Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thị trường xuất khẩu nông sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.59 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2013

Page 1


Page 2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động
thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất
khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của ḿnh trong phân công lao động, tạo
nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là
tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ư nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền
kinh tế th́ Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển
kinh tế - xă hội và ổn định đời sống nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng và phát triển
thị trường trong nước, hoà nhập thị trường thế giới để khai thác nguồn lực thị trường
toàn diện cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Việt Namhiện là một nước trong vùng có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, 80% dân số làm nông nghiệp nên các sản phẩm nông
nghiệp khá dồi dào. Nếu các doanh Việt Nam nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực hiện
tốt việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới sẽ góp phần nâng cao


thu nhập và đời sống cho các vùng sản xuất nông nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm
và làm lành mạnh hoá cán cân thanh toán của nền kinh tế tạo cơ hội cho nền kinh tế
tăng trưởng toàn diện .
Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham
gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đă xác định nông sản là một
mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát
triển kinh tế đất nước. Chính v́ vậy, nhà nước đă tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích
sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, em xin được lựa chọn đề
tài : “ Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam”
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu
thế tất yếu của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu thiếu
ngoại thương. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị
trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương,
mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim
ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan.
Page 3


Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để trao
đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin kinh tế. Song bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn
như kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được hết thế
mạnh nông sản nhiệt đới, cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô có
giá trị gia tăng thấp, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tính chủ động trong
kinh doanh còn thấp, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.v.v.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói
chung và hàng nông sản nói riêng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt ưu điểm và tồn tại, những lợi thế
cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của dự báo xu hướng xuất khẩu
trong tương lai.
- Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy
mạnh việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là các vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước
ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là tập trung vào thực trạng, tình hình,
xu thế phát triển một số nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như gạo, cà phê,
cao su, hạt điều, rau quả, hạt tiêu là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất
khẩu lớn tính đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp hệ thống số liệu điều tra theo phương pháp
phân tổ thống kê theo các ngành hàng, theo từng giai đoạn để phân tích và đánh giá cụ
thể
- Phương pháp phân tích chính sách: Thông qua những chủ trương, chính sách đã
được áp dụng trong thực tế để phân tích tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng nông
sản.
- Phương pháp dự báo: chuyên đề tính toán khả năng cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng
các loại nông sản, từ đó dự báo tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt
5. Kết cấu của chuyên đề.
Chương 1: Tổng quan về môn quản trị xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam.

Page 4


Chương 3. Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị xuất nhập khẩu


Chương 1: Tổng quan về môn quản trị xuất nhập khẩu.
1. Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1 Một số khái niệm.
Xuất khẩu: là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật
Nhập khẩu: là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ
tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục xuất khẩu ra vn và làm thủ tục nhập khẩu
chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng hoá từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Quản trị xuất nhập khẩu: là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch
kinh doanh, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh (Giao dịch, đàm
phán hợp đồng; Soạn thảo, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng) nhằm đạt
được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
2. Incoterms 2000.
2.1Khái niệm
Page 5



Là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều
kiện thương mại quốc tế.
2.2 Mục đích
Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển
hàng từ người bán đến người mua.
2.3Phân loại.
 Theo nhóm E, F, C, D
Nhóm E: Nơi đi

EXW

Nhóm F: Người bán chưa trả tiền vận chuyển chính

FCA, FAS, FOB

Nhóm C: Người bán đã trả tiền vận chuyển chính

CFR, CIF, CPT, CIP

Nhóm D: Nơi đến

DAF, DES, DEQ, DDU, DDP

 Theo phương thức vận tải: Bất cứ phương thức vận tải nào, kể cả đa phương thức
EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP
Vận chuyển bẳng máy bay FCA
Vận chuyển bẳng đường sắtFCA
Vận chuyển bằng đường biển, đường thuỷ nội địaFAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ
2. 4Các thuật ngữ của Incoterms.

 EXW: Người bán giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua
tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định.
 FCA: Sau khi làm xong các thủ tục thông quan xuất khẩu, người bán giao hàng cho
người chuyên chở do người mua chỉ định, tại địa điểm quy định.
 FAS: Người bán giao hàng khi hàng hoá được đặt dọc theo mạn tàu tại điểm bốc
hàng quy định.
 FOB: Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy
định.
 CRF: Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng
 CIF: Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng
 CPT: Người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định, người bán
phải trả chi phí vận tải cần thiết đề đưa hàng hoá tới nơi quy định.
Page 6


 CIP: Người bán giao hàng hoá cho người chuyên chở do họ chỉ định, người bán
phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá đến nơi quy định.
 DAF: Người bán giao hàng khi hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người
mua trên phương tiện vận tải chở đến, chưa dỡ ra, đã hoàn thành thủ tục thông qua
xuất khẩu, nhưng chưa làm thủ tục nhập khẩu ở địa điểm và nơi quy định tại biên giới,
nhưng chưa qua hải quan của nước liền kề.
 DES: Người bán giao hàng khi hàng hoá chưa làm thủ tục thông qua nhập khẩu,
được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến quy định.
 DEQ: Người bán giao hàng khi hàng hoá chưa làm thủ tục thông qua nhập khẩu,
được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến quy định
 DDU: Người bán giao hàng cho người mua ở nơi đến quy định, người bán chưa làm
thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng hoá ra khỏi phương tiện vận tải chở
đến ở nơi quy định.
 DDP: Người bán giao hàng cho người mua ở nơi quy định, hàng đã làm xong thủ
tục thông quan nhập khẩu nhưng chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến

3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
3.1Trả tiền mặt.
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc
chấp nhận đơn hàng của người mua.
3.2Ghi sổ.
Người bán mở một tài khoản hoặc quyển sổ để ghi nợ người mua, sau khi người bán
đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định,
người mua sẽ trả tiền cho người bán
3.3Mua bán đối lưu.
Là các hoạt động trao đổi hàng hoá trong thương mại quốc tế, trong đó hai (nhiều) bên
tiến hành trao đổi hàng hoá nọ lấy hàng hoá kia
3.4Nhờ thu.
Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽ ký phát
hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó
3.5Chuyển tiền.

