Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan và thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.01 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ ANH TUẤN

hîp t¸c quèc tÕ
trong viÖc c¶i c¸ch, hµi hßa hãa
thñ tôc h¶i quan vµ thùc tiÔn ë viÖt nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ ANH TUẤN

hîp t¸c quèc tÕ
trong viÖc c¶i c¸ch, hµi hßa hãa
thñ tôc h¶i quan vµ thùc tiÔn ë viÖt nam
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH

HÀ NỘI – 2015



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các thuật ngữ, chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC

CẢI CÁCH, HÀI HÒA HÓA THỦ TỤC HẢI QUANError! Bookmark not d
1.1.

Khái niệm cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quanError! Bookmark not defin

1.1.1. Thủ tục hải quan .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan Error! Bookmark not defined.
1.2.

Ý nghĩa, sự cần thiết của việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục
hải quan ............................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Ý nghĩa ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Sự cần thiết .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.

Hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quanError! Bookmar


Chƣơng 2: CÁC CƠ CHẾ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG CẢI
CÁCH, HÀI HÒA HÓA THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ THỰC
TIỄN Ở VIỆT NAM......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.

Hợp tác song phƣơng ....................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Hợp tác với Hải quan các nước láng giềngError! Bookmark not defined.

2.1.2. Hợp tác với Hải quan các nước đối tác quan trọngError! Bookmark not defined
2.2.

Hợp tác đa phƣơng ........................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ Tổ chức Hải quan thế giớiError! Bookmark

1


2.2.2. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEANError! Bookmark not defined.
2.2.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APECError! Bookmark not defined.
2.2.4. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEMError! Bookmark not defined.
2.2.5. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ GMSError! Bookmark not defined.
2.2.6. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ WTOError! Bookmark not defined.

2.2.7. Cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế một cửa quốc giaError! Bookmark not defi
2.2.8. Đánh giá chung về hợp tác đa phương Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG CẢI CÁCH, HÀI HÒA HÓA THỦ TỤC HẢI


QUAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊError! Bookmark not define
3.1.

Mục tiêu và định hƣớng hợp tác quốc tế của Việt Nam về cải

cách, hài hòa hóa thủ tục Hải quan trong giai đoạn 2015-2020Error! Bookm
3.1.1. Mục tiêu .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.

Một số giải pháp, kiến nghị ............. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Tiếp tục triển khai Luật hải quan 2014Error! Bookmark not defined.
3.2.2.

Tăng cường về hợp tác song phương, đa phươngError! Bookmark not defined.

3.2.3. Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tờ khai hải quan của Việt Nam .......... Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Hoàn thiện về hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tinError! Bookmark not defin
3.2.6. Tuyên ngôn phục vụ khách hàng ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 9

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới,
hoạt động thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ, điều này là cơ hội và
cũng là thách thức với cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước về hải quan, là một trong các ngành được giao quản lý và
thực thi các chính sách về hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước. Hải quan
Việt Nam đã gia nhập ba công ước của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
gồm Công ước Kyoto (năm 1997), Công ước Kyoto sửa đổi (năm 2008) và
Công ước HS về Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (năm 1998); là đơn vị
chủ trì thuộc Bộ Tài chính triển khai cơ chế một cửa quốc gia và Asean; thực
hiện mô hình “Một cửa, một lần rừng” tại các cặp cửa khẩu; đồng thời, hải
quan Việt Nam đã và đang triển khai dự án thông quan điện tử do Nhật Bản
tài trợ (VNACCS/VCIS)… Những yêu cầu thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đòi hỏi Hải quan Việt Nam
phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý theo yêu cầu của quản lý hải quan
hiện đại với quy trình thủ tục hải quan thực hiện bằng hình thức điện tử một
cách toàn diện trong hầu hết các hoạt động quản lý của hải quan. Quán triệt
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Hải quan Việt Nam
luôn nhận thức rõ vai trò là “người gác cửa của đất nước” về kinh tế. Do tính
chất đặc thù, hoạt động hải quan luôn gắn liền với hoạt động đối ngoại, an
ninh quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch quốc tế, Hải quan
Việt Nam đã chủ động tiến hành cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan và đã
có những bước tiên phong trong hội nhập. Để thực thi các cam kết quốc tế,
ngành Hải quan phải tiếp tục cải cách, hiện đại hóa, hài hòa hóa hải quan theo

