1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do
muỗi truyền. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các
tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và
thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn
đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử
vong [4], [5].
Trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue đã
tăng lên gấp 30 lần và ngày càng mở rộng sang những quốc gia mới trước
đây chưa có dịch. Khoảng 50 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết ước tính xảy ra
hàng năm và khoảng 2,5 tỷ người sống ở các nước đang lưu hành bệnh sốt
xuất huyết.
Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi một cam kết lớn hơn cho
bệnh sốt xuất huyết từ các nước thành viên. Năm 2005, Tổ chức Y tế thế
giới đã sửa đổi, bổ sung Điều lệ Y tế quốc tế, trong đó coi sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue là một trường hợp khẩn cấp của Y tế công cộng quốc tế.
Nó đã tác động đến an ninh y tế do sự lây lan dịch bệnh nhanh chóng vượt
ra ngoài biên giới các quốc gia [30].
Việt Nam là một trong những nước có dịch bệnh lưu hành, từ 1996
đến 2000 số mắc và số tử vong trung bình năm của cả nước là 98.642 và
184 trường hợp. Bệnh gặp nhiều ở miền Nam và vùng Duyên Hải miền
Trung. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2010 có dịch lớn xảy ra với 2.729
người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 02 trường hợp tử vong [20], [7].
Công tác phòng chống sốt xuất huyết ngoài việc dựa vào lực lượng
nòng cốt của ngành Y tế thì dự phòng dựa vào cộng đồng dân cư là rất
quan trọng. Người dân có hiểu biết và thực hành tốt về phòng chống vectơ
2
gây bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp cho công tác kiểm soát vectơ truyền bệnh,
không để dịch bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Ngoài ra những kiến
thức về triệu chứng cũng giúp cho việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời,
tránh biến chứng và tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt là ở trẻ em.
Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe phổ biến kiến thức về
phòng chống sốt xuất huyết cần có chiến lược cụ thể cho từng vùng, từng
địa phương khác nhau. Để làm được điều này, cần có một đánh giá thực
trạng kiến thức, thực hành của người dân tại thời điểm nhất định. Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu kiến thức, thực hành của người
dân về phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại phường Hương Long,
thành phố Huế năm 2011”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất
huyết.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người dân
về phòng chống sốt xuất huyết.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1.1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh sốt xuất huyết
Những vụ dịch đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào những năm từ
1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời
của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh
cũng như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới đã từ
hơn 200 năm trước. Trong thời gian này Dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ.
Một vụ đại dịch Dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới
thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, Dengue
lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm
1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở
trẻ em trong vùng này [27].
1.1.2. Xu hướng bệnh bệnh sốt xuất huyết
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những
năm gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu
Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành.
Con số này tăng lên gấp hơn 4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh.
Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều
loại virus khác nhau cũng ngày càng báo động. Sau đây là một vài con số
thống kê khác:
4
Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là
40 - 50% nhưng cũng có thể cao đến 80 - 90%.
Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue
(SXHD) cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong chung
vào khoảng 2,5%.
Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của SXHD có thể vượt quá 20%.
Với phương thức điều trị tích cực, tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn 1% [27].
Trên cơ sở báo cáo tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết và dân số ước tính
trong năm 1990, khoảng 2 tỷ người (40% dân số của thế giới) sống ở các
vùng có ổ dịch sốt xuất huyết đã được báo cáo giữa năm 1975 và 1996. Dự
báo 3,2 tỷ người (34% tổng dân số) sống trong vùng có nguy cơ sốt xuất
huyết năm 2055 và 3,5 tỷ người (chiếm 35% dân số thế giới) năm 2085
[29].
1.2. TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN THẾ GIỚI
SXHD là một căn bệnh có từ lâu và đã phân bố trên toàn thế giới, đặc
biệt tại vùng nhiệt đới trong thế kỷ 18 và 19 khi ngành công nghiệp vận
chuyển và thương mại được mở rộng [28].
1.2.1. Sốt xuất huyết tại Châu Á và Thái Bình Dương
Khoảng 1,8 tỷ người (hơn 70%) dân số có nguy cơ mắc sốt xuất
huyết trên toàn thế giới sống ở các quốc gia thành viên của TCYTTG tại khu
vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương và mang gần 75% gánh nặng
bệnh tật toàn cầu hiện nay do sốt xuất huyết. Kế hoạch chiến lược phòng
chống sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) tại Châu Á Thái Bình
Dương giai đoạn 2008 - 2015 đã được chuẩn bị sẵn sàng, tham khảo ý kiến
với các nước thành viên và các đối tác phát triển để đáp ứng với mối đe dọa
ngày càng tăng từ bệnh sốt xuất huyết đang lan rộng đến các khu vực địa lý
và gây tử vong cao trong giai đoạn đầu dịch.
