành phần còn lẫn cát tràng thạch và
các tạp chất khác. Đất sét trong đơn phối liệu phải có hàm lượng thích hợp, không được quá ít hoặc
quá nhiều. Nếu quá ít, hồ sẽ kém dẽo làm cho khâu tạo hình khó khăn. Ngược lại nếu lượng đất sét
quá nhiều làm cho sản phẩm có độ co lớn, nứt, biến dạng sau khi nung.

Đất sét trong công nghệ sứ dân dụng là dạng ít tạp chất Fe 2O3, TiO2, MnO2 để đảm bảo độ trắng
của xương, ít tạp chất Calci vì nó làm giảm phạm vi kết khối của mộc.
nước ta đất sét có nhiều ở các vùng như Sông Bé, Long Thành, Đà Lạt, Trúc Thôn…
Các khoáng thường có trong đất sét:
- Khoáng caolinite: Al2(Si2O5)(OH)4
- Khoáng halloysit: Al2(Si2O5)(OH)4.2H2O
- Khoáng montmorillonit: Al1.64(Na,Mg)0.33(Si2O5)2(OH)2
- Khoáng pirophilit: Al2(Si2O5)2(OH)2
- Khoáng illit: Al2-xMgxK1-x-y(Si1.5yAl0.5+yO5)2(OH)2
Đất sét thuộc nhóm nguyên liệu tạo dẻo. Nhờ có cấu trúc lớp nên đất sét có tính dẻo, cùng với độ
phân tán cao, nó giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo hình vật liệu silicat.
Những biến đổi khi nung đất sét:

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 4


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

T0C
Khoảng nhiệt Phản ứng
độ
70 – 110oC
mất nước lý học

Ghi chú
đỉnh này có thể

thấy ờ khoảng
nhiệt độ 150oc,
đó là do có lẫn
các khoáng tạp
chất chứa Al, Fe
dạng hydroxyt.

400–600oC
(570oC)

- Mất nước hóa
học.
- Các phản ứng
biến đổi thù
hình.

(mêtakaolinite)
(silimanhit)
(mulit nguyên sinh)
(spinel)
925–1025oC Tạo spinel, mulit nguyên sinh,
(950oC)
mêtakaolinite.
1100–1200oC Tạo mulit nguyên sinh từ spinel.
> 1300oC

xuất hiện mulit thứ sinh hình kim

Nguyễn Lê Thanh Quãng


các

oxit

từ

Phản ứng tỏa
nhiệt ít, mà pha
Trang
lỏng
tạo5 thành
lại thu nhiệt
nhiều nên đỉnh
bị lấp.


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Nhận xét:
-

Khoảng nhiệt độ 70 – 110oC có hiệu ứng mất nước lý học gây biến đổi thể tích lớn,
cần tốc độ nâng nhiệt chậm.
Khoảng nhiệt độ 570oC có nhiều phản ứng biến đổi thù hình gây thay đổi thể tích lớn, cần
nung chậm để các phản ứng xảy ra hoàn toàn và tránh nứt vỡ sản phẩm.
Tương tự đối với vùng nhiệt độ có phản ứng xảy ra như vùng 950 oC, 1200oC ta cần nung
chậm.


Đối với đất sét dùng trong sản xuất sứ, ngoài các tính chất tính dẻo, thành phần hóa…còn có yêu
cầu về độ tinh khiết và màu sắc. Các loại đất sét lẫn các tạp chất hữu cơ hay các oxit kim loại gây
màu không thể sử dụng được trong sản xuất sứ. Nước ta có rất nhiều mỏ đất sét nhưng hầu hết hàm
lượng sắt rất cao gây đỏ xương sứ nên không thể sử dụng được, chỉ có một số ít mỏ đất sét trắng là
có thể dùng được. Trong các mỏ sét ở miền Nam chỉ có Trúc Thôn có đất sét trắng, vì thế ta lựa
chọn đất sét Trúc Thôn làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy.
SiO2
Fe2O3+FeO Al2O3
K2O+Na2O CaO+MgO Ti2O
MKN
Đất
sét
58 – 62
< 1,2
24 - 28 3 - 4
0,5 – 0,7
> 0,9
7 -8
Trúc Thôn
2. Cao lanh:

Kaolin (cao lanh) là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của
phenpat chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin hóa.
Thành phần hóa học Kaolin:
- Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O
- Thành phần lý thuyết: Al2O3: 39,48%; SiO2: 46,6%; H2O: 13,92%
- Tỷ trọng: 2,57 - 2,61
- Độ cứng: 1 - 2,5
Kích thước hạt (đo bằng kính hiển vi điện tử): dài rộng: khoảng 0,1 - 1, dầy khoảng 0,02 - 0,1 trộn
với nước, kaolin biến thành một dạng bùn nhão, dẻo dạng hồ, hòa loãng để khuếch tán trong H 2O.

