Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Lý luận và thực tiễn về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.95 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NGỌC LINH

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG
CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NGỌC LINH

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG
CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC


Danh mục từ viết tắt .................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục các bảng ................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................................2
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................3
6.Những điểm mới của Luận văn ................................................................................3
8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4
Chƣơng 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN .................5
1.1. Khái niệm rửa tiền, quy trình rửa tiền và các hình thức rửa tiền .........................5
Quy trình rửa tiền ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Các hình thức rửa tiền ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Hậu quả và ảnh hƣởng của rửa tiền .................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Các hệ thống tài chính liên quan đến rửa tiền .... Error! Bookmark not defined.
1.4. Các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền .......... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
TRONG CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀNError!

Bookmark

not

defined.
2.1. Khung pháp lý cho phòng chống rửa tiền .......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Luật phòng chống rửa tiền ở một số các quốc gia trên thế giới ................. Error!
Bookmark not defined.



2.3. Hải quan Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiềnError!

Bookmark

not defined.
2.4. Hợp tác trong quá trình thực thi luật liên quan tới phòng, chống rửa tiền ........ Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
TRONG PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN ................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng, chống rửa tiềnError!

Bookmark

not defined.
3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác phòng, chống rửa tiền ......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên thế giới nguồn tiền và tài sản bất hợp pháp từ hoạt động
của tội phạm rửa tiền rất lớn. Để sử dụng nguồn tiền và tài sản này, tội phạm
phải dùng mọi thủ đoạn để che đậy nguồn gốc phi pháp của nó bằng cách
thông qua các hoạt động chuyển đổi, giao dịch tài chính… Mục đích hoạt
động chuyển đổi, giao dịch của tội phạm nhằm biến số tiền, tài sản bất hợp
pháp có nguồn gốc từ tội phạm thành “tiền, tài sản hợp pháp”. Quá trình
chuyển đổi, giao dịch tiền và tài sản bất hợp pháp này chính là quá trình tội
phạm tiến hành “hợp pháp hóa tiền, tài sản” có nguồn gốc từ hoạt động phạm

tội nhằm trốn tránh sự phát hiện của lực lƣợng thi hành pháp luật. Quá trình
đó là quá trình rửa tiền của tội phạm. Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ
chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản
khác có đƣợc từ hành vi phạm tội. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che
giấu đƣợc nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở
cho chúng hƣởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã đƣợc tẩy rửa để phục vụ
cho những hoạt động tội phạm khác.
Việt Nam là một quốc gia hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động
rửa tiền nhƣ nền kinh tế tiền mặt, đang cần nhiều vốn đầu tƣ cho nền kinh tế
đang phát triển, hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng và đặc biệt là về luật
chống rửa tiền. Hiện nay, trong quá trình hợp pháp hóa tiền, tài sản của tội
phạm, các đối tƣợng rửa tiền thƣờng phải có quan hệ với các đối tƣợng khác
để rửa tiền. Chính vì vậy, trong công tác đấu tranh chống tội phạm rửa tiền,
đòi hỏi lực lƣợng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm phải luôn
gắn với cuộc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền. Vì vậy, nhằm hạn chế những
thiệt hại có thể do rửa tiền gây ra, Việt Nam cụ thể là ngành Hải quan cần

1


đánh giá đúng về thực trạng rửa tiền hiện nay và triển khai các biện pháp
phòng chống rửa tiền. Và đó cũng chính là lý do học viên chọn đề tài: “Lý
luận và thực tiễn về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực Hải quan”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
công tác phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng nhƣ Luận văn "Pháp
luật quốc tế về phòng chống rửa tiền và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam" của thạc
sĩ Chu Ngọc Huyền; Luận văn "Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Việt Nam" của thạc sĩ Lê Xuân Hiền; "Rửa tiền trở ngại cho phát triển kinh tế"
của tạp chí kinh tế phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2005); "phòng chống rửa

tiền: sắp bỏ khai báo thông tin cá nhân" của báo mới (2014). Tuy nhiên, chƣa có
công trình nào nghiên cứu hoàn thiện về công tác phòng chống rửa tiền trong
lĩnh vực hải quan để từ đó đề xuất những vấn đề liên quan đến cải cách pháp lý
nhằm đảm bảo ngăn chặn rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Hệ thống lại những lý luận cơ bản có liên quan đến rửa tiền;
Đánh giá thực trạng rửa tiền của các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam đồng thời nêu lên những tồn đọng của công tác phòng chống rửa tiền
trong lĩnh vực Hải quan Việt Nam hiện nay;
Đƣa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn đồng thời cũng
đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cho việc phòng chống rửa tiền trong
lĩnh vực Hải quan Việt Nam.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trƣớc hết tác giả sẽ tập trung nghiên cứu một cách
toàn diện nội dung và các vấn đề về mặt lí luận liên quan đến rửa tiền trong
lĩnh vực Hải quan.