5
1.2.2. Sốt xuất huyết tại Châu Mỹ
Từ 2001 - 2007, hơn 30 quốc gia thuộc châu Mỹ thông báo tổng cộng
4.332.731 trường hợp sốt xuất huyết. Số trường hợp bệnh SD/SXHD trong
cùng thời kỳ là 106.037. Tổng số tử vong do sốt xuất huyết từ 2001 - 2007
là 1299, với tỷ lệ tử vong do SD/SXHD là 1,2%. Bốn type huyết thanh của
virus sốt xuất huyết (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) lưu thông trong khu
vực các nước như Barbados, Colombia, Cộng hòa Dominica, Salvador,
Guatemala, Guyana Pháp, Mexico, Peru, Puerto Rico và Venezuela.
1.2.3. Sốt xuất huyết ở khu vực châu Phi
Các tài liệu về SD/SXHD ở châu Phi được ghi nhận từ các báo cáo
điều tra huyết thanh học hoặc chẩn đoán bệnh SD/SXHD cho du khách trở
về từ châu Phi và các trường hợp SD/SXHD từ các nước trong Tiểu vùng
Sahara. Một nghiên cứu huyết thanh học cho thấy rằng bệnh sốt xuất huyết
tồn tại ở châu Phi từ những năm 1926 - 1927, khi nó gây ra một bệnh dịch
ở Durban, Nam Phi [30].
6
Biểu đồ 1.1 Xu hướng mắc sốt xuất huyết hàng năm trên thế giới
từ 1955-2007 (nguồn WHO 2009)
1.3. TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VIỆT NAM
Sốt xuất huyết xảy ra đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1959, từ đó đến
nay sốt xuất huyết đã trở thành dịch bệnh lưu hành địa phương và lây
truyền nhiều vùng trong cả nước. Bệnh SD/SXHD ở Việt Nam phát triển
theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền. Miền Bắc bệnh thường xảy
ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, miền Nam và miền Trung bệnh SD/SXHD
xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng
10. Ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn
là trẻ em (95%) [13], [2].
Ở miền Bắc SXHD xảy ra lần đầu tiên vào năm 1958, được Chu Văn
Tường và Wihow thông báo vào năm 1959. Trận dịch với sự xác định do
7
DEN-2 xảy ra vào năm 1969 tại Hà Nội rồi lan ra 19 tỉnh, thành với tổng số
46.824 ca mắc và 105 ca tử vong. Những năm có dịch lớn là 1975, 1977,
1978, 1979, 1980, 1983 và 1987. Tỷ lệ mắc thay đổi từ 52,3 đến
260,6/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong trong vụ dịch năm 1983 là 1,2% [8].
Ở miền Nam, dịch SXHD đầu tiên xảy ra vào năm 1960. Tháng 3/1963,
dịch lớn đã xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hông Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh với
331 bệnh nhi nhập viện và 116 tử vong. Virus DEN-2 ở người và DEN-4 ở
muỗi Aedes aegypti đã được phân lập trong trận dịch năm 1964. Từ năm
1975, dịch SXHD có chu kỳ khoảng 3-5 năm đã xảy ra vào những năm
1975,1978, 1979, 1983, 1987, 1993 và 1998 [1].
Trong năm 2011 cả nước có 69.680 trường hợp mắc và có 61 trường
hợp tử vong do SXHD, số tử vong giảm 48 trường hợp (44%) so với năm
2010, đã thể hiện việc khống chế thành công và duy trì tốt tỷ lệ chết/mắc
(năm 2011 là 0,087%). Đó là thành tựu đáng khích lệ của toàn bộ hệ thống
điều trị phòng, chống dịch SXHD trong điều kiện thực tế của công tác điều
trị SXHD còn gặp nhiều thách thức [6].
Bảng 1.1 Số mắc và chết 100.000 dân do SD/SXHD tại Việt Nam
phân bố theo năm (1999-2008)
Năm
Tổng số
mắc
Số mắc
100.000
dân
Tổng số
chết
Chết/mắc
(%)
1999 35.868 47,0 66 0,09
2000 23.449 29,79 51 0,07
2001 40.814 50,11 80 0,1
2002 31.754 43,28 52 0,07
2003 47.731 63,19 72 0,15
2004 78.752 92,16 114 0,14
2005 60.982 70,39 53 0,08
2006 77.818 88,6 68 0,09
8
2007 104.430 122,57 88 0,08
2008 96.451 111,89 97 0,1
(Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành PCSXH quốc gia khu vực phía
nam năm 2009)
1.4. DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1.4.1. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue thuộc nhóm Arbovirus truyền từ người bệnh sang
người lành qua vết đốt của muỗi. Người là nguồn bệnh chính. Có 4 types
virus là D1, D2, D3, D4 gây bệnh cho người. Cấu tạo kháng nguyên của 4
types virus này tương tự nhau và có thể cho phản ứng miễn dịch sau khi
nhiễm [24], [X].