3


hướng vừa quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, thu đúng, đủ tiền

thuế cho Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong điều kiện tự
do hóa thương mại.
Công cuộc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan được bắt đầu từ rất
sớm, nhưng rõ nét hơn là bắt đầu từ năm 1990. Để hiện thực hóa mục tiêu
trên, ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020,
theo đó “đến năm 2020… thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng
phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm…”. Ngày 13 tháng 04 năm
2012, Tổng cục trưởng TCHQ đã ký Quyết định số 821/QĐ-TCHQ thành lập
Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS; Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định
số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 08 năm 2011 về việc thí điểm thực hiện cơ
chế một cửa quốc gia – đây là nền tảng ban đầu cho việc thực hiện Cơ chế một
cửa quốc gia tại Việt Nam; Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và
Cơ chế một cửa quốc gia đã ký quyết định số 75/QĐ-BCĐASW ngày 20 tháng
11 năm 2014 về ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo
đảm an toàn thông tin của Cổng thông tin một cửa quốc gia... [10, 21]. Theo
đó, Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản mang tính chất pháp quy để triển
khai, thực hiện các chương trình nhằm mục tiêu cải cách, hài hòa hóa thủ tục
hải quan một cách sâu rộng và mang tính định hướng cao.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về hải quan đã và đang được hoàn thiện
theo hướng minh bạch hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương
thức quản lý hải quan từ truyền thống sang hiện đại, về cơ bản đã đáp ứng
được các yêu cầu của hội nhập quốc tế nói chung. Tuy nhiên, để có đủ điều
kiện tham gia hội nhập, ngành hải quan có nhiều giải pháp tiếp tục hoàn thiện
hệ thống quản lý, hệ thống pháp luật theo hướng thống nhất, minh bạch, đơn
giản, hài hòa và phù hợp các chuẩn mực quốc tế và sớm có được hệ thống
quản lý hải quan hiện đại.
4



Chính vì vậy, việc nghiên cứu hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài
hòa hóa thủ tục hải quan trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, có ý
nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, để có đủ điều kiện
tham gia hội nhập, ngành hải quan cần có nhiều giải pháp tiếp tục hoàn thiện
hệ thống quản lý, hệ thống pháp luật theo hướng thống nhất, minh bạch, đơn
giản, hài hòa và phù hợp các chuẩn mực quốc tế và sớm có được hệ thống
quản lý hải quan hiện đại, tác giả chọn đề tài “Hợp tác quốc tế trong việc cải
cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan và thực tiễn ở Việt Nam” làm luận văn
Thạc sĩ Luật Quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, việc cải cách thủ tục hành chính được triển khai ở nhiều nước
trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực hải quan bởi đây là một lĩnh vực liên quan
trực tiếp đến tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư và làm tăng khả năng
cạnh tranh của mỗi quốc gia khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các nghiên cứu của thế giới liên quan đến cải cách, hài hòa hóa thủ tục
hải quan hiện nay có thể kể tới các tài liệu như: Cải cách thủ tục xuất nhập
khẩu hướng dẫn cho đối tượng thực thi (9/2008) của Ngân hàng thế giới, Sổ
tay hiện đại hóa hải quan (2007), [17].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan là vấn
đề cấp bách nhưng mang tính lâu dài và đòi hỏi Việt Nam ta cần có những
bước đi đúng đắn. Một số công trình đề cập đến vấn đề cải cách, hài hòa hóa
thủ tục hải quan như: “Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn
Ngọc Túc, bảo vệ năm 2007); Báo cáo về Chương trình ''Hiện đại hóa, tự động
hóa'' nhằm tăng cường năng lực Hải quan Việt Nam của TSKH. Nguyễn Cát