Quá trình phân giải từ tràng thạch thành kaolin
Dưới góc độ hóa học, phenpat phân giải thành kaolin theo phương trình phản ứng sau:
K2O.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O -------> Al2O3.2SiO2.2H2O + K2O3 + 4SiO2
CaO.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O -------> Al2O3.2SiO2.2H2O + CaCO3 + 4SiO2.
Quá trình phong hóa, do tác động của CO2 và H2O liên kết giữa Al2O3 và SiO2 không bị bẻ gẫy và
rất bền vững, do đó phân tử kaolin chịu thuỷ phân cao, không hòa tan trong nước và trầm tích thành
mỏ có lẫn SiO2. Đối với phenpat kiềm thổ, ngoài SiO2 còn lẫn CaCO3 (nếu pH của môi trường
phong hóa nhỏ hơn 7 thì CaCO3 từ từ phân giải cho CaO và cho CO2. Chính CO2 này lại là tác nhân
tiếp tục phong hóa phenpat).
Các quá trình hóa lý xảy ra khi nung trong cao lanh cũng tương tự như đất sét.
Cũng vì yêu cầu về độ trắng của xương sứ ta phải sử dụng cao lanh có độ trắng cao, hàm lượng
tạp chất gây màu thấp. Vì vậy, ta sử dụng caolanh La Phù.

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 6


Quy trình SX sứ dân dụng
Oxyt
Kaolin La
Phù

SiO2
56.92

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Al2O3
26.63


TiO2
0.87

Fe2O3
1.17

CaO
0.10

MgO
0.49

K2O
3.01

Na2O
0.49

MKN
7.33

3. Tràng thạch:

Tràng thạch là hợp chất của các alumo-silicat không ngậm nước. Có ba loại tràng thạch chính
là :
Tràng thạch kali (orthoclaz): K2O.Al2O3.6SiO2
Tràng thạch natri (albit):
Na2O.Al2O3.6SiO2
Tràng thạch cali (anortit):

CaO.Al2O3.6SiO2
Tràng thạch cung cấp đồng thời SiO2, Al2O3,và các oxit K2O, Na2O, CaO. Độ cứng của tràng
thạch là 5 theo thang Mohn.
Tràng thạch là nguyên liệu gầy, đóng vai trò chất chảy trong xương và men gốm sứ. Vì là chất
chảy nên các biến đổi thù hình của tràng thạch ít được quan tâm.
Ta có nhiệt độ chảy lý thuyết của ba loại tràng thạch như sau:
nhiệt độ nóng
Loại tràng thạch
chảy lý thuyết
K2O.Al2O3.6SiO2 1150oC
Đặc biệt đối với tràng Na2O.Al2O3.6SiO
thạch kali thì khi phân huỷ sẽ
1118oC
tạo thành leucit và SiO2, do 2
đó pha lỏng tạo thành sẽ giàu
Ai2O3 và SiO2 hơn tràng CaO.Al2O3.6SiO2 1552oC
thạch ban đầu. Nhiệt độ
càng tăng thì lượng SiO2 tạo
thành càng nhiều, vì thế độ
nhớt pha lỏng giảm chậm. Nhờ thế khoảng nung gốm sứ tương đối rộng, giúp quá trình nung dễ
hơn.
Tuy nhiệt độ chảy lý thuyết của tràng thạch kali là 1150oC, nhưng thực tế ở 950oC đã xuất hiện
pha lỏng do thành phần có lẫn nhiều tạp chất, nhiệt độ chảy thành dòng của leucit là 1530oC. Trong
khoảng nhiệt độ này thì độ nhớt pha lỏng vẫn còn rất lớn, giúp sản phẩm giữ được hình dáng.
Từ nhiệt độ nóng chảy lý thuyết của các loại tràng thạch ta nhận thấy nhiệt độ chảy của tràng
thạch natri thấp hơn tràng thạch kali, vì thế nên tràng thạch natri sẽ xuất hiện pha lỏng ở nhiệt độ
thấp hơn tràng thạch kali. Điều đó rất quan trọng trong việc sử dụng loại tràng thạch trong men và
xương. Vì yêu cầu men phải có nhiệt độ chảy thấp hơn của xương nên ta sẽ sử dụng hai loại tràng
thạch như sau:
- Tràng thạch kali dùng trong phối liệu cho xương sứ.

- Tràng thạch natri dùng trong phối liệu cho men.
4. Cát:
Cát là nguyên liệu chính cung cấp SiO2 (chứa đến 95 – 99.5%). Trong cát có thể có lẫn nhiều tạp
chất gây nhuộm màu cho cát, ví dụ như Fe 2O3. Cát thuộc nhóm nguyên liệu gầy, không có tính dẻo,
có vai trò tăng độ bền cơ của mộc, giảm độ co sấy, co nung. Độ cứng của cát rất cao (lên đến 7 theo
thang Mohn), và là loại nguyên liệu cứng nhất trong các loại nguyên liệu ta sử dụng.
SiO2 có các dạng biến đổi thù hình chính là:
α-quắc  α-tridimit  α-cristobalit  lỏng
-

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 7


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Ở khoảng nhiệt độ 573oC có chuyển biến thù hình β-quắc  α-quắc, nếu cát có ít tạp chất thì
dạng thù hình α-quắc rất bền và có thể tồn tại đến 1023oC sau đó sẽ chuyển thành β-cristobalit.
Những chuyển biến thù hình này làm thay đổi thể tích, và phần trăm thay đổi thể tích được cho
trong bảng sau:
Các dạng biến đổi thù
hình
β-quắc  α-quắc
α-quắc  α-cristobalit