Page 7


Một khách hàng ( người mua, người trả tiền, người nhập khẩu,…) yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người
xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ,…) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển
tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghĩa vụ
chuyển tiền.
3.6 Đổi chứng từ lấy tiền.
Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho người
xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất
khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng
để nhận tiền thanh toán.
3.7Tín dụng chứng từ.

Là sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ
trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ
ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng
một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
4. Quá trình đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu.
4.1 Giai đoạn chuẩn bị.
 Chuẩn bị chung cho mọi cuộc đàm phán : chuẩn bị về các mặt: Ngôn ngữ, Thông
tin, Năng lực của người đàm phán, Thời gian, địa điểm đàm phán.
 Chuẩn bị trước cho một cuộc đàm phán cụ thể: bao gồm 6 bước cụ thể: Chuẩn bị
đàm phán, Xây dựng chiến lược, Khởi động, Hiểu biết lẫn nhau, Thương lượng, Kết
thúc.
4.2Giai đoạn tiếp xúc
Thăm dò đối tác, Tạo không khí tiếp xúc, Sửa đổi lại kế hoạch (nếu cần)
4.3Giai đoạn đàm phán.
Đưa ra yêu cầu và lắng nghe đối tác trình bày yêu cầu của họ; Nhận và đưa ra nhượng
bộ; Phá vỡ những bế tắc; Tiến tới thoả thuận.
4.4 Giai đoạn kết thúc- ký kết hợp đồng
4.5Giai đoạn rút kinh nghiệm.
Kiểm tra lại kết quả của những giai đoạn trước, tổ chức họp để đánh giá ưu, nhược
điểm, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm rút kinh nghiệm cho những lần
đàm phán sau.
Page 8


5. Hợp đồng xuất nhập khẩu.
5.1 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
 Khái niệm: Là sự thoả thuận giữa các bên mua bán giữa các nước khác nhau. Trong
đó quy định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển
giao những chứng từ liên quan đến hàng hoá và quyền sỡ hữu hàng hoá, bên mua phải
thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

 Đặc điểm:Chủ thể của hợp đồng- người mua và người bán- có cơ sở kinh doanh
đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một
trong hai hoặc của cả hai bên.Hàng hoá- đối tượng mua bán của hợp đồng- được
chuyển ra khỏi lãnh thổ người bán khi thực hiện hợp đồng.
 Phân loại: • Theo thời gian thực hiện hợp đồng:Hợp đồng ngắn hạn; Hợp đồng dài
hạn
• Theo nội dung quan hệ kinh doanh:Hợp đồng xuất khẩu; Hợp đồng nhập khẩu; Hợp
đồng tạm nhập, tái xuất; Hợp đồng tạm xuất, tái nhập; Hợp đồng chuyển khẩu.
• Theo hình thức hợp đồng:Hợp đồng văn bản; Hợp đồng miệng; Hợp đồng mặc
nhiên.
5.2 Hợp đồng gia công quốc tế
Là sự thoả thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công, ở các nước khác nhau,
trong đó quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình gia
công hàng hoá. Thông thường, hợp đồng gia công quốc tế có những quy định sau về:
Loại hàng gia công, Nguyên phụ liệu và định mức của chúng,Thời gian, phương thức
cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, Đào tạo công nhân, Thời
gian, phương thức giao nhận sản phẩm, Tiền gia công và phương thức thanh toán, Các
quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên..
5.3Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Là sự thoả thuận giữa bên giao và bên nhận công nghệ, trong đó quy định quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các bên trong việc chuyển giao công nghệ từ bên giao sang bên nhận.
Nội dung:Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ; Đối tượng công nghệ được chuyển
giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công
nghệ, Phương thức chuyển giao công nghệ, Quyền và nghĩa vụ các bên, Giá, phương
thức thanh toán, Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, Khái niệm, thuật ngữ sử
dụng trong hợp đồng, Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện
chuyển giao công nghệ, Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao, Phạm vi
phạt hợp đồng, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, Pháp luật được áp dụng để giải
Page 9



quyết tranh chấp, Cơ quan giải quyết tranh chấp, Các thoả thuận khác không trái với
quy định pháp luật Việt Nam.
6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
6.1Hợp đồng xuất khẩu.
 Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước: Giấy phép là tiền đề quan
trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu.
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ, có đặc điểm khác
nhau.
Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán: Thanh toán là mắc xích
trọng yếu trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
 Chuẩn bị hàng để xuất khẩu
 Kiểm tra hàng xuất khẩu: Quy trình giám định hàng xuất khẩu:
• Nộp hồ sơ yêu cầu của cơ quan giám định
• Cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hoá tại hiện trường
• Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ tục hải
quan (nếu có yêu cầu)
• Kiểm tra vệ sinh hầm hàng
• Giám sát quá trình xuất hàng
• Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức
 Làm thủ tục hải quan: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc
hồ sơ Hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, người khai Hải
quan được khai và gởi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của
Hải quan.Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải. Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Pháp luật.
 Thuê phương tiện vận tải: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn
một trong các phương tiện vận tải sau:
• Phương thức thuê tàu chợ:Chủ tàu đồng thời là người chuyên chở. Quan hệ giữa
người chuyên chở với chủ hàng được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển.