2


Tiếp đó nội dung phòng, chống rửa tiền đƣợc phân tích thông qua những số
liệu cụ thể trong công tác phòng, chống rửa tiền ở 34 Cục Hải quan tỉnh, thành
phố. Sự phối hợp trong ngành, ngoài ngành Hải quan và hợp tác quốc tế để từ đó
đƣa ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đấu tranh tội phạm rửa tiền.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến giải một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về rửa tiền cũng nhƣ công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt
Nam nói chung và trong ngành Hải quan nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận
dụng đƣợc hết tính ƣu việt của từng loại phƣơng pháp nhƣ:

Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích và tham khảo các nguồn thông tin.
Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của tác giả.
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử kết hợp với các phƣơng pháp thống kế, phân tích, so sánh và đối chiếu,
tổng hợp, tham vấn…để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
Vận dụng, các quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về đổi mới,
mở cửa và hội nhập kinh tế để phân tích thực hiện luận văn.
Nghiên cứu trực tiếp trên các tài liệu liên quan đến Luật Phòng, chống
rửa tiền.
6.Những điểm mới của Luận văn
Rửa tiền là khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam cụ thể là trong lĩnh vực
Hải quan, nhận thức của ngƣời dân về vấn đề này chƣa cao. Mặc dù đã có Luật
Phòng, chống rửa tiền và Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật phòng, chống rửa tiền nhƣng tính thực tế và hiệu quả thực sự chƣa cao.
Trong giai đoạn đầu của công tác phòng chống rửa tiền nên không thể
tránh khỏi sơ xuất, do đó rất cần những nghiên cứu, các bài học kinh nghiệm
3


của các quốc gia khác cũng nhƣ những đề xuất có hiệu quả cho công tác
phòng chống rửa tiền. Mặc dù thời gian nghiên cứu ngắn nhƣng ngƣời viết
cũng cố gắng đƣa ra đƣợc những giải pháp cơ bản giúp cho giai đoạn đầu của
việc phòng chống rửa tiền tại Việt Nam – cụ thể là trong lĩnh vực Hải quan
đƣợc thực hiện hiệu quả hơn.
7. Kết quả nghiên cứu của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và toàn diện về
phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực Hải quan.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đóng góp những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền cũng nhƣ tăng cƣờng các biện pháp

phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực Hải quan.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Nhận thức cơ bản về Phòng, chống rửa tiền
Chƣơng 2: Hải quan Việt Nam và một số Quốc gia trên thế giới trong
công tác phòng chống rửa tiền
Chƣơng 3: Thuận lợi, khó khăn và một số kiến nghị, giải pháp trong
phòng, chống rửa tiền.

4


Chương 1.
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
1.1. Khái niệm rửa tiền, quy trình rửa tiền và các hình thức rửa tiền
Ở mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới, khái niệm “rửa
tiền” lại đƣợc hoàn thiện đầy đủ hơn.
Rửa tiền là một quy trình che giấu hoặc che đậy nguồn gốc của tài sản
bất hợp pháp. Quy trình này xuất hiện song song với sự tồn tại của tài sản bất
hợp pháp. Các tài liệu có từ năm 2000 trƣớc Công nguyên đã cho thấy các
thƣơng nhân ở Trung Quốc thƣờng che giấu tài sản của họ và đầu tƣ vào các
doanh nghiệp ở các tỉnh xa hoặc bên ngoài Trung Quốc để tránh bị đế chế cai
trị chiếm mất[35]. Thuật ngữ rửa tiền gắn với tên tuổi Al Capone một thành
viên băng đảng xã hội đen ngƣời sở hữu một doanh nghiệp giặt ủi, một phần
là để che giấu nguồn gốc thu nhập bất hợp pháp của mình[34]. Những kẻ
phạm tội vì lợi ích tài chính luôn phải xử lý vấn đề làm sao để các khoản tiền
có đƣợc do phạm tội hình sự của chúng có vẻ nhƣ có nguồn gốc hợp pháp để
chúng có thể tận hƣởng mà không thu hút sự chú ý không mong muốn, cũng
nhƣ phải chịu những hậu quả tiêu cực từ hành vi phạm tội.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rửa tiền trong luật của các khu vực pháp
lý, trong công ƣớc quốc tế và trong các tài liệu phổ thông hoặc chuyên ngành. Ở
Việt Nam, rửa tiền đƣợc quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền (có hiệu lực bắt
đầu từ ngày 01/01/2013); Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Thông tƣ số
35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hƣớng
dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Bộ Luật Hình sự (1999)
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2009). Nói chung trong
phần lớn các luật thì rửa tiền thƣờng đƣợc mô tả là quá trình mà theo đó số tiền