% biến đổi thể tích theo % biến đổi thể tích theo
Budnhicôp

Harders-Klenow
0.82
0.83 – 1.3
15.4
17.4

Các biến đổi thù hình này xảy ra tương đối chậm, có sự biến đỏi mạnh cấu trúc, liên kết… cần
năng lượng hoạt hóa cao. Biến đổi thù hình gây biến đổi thể tích riêng khá lớn dễ dẫn đến nứt vỡ
sản phẩm. Vì vậy ở khoảng nhiệt độ 573oC ta phải nung chậm để tránh làm nứt sản phẩm.
B. Nguyên liệu cho men:
1. Men và màu:
1.1. Định nghĩa men:

Men về bản chất là một lớp thuỷ tinh mỏng (chiều dày 0.1-0.4 mm) phủ lên bề mặt xương gốm
sứ. Nhiệt độ chảy của nó được chọn phụ thuộc vào nhiệt độ kết khối của xương gốm sứ, thông
thường dao động trong khoảng 900-14000C.
Tuy nhiên, so với thuỷ tinh thông thường thì nó cũng có những tính chất khác: nó không đồng
nhất, lớp trên khi nung phản ứng với môi trường của lò nung, lớp dưới thì phản ứng với xương,
trong lớp men có những chất không tan hay kết tinh.
1.2. Công thức và nguyên liệu:
1.2.1. Công thức:
Trong công nghiệp thủy tinh thường dùng thành phần % các cấu tử để so sánh, nhưng trong công
nghiệp gốm sứ, người ta hay dùng tỷ lệ phân tử và tất nhiên có thể chuyển đổi qua lại giữa hai công
thức này. Seger đã đưa ra cách sắp xếp các ôxít có trong thành phần men thành 3 nhóm chính: ôxít
bazơ, ôxít axít và ôxít lưỡng tính. Các nhóm này được sắp xếp theo trình tự sau và tập hợp này được
gọi là công thức Seger của men:

R là biểu hiện cho các kim loại sau: Pb, K, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn. Đối với men màu có thể là
Co, Ni, Cu, Mn, Fe.
Ôxít lưỡng tính nằm xen kẽ giữa ôxít bazơ và ôxít axít, nhóm này chủ yếu là Al2O3. Ôxít axít

bao gồm SiO2 là chính, ngoài ra có thể có thêm B2O3.

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 8


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Các mol thành phần của ôxít axít và ôxít lưỡng tính được tính quy đổi theo chuẩn của ôxít bazơ.
Tổng các mol thành phần của các ôxít bazơ luôn quy về bằng 1.
1.2.2. Nguyên liệu:
Men gốm là một hệ phức tạp gồm nhiều ôxít như Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO,
MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2... được đưa vào dưới các dạng sau:


Nguyên liệu dẻo (plastic): gồm có cao lanh (kaolin), đất sét (clay), bột talc (steatit), betonit...



Nguyên liệu không dẻo (nonplastic) dưới dạng khoáng: gồm có trường thạch, đôlômít, đá
vôi, cát...



Nguyên liệu không dẻo dưới dạng hóa chất công nghiệp: BaCO 3, Na2CO3, K2CO3, borax (dân
gian gọi là hàn the), axít boric, Cr2O3, ZnO... hoặc các loại frit.


1.3.

Phân loại:

Theo thành phần
a. Men chì: có hai loại nhỏ:
o

Men có PbO và B2O3 và

o

Men có PbO mà không có B2O3

b. Men không chứa chì: có hai loại:
o

Men chứa B2O3, và

o

Men không chứa B2O3 có hàm lượng kiềm cao và men không chứa B2O3 có hàm
lượng kiềm thấp.

Theo cách sản xuất
a. Men sống: là loại men được tạo từ những nguyên liệu khoáng như đất sét, cao lanh, trường

thạch... và các chất chảy, ngoài ra có thể có các ôxít mang màu. Men này có thể chứa PbO
hoặc không và thường thuộc loại nhóm có hàm lượng kiềm thấp.
b. Men frit: là loại men đã được nấu chảy (frit hoá) trước đó.

c. Men muối: là men được tạo thành do các chất bay hơi và bám lên bề mặt sản phẩm tạo thành

một lớp men, men muối cũng thuộc nhóm men có hàm lượng kiềm thấp.
d. Men tự tạo: là phối liệu xương trong quá trình nung tự hình thành trên bề mặt sản phẩm một

lớp tương đối nhẵn và bóng.
Theo nhiệt độ nung
Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 9


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

a. Men khó chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy cao (1.250-1.450°C), có độ nhớt

lớn và thường là men kiềm thổ, men trường thạch hoặc men đá vôi. Loại men này có hàm
lượng SiO2 cao và hàm lượng kiềm thấp. Nguyên liệu thường dùng để sản xuất loại men này
là: cát, trường thạch, pegmatit, đá vôi, đá phấn, đôlômít, talc, cao lanh, đất sét... đó cũng là
những nguyên liệu không tan trong nước nên phương pháp sản xuất các loại men này gọi là
cách sản xuất men sống. Thành phần của các loại men này có giới hạn như sau:
o