• Phương thức thuê tàu chuyến:Chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần
chiếc tàu chạy rông để chuyên chở hàng hoá từ một hay vài cảng này đến một hay vài
Page 10


cảng khác. Mối quan hệ giữa người chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng
một hợp đồng gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến.
• Phương thức thuê tàu định hạn: Chủ tàu cho người thuê tàu sử dụng tàu vào mục
đích chuyên chở hàng hoá hoặc thuê lại trong thời gian nhất định, chủ tàu có trách
nhiệm chuyển giao quyền sử dụng tàu và đảm bảo “khả năng đi biển” của chiếc tàu
trong thời gian thuê.
 Giao hàng cho người vận tải
 Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu : Chỉ áp dụng cho hình thức xuất khẩu theo điều
kiện CIF, CIP hoặc nhóm D (Incoterms)
 Lập bộ chứng từ thanh toán: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập
bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền hàng. Yêu cầu của bộ chứng từ này
là chính xác và phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức, còn
nếu thanh toán theo các hình thức khác thì theo yêu cầu của hợp đồng hoặc của ngân
hàng.
 Khiếu nại: Người bán khiếu nại: khi người mua vi phạm hợp đồng người bán có
quyền khiếu nại.Khi người mua hoặc các cơ quan hữu quan khiếu nại: nếu nhận được
hồ sơ khiếu nại của người mua hoặc các bên hữu quan khác, người bán cần nghiêm
túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ, tìm phương hướng giả quyết một cách thoả đáng.
 Thanh lý hợp đồng
6.2Hợp đồng nhập khẩu.
Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước; Thực hiện những công việc bước
đầu của khâu thanh toán; Thuê phương tiện vận tải; Nếu trong hợp đồng xuất nhập
khẩu quy định: hàng được giao ở nước xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua
lo, thì người mua sẽ thuê phương tiện vận tải; Mua bảo hiểm; Áp dụng khi hàng hoá
được nhập khẩu theo các điều kiện: EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT.; Làm thủ tục

hải quan; Nhận hàng; Kiểm tra hàng nhập khẩu; Khiếu nại.
• Khiếu nại người bán: Người mua có quyền khiếu nại người bán không giao hàng
hoặc giao hàng chậm, hàng thiếu,…hoặc phẩm chất hàng hoá không phù hợp với quy
định của hợp đồng, bao bì xấu, ký mã sai hoặc không giao, giao chậm tài liệu kỹ thuật.
• Khiếu nại người vận tải:Tiến hàng khiếu nại người chuyên chở khi bản thân họ vi
phạm hợp đồng, cụ thể: khi người chuyên chở không mang tàu hoặc mang tàu đến
chậm, khi hàng hoá bị mất mát, tổn thất, thiếu hụt, khi hàng bị kém phẩm chất,…do
lỗi của người chuyên chở.
 Thanh toán
Page 11


 Thanh lý hợp đồng
7. Các chứng từ chủ yếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
7.1Hoá đơn thương mại.
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua
phải trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn. Trong hoá đơn phải nêu được đặc điểm của
hàng hoá, đơn giá, tổng giá trị hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức
thanh toán, phương tiện vận tải,…Bao gồm các loại sau: hoá đơn tạm thời, hoá đơn
chính thức, hoá đơn chi tiết và hoá đơn chiếu lệ.
7.2Vận đơn đường biển.
Là chứng từ do người chuyên chở ( chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gởi hàng
nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Chức năng: Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để
chở.Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải
đường biển. Là một chứng từ sỡ hữu hàng hoá, quy định hàng hoá sẽ giao cho ai ở
cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hoá bằng cách chuyển nhượng B/L. chính vì
chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn
hiện nay.
7.3Chứng từ bảo hiểm.

Là chứng từ do người/ tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp
thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm
và người được bảo hiểm.
7.4 Giấy chứng nhận chất lượng.
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng
phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, giấy chứng nhận chất lượng có thể do
người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan giám định hàng hoá cấp tuỳ theo sự thoả
thuận của hai bên mua bán.
7.5 Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng.
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hoá thực giao. Giấy chứng nhận
số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức giám định hàng
hoá cấp, tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng.
8. Nghiệp vụ Hải quan.
8.1Khái niệm- chức năng.
Page 12


Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh
chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ,…qua biên giới.
Hải quan có chức năng đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan giữa các nước để
góp phần vào sự phát triển thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.
8.2 Các nghiệp vụ Hải quan.
Nghiệp vụ kiểm tra- giám sát Hải quan: là việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ
liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực
hiện. Hoạt động kiểm tra của Hải quan được thể hiện trong Quy trình thủ tục hải quan.
Nghiệp vụ kiểm soát Hải quan: là biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp
vụ khác do cơ quan Hải quan áp dụng để phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng
hoá trái phép qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan.
Nghiệp vụ tố tụng hải quan: là việc vận dụng đường lối, chính sách và pháp luật