1.4.2. Trung gian truyền bệnh
Virus Dengue lây truyền từ người này sang người khác do muỗi
Aedes, thuộc phân giống Stegomyia. Trong đó Aedes aegypti là vectơ quan
trọng nhất. Những nghiên cứu tiếp theo ở Philippines, Indonexia vả các đảo
thuộc Thái Bình Dương cho thấy loài Ae.albopictus, Ae.polynesiensis,
Ae.scutellaris, Ae.cooki, Ae.rotumae, Ac.tongue cũng có thể là vectơ truyền
virus này.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vectơ truyền bệnh SD/SXHD đã được tiến
hành trong nhiều năm bởi Rusell và cộng sự năm 1969. Nguyễn Trung
Thành năm 1971, Võ Thị Phan và cộng sự 1970, 1973, Vũ Đức Hương 1977,
Vũ Sinh Nam 1990, Đỗ Quang Hà 1995. Các tác giả đều khẳng định Aedes
aegypti là vectơ chính trong các vụ dịch SD/SXHD ở Việt Nam. Muỗi Aedes
albopictus chỉ có mặt trong một số rất ít các vụ dịch với chi số mật độ rất
thấp và cũng chưa có kết quả phân lập virus Dengue dương tính từ Aedes
albopictus. Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này Aedes aegypti vẫn là
vectơ chính truyền virus Dengue trong các vụ dịch SD/SXHD đã xảy ra. Để
9
phòng chống hiệu quả SD/SXHD do muỗi Aedes aegypti truyền, những hiểu
biết đầy đủ về sinh học, sinh thái của loài muỗi này là rất quan trọng.
Muỗi Aedes aegypti có vòng đời biến đổi hoàn toàn với giai đoạn ấu
trùng sống trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, lăng
quăng, nhộng và muỗi trưởng thành. Chỉ có giai đoạn trưởng thành liên
quan trực tiếp đến truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi
trưởng thành trong phòng thí nghiệm là 8,3 ± 0,2 ngày, dài nhất 10 ngày,
ngắn nhất 7 ngày.
Muỗi trưởng thành có màu đen hoặc màu nâu đen với nhiều đốm trắng
bạc ở thân và ở chân. Những đốm này tạo thành hình đàn ở mặt lưng. Bụng và
chân có các vảy trắng và chích cuối cùng hoàn toàn trắng. Muỗi cái trưởng
thành có thể giao phối trong không gian hẹp, hút máu người và động vật
nhưng chúng thích hút máu người hơn. Muỗi trú đậu chủ yếu trong nhà (99,6%
ở thành phố và 96,9% ở nông thôn). Muỗi ưa nơi kín gió, trú đậu cả nơi tối và
nơi sáng [9].
1.4.3. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ
bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn. Sau khi khỏi bệnh
sẽ được miễn dịch suốt đời với type virus Dengue gây bệnh nhưng không
được miễn dịch đầy đủ với các type virus khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai
với type virus Dengue khác, bệnh nhân sẽ nặng hơn và xuất hiện sốc
Dengue [3].
1.5. CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT
1.5.1. Sốt Dengue
1.5.1.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính,
chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
10
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da sung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Có thể nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay).
1.5.1.2. Cận lâm sàng
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm
1.5.2. Sốt xuất huyết Dengue
1.5.2.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày.
- Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh
dưới nhiều hình thái:
+ Dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc.
• Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết
thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng,
đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
• Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết
mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm.
• Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
- Gan to.
- Sốc: Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7
của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì,
lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc huyết
áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tiểu ít.
1.5.2.2. Cận lâm sàng
- Biểu hiện cô đặc máu do thoát huyết tương: Hematocrit tăng ≥ 20%
giá trị bình thường theo tuổi, giới; hoặc bằng chứng của thoát huyết
tương.
- Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm
3
.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt và
Xuất huyết kèm theo cô đặc máu, số lượng tiểu cầu giảm [4].
1.5.3. Phân độ lâm sàng
11
Theo TCYTTG, chia làm 4 độ:
- Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2 - 7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương
tính.
- Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da
hoặc niêm mạc.
- Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ
huyết áp; kèm theo các triệu chứng da lạnh, ẩm, bứt rứt, vật vã li bì.
- Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được [12].
1.6. NHỮNG ẢNH HƯỞNG VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA SD/SXHD
Hiện nay ở Đông Nam Á, SXHD là một trong những nguyên nhân chính
trẻ nằm viện và tử vong. Trong 2 năm 1988 - 1989, ở 15 tỉnh thành phía
Nam, số bệnh nhi mắc SXHD ghi nhận chỉ đứng sau dịch tiêu chảy. Sốt xuất
huyết ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng còn ảnh hưởng lớn đến
kinh tế.
Ở Jakarta, Indonesia từ năm 1975 - 1978 thời gian trung bình nằm
viện và điều trị của 1300 trẻ mắc SXHD là 3,5 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu thực hiện tại Thái Lan cho thấy thời gian
bệnh nhân nằm viện trung bình 7,9 ngày; người chăm sóc là 9,5 ngày. Chi
phí cho hoạt động phòng chống sốt xuất huyết năm 1994 là 4,8 triệu USD.
Trong vụ dịch SXHD ở Puerto Rico năm 1977, đã phải chi 6 triệu USD
cho điều trị và mất 16 triệu USD cho nghỉ việc và phòng chống.