1RO.0,35-0,5Al2O3.3,5-4,5SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.230-1.350°C).

o

1RO.0,5-1,2Al2O3.5,0-6,2SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.350-1.435°C).


b. Men dễ chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 1.250°C. Đây là những loại

men nghèo SiO2 nhưng giàu kiềm và các ôxít kim loại khác. Men loại này có thể là men chì
hoặc không chì, trong trường hợp men chì hoặc men chứa những hợp chất dễ chảy nhưng có
khả năng hoà tan trong nước thì phải frit hoá trước. Thành phần của các loại men này có giới
hạn như sau:
o

1RO.0,1-0,4Al2O3.1,5SiO2.(0-0,5)B2O3 (men có nhiệt độ nung 900-1.100°C) hoặc

o

1RO.0,1-(0-0,25)Al2O3.(0,6-3)SiO2.(0,1-0,725)B2O3 (men có nhiệt độ nung 1.0001.080°C)...

o

Men muối có thành phần như sau: 1Na2O.0,5Al2O3.2,8SiO2 hay là 1Na2Al2O3.5,5SiO2.

Theo thẩm mỹ
Về mặt mỹ thuật, men được sử dụng như là một hình thức trang trí, các sản phẩm được trang trí
bởi hình thức này là những bình gốm, chậu hoa, các loại tượng...
a. Men chảy: thường được trang trí lên sản phẩm gốm mịn. Khi nung dó đặc tính men (độ nhớt

và sức căng bề mặt) của lớp men nền và lớp men phủ khác nhau, thường thì lớp men phủ có
độ nhớt thấp hơn, sức căng bề mặt bé nên chảy mạnh và (thậm chí) hoà trộn một phần vào
lớp men nền. Ở nhiệt độ nung, men chảy phủ lên lớp men nền tạo một bề mặt sản phẩm với
màu sắc hoặc sự kết tinh từng mảng.
o


Để nhận được men này, pha thêm vào men khoảng 25% chất trợ chảy (PbO.SiO 2) và
một lượng ôxít màu hoặc chất màu.

b. Men rạn: Nếu chủ động tính toán cấp phối sao cho hệ số giãn nở nhiệt của men và xương

chênh lệch nhau, bề mặt lớp men sẽ có sự rạn nhất định (rạn chân chim, rạn hạt vừng). Với
men rạn, lớp men càng dày thì độ rạn càng sâu và càng đảm bảo. Để có sự chênh lệch hệ số
giãn nở nhiệt của men và xương phải giảm bớt lượng SiO2; CaO của xương (và) hoặc tăng
lượng các ôxít có hệ số giãn nở riêng phần lớn của men (tăng Na 2O, K2O... và giảm Al2O3).
o

Men rạn, màu xanh Thổ Nhĩ Kỳ (turquoise) được thể chế tạo bằng cách thêm 3% CuO
vào men 0,7Na2O.0,3CaO.3SiO2.

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 10


Quy trình SX sứ dân dụng
o

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Men rạn, mờ nhiệt độ nung 1.060-1.100°C có thành phần:
0,4Li2O.0,16Na2O.0,44CaO.0,22Al2O3.2,6SiO2.

Hình 1. Cốc men rạn

Hình 2. Lọ hoa men rạn


c. Men kết tinh: Nếu thành phần men có những cấu tử gây mầm kết tinh, khi làm nguội nếu độ

nhớt của men đủ nhỏ để các mầm kết tinh tự lớn lên sẽ nhận được men kết tinh. Quá trình kết
tinh diễn ra 2 giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn tạo mầm (ứng với khoảng nhiệt độ tạo ra số
mầm kết tinh nhiều nhất) và giai đoạn mầm tinh thể lớn lên (khoảng nhiệt độ làm mầm tinh
thể phát triển kích thước lớn nhất).
o

Chất tạo mầm phổ biến nhất là impfen có công thức 2ZnO.SiO2 được tạo bằng cách
trộn ZnO và SiO2 theo tỷ lệ trên, đồng thời thêm vào 10%Pb3O4 hoặc 20% ôxít kiềm.
Khi nấu chảy thu được frit đục với các mầm tinh thể 2ZnO.SiO 2.

d. Men sần (matt): Khi thêm vào men gốc (bóng) một số ôxít khó chảy, hay ôxít màu như

Cr2O3, CuO, Fe2O3, TiO2.. (10-30%) hoặc SnO2 (10%) ta được men sần. Ở nhiệt độ nóng
chảy men gốc, các ôxít trên phân bố đều trên mặt men nhưng không nóng chảy và không tan
lẫn với men gốc, khi làm nguội các phần tử khó chảy đó tạo nên lớp sần sùi, bề mặt nhám.
e. Men co: Là loại men khi nóng chảy thì co cụm lại dẫn đền bề mặt men chỗ dày, chỗ mỏng,

thậm chí để lại khoảng trống không men trên bề mặt sản phẩm. Thành phần men này phải
chức các ôxít có sức căng bề mặt lớn như Al2O3, MgO, ZnO, CaO, SnO2, NiO, V2O5 hoặc
Cr2O3.
o

Ở nhiệt độ nung 1.040°C, nếu thêm 8-10% màu vàng ZrO2-V2O5 vào gốc men
0,5PbO.0,2CaO.0,2ZnO.0,1MgO.0,18Al2O3.1,7SiO2 sẽ nhận được một men co đẹp.