chung, đường lối chính sách và pháp luật Hải quan để nghiên cứu, nhận xét và xử lý
hành chính hoặc khởi tố hình sự cho đúng với pháp luật chung và pháp luật Hải quan.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam.
2.1 Thực trạng chung.
- Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 10,4
tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19,6% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, giảm 2,4% so với tỷ trọng năm 2011 (năm 2011 chiếm 22%) nguyên nhân chủ
yếu do giá xuất khẩu giảm. Nếu như năm 2011, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất
khẩu được lợi về giá, thì 6 tháng năm 2012, hầu hết các mặt hàng nông sản giá xuất
khẩu đều giảm (trừ mặt hàng hạt tiêu), so với cùng kỳ năm 2011, một số mặt hàng giá
xuất khẩu giảm sâu như: cao su giảm 31,6%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 16,5%,
hạt điều giảm 10,1%.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2012 ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng
6/2012 và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính cả dầu thô) đạt gần 6,2 tỷ USD, giảm 1,2%, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu gần 3,4 tỷ USD, giảm 5,9% so với
tháng trước.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2012 ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng
19% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất
khẩu trong 7 tháng qua đã ở mức cao hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó. Với mức
tăng trưởng này, hoạt động xuất khẩu thực sự là một trong những ngành đạt kết quả
nổi bật nhất so với các lĩnh vực khác trong nửa đầu năm 2012, khẳng định vị thế của
ngành chủ lực trong kinh tế Việt Nam với mức đóng góp hàng năm lên tới 33% GDP
và ghi nhận tốc độ tăng cao hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch của cả năm.
Riêng đối với nhóm “nông, lâm, thủy sản”, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 tiếp tục
Page 13


sụt giảm 1,8% so với tháng trước. Trong đó, ngoại trừ xuất khẩu cao su và chè tăng

lần lượt 42,6% và 7,7%, các mặt hàng còn lại đều sụt giảm mạnh. Tính chung trong 7
tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 12,2 tỷ USD, chỉ
tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng
khoảng 50% cùng kỳ năm trước. Do đó, tỷ trọng của nhóm hàng này trên tổng kim
ngạch xuất khẩu đã giảm từ 21,5% trong 7 tháng đầu năm 2011 xuống chỉ còn 19,4%.
Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu nhóm hàng này giảm tốc mạnh là do xuất khẩu
của 2 mặt hàng gạo và cao su sụt giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 7
tháng qua đã giảm 9,3% và cao su giảm 9,6%.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm
2012 (ĐVT: Triệu USD, nghin tấn)

Tham khảo giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng thuộc nhóm nông lâm sản trong
tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước năm 2012 ước đạt 27,54
tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011.

Page 14


Tăng trưởng nông, lâm, thủy sản Việt Nam 2012
Tăng trưởng kim
ngạch (%)

Tăng trưởng khối Tăng trưởng giá (%)
lượng (%)

Toàn ngành

9,7


Sắn và sản phẩm

40,6

Thủy sản

0,7

Gỗ và sản phẩm gỗ

18,5

Tiêu

9,6

-4,3

15,8

Hạt điều

0,7

25,4

-19,6

Chè


11,5

10,8

0,4

Cao su

-11,7

25

-31,4

Cà phê

36

40

-3,08

Gạo

2.1

13,9

-10,4


57,1

Toàn cảnh XK nông, lâm, thủy sản 2012
Trong các mặt hàng nông sản, hạt tiêu và hạt điều của Việt Nam trong năm 2012
vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số một trên thế giới. XK điều của cả nước vẫn lớn nhất
thế giới trong suốt 7 năm qua. Đặc biệt, năm nay XK điều ước đạt 1,483 tỷ USD, cao
nhất từ trước đến nay và tiếp tục đứng đầu thế giới. XK hồ tiêu đạt 818 triệu USD,
tăng 6% về giá trị so với năm ngoái và vẫn giữ vững danh hiệu số một thế
giới.Đáng chú ý là, ngành cà phê năm nay đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu trên
thị trường quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,76 triệu tấn cà phê, đạt giá
trị 3,74 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và 36% về giá trị so với cùng kỳ năm
ngoái.Ngành cao su mặc dù giảm 11,7% về giá trị XK so với năm ngoái nhưng đã
vươn lên vị trí thứ 3 thế giới trong năm nay. Về sản phẩm lâm nghiệp, giá trị xuất
khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ năm 2012 ước đạt gần 4,68 tỷ USD, tăng 18,5% so với

Page 15


cùng kỳ năm trước. Các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh như Hoa Kỳ
(tăng 27%), Trung Quốc (11%), Nhật Bản (14,2%) so với cùng kỳ năm 2011.
Ngành

Khối lượng

Giá trị

(tấn)

(Tỷ USD)


Giá XK bình
quân

Thị trường

(USD/tấn)
Gạo

8,1 triệu

37,1

457

Cà phê

1,76 triệu

3,71

2.173

Cao su

1,02 nghìn

2,85

2.816


Chè

148 nghìn

0,227

1.526

Hạt điều

223 nghìn

1,483

6.681

Hồ tiêu

118 nghìn

0,802

6.792

Sắn và sản
phẩm sắn

4,21 triệu


1,35

Thủy sản

6,15

Trung Quốc, Philippine,
Malaysia, Indonesia, Bờ
Biển Ngà
Hoa Kỳ: 12.03%; Đức:
11.77%; Khác: 76.2%
Trung Quốc: 46%;
Malaysia: 20%; Ấn Độ:
7%; Khác: 27%
Pakistan, Đài Loan, Nga,
Trung Quốc, Indonesia, Mỹ
Mỹ: 27,7%; Trung Quốc:
19%; Hà Lan: 11,9%;
Khác: 41,4%
Mỹ: 14,7%; Đức: 10,1%;
UAE: 8,48%; Khác:
66,72%
Trung Quốc, Hàn Quốc,
Đài Loan, Philippine,
Malaysia
Mỹ: 19,497%; Nhật:
17,87%; Hàn Quốc: 8,27%;
Khác: 54,37%

2.2 Đánh giá đối với từng mặt hàng.