Tại Cu Ba chỉ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1981 phải chi trên 100
triệu USD cho công tác phòng chống và điều trị SXHD [9].
1.7. PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
1.7.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vắc xin để phòng nhiễm virus Dengue và cũng chưa
có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ động diệt vectơ truyền bệnh với sự tham gia
tích cực của cộng đồng là biện pháp hữu hiệu hiện nay.
12
Để duy trì được một chương trình phòng chống SD/SXHD có hiệu quả,
cần phải tập trung làm giảm nguồn bọ gậy và cần hợp tác đầy đủ với các
ngành, các tổ chức có liên quan, các đoàn thể quần chúng và các nhóm hoạt
động cộng đồng để đảm bảo cộng đồng hiểu biết và tham gia các hoạt động
phòng chống. Vì vậy cần áp dụng phương pháp phòng chống vectơ tổng
hợp bao gồm các biện pháp thích hợp [26].
1.7.2. Hướng tổ chức thực hiện
Thành lập ban chỉ đạo chống dịch ở từng địa phương.
Luôn luôn chuẩn bị tốt các phương tiện cho chiến dịch phòng bệnh.
Củng cố các đội, trạm vệ sinh phòng dịch, trạm y tế cơ sở, mạng lưới
hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ.
Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống sốt
xuất huyết dựa vào cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng
thức về mặt xã hội cho người dân và chính quyền.
Hướng dẫn giáo viên, học sinh về cách phòng chống sốt xuất huyết
trong năm học để phối hợp với giáo viên, học sinh trong chương trình sinh
hoạt.
1.7.3. Về chuyên môn kỹ thuật
Các biện pháp phòng chống muỗi đốt tại nhà:
Huỷ bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết ở gần như chẻ nhỏ gáo
dừa, các lu hũ bể, đập dẹp các hộp lon
Nếu thấy dụng cụ chứa nước có lăng quăng thì súc rữa: đổ bỏ hết
nước hoặc sang nước qua nơi chứa nước khác (có vải lược) vá nắp đậy kín.
Thả cá ăn bọ gậy hoặc dùng vợt để bắt bọ gậy.
Trong nhà phải trật tự, ngăn nắp. Sạch từ trong nhà ra ngoài đường.
Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, lấp những vũng nước xung
quanh nhà.
13
Xua diệt muỗi bằng cách dùng nhang muỗi, hoặc dùng bó lá sả, cọng
dừa quất đập muỗi.
Phun thuốc hóa chất diệt muỗi trưởng thành: chỉ phun các ổ dịch xác
định năm trước và tại vùng có dịch. Ưu tiên các cơ sở có nhiều trẻ em các
cơ sở tập trung nhiều bệnh nhân nghi ngờ bị sốt xuất huyết.
Phòng chống sinh học: Phóng thả Mesocyclops trong các dụng cụ chứa
nước để diệt bọ gậy. Sử dụng Mesocyclops diệt bọ gậy là biện pháp được
thừ nghiệm thành công ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bảo vệ cá nhân: Ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần dài, áo tay dài.
Dùng các hóa chất xua muỗi, hương trừ muỗi, thuốc bôi da, màn có tầm
chất, tẩm lưới Mesofluthrin có tác dụng xua và diệt muỗi cao, an toàn, ảnh
hưởng đến sự hoạt động của mọi người trong nhà [14].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là người dân từ 15 – 60 tuổi hiện đang sống ở
phường Hương Long, thành phố Huế.
Phường Hương Long thuộc thành phố Huế, được thành lập năm
2010 trên cơ sở diện tích đất tự nhiên và dân số vào thời điểm đó của xã
Hương Long. Phường nằm ở phía Tây thành phố Huế và cách trung tâm
thành phố 6 km. Diện tích 720 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm
492 ha, năm 2011 tổng số hộ gia đình là 2.362 hộ, dân số là 10.419 người.
Phường được chia làm 4 khu vực và 18 tổ. Nghề nghiệp của người dân chủ
yếu là nông nghiệp.
14
Trạm y tế phường Hương Long có 5 cán bộ y tế bao gồm: 1 Bác sỹ là
trưởng trạm, 1 Y sỹ Y học cổ truyền, 1 Nữ hộ sinh trung học, 1 Điều dưỡng
trung học và 1 Cán bộ chuyên trách dân số. Nhiệm vụ của Trạm y tế là làm
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: khám chữa bệnh, thực
hiện các chương trình mục tiêu y tế, tham gia phòng chống dịch bệnh. Tại
địa phương đã từng có dịch sốt xuất huyết xảy ra vào năm 2010 với tổng số
ca mắc là 97 ca, trong đó có 1 ca tử vong. Tháng 1 năm 2011 có 2 ca mắc
bệnh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang, mô tả.
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: [19].
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu của nghiên cứu
- : giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng 1,96.
- p = 0,50 (tỷ lệ ước đoán có 50% số đối tượng nghiên cứu hiểu biết
đầy đủ về phòng chống sốt xuất huyết).