Nguyễn Lê Thanh Quãng


Trang 11


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Hình minh họa: bộ trà men co
f. Men khử: Nhận được bằng cách dùng môi trường lúc nung (nung hoàn nguyên) và chủ yếu

lúc làm nguội sản phẩm để khử các ôxít màu đến trạng thái kim loại. Tuỳ bản chất nguyên tố
kim loại được pha vào men và tuỳ thuộc điều kiện thừa hay thiếu CO của môi trường nung
mà mặt men có sắc thái khác nhau.
o

Men ngũ sắc: là loại men có bề mặt được tạo bởi một lớp mỏng kim loại màu khi nhìn
vào thấy giống hiện tượng vết dầu loang trên mặt nước. Để có men ngũ sắc đẹp
thường sử dụng các muối kim loại của Co, Cu, Fe, Ag, Bi...

Hình: đôi chóe sứ men ngũ sắc Giang Tây
o

Men celadon (hay men ngọc): chính là màu xanh của Fe2+ (của Fe0 và có thể bị khử
một phần về Fe. Thực tế màu men Seladon ít đồng nhất mà thường biến đổi từ lục
xám nhẹ đến lục ngả vàng. Có thể nhận màu Seladon giả nhưng đồng nhất bằng cách
tạo chất màu Seladon trước, sau đó phun màu lên sản phẩm và tráng thêm một lớp
men trong.

Nguyễn Lê Thanh Quãng


Trang 12


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Hình: Gốm celadon Thái Lan
o

Men đỏ huyết dụ (hay đỏ đồng): có bản chất chính là men khử do CuO chuyển về
dạng kim loại ở dang keo đồng và phân bố đều trong men. Cơ chế tạo ra keo đồng
theo phản ứng:
SnO + CuO = Cu +SnO2
CuO+CO = Cu+CO2.

Hàm lượng chất khử, thời gian khử phải thực nghiệm để rút ra thông số kỹ thuật chính xác. Khi
môi trường khử quá đậm, thời gian khử quá dài, sản phẩm sẽ chuyển một phần sang nâu hoặc xám
đen.

Hình: lọ hoa men khử đồng

III. Sơ đồ quy trình cồng công nghệ sản xuất sứ dân dụng
1. Sơ đồ quy trình sản xuất sứ dân dụng

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 13



Kiểm tra
Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Hoàn thiện sản phẩm
Hấp màu
Trang trí
Nung lần 2
Tráng men
Nung sơ bộ
Hoàn thiện mộc
Thàh phẩm

Nhập kho

2. Sơ đồ quy trình sản xuất men

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 14


Sấy thóa khuôn và phơi mộc

Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Tráng men


Đùn ép LentoỦ Tạo hình
Lọc Bơm
ép khung
màngbản

3.
a.
b.
c.

Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu: Được cung cấp từ những nơi trong và ngoài nước.
Phối liệu: Dựa trên sự tính toán, ta theo dõi bài tính phối liệu cho cả xương và men ở mục IV.
Nghiền bi ướt:
Yêu cầu phối liệu xương sau khi nghiền phải đạt độ mịn: lượng sót sàng 10000 lỗ/cm 2 là
3% – 5%; và phối liệu men sau khi nghiền phải đạt độ mịn: lượng sót sàng 160000 lỗ/cm 2 là
Kiểm tra thông số kĩ thuật
3% – 5%. Để biết được thông số này ta kiểm tra mẫu nhỏ sau khi nghiền.
d. Kiểm tra thông số kĩ thuật của phối liệu sai khi nghiền về: độ ẩm, độ mịn, độ nhớt, tỉ trọng,…
nều không đạt phải điều chỉnh lại bằng cách thêm hoăc giảm nước, hoặc nghiền lại.
e. Sàng rung: để loại bỏ đá, rác,… trong hồ sau nghiền
Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 15
Kiểm tra thông số kĩ thuật


Quy trình SX sứ dân dụng
GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Nghiền bi ướt
f.
Khử từ:sau khi nghiền cần thiết phải đưa qua máy khử từ để loại bỏ sắt và ôxít sắt (có
trong nguyên liệu) vốn là những thành phần tạo màu nâu đỏ trên sản phẩm. Sau khi qua sàng,
nếu các thông số đạt tiêu chuẩn ta đem đi sử dụng.
Nghiền bi ướt
g. Khuấy, ủ: Men sau khi nghiền được bơm lên hầm ủ 2 ngày để đạt độ đồng nhất, nâng tính dẻo
của men. Trong quá trình ủ, cần chú ý tránh để men bị lắng, vì nếu men bị lắng sẽ làm thay đổi
nồng độ các chất, gây tác dụng xấu khi tráng men.
Biện pháp chống lắng cho men trong quá trình ủ như sau:
*Giảm độ ẩm huyền men.
*Bớt độ mịn.
*Có thể cho vào men:
• 5-10% đất sét hoặc caolin, hoặc tối đa3% tinh bột.
• Axit yếu, NH3, (NH4)2C2O4.
• Thêm một ít bentonit, men sẽ đặc hơn do bentonit có tính trương nở.
*Khuấy men liên tục.