2.2.1 Mặt hàng gạo
Trong tháng 7, xuất khẩu gạo mặc dù có xu hướng “chững lại” so với tháng 6
nhưng lượng xuất theo ước tính vẫn duy trì ở mức cao 800 nghìn tấn, trị giá 353 triệu
USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với tháng trước, nâng tổng
lượng gạo xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2012 lên con số 4,6 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ
USD, chỉ còn giảm 2% về lượng và 9,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Với
kết quả này, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng qua đã đạt 74% mục tiêu xuất
6,2 triệu tấn gạo mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa điều chỉnh
đầu tháng 7 vừa qua và bằng 64% dự đoán cả năm xuất 7,2 triệu tấn của Tổ chức
Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO).
Tham khảo lượng gạo xuất khẩu qua các năm
(ĐVT: nghìn tấn)
Page 16


Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo đạt 5,5 triệu
tấn, tăng 300 nghìn tấn so với con số 5,2 triệu tấn đạt được tính đến cuối tháng 6 vừa
qua. Trong đó, Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) vừa giành được hợp
đồng xuất gạo cho Philippines với khối lượng 500 nghìn tấn gạo 25% tấm, giá bình
quân 380 USD/tấn.
Như vậy, có thể nói mặc dù 7 tháng qua xuất khẩu gạo gặp rất nhiều trở ngại, từ
đầu ra cho xuất khẩu, không thuận lợi về giá cho đến sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các
quốc gia mới quay lại thị trường xuất khẩu gạo sau một thời gian dài vắng bóng như
ấn Độ hay Myanma, tuy nhiên đến thời điểm này xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp
trên cả nước đã làm được nhiều hơn mong đợi khi đã đạt được gần 3/4 mục tiêu xuất
khẩu, bên cạnh đó sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng cũng được cải thiện đáng kể. Từ
con số sụt giảm lên tới 33% trong quý 1 giờ đã rút ngắn xuống chỉ còn giảm 2% so
với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, có điểm đáng lo ngại đối với xuất khẩu gạo là đầu ra cho mặt hàng này
những tháng cuối năm vẫn chưa có sự ổn định, trong khi giá xuất khẩu gạo của Việt

Nam hiện ở mức rất thấp so với giá gạo của các quốc gia khác thị trường thế giới.
Tính đến ngày 27/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ được giao dịch ở mức 405 –
415 USD/tấn, thấp hơn 10 USD/tấn so với gạo cùng chủng loại của ấn Độ và thấp hơn
55 USD/tấn so với gạo của Pakistan. Trong khi đó, giá xuất bình quân tháng 6 tiếp tục
giảm mạnh xuống chỉ còn 437 USD/tấn, thấp hơn gần 3% so với tháng trước và thấp
hơn 9% so với cùng kỳ năm 2011. Tại thị trường trong nước, giá gạo cũng đang có xu
hướng giảm mạnh. Giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL vẫn không được vực dậy dù
chương trình can thiệp mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo đã được triển khai một thời
gian (kể từ ngày 10/7). Cụ thể, đối với lúa IR 50404 tươi tại các tỉnh ĐBSCL dao
động từ 4.200 – 4.300 đồng/kg; 4.900 – 5.250 đồng/kg đối với lúa khô.
2.2.2 Mặt hàng cà phê
Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6,7/2012 tiếp tục giảm do bước
vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch, mặt khác lượng tồn kho trong nước còn rất hạn chế,
cụ thể: tháng 7/2012 xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 130 nghìn tấn, trị giá 278 triệu
USD, giảm 8,5% về lượng và 11,2% về trị giá so với tháng 6/2012 vừa qua; còn so với
cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng rất mạnh, trên 100% cả về lượng và trị giá. Như vậy, tính
chung 7 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu cà phê của cả nước đạt khoảng 1,17 triệu tấn,
trị giá 2,47 tỷ USD, tăng 106% về lượng và 126% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái
Diến biến giá: Giá xuất khẩu cà phê sau khi tăng mạnh trong tháng 6/2012 đạt
2.153 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 5/2012 thì sang tới tháng 7/2012 giá giữ vững
ổn định ít có sự biến động, giá trung bình giảm nhẹ đạt 2.140 USD, so với cùng kỳ
Page 17


năm ngoái giảm 8%. Dự báo, giá xuất khẩu cà phê trong những tháng tới sẽ giữ vững
ổn định khó có thể giảm, do lượng tồn kho trong nước còn ít trong khi nhu cầu của thế
giới có thể tăng thêm 5 triệu bao trong năm nay.
Xuất khẩu tới Đức và Mỹ dẫn đầu, tỷ trọng của 2 thị trường này chiếm tới 25% tổng
trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Đáng chú ý, xuất khẩu
tới Inđônêxia có sự tăng trưởng đột biến, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, xuất khẩu tới Mêhicô, Ai cập… cũng có mức tăng kỷ lục, lần lượt: 226%,
92%.
- Tham khảo thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2012
Riêng tháng 6/2012: Xuất khẩu cà phê tới hầu hết các thị trường đều giảm khá mạnh
so với tháng 5/2012, cụ thể: Đức giảm trên 5% cả về lượng và trị giá; Mỹ giảm 27%
về lượng và 25,5% về trị giá; Italy giảm trên 14% cả về lượng và trị giá so với tháng
trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng mạnh ở hầu hết các thị trường,
trong đó Tây Ban Nha, Inđônêxia, Mêhicô, Pháp tăng rất mạnh.
Tham khảo thị trường xuất khẩu càphê tháng 6 và 6 tháng 2012
(ĐVT: lượng tấn; trị giá: 1.000 USD)