- e: độ chính xác mong muốn (hay là sai số chấp nhận), e là sai số
giữa giá trị thu được từ mẫu với giá trị thực của quần thể do nhà
nghiên cứu mong muốn. Chọn e = 0,06.
Thay vào công thức ta có:
Lấy tròn cỡ mẫu là 300.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
- Chọn hộ gia đình:
15
+ Lập danh sách các hộ gia đình của 4 khu vực theo số thứ tự từ 1 đến
2362.
+ Tính khoảng cách mẫu: k = 2362/300 7.
+ Chọn hộ gia đình đâu tiên bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên, chọn
một số ngẫu nhiên bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách mẫu từ 1 đến 7. Giả
sử chọn được số 5 thì đây là hộ đầu tiên được chọn theo danh sách thứ
tự hộ gia đình.
+ Chọn hộ gia đình thứ 2: cộng khoảng cách mẫu với số ngẫu nhiên trên
là 5, gia đình thứ 2 được chọn có số thứ tự là 12 theo danh sách.
+ Xác định hộ gia đình tiếp theo bằng cách cộng khoảng cách mẫu với số
thứ tự hộ gia đình được xác định ở trước. Tiếp tục như vậy cho đến khi
đủ số hộ gia đình của cỡ mẫu đã xác định.
- Chọn người được điều tra trong hộ gia đình:
+ Mỗi hộ gia đình chọn một người trong độ tuổi 15 - 60 theo tiêu chí chọn
mẫu và tiêu chí loại trừ.
+ Chọn đủ 300 người.
2.2.4. Tiêu chí chọn mẫu
- Người dân có độ tuổi 15 - 60 hiện sống tại phường Hương Long, có mặt
tại thời điểm khảo sát.
- Có khả năng nghe và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
2.2.5. Tiêu chí loại trừ
- Những người có mặt tại hộ gia đình tại thời điểm khảo sát nhưng
không đồng ý trả lời phỏng vấn.
- Những người không có khả năng trả lời phỏng vấn (điếc, câm, mù, bệnh
tâm thần hay đang có bệnh khác ).
2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin
Điều tra viên sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu, thu thập các thông tin về hiểu biết về bệnh SXHD và thực hành
phòng chống SXHD.
2.2.7. Kiểm soát sai lệch thông tin
- Người đi phỏng vấn: Được tập huấn kỹ về kỹ năng giao tiếp và cách
khai thác nội dung câu hỏi và điều tra thử.
16
- Người được phỏng vấn: Câu hỏi được thiết kế đúng mục tiêu, rõ ràng,
cho phép thu thập được các thông tin cần thiết, ngắn gọn đơn giản, hợp
lý, dễ hiểu, dễ trả lời và các câu hỏi được sắp đặt theo trình tự logic.
- Điều tra thử: Tiến hành điều tra thử 1 cụm (20 đối tượng) để phát hiện
những nội dung không phụ hợp trong bộ câu hòi, sau đó chỉnh lý và bổ
sung trước khi điều tra chính thức.
- Kiểm tra dữ kiện: Mỗi bộ câu hỏi được yêu cầu trả lời đầy đủ, sau khi
hoàn tất, giám sát viên kiểm tra ngay về tính phù hợp của câu hỏi.
2.3. CÁC THÔNG TIN CẦN THU THẬP
2.3.1. Thông tin chung
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
+ Tuổi: tính theo năm dương lịch, phân làm 2 nhóm: 15 – 34 và 35 – 60.
+ Giới: nam, nữ.
+ Nghề nghiệp: chia làm 3 nhóm nghề nghiệp: nhóm cán bộ công chức,
học sinh sinh viên (CBCC-HSSV), nhóm lao động phổ thông ( nông dân,
công nhân, thợ thủ công, ) và nhóm nội trợ, hưu trí.
+ Trình độ học vấn: phân theo 2 nhóm: dưới THCS, từ THCS trở lên.
- Thông tin về nguồn nước và các vật dụng chứa nước tại hộ gia đình.
+ Nguồn nước: nước máy, nước giếng, nước mưa, nước sông, ao hồ
+ Dụng cụ trữ chứa nước: bồn nhựa, bể xây, chum vại, phuy,
2.3.2. Hiểu biết của người dân về bệnh sốt xuất huyết
- Người dân nghe nói về bệnh SXHD: có nghe nói, chưa nghe nói.
- Biết về sự nguy hiểm của bệnh SXHD: bệnh SXHD nguy hiểm là đúng.
- Các nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết.
- Biết đúng triệu chứng của bệnh SXHD: 2 triệu chứng sốt và xuất huyết.
+ Biết đúng triệu chứng sốt: sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên,
+ Biết đúng triệu chứng xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, chảy máu
cam, chảy máu răng, đi cầu ra máu, nôn ra máu.
- Biết về nguyên nhân gây bệnh SXHD: do muỗi truyền là đúng.
- Hiểu biết về loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: muỗi Aedes aegypti
hoặc muỗi vằn là đúng.