Nguyên liệu tạo men

h. Lọc ép khung bản, đùn ép Lento và tạo hình dẻo: được trình bày ở phần lựa chọn thiết bị cho

quy trình sản xuất.
Nguyên liệu cho xương

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 16



Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

IV. Tính toán đơn phối liệu và cân bằng vật chất
1. Xương:
a) Phối liệu xương:

Ta có bảng thành phần hoá dùng cho chén sứ dân dụng đã tham khảo như sau:
phối liệu men
Oxit
Hàm lượng
(%)

SiO2
71.5
9

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

R2O

19.72


1.45

1.84
0.82
4.58
Phối liệu cho xương

Từ đó chọn được các nguyên liệu sau:
Nguyên liệu
Đất sét Trúc Thôn
Đất sét Lâm Đồng
Cao lanh Đà Lạt
Tràng thạch An Giang
Cát Cam Ranh

SiO2
57.28
68.58
51.29
64.78
98.84

Hàm lượng oxit (%)
Al2O3 Fe2O3 CaO MgO
27.29 1.21
2.69 0.86
17.56 2.56
1.83 0.65
32.38 1.86
0.09 0.09

14.11 0.58
1.45 0.78
0.53
0.32
0.08 0.05

MKN
R2O
3.28
1.69
1.78
17.99
0.17

7.39
7.13
12.50
0.30
0.01

Bỏ MKN:
Hàm lượng oxit (%)
SiO2
Al2O3
Fe2O3 CaO MgO
R2O
Đất sét Trúc Thôn
61.85
29.47
1.31

2.90
0.93
3.54
Đất sét Lâm Đồng
73.85
18.91
2.76
1.97
0.70
1.82
Bể khuấy
Cao lanh Đà Lạt
58.62
37.01
2.13
0.10
0.10
2.03
Tràng thạch An Giang 64.97
14.15
0.58
1.45
0.78
18.04
Cát Cam Ranh
98.85
0.53
0.32
0.08
0.05

0.17
Máy khử từ
Đất sét Trúc Thôn là loại đất sét tốt, có độ trắng cao nhưng do ta đặt nhà máy ở miền Nam,
không có lợi về kinh tế nên ta bổ sung thêm đất sét Lâm Đồng với tỷ lệ mỗi loại 20% ( lượng đất sét
thường trong khoảng 30-40% để đảm bảo độ dẻo).
Đối với xương sứ vệ sinh, ta sẽ tính dựa vào thành phần các oxyt quan trọng như SiO 2 , Al2O3,
R2O. Những thành phần khác coi như là tạp chất trong mộc.
Nguyên liệu

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 17


Quy trình SX sứ dân dụng

Sàng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Sàng khử từ
Sàng khử từ

Hàm lượng oxit (%)
Tỷ lệ (%)
SiO2
Al2O3
R2O
Đất sét Trúc Thôn
61.85

29.47
3.54
20
Đất sét Lâm Đồng
73.85
18.91
1.82
20
Cao lanh Đà Lạt
58.62
37.01
2.03
x
Tràng thạch Đà Nẵng
64.97
14.15
18.04
y
Cát Cam Ranh
98.85
0.53
0.17
z
Tổng
71.59
19.72
4.58
Cân bằng thành phần hoá của phối liệu với thành phần hoá của xương, ta có hệ phương trình sau :
Nguyên liệu


Bể chứa

61,85.20 + 73,85.20 + 58,62.x + 64,97.y + 98.85.z = 71,59.100
29,47.20 + 18,91.20 + 37,01.x + 14,15.y + 0,53.z = 19.72.100
3,54.20 + 1,82.20 + 2,03.x + 18,04.y + 0,17.z = 4.58.100

Giải hệ phương trình trên ta tìm được: x = 19.51 ; y = 16.54 ; z = 21.07.Tổng hàm lượng = 99.06
Quy đổi về 100%, ta có :
Đất sét Trúc Thôn = = 20.19
Đất sét Lâm Đồng = 20.19
Cao lanh Đà Lạt = 20.55
Tràng thạch An Giang = 17.1
Cát Cam Ranh = 21.97

Kiểm tra lại thành phần phối liệu:
Nguyên liệu

Tỷ lệ
(%)

Đất sét Trúc Thôn
Đất sét Lâm Đồng
Cao lanh Đà Lạt
Tràng thạch An Giang

20.19
20.19
20.55
17.10


Nguyễn Lê Thanh Quãng

SiO2
57.28
68.58
51.29
64.78

Hàm lượng oxit (%)
Al2O3 Fe2O3 CaO MgO R2O
27.29 1.21
2.69 0.86 3.28
17.56 2.56
1.83 0.65 1.69
32.38 1.86
0.09 0.09 1.78
14.11 0.58
1.45 0.78 17.99

MKN
7.39
7.13
12.50
0.30

Trang 18


Quy trình SX sứ dân dụng


GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Cát Cam Ranh
21.97
Tổng
100
Th phần hoá xương