2.2.3 Mặt hàng chè
Trong tháng 7/2012 xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục có chiều hướng tăng, số liệu
thống kê sơ bộ cho thấy lượng chè xuất khẩu trong tháng đã tăng 10,4% về lượng và
tăng 7,7% về trị giá so với tháng 6, song nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm
15,36% về lượng và giảm 12,5% về trị giá. Mặc dù vậy, tính đến hết tháng 7/2012,
xuất khẩu chè của nước ta vẫn đạt mức tăng nhẹ 8,6% cả về lượng lẫn trị giá so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt 70 nghìn tấn, trị giá 103 triệu USD.
Nửa đầu 2012, Pakistan tiếp tục đứng đầu về thị trường nhập khẩu chè nhiều nhất của
Việt Nam trong nửa đầu năm nay, với lượng nhập 9.650 tấn, trị giá 12,82 triệu USD,
chiếm 14,8% về lượng và 19,2% về trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là thị
trường Đài Loan, trị giá 12,82 triệu USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang các thị trường khác như: Trung Quốc,
Nga, Inđônêsia, Hoa Kỳ, UAE, Arập Xê út, Ba Lan, Đức, Philippin, Ấn Độ.

Page 18


(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)


Về giá xuất khẩu: Giá xuất khẩu chè trong tháng 7 đạt bình quân 1.585 USD/tấn,
giảm 4% (tương đương 65 USD/tấn) so với tháng 6, tuy nhiên mức giá này vẫn cao
hơn 23 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
2.2.4 Mặt hàng hạt tiêu
Hiện giá thu mua hạt tiêu các loại tại thị trường trong nước liên tục giảm, do vậy,
hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam cũng đã chững lại, cụ thể, xuất khẩu hạt
tiêu trong tháng 7/2012 đạt khoảng 8 nghìn tấn, kim ngạch 60 triệu USD, giảm 16%
về lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với tháng trước đó. Tính chung 7 tháng đầu
năm 2012, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 77 nghìn tấn, kim ngạch
531 triệu USD, giảm 6,9% về lượng nhưng lại tăng 17% về kim ngạch so cùng kỳ
năm 2011.
Giá bình quân xuất khẩu trong tháng 7/2012 đạt khoảng 7.500 USD/tấn, tăng
9,66% so với giá bình quân tháng trước. Giá 2 chủng loại tiêu đen và tiêu trắng xuất
khẩu của Việt Nam đều đang có xu hướng giảm so với đầu tháng, giá tiêu xuất khẩu
loại 500g Gr/l-FAQ được chào giá 6.000-6.050 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ được
chào giá 6.300-6.350 USD/tấn, (FOB), giảm 200 USD, trong khi tiêu trắng loại
630Gr/l-FAQ chào giá 9.000-9.050 USD/tấn, (FOB), giảm 350 USD nhưng nhu cầu
đang rất yếu.
Trong tháng 7 vừa qua, giao dịch hạt tiêu tại thị trường trong nước diễn ra khá
trầm lắng. Một số công ty xuất khẩu tạm thời không mua hàng còn nhiều đại lý cũng
ngừng thu mua vì công ty thiếu tiền, thanh toán chậm… khiến bà con nông dân cũng
ngần ngại không muốn bán. Từ đầu tháng 7 tới nay, giá hạt tiêu đen xô trong nước liên
tục giảm, tính đến ngày 22/7, giá tiêu tại Bà Rịa-Vũng Tàu xuống 121-122 nghìn
đồng/kg, tại Bình Phước còn 120 nghìn đồng/kg và các tỉnh Tây nguyên còn 118-119
nghìn đồng/kg, giảm bình quân 4.000-5.000 đồng/kg so với mức giá đầu tháng 7.
Mặc dù Việt Nam đang cung cấp trên 50% sản lượng hạt tiêu toàn cầu, theo quy
luật có thể chi phối về giá, nhưng giá xuất khẩu bình quân luôn thấp hơn so với Ấn Độ
khoảng 200-400 USD/tấn, tùy kỳ hạn. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến bảo
quản kém tại Việt Nam đã làm giảm giá xuất khẩu, chính vì vậy, nhiều quốc gia xuất
khẩu tiêu đã nhập tiêu thô về chế biến rồi bán giá cao, điển hình như Ấn Độ,