5



Hồ, Viện nghiên cứu chiến lược Việt Nam, năm 2002; "Cải cách thủ tục hành
chính trong ngành Hải quan hiện nay" (Luận văn Thạc sỹ ngành Lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật của Trịnh Phương Thảo, bảo vệ năm 2011).
Những bài viết, công trình nghiên cứu và cả những dự án quốc tế nêu
trên, ở góc độ này hay góc độ khác mới chỉ đề cập đến việc cải cách thủ tục
hải quan ở một góc độ nhất định mà chưa đánh giá được việc cải cách, hài hòa
hóa thủ tục hải quan của Việt Nam một cách tổng thể, chưa có những nhận
định và quan điểm mang tính tổng quát về vấn đề cải cách, hài hòa hóa của
Việt nam trong hợp tác quốc tế. Đây là luận văn thạc sỹ luật quốc tế mang
tính độc lập, không bị trùng lặp và cần được tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện về quá trình cải cách, hài hòa
hóa thủ tục hải quan của Việt Nam trong hợp tác quốc tế để từ đó đưa ra một
số quan điểm, định hướng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để thực hiện
thành công quá trình cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan của Việt Nam
nhằm đem đến thuận lợi cho thương mại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Bổ sung cơ sở lý luận về các khái niệm cải cách, hài hòa hóa thủ tục
hải quan trong việc hợp tác quốc tế.
- Nghiên cứu, đánh giá, nhận định thực trạng các cơ chế hợp tác quốc
tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan của Việt Nam nhằm đưa ra
được những hạn chế, tồn tại nhất định.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả quá trình cai cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan của Việt
Nam trong hợp tác quốc tế.

6



4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Làm rõ thêm về cơ sở khoa học của việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục
hải quan trong hợp tác quốc tế của Việt Nam.
- Đánh giá, nhận định, phân tích một cách toàn diện các cơ chế hợp
tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan của Việt Nam
trong thực tiễn.
- Nghiên cứu, khái quát một số nội dung các chương trình hợp tác quốc
tế của Việt Nam như: cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN;
chương trình “Một cửa, một lần rừng” ở các cửa khẩu; cơ chế về Hệ thống
thông quan tự động VNACCS/VICS.
- Đưa ra các hạn chế tồn tại trong các cơ chế hợp tác song phương, đa
phương... từ đó đưa ra một số hạn chế, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan trong hợp tác quốc tế của Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa hóa
thủ tục hải quan và thực tiễn ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận án thạc sỹ, tác giả
không có tham vọng phân tích mọi vấn đề liên quan đến việc cải cách, hài hòa
hóa thủ tục hải quan trong hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, tác giả sẽ đi sâu phân
tích một cách khái quát chung nhất về quá trình cải cách, hài hòa thủ tục hải
quan của Việt Nam trong các mối quan hệ song phương, đa phương và thực
tiễn ở Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý
luận chung về nhà nước, chính sách và pháp luật, phương pháp nghiên cứu,
tham chiếu và tổng hợp từ các chuẩn mực, khuyến nghị quốc tế.
Khi phân tích những nội dung nghiên cứu, luận văn dựa vào các quan

7



điểm về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngoài
ra, luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, luận giải, điều tra xã hội học...
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tranh thủ ý kiến tư vấn của các
chuyên gia, các nhà quản lý, các đồng nghiệp hải quan về những vấn đề thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng trang Website để thu thập các thông tin
cập nhật về cải cách, hài hòa hoá hải quan của một số nước.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp tác quốc tế trong việc cải cách, hài hòa
hóa thủ tục hải quan
Chương 2: Các cơ chế hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ
tục hải quan và thực tiễn ở Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Cơ chế hải quan một cửa
tại Việt Nam

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan
một cửa quốc gia (2014), Quyết định số 75/QĐ-BCĐASW ngày 20 tháng
11 năm 2014 về Ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng

và đảm bảo an toàn thông tin của Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2.

Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc
gia (2015), Báo cáo tình hình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN.

3.

Ban thư ký ASEAN (2004), Thủ tục hải quan một cửa trong ASEAN
nhằm thông quan hàng hóa nhanh chóng.

4.

Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan (2015), Báo
cáo kết quả triển khai dự án VNACCS/VCIS.

5.

Kim Long Biên (2014), “Cải cách, hiện đại hóa hải quan: Đòi hỏi của
phát triển và hội nhập”, Tạp chí Tài chính, (8).

6.

Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của
Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

7.


Công ước Kyoto (1999), Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà
hoá thủ tục hải quan.

8.

Chính phủ (2007), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1709/QĐTTg V/v gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế về đơn giản
hóa và hài hòa thủ tục hải quan, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2013), Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài, Hà Nội.

9


10. Chính phủ (2015), Thông báo số 202/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ
tướng Vũ Văn Ninh tại phiên họp lần thứ 5 của Ban chỉ đạo Quốc gia về
cơ chế một cửa Asean và cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, Hà Nội.
11. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2005), Hiệp định về xây dựng và
thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.
12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2006), Nghị định thư về xây dựng
và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN ký ngày 20/12/2006.
13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2015), Nghị định thư về khung pháp
lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN làm tại Kuala Lumpur, Malaysia
vào ngày 19 tháng 3 năm 2015.
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình thủ tục hành chính,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Hợp tác quốc tế (1992), Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê kông
mở rộng (GMS).
16. Mai Thanh Huyền (2014), “Hiện đại hóa thủ tục hải quan Việt Nam
thông qua hệ thống VNACCS/VCIS”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (15).
17. Ngân hàng Thế giới (2007), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Nxb Lý luận
và chính trị, Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hải
quan, Hà Nội.
19. Tạp chí kinh tế (2015), Tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
20. Tổng cục hải quan (1993), Thỏa thuận hợp tác chống buôn lậu giữa
Tổng cục hải quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng
cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
21. Tổng cục hải quan (2007), Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Hải
quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số
01-N2007, Hà Nội.

10


22. Tổng cục hải quan (2007), Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Hải
quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số
01-N2007, Hà Nội.
23. Tổng cục Hải quan (2011), Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày
09/2/2011 về Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.
24. Tổng cục Hải quan (2014), Những kết quả chính của ngành Hải quan
trong công cuộc cải cách, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Báo
cáo Thủ tướng Chính phủ tại Buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng với Tổng cục Hải quan, ngày 09/7/2014.

25. Tổng cục Hải quan (2014), Quyết định số 2544/QĐ-TCHQ về việc ban
hành quyết định triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
26. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 81/QĐ-TCHQ ngày 13/1/2015
của Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của
Tổng cục Hải quan năm 2015.
27. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt
Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Tiến sỹ Kinh
tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
28. Trịnh Phương Thảo (2011), Cải cách thủ tục hành chính trong ngành
Hải quan hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
29. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày
04/09/2003 về việc Ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải
quan, Hà Nội.

11


32. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức hải quan - Tổng cục Hải quan
(2008), Chuyên đề thủ tục hải quan, Hà Nội.
33. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức hải quan - Tổng cục Hải quan
(2008), Chuyên đề thủ tục hải quan, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Những vấn đề pháp lý về thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

35. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
36. ASEAN (2007), Customs Declaration, Document V2.0.
37. The World Bank and IFC (2009), Doing Business in a more transperant world.
38. UN/CEFACT (2005), Recommendation No33 UN/CEFACT, 07/2005 –
Recommendation and Guidelines on Establishing a Single Window,
website:
39. WCO (1999), Protocol of amendment to the international convention on
the simplification and harmonization of customs procedures.
40. Word Customs Organization (2007), WCO Data Model Single Window
Data Harmonisation, Version 2, Febbruary 2007.
41. Word Customs Organization (2009), WCO Data Model: Cross-border
transactions on fast track.
III. Tài liệu website
42. />43. />44. />45. />46. .

12



×