- Biết về nơi trú đậu của muỗi: muỗi đậu chủ yếu trên quần áo, mùng,
màn trong nhà.
- Biết về thời gian muỗi thường đốt người: ban ngày là đúng.
17
- Biết về nơi sinh sản, phát triển chủ yếu của muỗi và bọ gậy: dụng cụ
chứa nước sinh hoạt và vật dụng phế thải chứa nước.
- Hiểu biết đúng về vectơ truyền sốt xuất huyết: biết đúng về nguyên
nhân gây bệnh sốt xuất huyết, biết đúng loại muỗi truyền bệnh, biết
đúng về nơi trú đậu chủ yếu của muỗi, thời gian muỗi đốt người, nơi
sinh sản, phát triển chủ yếu của muỗi và bọ gậy.
2.3.3. Thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết
- Các cơ sở y tế mà người dân tìm đến đầu tiên khi bị bệnh: Bệnh viện,
Trạm y tế, Y tế tư
- Các cách xử trí sốt tại nhà mà người dân sử dụng: dùng thuốc hạ nhiệt,
cho uống nhiều nước, lau mát, cho uống nước hoa quả, uống ORS
- Thực hành phòng chống muỗi và bọ gậy: bình xịt hoá chất, hương xua
muỗi, nằm màn khi ngủ cả ban đêm và ban ngày, phát quang bụi rậm,
khai thông cống rãnh, loại bỏ các dụng cụ phế thải, thay nước lọ hoa
thường xuyên, đậy nắp kín lu chum vại, vệ sinh dụng cụ chứa nước sinh
hoạt thường xuyên, thả cá ăn bọ gậy.
- Thời gian cọ rửa dụng cụ chứa nước: dưới 7 ngày, hàng tuần là đúng.
- Tự nguyện tham gia loại trừ nơi sinh sản của muỗi: tự nguyện, không
tự nguyện.
- Thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết: khi người dân thực hiện
được từ 5 biện pháp phòng chống muỗi và bọ gậy trở lên, thực hành xử
trí sốt tại nhà đúng, thực hành cọ rửa dụng cụ chứa nước đúng.
2.3.4. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm
2012.
2.3.5. Phân tích, xử lý số liệu
- Câu hỏi được mã hóa và được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.
- Xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 và Excel 2003.
- Số liệu được trình bày bằng tỷ lệ phần trăm.
- So sánh hai hoặc nhiều tỷ lệ bằng test χ
2
.
Chương 3
18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung
Thông tin chung n=300 Tỷ lệ %
Giới
Nam 163 54,33
Nữ 137 45,67
Nhóm tuổi
15 – 34 121 40,33
35 – 60 179 59,67
Nghề
nghiệp
Lao động phổ thông 199 66,34
CBCC – HSSV 67 22,33
Nội trợ - hưu trí 34 11,33
Học vấn
Dưới THCS 169 56,33
THCS trở lên 131 43,67
- Nam giới có tỷ lệ 54,33%, nữ giới có tỷ lệ 45,67%.
- Nhóm tuổi từ 35 - 60 có tỷ lệ 59,67%, nhóm tuổi từ 15 – 34 (40,33%).
- Nghề nghiệp: lao động phổ thông có tỷ lệ 66,34%, tiếp đến là CBCC –
HSSV (22,33%), nội trợ - hưu trí (11,33%).
- Học vấn: dưới THCS có tỷ lệ 56,33%, THCS trở lên (43,67%).
19
3.1.2. Nguồn nước và dụng cụ chứa nước đang sử dụng tại hộ gia
đình
Bảng 3.2 Nguồn nước đang sử dụng ở các hộ gia đình
Nguồn nước n=300 Tỷ lệ %
Nước máy 299 99,67
Nước giếng 33 11,00
Nước mưa 1 0,33
Có 99,67% hộ gia đình sử dụng nước máy, nước giếng (11,00%).
Bảng 3.3 Dụng cụ chứa nước đang sử dụng ở các hộ gia đình
Dụng cụ chứa nước n=118 Tỷ lệ %
Bồn nhựa 59 50,00
Bể xây 41 34,75
Chum vại 17 14,41
Phuy 4 3,39
Có 39,33% (118/300) hộ gia đình có sử dụng các dụng cụ chứa nước.
Trong đó, 50,00% là bồn nhựa, 34,75% là bể xây, 14,41% là chum vại.
3.2. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
3.2.1. Người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết
Bảng 3.4 Người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết
Nghe nói về bệnh SXH n Tỷ lệ %
Có 293 97,67
Không 7 2,33
Tổng cộng 300 100
Có 97,67% người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết.
Bảng 3.5 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết
Nguồn thông tin n=293 Tỷ lệ %
Tivi 231 78,84
20
Loa đài 155 52,90
Sách báo 114 38,91
Cán bộ y tế 101 34,47
Chính quyền 59 20,14
Bản thân, gia đình người bệnh 32 10,92
Biểu đồ 3.1 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết
Tivi là phương tiện truyền thông cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất
huyết có tỷ lệ cao nhất 78,84%, tiếp đến là loa đài (52,90%), sách báo
(38,91%).