Indonesia, Malaysia …
Page 19


2.2.5 Mặt hàng hạt điều
Xuất khẩu hạt điều trong tháng 7 của Việt Nam tiếp tục giảm, lượng xuất khẩu chỉ
đạt 20 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và 11,2% về trị giá so với
tháng 6/2012; còn so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng 5% về lượng nhưng lại giảm
18,4% về trị giá do giá xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm nay
xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã tăng 36% về lượng và 18% về trị giá so với cùng
kỳ năm ngoái, tương đương 119 nghìn tấn, trị giá 821 triệu USD
Giá xuất khẩu: giá xuất khẩu hạt điều trong tháng 7/2012 đã giảm từ 7.012
USD/tấn trong tháng 6/2012 xuống còn 6.900 USD/tấn, giảm 2%; còn so với cùng kỳ
năm ngoái lại giảm tới 14%. Dự báo, giá xuất khẩu hạt điều trong những tháng tới vẫn
tiếp tục giữ vững ổn định và có thể tăng nhẹ - do nhu cầu tiêu thụ trong những tháng
cuối năm khá mạnh. Như vậy, tính chung bình 7 tháng đầu năm 2012, giá xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn 6.840 USD/tấn, giảm 8% so với cùng
kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do thị trường trầm lắng, giá bán liên tục giảm
khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Về thị trường xuất khẩu, nhìn chung, lượng điều xuất khẩu từ đầu năm đến nay tới
hầu hết các thị trường đều tăng khá mạnh, trong đó có 2 thị trường đạt trị giá trên 100
triệu USD là Mỹ, Trung Quốc. Riêng trong 6 tháng đầu năm, thị trường đạt trị giá trên
10 triệu có tới 9 thị trường, tiêu biểu: Ôtrâylia đạt 43 triệu USD, Nga đạt 27 triệu
USD, Anh đạt 25 triệu USD. Trong hơn 40 thị trường xuất khẩu hạt điều trong thời
gian vừa qua, có tới 35 thị trường đạt trị giá xuất khẩu dương so với cùng kỳ năm
ngoái, riêng chỉ có 5 thị trường có lượng tiêu thụ giảm xuống (Ôxtrâylia, Hà Lan,
Singapore, Malaysia, Hy Lạp).

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiêu biểu tháng 6 và 6 tháng năm 2012
ĐVT: lượng – tấn; trị giá: 1.000 USD


Page 20


2.2.6 Mặt hàng rau hoa quả
Trong nửa đầu tháng 7/2012, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả đạt 22,7 triệu USD,
tăng 6,6% so với tháng trước. Ước tính trong tháng 7, xuất khẩu rau quả đạt 65 triệu
USD, nâng tổng kim ngạch 7 tháng lên 393,2 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ
2011.
Hiện nay đang trong vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây như thanh long, vải,
măng cụt, mít… nên sản lượng tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu trái cây từ các thị trường
như Trung Quốc, Nga, Mỹ, EU rất lớn nên kim ngạch xuất khẩu trái cây và một số
loại rau củ của VIệt Nam trong tháng tới sẽ tăng mạnh.
Riêng trong tháng 6/2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng khá mạnh, đạt
63,1 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm 2012,
xuất khẩu rau quả đạt 328,2 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ 2011.
Giá xuất khẩu rau quả tháng 6/2012 giảm 0,2% so với tháng trước và giảm 1,0%
so với tháng 6/2011. So với tháng 5/2012, giá hàng rau quả ở nhóm HS.07 (rau và một
số loại củ, than củ, rễ ăn được) tăng 0,7%; 2 nhóm còn lại là HS.08 (quả, quả hạch ăn
được,quả thuộc chi cam quýt, dưa) và HS 20 (chế phẩm từ qua, quả, quả hạch...)
giảm lần lượt là 0,28% và 1,42%. Trong nhóm HS 20, nhóm giảm nhiều nhất là nhóm
HS 20.07 (mứt, nước quả nấu đông-thạch…) với 7%, nhóm HS 08.01 (dừa, quả hạch
Brazil, hạt đào lộn hột….) giảm 6,5%; các nhóm hàng khác tăng giảm không nhiều.
Tính chung 6 tháng năm 2012, giá hàng rau quả tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Kim ngạch đạt 324 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2011 (tương ứng 35
triệu USD). Trong đó, lượng xuất khẩu tăng làm kim ngạch tăng 11% tương ứng kim
ngạch 32 triệu USD và giá tăng 1,1% tương ứng kim ngạch tăng 3 triệu USD. Như
vậy, kim ngạch hàng rau quả 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm 2011 do
lượng tăng và giá tăng nhưng phần tăng kim ngạch do lượng là chủ yếu.
2.2.7 Mặt hàng thủy hải sản

Page 21


Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 7/2012 tăng nhẹ so với cùng kỳ
năm 2011, đạt khoảng 123 nghìn tấn với trị giá xuất khẩu 520 triệu USD. Tính chung
7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng
3,382 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 7/2012 điểm đến của thủy sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là Nhật Bản,
Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, ASEAN, Hồng Kông, Ôxtrâylia và một số thị trường mới ở
khu vực Nam Mỹ. Trong nhóm này có thị trường EU vẫn tiếp tục giảm so với cùng
kỳ năm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đặc của Việt Nam đang có xu
hướng chủ động cung cấp thủy sản cho thị trường Châu á, Châu Mỹ và Ôxtrâylia
hơn là tới Châu Âu.
Tình trạng bán phá giá để cạnh tranh các đơn hàng đang phổ biến không chỉ ở
những thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ mà ở cả những thị trường mới và nhỏ trong
tháng 7/2012. Việc xuất hiện nhiều đơn hàng thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung
cho thấy tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại. Nếu các doanh
nghiệp còn tiếp tục sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản
và tạo ra hình ảnh không tốt về giá trị thương hiệu của thủy sản Việt Nam.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2011 – 2012

2.2.8 Mặt hàng cao su
Xuất khẩu cao su của nước ta đang có xu hướng tăng trở lại, theo ước tính trong
tháng 7/2012 xuất khẩu cao su của nước ta đạt 85 nghìn tấn, trị giá 243 triệu USD,
tăng mạnh 40,8% về lượng và 42,6% về trị giá so với tháng 6/2012. Như vậy, tính đến
hết tháng 7/2012 xuất khẩu cao su của nước ta đạt 488 nghìn tấn, trị giá 1,45 tỷ USD,
so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tăng mạnh 32% về lượng nhưng lại giảm 9,6% về
trị giá, nguyên nhân là do giá xuất khẩu sụt giảm mạnh so với cùng thời điểm năm
2011.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta trong 6 tháng