98.84
68.74
72.79

0.53
18.24
19.31

0.32
1.31
1.39

0.08
1.20
1.27

0.05
0.47
0.50

0.17
4.48

4.75

0.01
5.55

So sánh với thành phần hoá ban đầu, ta chấp nhận được thành phần phối liệu như trên.
b) Nhiệt độ nóng chảy của xương:

Schumen đưa ra công thức tính ước lượng nhiệt độ nóng chảy của xương sứ như sau:
Trong đó:

%MO: oxit hoá trị 2 = 1.76%
Suy ra: Tnc của xương là 1663oC
Theo sách “ Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ” của thầy Đỗ Quang Minh, ta có thể ước lượng
được nhiệt độ nung sao cho bé hơn nhiệt độ nóng chảy của xương là phù hợp. Ở đây ta chọn nhiệt
độ nung thường dùng cho xương sứ vệ sinh bằng 70% Tnc = 1164oC.
c) Hệ số giãn nở nhiệt của xương:
Theo công thức của Winkel Manm Schatt:
α.106 = ∑xiai
α - hệ số giãn nở nhiệt riêng của xương
ai – phần trăm khối lượng oxit thứ i
xi – hệ số giãn nở nhiệt riêng của oxit thứ I
Oxit

SiO2

Al2O3

Fe2O3


CaO

MgO

R2O

ai (%)
xi.106

72.79
2.67

19.31
16.67

1.39
13.33

1.27
16.67

0.50
0.33

4.75
28.33

Ta tính được :
α.106 = 6,905 ⇒ α = 6,905.10-6


II . Men

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 19


Quy trình SX sứ dân dụng

Nguyễn Lê Thanh Quãng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang
BaO

ZrO2

3.50

10.00

Trang 20


Quy trình SX sứ dân dụng
Nguyên
liệu

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang
Hàm lượng oxit (%)


MKN

Hiệu
chỉnh
MKN

Quy đổi
về 100%

Tỷ lệ (%)
Ba
O

ZrO2

ZnO

PbO B2O3

R2O

0.1

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00

15.9
9

0.30

5.98

4.05

32.33 1.21

0.40

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

3.46

9.70


17.80

12.06

0.17

0.08

0.05

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.08

0.15

29.70

20.12

0.19


56

3.2

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

43.4

13.60

9.21

SiO2

Al2O3 CaO MgO

65.7
2

17.00 0.03


Tràng
thạch Đà
Nẵng
Cao lanh
La Phù
Cát Cam
Ranh
CaCO3

16.07

7.70

51.2
1
99.5
6
2.17

BaCO3

4.50

0.00

0.00

0.00


0.00

77.7

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

22.3

5.80

3.93

Borax

23.25

0.00

0.00

0.00


0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

36.6
0

16.2

47.20

44.03

29.83

Oxit kẽm

1.48

0.67

0.00

0.00


0.00

0.00

0.00

90.2
7

9.05

0.00

0.00

0.00

1.48

1.00

Zirconit

16.10

37.7
2

0.14


0.00

0.00

0.00

62.1
3

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

16.10

11.00

Pb3O4

8.57

0.00


0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

97.6

0.00

0.00

2.34

8.80

5.96

Bột Talc

4.04

0.10


1.71

31.4
0

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

6.22

4.31

2.92

Th phần
hoá men

100

6.30


4.60

1.60

3.50

10.0
0

1.34

8.50

8.51

5.30

4.54

147.60

100.00

Nguyễn Lê Thanh Quãng

5.96

29.65

60.2

9
50.3
5

Trang 21


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

2. Tính nhiệt nóng chảy của men:

Được xác định theo công thức thực nghiệm

ai, bj – hằng số nóng chảy tương ứng của các oxit dễ chảy và khó chảy
ni, mj – hàm lượng tương ứng của các oxit dễ chảy và khó chảy trong men
Bảng nóng chảy của các oxit
Oxit dễ chảy
Oxit
B2O3
Na2O
K2 O
ZnO
BaO
PbO
Fe2O3
MgO
CaO


 =0.5*CaO + 0.6*MgO + R2O + BaO +ZnO + 1.25*B2O3 = 25.123
 = 1.2*Al2O3 + SiO2 + 1.1*ZrO2 = 70.83


K=0.35 sẽ ứng với nhiệt nóng chảy là 11500C
Vậy ta có Tnc (men) < Tnung < Tnc (mộc) là phù hợp.
3. Tính hệ số giãn nở nhiệt của men:
R2O
5.52
28.33
Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 22


Quy trình SX sứ dân dụng

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

Theo công thức của Winkel Manm Schatt
α.106 = ∑xiai
α - hệ số giãn nở nhiệt riêng của men
ai – phần trăm khối lượng oxit thứ i
xi – hệ số giãn nở nhiệt riêng của oxit thứ I
Tính tương tự như với xương ta có: α = 6.19.10-6
Kiểm tra lại mức độ sai lệch giữa α xương và α men:
Ta có: |αmen - αmộc| = 3.94.10-7 < 13.10-7.
A. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT:

xi : độ ẩm phối liệu qua từng công đoạn.