3.2.2. Hiểu biết các triệu chứng và sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất
huyết
Bảng 3.6 Hiểu biết về các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Các triệu chứng bệnh SXH n=293 Tỷ lệ %
Sốt 257 85,67
Sốt và xuất huyết 192 64,00
Nổi chấm xuất huyết da 189 63,00
Mệt mỏi, đau cơ xương, nhức đầu 74 24,67
Chảy máu (cam, răng, ói máu, đi cầu ra máu) 51 17,40
Lạnh chân tay 25 8,33
Đau bụng 7 2,33
Người dân biết cả 2 triệu chứng sốt và xuất huyết có tỷ lệ là 64,00%,
biết triệu chứng sốt (85,67%), nổi chấm xuất huyết da (63,00%).
Bảng 3.7 Hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nguy hiểm n Tỷ lệ %
Có 289 96,33
Không 11 3,67
Tổng cộng 300 100
Có 96,33% người dân trả lời bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm.
3.2.3. Hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết
Bảng 3.8 Hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết
21
Nguyên nhân n Tỷ lệ %
Do muỗi đốt 287 97,95
Nguyên nhân khác 6 2,05
Tổng cộng 293 100
Có 97,95% người dân biết đúng muỗi là nguyên nhân truyền bệnh sốt
xuất huyết.
Bảng 3.9 Hiểu biết đúng về loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Loại muỗi n Tỷ lệ %
Muỗi vằn 200 69,69
Loại khác 87 30,31
Tổng cộng 287 100
Tỷ lệ người dân biết đúng loại muỗi vằn truyền bệnh SXH là 69,69%.
3.2.4. Hiểu biết về đặc tính muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Bảng 3.10 Hiểu biết về đặc tính muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
-
T
ỷ lệ người dân biết đúng nơi sinh sản chủ yếu của muỗi là trong các
DCNN, phế thải, lọ hoa 68,64%.
- Tỷ lệ biết đúng nơi trú đậu chủ yếu của muỗi là trên quần áo, mùng màn
trong nhà 61,32%.
- Biết đúng thời điểm muỗi đốt người là vào ban ngày có tỷ lệ 30,66%.
3.3. THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG SXH
Các đặc tính n=287 Tỷ lệ %
Nơi sinh
sản của
muỗi
Ao hồ, sông suối, kênh mương 258 89,90
DCCN, phế thải, lọ hoa 197 68,64
Cống rãnh 78 27,18
Ruộng lúa 44 15,33
Hố phân 21 7,32
Nơi trú
đậu của
muỗi
Trên quần áo, mùng, màn trong
nhà
176
61,32
Trong bụi rậm ngoài nhà 96 33,45
Nơi khác 15 5,23
Thời điểm
muỗi đốt
người
Ban ngày 88 30,66
Ban đêm 65 22,65
Cả ban ngày và ban đêm 122 42,51
Không biết 12 4,18
22
3.3.1. Thực hành khi có người bị bệnh sốt xuất huyết
Bảng 3.11 Cơ sở y tế mà người dân tìm đến đầu tiên khi bị bệnh
Cơ sở y tế n Tỷ lệ %
Bệnh viện 171 57,00
Trạm y tế 112 37,33
Y tế tư 17 5,67
Tổng cộng 300 100
Biểu đồ 3.2 Cơ sở y tế mà người dân tìm đến đầu tiên khi bị bệnh
Cơ sở y tế đầu tiên người dân tìm đến khi mắc sốt xuất huyết là Bệnh
viện (57,00%), tiếp đó là Trạm y tế (37,33%).
Bảng 3.12 Cách xử trí sốt tại nhà
Cách xử trí n=300 Tỷ lệ %
Dùng thuốc hạ nhiệt 209 69,67
Cho uống nhiều nước 90 30,00
Lau mát 86 28,67
Cho uống nước hoa quả 65 21,67
Cho uống ORS 56 18,67
Không biết 18 6,00
Biểu đồ 3.3 Cách xử trí sốt tại nhà
Khi sốt dùng thuốc hạ nhiệt (69,67%), 30,00% cho uống nhiều nước.
3.3.2. Thực hành phòng chống muỗi và bọ gậy
Bảng 3.13 Các biện pháp phòng chống muỗi và bọ gậy
Biện pháp phòng chống n=300 Tỷ lệ %
Nằm màn khi ngủ 137 45,67
Vệ sinh dụng cụ chứa nước 118 39,33
Bình xịt hóa chất 105 35,00
Phát quang bụi rậm, khai thông cống
rãnh
98
32,67
Loại bỏ các dụng cụ phế thải 95 31,67
Thường xuyên thay nước lọ hoa 87 29,00
Hương xua muỗi 83 27,67
23
Đậy nắp kín, lu chum vại 69 23,00
Thả cá ăn bọ gậy 59 19,67
Nằm màn khi ngủ là biện pháp được người dân sử dụng nhiều nhất
(45,67%), tiếp đó là vệ sinh dụng cụ chứa nước (39,33%), dùng bình xịt hóa
chất (35,00%), phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh (32,67%).
