Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 4 trang )

TT Y TẾ THÁP MƯỜI
TRẠM Y TẾ THẠNH LỢI
______________________________

Số:

/KH-TYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Thạnh Lợi, ngày 2 tháng 01 năm 2015

KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2015

TÌNH HÌNH CHUNG:
Bệnh SXH là bệnh lưu hành tại địa phương. Trong đó toàn huyện có 89 cas
bệnh, Mỹ An 3 cas, Mỹ Qúy 9 cas, Mỹ Hòa 39 cas, Phú Điền 7 cas, Tân Kiều 7
cas…… Riêng năm 2014 toàn xã có 01 ca. Mặc dù số ca mắc SXH có thấp hơn so
với các năm gần đây, tuy nhiên do năm nay điều kiện thời tiết thay đổi bất thường,
mưa sớm hơn mọi năm, lượng mưa tương đối lớn đó là điều kiện thuận lợi cho muỗi
sinh sản và phát triển và cũng là nguy cơ xảy ra dịch SXH trong thời gian sắp tới.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh SXH hết sức phức tạp như hiện nay
và có thể bùng phát thành dịch lớn nếu như công tác phòng chống SXH không được
quan tâm đúng mức ngay từ đầu năm.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong toàn xã nay trạm y
tế thạnh lợi xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
I/ MỤC TIÊU CHUNG:
1. Giảm tỷ lệ mắc do sốt xuất huyết.


2. Giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết.
3. Khống chế không để dịch lớn xảy ra.
4. Xã hội hóa công tác phòng chống sốt xuất huyết.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổ chức, chỉ đạo:
- Củng cố, phát huy vai trò của các thành viên trong ban chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
- Duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa TYT và CTV trong việc điều
tra đối tượng được phản hồi với chẩn đoán là SXH khi nhập viện.
- Nâng cao năng lực đội ngũ CTV.
- Củng cố và phát triển mạng lưới CTV tại các ấp.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nhà trường, học sinh trong công tác
diệt lăng quăng tại những nơi có nguy cơ bùng phát dịch.


2. Các biện pháp thực hiện giảm tỷ lệ mắc:
* Yêu cầu:
- Nâng cao hoạt động giám sát dịch tễ nhằm phát hiện sớm ca mắc và can
thiệp kịp thời bằng các biện pháp phòng chống thích hợp trước và trong khi có dịch.
- Đa dạng hóa các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục các biện pháp diệt các véc tơ
để nâng cao nhận thức của cộng đồng làm thay đổi hành vi tự phòng bệnh trong
cộng đồng.
- Thực hiện có hiệu quả hoạt động diệt lăng quăng tại hộ gia đình.
* Biện pháp cụ thể:
- Thường xuyên đôn đốc nhắc nhỡ CTV tăng cường công tác diệt lăng quăng.
- Tuyên truyền công tác phòng chống SXH trong nhà trường.
- Phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã.
3. Các biện pháp phòng chống chủ động SD/SXHD:
* Các biện pháp diệt véc tơ:

Triển khai mô hình nuôi cá 7 màu
* Phòng chống véc tơ chủ động:
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới cộng tác viên. Huy động sự tham
gia của cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên và các ban, ngành, đoàn thể.
- Tuyên truyền công tác phòng chống SXH trong nhà trường.
- Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng theo từng đợt trong năm và ngoài đợt khi
có dịch.
* Phát hiện sớm đáp ứng nhanh dịch SD/SXHD:
- Tăng cường lực lượng cán bộ chống dịch, đội xử lý ổ dịch từ xã đến ấp.
- Dựa trên kết quả giám sát dịch tễ, phát hiện kịp thời các ổ dịch. Tại vùng lưu
hành dịch nghiêm túc thực hiện xử lý triệt để, kịp thời ngay khi còn ở quy mô, phạm
vi nhỏ trong địa bàn ấp, ngăn chặn không để dịch SD/SXHD lan ra diện rộng.
4. Đa dạng hoá các phương tiện truyền thông:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên đài phát thanh xã.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục sâu rộng các biện pháp diệt
lăng quăng để nâng cao nhận thức của cộng đồng làm thay đổi hành vi tự phòng
bệnh của cộng đồng.
5. Tổ chức mô hình thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng
đồng:
- Mục đích: Tạo ra phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện tronmg cộng đồng
nhằm diệt muỗi và lăng quăng truyền bệnh SD/SXHD, giảm sự lan truyền của muỗi.
- Thời điểm: Đầu, giữa, cuối mùa mưa.
+ Đợt 1: tháng 4
+ Đợt 2: 15/6 (Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH)


