Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.04 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HÀ

PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM
TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HÀ

PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM
TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAMError! Bookma
1.1.

Khái quát về kinh tế ngầm .............. Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các loại kinh tế ngầm ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế . Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm

trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookmark not define
1.2.

Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookmark not defined.

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt namError! Bookmark not

1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookmark not
Tiểu kết chương 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH
TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP
PHÁP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined.
2.1.

Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp phápError! Bookmark not defined.

2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt
động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư
nghiệp, làm muối ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy định về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm - kinh tế chính
thức chưa được giám sát được ........... Error! Bookmark not defined.
2.2.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm

trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookmark not de
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật
về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp tại Việt Nam ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát


kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookma
Tiểu kết chương 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ
NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP
TẠI VIỆT NAM ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý và kiểm soát
khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
tại Việt Nam ...................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.

Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm kiểm soát
hiệu quả kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
tại Việt Nam....................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Cái cách chính sách thuế, kiểm soát chặt chẽ mức doanh thu chịu thuế

của cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanhError! Bookmark
3.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng
như luật giá, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện
các văn bản liên quan đến xử phạt các hành vi xâm phạm đến
quyền lợi người tiêu dùng .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt NamError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước ta là nước đang có nền kinh tế đang phát triển, việc chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa làm phát sinh các mối quan hệ về kinh tế phức tạp,
trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. Mặc dù các quy luật của nền
kinh tế thị trường vẫn được tôn trọng nhưng không thể phủ nhận sự điều tiết
mạnh mẽ của Nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi
nhọn và trọng yếu, được Nhà nước giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, thể chế quản
lý mới và non trẻ của Nhà nước với nền kinh tế mới này cùng với các điều
kiện đa dạng và phức tạp của nền kinh tế,… là điều kiện hình thành một khu
vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý và thống kê
của Nhà nước, “Kinh tế ngầm” là một phần của khu vực đó.
“Kinh tế ngầm” thông thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu, cờ bạc, mại dâm,…, các hoạt động
phi kinh doanh liên quan đến tạo thu nhập bất chính như tham nhũng, hối lộ,
cố ý làm thất thoát ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay,
kinh tế ngầm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm cả các hoạt
động kinh doanh hợp pháp nhưng không được giám sát bởi các cơ quan thuế
và các cơ quan kiểm tra khác như hoạt động kinh doanh của các cả nhân kinh
doanh không phải đăng ký kinh doanh, của hộ gia đình, của thương nhân là cá
nhân, thông thường, nền kinh tế ngầm phát triển mạnh tại các nước đang phát
triển như Việt Nam, khi mà việc trao đổi, thanh toán ít qua một bên trung gian
thống kê như Ngân hàng.
Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, đến
ngân sách Nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, giảm năng


1


lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với thế giới, tạo môi trường kinh
doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn hạn chế, không đảm bảo an sinh xã hội cho người
làm việc, bên cạnh đó, không thể phủ nhận vài trò của nền kinh tế ngầm trong
nền kinh tế đang phát triển. Khu vực kinh tế ngầm tạo công việc và nguồn thu
nhập cho một số lượng không nhỏ người lao động, sự phát triển của khu vực
này thông thường nằm ngoài các quy luật khách quan của kinh tế thị trường
nên ít chịu ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. Hơn
nữa, với việc song song đồng hành cùng phát triển với nền kinh tế “chính
thống”, đã tạo nên sự thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế “không chính
thống”. Sự phát triển trong khu vực kinh tế ngầm là thước đo vô hình của
trình độ quản lý Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ này.
Vì vậy, việc ra đời và thực thi các chính sách pháp luật nhằm kiểm soát
kinh tế ngầm là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý Nhà nước, không thể nói
rằng sẽ xóa bỏ được hoàn toàn nền kinh tế ngầm nhưng kiểm soát và hạn chế
kinh tế ngầm luôn là một bài toàn khó, để trả lời các câu hỏi: Các hình thái
kinh tế nào là hợp pháp nhưng được thống kê vào danh sách kinh tế ngầm?
Biện pháp đã đề ra để giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp? Quy định nào được tối ưu hóa, cần phải bổ sung để tăng cường giám
sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp nói riêng và kinh tế
ngầm tại Việt Nam nói chung? Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Pháp
luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
thông qua các chính sách pháp luật về quản lý hoạt động đăng ký kinh
doanh và giám sát hoạt động kinh doanh của Nhà nước, các quy định và


2


chế độ về kế toán, kiểm toán, Ngân hàng liên quan đến giám sát kinh tế
ngầm tại Việt Nam.
Cùng với việc hệ thống và phân tích các chính sách pháp lý trên cơ
sở áp dụng thực tiễn của các chính sách này để đưa ra các giải pháp nhằm
kiểm soát mạnh hơn kinh tế ngầm hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt
Nam hiện nay.
Xuất phát từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận
văn này là: Hệ thống hóa các quan điểm khoa học và làm rõ kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, từ đó, tìm hiểu các quy định của pháp
luật liên quan đến việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay liên quan đến vấn đề kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về kinh tế ngầm thực sự giành được nhiều quan tâm của các nhà
kinh tế và các chuyên gia pháp luật với nhiều cuộc điều tra, khảo sát và có
những kết quả nhất định như cuốn “Hoạt động không chính thức và môi
trường kinh doanh tại Việt Nam” – năm 2003 của Công ty tài chính quốc tế
(IFC) và Ngân hàng thế giới [10] hay đề tài nghiên cứu khoa học “Khu vực
kinh tế phi chính thức – Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý” – năm 2004 của
tác giả Phạm Văn Dũng [9]. Tuy nhiên, các tác phẩm này đã không còn phù
hợp với những thay đổi pháp luật hiện nay như việc áp dụng Luật thương mại
2005, Luật doanh nghiệp 2005 và mới đây nhất là Luật doanh nghiệp 2014.
Những công trình nghiên cứu khác của các tác giả, nổi bật nhất là công trình
nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt,