đầu năm 2012. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng đang có xu
hướng giảm khi khối lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc từ chỗ chiếm hơn 60%
thị phần trong nửa đầu năm 2011, nay chỉ chiếm 52% tổng khối lượng cao su xuất
khẩu của cả nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu đến các thị
trường khác như Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Thị trường xuất khẩu cao su tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012
(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)
Page 22


Về giá xuất khẩu: Trong tháng 7, giá xuất khẩu cao su của nước ta đã nhích nhẹ
lên mức 2.859 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng 6 nhưng vẫn giảm mạnh 33%
so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012 giá xuất khẩu cao su đã
mất hơn 31%.
2.3Thuận lợi.
Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da
hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như
nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó
thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào
quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì
hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao
động.
Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi,
khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang
Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được
gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ
cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện

tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của
người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó.
Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu âu; Bắc Mỹ ưa
chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu,
đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên
không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng
sản xuất.
Thứ năm: Các nước Đông âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống
với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt
Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ
mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.
Page 23


Thứ sáu: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới,
chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao.
Thứ bảy: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của
Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do
hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu.
2.4 Khó khăn.
Thứ nhất, sản xuất hàng nông sản của nước ta dưới dạng hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ là
phổ biến nên sẽ gặp khó khăn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, chất lượng cao,
bảo đảm tính đồng bộ về quy cách...
Thứ hai, nông sản nước ta phải đối mặt và cạnh tranh quyết liệt đối với hàng nông sản
của nước ngoài trên thị trường cả trong và ngoài nước, nhất là nông sản nhập khẩu có
chất lượng cao như các sản phẩm sữa, thịt bò, hoa quả... từ các nước như Úc, Nhật,
Mỹ...
Thứ ba, tại thị trường trong nước, tiêu thụ hàng nông sản luôn là vấn đề nan giải và

bức xúc; mạng lưới kinh doanh hàng nông sản vừa thiếu, vừa yếu, nhiều khâu nấc
trung gian; sự liên kết giữa các chủ thể trong hoạt động từ sản xuất tới tiêu thụ nông
sản chưa chặt chẽ và thiếu tính bền vững; hạ tầng thương mại còn yếu kém, nhất là ở
địa bàn nông thôn, miền núi.
Thứ tư, các thị trường lớn ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường, nên nhiều nước đã đưa ra các quy định ngày càng
khắt khe đối với hàng nông, thủy sản nhập khẩu.
Thứ năm, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam còn thấp do chất lượng sản
phẩm chưa cao, chủng loại còn đơn điệu và chủ yếu là nông sản thô hoặc mới qua sơ
chế, nên giá trị gia tăng đem lại còn thấp.
2.5 Giải pháp.
- Tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh hàng nông sản ở địa bàn nông thôn
- Phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh
hàng nông sản
- Phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị các
mặt hàng nông sản
- Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường nông sản trong nước và thị trường nông
sản ngoài nước
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Chương trình xúc tiến thương mại
quốc gia gồm ba bộ phận: xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, xúc tiến thương
mại nội địa và xúc tiến thương mại biên giới
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo.
Page 24


Chương 3. Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị xuất nhập khẩu.
3.1 Giảng dạy học phần
3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên
Giáo trình “Quản trị xuất nhập khẩu” của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cũng như các
sách tham khảo, bài giảng có thể tiếp cận dễ dàng từ văn phòng khoa Quản Trị Kinh

Doanh, thư viện truờng ĐHCN và trang web của khoa Quản trị kinh doanh:
/>Giảng viên tận tình và nhiệt huyết trong việc huớng dẫn sinh viên thực hiện đề tài cả
trong lẫn ngòai giờ thao giảng.
3.1.2. Cơ sở vật chất
Phòng học rộng rãi, thóang mát, bàn ghế thiết kế đúng tiêu chuẩn học đuờng; hệ thống
đèn chiếu sáng, quạt đầy đủ và tiêu chuẩn; phuơng tiện hỗ trợ bao gồm loa, mic, máy
chiếu được trang bị tốt và bảo trì thuờng xuyên
3.1.3 .Tính hữu ích, thiết thực của môn học
Mang lại cho sinh viên cái nhìn thực tế hơn về công tắc quản trị xuất nhập khẩu
Giúp sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học đuợc trên ghế giảng đuờng
và thực tiễn cuộc sống
Là một môn học tiền đề cho việc thực hiện luận văn và đề án tốt nghiệp sau này
3.1.4. Nhận xét khác
Trong quá trình học tập nhà trường có thể tổ chức cho sinh viên các buổi đi thực tế ở
các trung tâm xuất nhập khẩu để sinh viên có thể tiếp cận với những cái đã được học.
3.2. Đề xuất giải pháp
Gia tăng thêm số luợng đầu sách tham khảo để sinh viên thuận tiện hơn trong việc
nghiên cứu.
Trang bị máy lạnh cho phòng học nhằm tạo sự thỏai mái cho sinh viên.
Lập một địa chỉ mail lưu trữ những bài tiểu luận của các sinh viên khóa truớc nhằm
giúp sinh viên học hỏi thêm từ các sinh viên đàn anh, đàn chị.
Tổ chức các buổi chia sẻ mỗi Chủ Nhật hằng tuần để sinh viên có chung đề tài thể gặp
gỡ và trao đổi với nhau.

Kết luận
Tóm lại, xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được
nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn
nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với
Page 25



×