+ Đợt 3: tháng 9
- Địa bàn triển khai: ưu tiên ấp có nguy cơ bùng phát dịch.
- Thành phần tham gia chiến dịch: UBND xã chỉ đạo, huy động các ban,
ngành, đoàn thể, học sinh, giáo viên, cộng tác viên, hộ gia đình tham gia trong ngày

chiến dịch.
* Thực hiện theo nguyên tắc:
- Hướng dẫn người dân làm chứ không làm thay.
- UBND xã chỉ đạo, huy động các ban, ngành, đoàn thể.
- Tổ chức ngày ra quân chiến dịch: Chia nhóm, đến từngn hộ gia đình (50 – 10
hộ/nhóm) đi trong các ngày tổ chức chiến dịch.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tiến hành điều tra muỗi và lăng quăng
trước khi triển khai chiến dịch. Giám sát trong quá trình thực hiện chiến dịch và điều
traa muỗi, lăng quăng sau khi thực hiện để đánh giá hiệu quả chiến dịch.
- Chuẩn bị các phương tiện cho chiến dịch: Băng roi với khẩu hiệu “Khộng có
lăng quăng, không có sốt xuất huyết ”, “Tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng để
phòng chống bệnh SXH ”, tờ bướm,…
6. Tiến hành xử lý Ổ dịch nhỏ:
- Mục tiêu: Phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát.
- Theo qui định, định nghĩa ổ dịch:
+ 1 ca SXHD tử vong do SXHD.
+ 1 ca SXH độ nặng.
+ Ít nhất 2 ca SD/SXHD trong 1 tuần tại 1 ấp.
+ 1 ca xét nghiệm MAC-ELISA (+) trong phạm vi 1 ấp.
- Xử lý theo qui định trong vòng 48 giở.
- Qui mô xử lý: Tất cả hộ gia đình trong bán kính 200m; Trường học mà trẻ
đang học.
* Xã/ấp bùng phát dịch để triển khai dập dịch diện rộng:
+ Ấp có liên tiếp 03 ổ dịch xảy ra trong vòng 14 ngày.
+ Số ca mắc bằng hoặc vượt đường cong chuẩn 5 năm.
+ Có 1 hoặc nhiều ấp có liên tiếp các ổ dịch nhỏ xảy ra trong 14 ngày
và có khuynh hướng lan rộng ra các ấp khác.
* Biện pháp xử lý theo 02 cách:
+ Chỉ diệt lăng quăng tại ổ dịch khi BI < 50.
+ Diệt lăng quăng trước, đảm bảo chỉ số BI < 20, sau đó tiến hành phun

hoá chất.
* Nhân lực: Các ban, ngành, đoàn thể, CTV, đội phun xịt.
III/ TẬP HUẤN:
Tham dự dầy đủ các lớp tập huấn.
IV/ TRUYỀN THÔNG:


Hàng tuần phát thanh tuyên truyền các biện pháp phòng chống SXH và hưởng
ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6) và các ngày thực hiện chiến
dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng phòng chống SXH và tay-chân-miệng.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
1/ Giám sát dịch tể chủ động:
Triển khai thực hiện thống kê báo cáo ca bệnh háng tuần theo thông tư
48/2010/TT – BYT, ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc “Hướng dẫn chế độ khai
báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm” của Bộ Y tế.
2/ Kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra đánh giá công tác thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng tại các ấp,
công tác xử lý ổ dịch nhỏ.
- Sơ kết, tổng kết sau khi thực hiện các hoạt động để từ đó đánh giá các kết
quả đã đạt được, rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch hoạt động cho các năm tiếp
theo.
- Báo cáo sau 03 ngày kể từ ngày kết thúc chiến dịch.
Trên đây là kế hoạch phòng chống SD/SXHD năm 2015 của Trạm Y tế xã
Thạnh Lợi.
THÔNG QUA UBND XÃ

TRƯỞNG TRẠM




×