3


tuy nhiên, mặc dù có cái nhìn chuyên sâu về kinh tế hay pháp luật nhưng
thường xoay quanh một luận điểm nhỏ của Kinh tế ngầm hoặc mang tính chất
kinh tế chuyên sâu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý
luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm trong
hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của
luận văn sẽ xoay quanh chủ yếu các vấn đề về kinh tế ngầm dưới góc nhìn
luật học như sau:
 Hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và
kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp.
 Tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát và giám sát kinh
tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp ở các phương diện khác nhau.
 So sánh với pháp luật của một số nước trong hệ thống dân luật điển
hình về các quy định liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
không chỉ dành cho các nhà lập pháp, nhà kinh tế, mà còn cho các nhà nghiên
cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và
sinh viên thuộc chuyên ngành pháp luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật. Kết
quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ Nhà nước chuyên môn trong thực tiễn công tác
trong các cơ quan thuế, cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là cơ sở cho các
nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
danh hợp pháp, góp phần tạo sự công bằng và khách quan cho nền kinh tế
trong nước, tạo sức cạnh tranh với thế giới.


4


4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định
pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm trong phạm vi hoạt
động kinh doanh hợp pháp.
Do giới hạn về mức độ nghiên cứu nên trong luận văn thạc sỹ này, tôi
giới hạn nghiên cứu các chính sách, thực tiễn áp dụng pháp luật và các quan
điểm cá nhân để nâng cao hoạt động về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp, loại trừ các điều kiện bất hợp pháp trong hoạt
động kinh doanh bao gồm cả hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ hợp
pháp nhưng do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp cung ứng (ví dụ như
không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hoặc có hành vi gian lận trong kinh
doanh dẫn đến việc bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh).
5. Phạm vi nghiên cứu
Về địa điểm: luận văn nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, đi sâu vào phân
tích hoạt động của từng địa phương do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế
ngầm và thực trạng biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về thời gian: trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015).
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề
tài nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế ngầm trong và ngoài nước để tham khảo
và luận giải các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kiểm soát kinh tế ngầm.
Luận văn sử dụng các phương pháp linh hoạt như phương pháp nghiên
cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ liệu một cách có hệ thống và tìm hiểu
mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu


5


duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, phỏng vấn, đánh giá việc vận
hành, xây dựng chính sách kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét
sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện
chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn
chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cụ thể: một là nghiên cứu cơ sở lý luận và
kinh nghiệm của các nước phát triển với ứng dụng pháp luật trong thực tiễn
áp dụng thực hiện; hai là khảo sát thực tiễn Việt Nam thực thi pháp luật tại
Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan
quản lý nhà nước và doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh; ba là
nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp;
bốn là phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh tế ngầm và pháp luật về
kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


6


I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục thống kê (2014-2015),
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 1, Quý 1 năm 2014;
Số 2, Quý 2 năm 2014; Số 3, Quý 3 năm 2014; Số 4, Quý 4 năm 2014; Số
5, Quý 1 năm 2015; Số 6, Quý 2 năm 2015, Hà Nội.

2.

Chính phủ (2004), Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về
đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2007), Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007
về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không
phải đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính
phủ về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

5.


Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ban hành mới đây ngày
14/09/2015 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

6.

Ngô Huy Cương (2009), “Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để tìm ra
các bất cập”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (25).

7.

Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997), Khu vực kinh tế phi chính
quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam trong quá trình
chuyển đổi kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

8.

Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1998), Nhận dạng các đặc điểm của
khu vực kinh tế phi chính quy (trường hợp khảo sát tại Hà Nội), NXB
Lao động Hà Nội.

9.

Phạm Văn Dũng (2004), Khu vực kinh tế phi chính thức – vấn đề đặt ra
cho các nhà quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. IFC, WB (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh
tại Việt Nam.
11. Nguyễn Văn Minh (2009), “Kinh tế ngầm và vị trí của nó trong nền kinh

7



tế quốc dân”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, (37).
12. Nguyễn Huy Oánh (2001), “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, (283).
13. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
14. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội.
15. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
16. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
17. Stoyan Tenew, Amanda Carbier, Nguyễn Quỳnh Trang, (2003), Hoạt
động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, NXB
Thông tấn.
18. Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), “Phân tích hoạt động kinh doanh
của hệ thống Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam”, Tạp chí khoa
học, (21).
19. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2002), Khu vực kinh tế phi chính
quy – một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam trong quá
trính chuyển đổi kinh tế, NXB Chính trị quốc gia.
II. Tài liệu tiếng Anh
20. De Soto Hernando (2002), On the mystery of capital and the myths of
Hernando De Soto: What difference does legal title make?
21. Freidrich Schneiher (2013), The shadow economy in Europe 2013.
22. Fried Schneider, Konrad Raczkowski, Bogdan Mróz (2015), Shadow
Economy and tax evasion in the EU.
23. Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro (2010),
Shadow Economies All over the World

8



III. Tài liệu trang Web
24. />88/Lu%E1%BA%ADt-Doanh-nghi%E1%BB%87p-2014%C4%90%E1%BB%99t-ph%C3%A1-trong-c%C3%B4ng-khai-minhb%E1%BA%A1ch-th%C3%B4ng-tin.aspx.
25. />
9



×