5


thu đƣợc do phạm tội hình sự đƣợc tách khỏi tội phạm tạo ra chúng và làm cho
chúng có vẻ nhƣ có nguồn gốc hợp pháp. Nếu đƣợc thực hiện trót lọt và hiệu quả
thì sẽ rất khó hoặc không thể lần theo số tiền tới tội phạm nguồn. Số tiền đƣợc rửa
trót lọt có thể đƣợc sử dụng mà không còn nguy cơ bị tịch biên hoặc tịch thu. Số
tiền thu đƣợc do phạm tội hình sự không chỉ gồm thành quả của việc phạm tội mà
còn gồm khoản lãi trên các thành quả đó (ví dụ nhƣ lãi suất ngân hàng, cổ tức,
tăng giá tài sản, tiền thuê, v.v…). Tiền trả cho một bên thứ ba hỗ trợ quá trình này
cũng đƣợc coi là tiền có đƣợc do phạm tội hình sự và sự hỗ trợ của bên thứ ba đó
cũng đƣợc coi là phạm tội.
Một doanh nghiệp là tội phạm có tổ chức hiện đại (ví dụ chuyên buôn
bán chất ma tuý hoặc buôn ngƣời) thƣờng xuyên tạo ra lƣợng lớn tiền cho tổ
chức của mình. Một phần tiền đƣợc dùng để duy trì doanh nghiệp và hoạt
động tội phạm trong tƣơng lai. Số tiền còn lại cần phải đƣợc rửa vì lợi ích của
kẻ chủ mƣu - đối tƣợng hiếm khi trực tiếp tham gia phạm tội thực tế. Sử dụng
tiền chƣa đƣợc rửa có thể khiến cơ quan thuế để ý đến tội phạm và sẽ đặt câu
hỏi về nguồn gốc của thu nhập. Vì vậy, hoạt động rửa tiền chuyên nghiệp là
cần thiết và cấu thành một phần của tổ chức tội phạm. Các đối tƣợng rửa tiền

chuyên nghiệp của bên thứ ba có thể hỗ trợ trong quá trình rửa tiền với mức
độ và hình thức hỗ trợ khác nhau với một mức phí. Cũng giống nhƣ ở các
dịch vụ khác, phí càng cao thì dịch vụ càng tốt và đáng tin cậy hơn.
Các loại tội phạm khác có thể tạo ra tiền lớn không thƣờng xuyên hoặc
chỉ một lần duy nhất (ví dụ nhƣ một số loại tham nhũng của công). Trong
trƣờng hợp này thì có nhiều khả năng việc rửa tiền sẽ sử dụng kế hoạch không
theo thể thức thông thƣờng. "Tự rửa tiền" là khi tội phạm tự rửa tiền có đƣợc
do phạm tội của mình mà không có sự tham gia hƣởng lợi của bất kỳ một bên
thứ ba nào. Tự rửa tiền cũng là bất hợp pháp. Ngƣợc lại, tội phạm ăn cắp vặt
thƣờng không tạo ra lƣợng tiền đủ lớn để phải rửa và thƣờng có thể sử dụng
tiền bất chính một cách tự do với nguy cơ bị phát hiện không cao.
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải An (2014), Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền, Tạp chí Tài
chính (17/9/2014).
2. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong giai
đoạn hiện nay, Vụ II, Thanh tra Chính phủ.
3. Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng khóa XI (2013), Báo cáo của Ban chấp
hành Trung Ương Đảng khóa XI tại Hội nghị lần thứ VIII của Đảng.
4. Việt Bắc (2014), Các biện pháp phòng, chống rửa tiền của Hải quan Việt
Nam - Nghiên cứu hải quan số 1+2 năm 2014.
5. Nguyễn Hải Bình (2005), Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số
lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 11), Hà Nội.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
7. Cục Điều tra chống buôn lậu (2013), Dự thảo giáo trình phòng, chống rửa
tiền/chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực hải quan.
8. Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan (2012), Tờ trình số

