Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 15 trang )

Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
Lôøi noùi ñaàu
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với Việt
Nam. Với sự ưu đãi của tự nhiên là đường bờ biển dài 3260 km cùng nhiều kênh,
rạch, sông ngòi;thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã
hội cao cho đất nước.Để hiểu rõ hơn về những bước phát triển của ngành thủy sản
trong thời gian qua, về thị trường xuất khẩu thủy sản cũng như tiềm năng lớn của
thị trường này nhóm em đã quyết định chọn đề tài ”Thị trường xuất khẩu thủy sản
Việt Nam – triển vọng và dự báo”.Thông qua nghiên cứu này nhóm mong muốn sẽ
tìm ra được những nhân tố tác động mạnh tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam đồng thời có thể đưa ra được những biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường xuất
khẩu thủy sản trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương III: Giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
1
Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Thị trường xuất khẩu thủy sản là nơi mà các mặt hàng thủy sản của Việt
Nam được bán cho các khách hàng ở nước ngoài.
1.2. Các sản phẩm chính của thị trường xuất khẩu thủy sản ở nước ta
Sản phẩm chính của ngành là các loại tôm đóng gói, cá tra, basa philê các
sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ trong các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị
và nhà hàng cao cấp tại nhiều nước trên thế giới. Đa số các sản phẩm cũng chỉ qua
sơ chế chứ chưa phải là các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao.SẢN
1.3. Vai trò của việc xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
1.3.1. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở
rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm


1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh
thổ, năm 2008 là hơn 200 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản
đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và
các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của
ngành. Năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào 3 thị trường chính là Mỹ,
Nhật Bản, EU chiếm trên 64% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần
60 nước và vùng lãnh thổ và dự kiến trong năm 2008 là khoảng hơn 50%.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành
thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh
nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và
thế giới.
1.3.2. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm,
xoá đói giảm nghèo
2
Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người
dân. “Năm 2008, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân
Việt Nam tại khu vực thành thị 18kg/người/năm; và tại khu vực nông thôn 10 –
12kg/người/năm”(Sơn Nghĩa,báo Sài Gòn tiếp thị) cao hơn mức trung bình của thịt
heo: tại thành thị là 16kg/người/năm và tại nông thôn là 9-10kg/ người/năm. Cũng
giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng
chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có
đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn
sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,4 triệu người (năm 2000)
lên khoảng 4,5 triệu người năm 2008 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm

tăng thêm hơn 120 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của
ngành thuỷ sản là 2,6%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2.4%/năm).
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao
động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm
nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản
phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị
thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng
trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.
3
Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt
Nam
2.1. Khái quát thị trường thủy sản trên thế giới và Việt Nam
Ngành nuôi thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ trong hơn 10 năm trở lại
đây, đóng vai trò
chính trong tăng
trưởng thủy sản toàn
cầu; trong đó nuôi
nước ngọt (bao gồm
cả nước ngọt và nước
lợ) chiếm phần chính
trong sản lượng nuôi
toàn cầu. Theo đó, sản
lượng nuôi toàn cầu trong năm 2007 đạt gần 52 triệu tấn tăng 4% so với năm 2005.
Trong đó, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng ( chiếm tỷ trọng lớn nhất) ,đối
trọng tương đương với phần còn lại của thế giới. Việt Nam thực sự tăng trưởng
mạnh mẽ từ khoảng năm 2003 với ngành công nghiệp tôm và đặc biết là cá tra, Việt
Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trong tổng sản lượng nuôi của toàn thế giới và cùng
với xu hướng chung của thế giới, thủy sản nuôi là sản phẩm cơ bản trong bức tranh

tăng trưởng của thủy sản Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, thủy sản Việt Nam
sẽ vẫn còn khả năng tăng trưởng mạnh cùng với quá trình mở rộng thị trường do
nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng.
2.2. Tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Kết thúc năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,76 tỷ
USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong tốp 10 nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta,
chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu; cá đông lạnh chiếm hơn 33%. Cơ
4
Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
cấu giá trị xuất khẩu có thay đổi rõ rệt, tỷ trọng tôm xuất khẩu sẽ ngày càng giảm,
tỷ trọng xuất khẩu cá tra, ba sa ngày một tăng lên. Và trong 10 tháng đầu năm 2008,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD vì thế nhiều khả năng
ngành thủy sản sẽ đạt kế hoạch kim ngach xuất khẩu cho năm 2008 là 4.25 tỷ USD.


Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê.
2.2.2. Thị trường xuất khẩu chính

Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng năm 2008
Nguồn:Thanh Huyền (HPtrade-2008)
5
Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Triển vọng và dự báo
Hiện nay, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Nhật,
Mỹ, Châu Á, EU. Trong 10 tháng đầu năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam như sau: EU chiếm 25.62%, Nhật Bản chiếm 18.3%, Mỹ chiếm
16.41%, Hàn Quốc chiếm 5.64%, Nga chiếm 5.1%, còn lại là các thị trường khác.
Như vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào

từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam
được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống.
2.2.3. Tiềm năng phát triển trong tương lai
Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7
tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ
bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Dự kiến năm 2008 sản lượng
thủy sản sẽ đạt 4.1 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 2.15triệu tấn, khai thác là 1.95
triệu tấn. Mục tiêu đề ra năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4.25 tỷ
USD,tăng 13.3% so với năm 2007.
2.2.4. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông ngòi đa dạng và bờ biển trải dài tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi
dào cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Là một trong những nước xuất khẩu
lương thực lớn trên thế giới, Việt Nam có nguồn cung cấp thức ăn cho ngành nuôi
trồng thủy sản rất lớn, sẽ là nguồn cung cấp thủy sản nguyên liệu trong tương lai.
Lực lượng lao động dồi dào là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho các
doanh nghiệp.
2.2.5. Những khó khăn chính trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu thuỷ sản là rào cản về vệ sinh an toàn
thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta ngày càng khắt
khe, đáng chú ý là thị trường Nhật kiểm tra bắt buộc đối với 100% các lô tôm, mực
xuất khẩu của nước ta.
6

×