Bảng 3.14 Thời gian cọ rửa dụng cụ chứa nước đúng
Thời gian n=118 Tỷ lệ %
< 7 ngày, hàng tuần 109 92,37
Hàng tháng 9 7,63
Trong số những người dân có dụng cụ chứa nước, thời gian cọ rửa
dụng cụ chứa nước đúng là dưới 7 ngày hoặc hàng tuần có tỷ lệ 92,37%.
Bảng 3.15 Tự nguyện tham gia loại trừ nơi sinh sản của muỗi
Tự nguyện tham gia n Tỷ lệ %
Có 278 92,67
Không 22 7,33
Tổng cộng 300 100
Biểu đồ 3.4 Tự nguyện tham gia loại trừ nơi sinh sản của muỗi
Qua bảng 3.15 và biểu đồ 3.4 cho thấy có 92,67% người dân tự
nguyện tham gia loại trừ nơi sinh sản của muỗi.
24
3.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN
3.4.1. Các yếu tố liên quan đến hiểu biết của người dân về bệnh SXH
Bảng 3.16 Liên quan giữa hiểu biết đúng về 2 triệu chứng sốt và
xuất huyết với đặc trưng của đối tượng
Các đặc trưng Tổng
Biết 2 triệu
chứng sốt và
xuất huyết
Ý nghĩa
thống kê
n %
Giới
Nam 160 107 66,88
χ
2
=0,283
p>0,05
Nữ 133 85 63,91
Nhóm tuổi
15 – 34 120 87 72,50
χ
2
=4,37
p<0,05
35 – 60 173 105 60,69
Học vấn
Dưới THCS 163 90 55,21
χ
2
=17,30
p<0,05
THCS trở lên 130 102 78,46
Nghề
nghiệp
Lao động phổ thông 195 118 60,51
χ
2
=7,71
p<0,05
CBCC – HSSV 67 53 79,10
Nội trợ – hưu trí 31 21 67,74
Tổng cộng 293 192 65,53
- Nam giới biết đúng 2 triệu chứng sốt và xuất huyết (66,88%) cao hơn
nữ giới (63,91%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Nhóm tuổi 15 - 34 biết đúng 2 triệu chứng sốt và xuất huyết (72,50%)
cao hơn nhóm 35 - 60 (60,69%), (p<0,05).
- Nhóm học vấn THCS trở lên biết đúng 2 triệu chứng (78,46%) cao hơn
nhóm dưới THCS (55,21%), (p<0,05).
- Nhóm CBCC – HSSV biết đúng 2 triệu chứng chiếm tỷ lệ 79,10% cao
hơn các nhóm lao động phổ thông và nội trợ, hưu trí, (p<0,05).
Bảng 3.17 Liên quan giữa hiểu biết về vectơ truyền sốt xuất
huyết với đặc trưng của đối tượng
Các đặc trưng Tổng
Biết đúng
vectơ truyền
Ý nghĩa
thống kê
n %
Giới Nam 157 45 28,66 χ
2
=6,28
25
p<0,05Nữ 130 21 16,15
Nhóm
tuổi
15 – 34 118 20 16,95
χ
2
=4,14
p<0,05
35 – 60 169 46 27,22
Học vấn
Dưới THCS 161 30 18,63
χ
2
=3,94
p<0,05
THCS trở lên 126 36 28,57
Nghề
nghiệp
Lao động phổ thông 192 35 18,23
χ
2
=7,66
p<0,05
CBCC – HSSV 64 20 31,25
Nội trợ – hưu trí 31 11 35,48
Tổng cộng 287 66 22,99
- Nam giới biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (26,11%) cao hơn nữ
giới (19,23%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nhóm tuổi 15 – 34 biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (16,95%)
thấp hơn nhóm 35 - 60 (27,22%), (p<0,05).
- Nhóm học vấn THCS trở lên biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết
(28,57%) cao hơn nhóm dưới THCS (18,63%), (p<0,05).
- Nhóm nội trợ - hưu trí biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (35,48%)
cao hơn các nhóm có nghề nghiệp khác, (p<0,05).
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành của người dân về phòng
chống sốt xuất huyết
Bảng 3.18 Liên quan giữa thực hành tốt về phòng chống sốt
xuất huyết với đặc trưng của đối tượng
Các đặc trưng Tổng
Thực hành tốt
Ý nghĩa
thống
kê
n %
Giới
Nam 163 51 31,29
χ
2
=0,450
p>0,05
Nữ 137 38 27,74
Nhóm
tuổi
15 – 34 121 44 36,36
χ
2
=4,36
p<0,05
35 – 60 179 45 25,14
Học vấn
Dưới THCS 169 42 24,85
χ
2
=4,30
p<0,05
THCS trở lên 131 47 35,88