1080/Ttr-ĐTCBL ngày 25/12/2012 của Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền năm 2012.
9. Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan (2013), Tờ trình số
380/Ttr-ĐTCBL ngày 31/10/2013 của Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền năm 2013.
10. Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan (2014), Tờ trình ngày
03/12/2014 của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan báo
cáo công tác phòng, chống rửa tiền năm 2014.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7


12. Đặc san tuyên truyền số 01/2014, Pháp luật về phòng, chống rửa tiền Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ƣơng.
13.FATF (1990), Bộ tài liệu gồm 40 khuyến nghị như là bước khởi đầu
chống lại sự lạm dụng hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy của
cá nhân.
14.FATF (2004), Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế cũng đã

phê duyệt 40+9 khuyến nghị
15. Lê Xuân Hiền (2010), Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
16. Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Hoài Bảo (2005), Rửa tiền trở ngại cho
phát triển kinh tế, Tạp chí kinh tế phát triển (số 186), TP. HCM.
17. Nguyễn Hoài (2014), Phòng chống rửa tiền: Sắp bỏ khai báo thông tin cá
nhân, Báo mới.com (14/08/2014).
18. Chu Ngọc Huyền (2010), Pháp luật quốc tế về phòng chống rửa tiền và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học.
19. John McDowell và Gary Novis (2001), Những hậu quả của nạn rửa tiền
và tội phạm tài chính, Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Mỹ.
20. Lester M.Joseph (2001), Tiến hành rửa tiền: theo dấu đồng tiền, Tạp chí
điện tử của Bộ ngoại giao Mỹ.

21. Liên Hợp Quốc (1988), Công ước Viên về chống buôn lậu ma túy tổng
hợp và các chất hướng thần, Vienna.
22. Liên Hợp Quốc (2000), Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức,
Palermo.
23. Vƣơng Tịnh Mạch (2009), Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nội san kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2009.

8


24. Paul Allan Schott (2007), Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài
trợ khủng bố, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. Paul Bauer (2001), Tìm hiểu về chi trình rửa tiền, Tạp chí điện tử của Bộ
ngoại giao Mỹ.
26. Hồng Phúc (2005), Việt Nam thúc đẩy mạnh hoạt động chống rửa tiền,
Vietnamnet.
27. Ngô Thái Phƣơng (2006), Chống rửa tiền và tài trợ khủng bố - kinh
nghiệm của một số nước trong khu vực, Tạp chí ngân hàng (số 9), Hà Nội.
28. PV (2015), - Phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố ở Việt Nam: Tiếp tục
hoàn thiện hành lang pháp lý - Tạp chí Tài chính (02/03/2015).
29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình
sự số 15/1999/QH10.
30. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật tố
tụng hình sự số 19/2003/QH11.
31. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Hải
quan 2014 số 54/2014/QH13.
32. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật phòng,
chống rửa tiền số 07/2012/QH13.
33. Robert Procope, Ludmila Greechanik (2005), Cuộc chiến chống rửa tiền,

Tạp chí ngân hàng (số 12), Hà Nội.
34. Robinson, Jeffery (1995), Người đàn ông giặt là
35. Segrave, Sterling (1995), Chúa tể của những chiếc nhẫn
36. Huỳnh Bửu Sơn (2005), Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt, Doanh
nhân Sài Gòn cuối tuần.
37. Steven L.Peterson (2001), Thực hiện các biện pháp để giải quyết nạn rửa
tiền, Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Mỹ.

9


38. Tài chính (2014), Lực lượng Hải quan: “Mắt xích” quan trọng trong
ngăn chặn rửa tiền, Tạp chí Tài chính (28/11/2014).
39. Văn Tạo, Kinh Anh (2010), Phòng chống rửa tiền kinh nghiệm của các
nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 1), Hà Nội.
40. Trƣơng Quang Thông (2005), Rửa tiền điện tử, Tạp chí phát triển kinh tế
(số 177), TP. HCM.
41. Trần Ngọc Thơ (2005), Chống rửa tiền nhưng chống ai? – Tạp chí kinh tế
phát triển (số 186), TP.HCM.
42. Tổng cục Hải quan (2013), Dự thảo cẩm nang phòng chống rửa tiền.

Website
43. />44. />45. />
10



×