Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.69 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “ Cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do”

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH TỰ DO
(LESS CONTROLLED PRACTICE STAGE)
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Ở nước ta,bắt đầu từ năm 2002 – 2003 cả nước đồng loạt triển khai chương trình
giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giáo dục là tập trung hướng vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh. Để đạt được mục tiêu giáo dục này người
dạy, đặt biệt người dạy tiếng Anh cần có những phương pháp dạy học phù hợp.
Như chúng ta đã biết tiếng Anh là một môn học khó đối với học sinh, đặt biệt là
học sinh các vùng nông thôn. Như vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải gây được
sự hứng thú, tự tin, say mê, cố gắng học tập của bản thân các em mới mang lại kết quả
học tập tốt. Các em phải luôn là người chủ động tích cực tham gia vào quá trình dạy và
học. Hơn nữa để nhấn mạnh việc học ngoại ngữ có ý nghĩa và mang tính thực tế, học sinh
học ngoại ngữ để giao tiếp nên cần được rèn luyện đồng thời bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc,
viết), từ vựng, ngữ pháp và các chức năng của nó. Các thủ thuật thường dùng trong giai
đoạn luyện tập tự do (Less controlled practice stage) là việc làm theo cặp (pairwork), làm
việc theo nhóm(groupwork), các hoạt động có khoảng trống thông tin (activities with an
information gap), hoặc đóng vai (roleplay).
Vì vậy việc cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do phải theo
hướng gợi mở, nhằm kích thích trí tìm tòi, tránh đơn điệu nhàm chán, khô cứng trong một
tiết học ngoại ngữ. Giáo viên gợi ý, học sinh thực hành theo bài vừa học đẻ đưa vào thực
tế.
Trong thực tế, một số giáo viên thường thực hiện bước này bằng cách áp đặt học
sinh bám sát vào kiến thức mới học, không có tính sáng tạo hoặc buộc học sinh học thuộc
lòng từng từ, từng câu đang học. Do vậy, học sinh còn lệ thuộc nhiều vào giáo viên. Điều
này rất hạn chế trong việc phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em. Là một giáo
viên tiếng Anh tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những phương pháp sáng tạo cho giai đoạn thực
hành tự do trong một tiết học, phù hợp với mặt bằng trình độ học sinh. Với hi vọng sẽ


gây được hứng thú học tập cho các em, nâng cao chất lượng giáo dục và có thể rút ra chút
ít kinh nghiệm để các đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng.
2.Mục đích nghiên cứu:
Ngày nay, tiếng Anh được sử rộng rãi trên khắp thế giới vì vậy việc học tiếng Anh
là một nhu cầu hết sức cần thiết không chỉ đối với học sinh mà còn cho tất cả mọi người.
Giáo viên trường THCS Tân Tiến
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do”
Tuy nhiên trong quá trình học,các em luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội
kiến thức từ dó làm cho các em không được thoải mái, có cảm giác như bị gò ép, bị áp
đặt làm cho các em thiếu tự tin, không thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo trong giờ
học dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vì vậy để giúp cho các em phát huy được khả
năng tư duy sáng tạo, tự tin chủ động trong học tập là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết và
quan trọng của người giáo viên, đặt biệt là giáo viên dạy ngoại ngữ.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Muốn cho học sinh có thái độ học tập tốt, có khả năng lĩnh hội và vận dụng có hiệu
quả kiến thức đã học ngoài những sự chuẩn bị của giáo viên như: kiến thức, giáo án,
tranh ảnh…thì giáo viên cần có những thủ thuật gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo
điều kiện cho các em thể hiện tính tư duy sáng tạo, tự tin trong học tập. Vì vậy giai đoạn
luyện tập tự do (less controlled practice) là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các em.
Thực tế cho thấy nếu giáo viên làm tốt bước này thì kết quả tiết dạy rất cao. Do đó
giáo viên cần phải chú trọng đến bước luyện tập tự do trong tiết dạy ngoại ngữ.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Ngày nay, giao tiếp là quan điểm đặc thù của môn ngọai ngữ trong nhà trường.
quan điểm giao tiếp qui định ”tính giao tiếp” của hoạt động dạy học ngoại ngữ. Môn
ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và
kĩ năng ngôn ngữ - hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học. Kĩ năng là trọng tâm, là
mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. kiến thức là điều kiện là phương tiện, là nền
tảng. Chỉ có kiến thức mà khong có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại,
chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát
triển được.

Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp cho học
sinh dưới dạng nghe – nói - đọc - viết. Để rèn luyện được năng lực giao tiếp cho học sinh
giáo viên cần phải tạo ra được môi trường với những tình huống đa dạng, cần phải phát
huy hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng
ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.
Vì vậy giai đoạn luyện tập tự do là giai đoạn vô cùng quan trọng, nó quyết định sự
thành công trong tiết dạy noại ngữ. Thông qua đó mà giáo viên rèn luyện và phát triển kĩ
năng xử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
5.Phạm vi nghiên cứu:
Qua thực dạy ở các khối lớp 6;7;8;9 đối với học snh trung học cơ sở mà cụ thể là
đối với học sinh trường THCS Tân Tiến.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1.Thực trạng:
Trước đây khi hướng dẫn học sinh thực hành tự do, giáo viên ngoại ngữ thường xác định
Giáo viên trường THCS Tân Tiến
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do”
vai trò của người giáo viên một cách đơn thuần là người truyền đạt. Thường
theo cách giáo viên nêu lên tình huống, học sinh tái tạo tình huống. Vì vậy trong bước
thực hành tự do giáo viên cũng thường làm việc nhiều và bắt học sinh lệ thuộc nhiều vào
giáo viên. Điều này đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh không nhỏ. Đồng thời
không kích thích được trí tò mò, vận dụng bài học một cách sánh tạo những điều đã học
của học sinh.
Mặt khác, giáo viên thường mắc bệnh nghề nghiệp: Hay ngắt lời, sửa lỗi của học
sinh mà đáng lý ra giáo viên là người giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách tự do,
sáng tạo hơn bằng cách sử dụng cái đang học và cái đã học. Chính vì vậy cần thiết phải
cải tiến bước dạy thực hành tự do để phát huy việc sử dụng ngôn ngữ, để việc sử dụng
ngôn ngữ của học sinh mang ý nghĩa thực tế hơn,mạnh dạn hơn và thích thú hơn trong
việc học ngoại ngữ.
2. Biện pháp thực hiện:
Giai đoạn thực hành tự do là giai đoạn giáo viên cho học sinh áp dụng phần ngôn

ngữ đang học. Học sinh sử dụng những điều đang học kết hợp với kiến thức và kỹ năng
sẵn có. Ở giai đoạn này học sinh tự do hơn khi phát biểu, không phụ thuộc vào giáo viên.
Giáo viên chỉ hướng dẫn và theo dõi xem học sinh đã tham gia hoạt động trên lớp đúng
với yêu cầu đã đề ra hay không. Vì vậy điều quan trọng của giai đoạn này là học sinh làm
sao diễn đạt ý của mình một cách lưu loát. Nên giáo viên hạn chế sửa lỗi sai, hoặc sửa
các lỗi sai một cách gián tiếp. Vậy nên, giáo viên nên chỉ ghi nhận và sửa sai sau khi học
sinh đã hoàn thành hoạt động trên lớp.
Người giáo viên phải xác định rằng giai đoạn này là giai đoạn học sinh tự thực
hành, củng cố những gì đã học để đưa vào thực tế và tự điều chỉnh nếu có những vấp
phải.
Những bài luyện tập bây giờ đòi hỏi học sinh trao đổi một cách tự do hơn ở giai
đoạn luyện tập trước. Học sinh có thể sử dụng cấu trúc ngữ pháp hoặc các chức năng
ngôn ngữ đang học kết hợpvới những kiến thức và kỹ năng đã có trong những tình huống
ngôn ngữ có nhiều yếu tố bất ngờ hơn. Điều này có nghĩa là học sinh ít lệ thuộc vào
những gợi ý bắt buộc của giáo viên hoặc sách giáo khoa. Những trao đổi bây giờ đòi hỏi
học sinh phải sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn. Với yêu cầu như vậy, các hoạt
động trên lớp phải phù hợp với mặt bằng trình độ của học sinh, đồng thời phải có một số
yếu tố khuyến khích, thách thức để học sinh cố gắng vượt qua. Từ đó tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
Giai đoạn luyện tập tự do nhằm giúp học sinh vận dụng ngôn ngữ, phát triển khả
năng ứng đáp, tạo hứng thú tự tin và giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ lưu loát hơn. Các
hoạt động của giai đoạn này thường là thảo luận, hoạt đông có khoảng trống thông tin,
các trò chơi, sánh vai hoặc bài đối thoại… Điều quan trọng là giáo viên làm thế nào để
Giáo viên trường THCS Tân Tiến
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do”
xây dựng những hoặc động mang tính giao tiếp, bảo đảm cho yếu tố ngôn ngữ mới xuất
hiện một cách tự nhiên trong một tình huống có thể kết hợp được với những yếu tố ngôn
ngữ đã học. Phải phân biệt được giữa hai giai đoạn: Giai đoạn luyện tập và luyện tập tự
do. Giai đoạn luyện tập là giai đoạn học sinh tiếp nhận yếu tố ngôn ngữ mới và giai đoạn
luyện tập tự do là giai đoạn học sinh tự mình nói lên được yếu tố ngôn ngữ mới có thể sử

dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Sự hướng dẫn của giáo viên trong giai đoạn này chủ yếu là giới thiệu tình huống và
các vai trò học sinh phải thể hiện nhiều hơn là cung cấp ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là
giáo viên phải có những hướng dẫn rõ ràng,và nếu cần thiết phải làm mẫu trước khi học
sinh luyện tập .
Để học sinh tự tin tham gia tốt vào các hoạt động ở giai đoạn luyện tập tự do, giáo
viên tạo không khí thoải mái cho lớp học ; tránh can thiệp vào hoạt động giao tiếp của
học sinh, để học sinh tự do trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm.
Để tránh làm gián đoạn những hoạt động giao tiếp của học sinh, giáo viên tránh
ngắt lời học sinh để sửa lỗi sai. Trong quá trình giao tiếp học sinh có thể tự điều chỉnh
hoặc sửa sai cho nhau.
Đây là lúc giáo viên theo dõi và có cơ hội để nhận được những phản hồi từ học
sinh. Đánh giá được năng lực và những gì học sinh đã tiếp thu và chưa tiếp thu. Việc sửa
sai có thể thực hiện sau khi các hoạt động trên lớp kết thúc hoặc giáo viên trở lại vấn đề
này ở những bài học có liên quan.
Một số giáo viên cảm thấy khố khăn trong khi thực hiện giai đoạn thực hành tự do.
Một trong những khó khăn là sự thay đổi về vai trò của cả học sinh cả giáo viên. Giáo
viên không còn là người truyền đạt và học sinh chủ động hơn. Những thay đổi này khá
mới so với một số lớp học truyền thống và đòi hỏi cả thầy và trò phải làm quen và ngày
càng hoàn thiện hơn. Đối với học sinh lớp 6, là năm đầu tiên học sinh tiếp xúc với một
ngoại ngữ mới, trọng tâm môn học thiên về giao tiếp ngôn ngữ, vì thế giáo viên phải có
mục đích cụ thể cho giai đoạn này để học sinh trao đổi kiến thức với bạn mình một cách
dễ dàng nhất và dễ hiểu nhất.
Để thực hiện thành công theo phương pháp cải tiến việc giảng dạy, hướng dẫn giai
đoạn thực hành tự do phải tuân thủ các bước sau đây:
+Giáo viên phải hướng dẫn rõ ràng để học sinh nắm được công việc phải làm.
+ Giáo viên làm mẫu để học sinh theo dõi.
+ Phân nhóm hoặc chia cặp cụ thể .
+ Cho học sinh luyện tập theo cặp hoặc theo nhóm đã phân.
+ Giáo viên phải theo dõi việc luyện tập của học sinh, đi đến từng nhóm, từng cặp

để nhắc nhở động viên, giải thích, khích lệ.
+ Ghi nhận lỗi sai của học sinh và tiến hành nhận xét, đánh giá, sửa lỗi sau khi học
Giáo viên trường THCS Tân Tiến
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành tự do”
sinh thực hiện xong bài luyện tập.
3.Hiệu quả ứng dụng:
3.1.Số liệu chứng minh :
Trước đây khi tơi chưa thực hiện phương pháp mới này mà chỉ hướng dẫn theo
phương pháp truyền thống một cách chung chung học sinh thực hiện khơng hiệu quả cụ
thể là khơng đi sâu vào vấn đề trọng tâm,khơng khí tiết học rất buồn tẻ. Hơn thế nữa học
sinh trở nên rụt rè khi phải nói tiếng Anh trước lớp, làm cho khả năng giao tiếp và khả
năng nói tiếng Anh của các em yếu đi.
Để đảm bảo tính thuyết phục thực tế của phương pháp mới này,tơi đã tổ chức khảo
sát thực hành rất nhiều lần đối với lớp 6E tơi đang dạy. Qua đây tơi đã chuẩn bị đầy đủ hệ
thống câu hỏi hướng dẫn các vấn đề cần thực hành để học sinh vận dụng sáng tạo kiến
thức sẵn có và vừa học để áp dụng thực hành tự do một cách hiệu quả.
*Kết quả qua kháo sát như sau:
C. lượng
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6E (34)
10 29,4 12 35,3 08 23,5 04 11,7 0 0
Qua số liệu trên, tơi khẳng định rằng việc thực hiện tốt khâu hướng dẫn học sinh
thực hành tự do là một trong những bước quan trọng,mang tính chất thực tế giúp học sinh
hiểu bài kỹ, củng cố kiến thức đã học, gây hứng thú trong giờ học và mang tính thực tiễn
cao.
3.2. Hiệu quả thực tế:
So với phương pháp giảng dạy vừa trình bày với phương pháp truyền thống, thực
tế cho thấy rõ sự khác biệt về tính hấp dẫn của giờ học nhờ kích thích được tính tò mò,

sáng tạo của học sinh.
Đây cũng là yếu tố then chốt tạo nên sự ham học để học sinh nắm vững và tự hệ
thống hóa kiến thức vừa tiếp thu.
III. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số ý kiến của bản thân qua thực tế giảng dạy và đã đúc kết trong
q trình thực hiện bước luyện tập tự do .
Giai đoạn này giúp học sinh sử dụng ngơn ngữ một cách tự do hơn, sáng tạo hơn.
Tập cho học sinh ứng đáp trong một cuộc đối thoại tương tự ngồi đời. Qua bước này
chúng ta có thể ơn tập và đánh giá được năng lực học sinh.
Tuy nhiên cho dù bước này giáo viên đóng vai trò gì đi nữa điều cần lưu ý là giáo
viên là người động viên khích lệ học sinh, giúp học sinh tự tinh trong việc học ngoại ngữ
của mình. Cuối cùng, đây là một số kinh nghiệm của bản thân nhằm góp phần vào việc
Giáo viên trường THCS Tân Tiến

×