yi : tỷ liệu hao hụt qua từng công đoạn.
zi : tỷ lệ hồi lưu.
ai : lượng sản phẩm qua từng công đoạn.
bi : lượng nguyên liệu khô.
ci : lượng nguyên liệu ẩm.
di : lượng nguyên liệu khô hồi lưu.
ci : lượng nguyên liệu ẩm hồi lưu.
m : khối lượng sản phẩm.
B. BẢNG CÂN BẰNG VẬT CHẤT:

Chọn chén sứ dân dụng là mặt hàng sản xuất chính của dây chuyền có khối lương 0.2
kg/sp và lượng men khoảng 0.02kg/sp. Ta có bảng cân bằng vật chất:
1. Mộc

Ta có khối lương sản phẩm sau nung: 0.2 kg/sp – MKN của mộc: 5.55%
 Khối lương sản phẩm trước nung: 0.211 kg/sp
Stt
1
2
3
4

Công đoạn
Thành phẩm
Kiểm tra sau khi
nung
Nung (MKN)
Di chuyển khi
nung


Nguyễn Lê Thanh Quãng

Hao
hụt
(%)
0

Độ
ẩm
(%)
0

Khối lượng (kg)
khô

ướt

2000000

0

2

0

2040816.33

0

6.3


0

2178032.37

0

0

3

2178032.37

2245394.19

Hồi
lưu
(%)
95

Khối lượng hồi lưu
khô

ướt
38775.51

Trang 23


Quy trình SX sứ dân dụng

5
6
7
8
9
10
11
12
13

Phun men
Di chuyển di phun
men
Sửa mộc
Sấy
Tạo hình dẻo
Bể chứa
Sàng khử từ
Nghiền bi ướt
Cân phối liệu

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang
1

3

2200032.69

2268074.94


95

21546.71

20900.31

0

3

2200032.69

2268074.94

95

0.00

0.00

2
3
5
0
1
2
0.5

5
25

35
35
35
35

2244931.32 2363085.60 95 44898.63
42653.70
2314362.18 3045213.40 95 86788.58
65959.32
2436170.72 3561653.10 95 169178.52 115718.11
2436170.72 3561653.10 95
0.00
0.00
2460778.51 3597629.39
2510998.47 3671050.40 95 69749.96
47708.97
2523616.56
2523616.56 3671050.40
392162.40 331715.92
Lượng nguyên liệu khô cần nhập về kho trong một năm là: 2523616.56 – 331715.92=
2191900.64 [kg]
Nguyên liệu nhập về có độ ẩm nhất định tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu cũng như
điều kiện vận chuyển. Trên cơ sở tham khảo các số liệu thực tế, ta chọn độ ẩm và hao hụt
của mỗi nguyên liệu theo bảng sau:
Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Độ ẩm
(%)

5
7
7
2
2

Hao hụt
(%)
2
2
2
2
2

Khối lượng
(kg)
473965.42
482993.33
491605.39
389957.53
501015.62
2339537.29

Đất sét Trúc Thôn
20.19
Đất sét Lâm Đồng
20.19
Cao lanh Đà Lạt
20.55
Tràng thạch An Giang

17.10
Cát Cam Ranh
21.97
Tổng
100
Tổng lượng nguyên liệu nhập về cho mộc là: 2339537.29 [kg/năm]
2. Men

Ta có khối lương men sau nung: 0.02kg/sp – MKN của men: 4.54%
 Khối lương men trước nung: 0.021kg/sp
St
t
1
2

Công đoạn
Lượng men
cần cho
mộc
MKN của
men

3

Phun men

4

Sàng khử từ


Hao
hụt
(%)

Độ
ẩm
(%)

-

-

25.4
1

-

2

38

0.5

38

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Khối lượng (kg)
khô


ướt

200000

-

268132.4
6
273604.5
441297.66
5
274979.4 443515.23

Hồ
i
lưu

Khối lượng hồi lưu
khô

ướt

-

-

-

-


-

-

95

8384.66

5198.49

95

2106.70

1306.15
Trang 24


Quy trình SX sứ dân dụng
5
6

Nghiền bi
ướt
Cân phối
liệu

GVHD: Thầy Lê Tấn Vang

0.5


38

0.5

-

5
276361.2
445743.95
5
277750.0
447983.87
0
277750.0
447983.87
0

95

2117.28

1312.72

-

-

-


12608.64

7817.35

Lượng nguyên liệu khô cho men cần nhập trong một năm là: 277750 – 12608.64=
265141.36 [kg]
Tương tự, ta có bảng nguyên liệu nhập sau:

Nguyên
liệu
Tràng
thạch Đà
Nẵng
Cao lanh
La Phù
Cát Cam
Ranh
CaCO3
BaCO3

Thành
phần(%
)

Độ
ẩm(%
)

Lượng nhập
vào(kg/năm)


Nguyên
liệu

Thành
phần(%)

Độ
ẩm(%)

Lượng nhập
vào(kg/năm)

4.05

1

10845.61

Borax

29.83

0

79091.67

12.06

20


38371.26

Oxit kẽm

1

0

2651.41

20.12

1

53879.91

Zirconit

11

0

29165.55

9.21
3.93

10
0


26861.47
10420.05

Pb3O4
Bột Talc
Total

5.96
2.92
100

0
1

15802.43
7819.55
274980.91

Nguyễn Lê Thanh Quãng

Trang 25


×