Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Khóa luận Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa bàn thị xã Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.02 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE

TRẦN NGỌC HUẾ THANH

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ Nghiên cứu thị
trường rau an toàn trên địa bàn Thị xã Bến Tre” do sinh viên Trần Ngọc Huế
Thanh, sinh viên khoá 28, ngành Quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày

tháng năm 2006


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2006

Ký tên, ngày tháng năm 2006


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin ghi ơn cha mẹ đã vất vả sinh ra và nuôi dạy con đến
ngày hôm nay với lòng tôn kính sâu sắc nhất.
Xin chân thành biết ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt, giảng dạy cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đây là những kiến thức nền
tảng, là hành trang cho tôi trong suốt chặng đường phía trước. Chân thành cảm
ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Minh Phương, người thầy đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn cô Lê Thị Đỏ cùng các cô chú, anh chị cán bộ công
chức UBND Thị xã Bến Tre, phòng Kinh Tế Thị xã Bến Tre đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn chú Nguyễn Minh Tâm, chủ cửa hàng kinh doanh
RAT đường Hùng Vương, phường 3 TXBT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu sơ cấp phục vụ đề tài nghiên cứu.
Cảm ơn các bạn sinh viên phòng 213/A1 ký túc xá Đại Học Quốc Gia
TP.HCM đã nhiệt tình động viên, hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Lời cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả, cảm ơn gia đình, người thân,

bạn bè đã hết lòng vì tôi trong suốt quãng thời gian tôi học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN NGỌC HUẾ THANH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2006. Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên
địa bàn Thị xã Bến Tre.
Mục đích chung của luận văn là nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa
bàn Thị xã Bến Tre, trong đó tập trung chủ yếu vào phân tích cầu rau an toàn
thông qua việc thu thập ý kiến đánh giá từ phía người tiêu dùng về rau an toàn.
Đề tài phân loại hai đối tượng điều tra: người tiêu dùng không biết thông
tin về rau an toàn và người tiêu dùng biết rõ thông tin về rau an toàn. Bằng
phương pháp ước lượng đường cầu, đề tài tiến hành ước lượng đường cầu của hai
đối tượng người tiêu dùng nói trên, tiến hành so sánh sự khác biệt giữa cầu rau an
toàn của những người biết thông tin và cầu của những người không biết thông
tin. Kết quả phân tích cho thấy người tiêu dùng biết thông tin sẽ dễ dàng chấp
nhận giá cả hơn và dễ dàng tăng lượng cầu khi thu nhập của họ tăng lên.
Qua nghiên cứu, đề tài nhận thấy những mặt tồn tại của thị trường rau an
toàn tại Thị xã Bến Tre hiện nay: chất lượng sản phẩm chưa thực sự đảm bảo,
chủng loại thiếu đa dạng, giá RAT tương đối cao, hệ thống phân phối còn yếu
kém, nhu cầu sử dụng RAT của người dân còn hạn chế do thiếu thông tin. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm phát triển thị
trường rau an toàn


ABSTRACT
TRAN NGOC HUE THANH, Faculty of Economics, Nong lam
University – Ho Chi Minh City. July 2006. Research the safe vegetable market of
Ben Tre town.

Researching the safe vegetable market of Ben Tre town is the general
purpose of the dissertation. The subject mainly concerntrates on analyzing the
demand of safe vegetable from consumers’ ideas. The dissertation mainly applies
the method of comparison as well as the method of total analysis to analyze the
ideas of house-holds who are consuming safe vegetable. It slso analyzes the data
collected from the safe vegetable stores and the program of developing safe
vegetable of Ben Tre Town…
We classify the consumers into two kinds of objectives. The first is those
who know information about safe vegetable and the second is those who do not.
Using the method of estimating the demand curves of these two objectives, then
we carry on comparing the differences in demand of the two kinds of objectives
mentioned above. The result is that the customers who know information about
safe vegetable more easily accept its price than those who do not.
We also find out some remaining problems of the safe vegetable market of
Ben Tre town: product quality is unguarented, product variaty is not good, price
is rather high, the system of distribution is still not effective, the demand of safe
vegetable is still limited because the consumers lack of information about safe
vegetable. In the mean time, we suggest some solutions to develope Ben Tre safe
vegetable market.


MỤC LỤC
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2
1.3.1. Về nội dung.............................................................................................................2
1.3.2. Về thời gian.............................................................................................................2
1.3.3. Về không gian..........................................................................................................2

1.4. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................5
2.1.1. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn..............................................5
2.1.10. Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng............................................................15
2.1.2. Khái niệm RAT.......................................................................................................6
2.1.3. Các điều kiện sản xuất RAT....................................................................................7
2.1.4. Yêu cầu chất lượng của RAT..................................................................................9
2.1.5. Khái niệm thị trường................................................................................................9
2.1.6. Đặc điểm của thị trường rau....................................................................................9
2.1.7. Lý thuyết đường cầu..............................................................................................10
2.1.8. Kênh phân phối......................................................................................................14
2.1.9. Thương hiệu...........................................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................16
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................16
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................17
2.2.3. Phương pháp phân tích chung...............................................................................17
2.2.4. Phương pháp ước lượng đường cầu.......................................................................17
3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu..................................................................................19
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thị Xã Bến Tre..................................................19
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................19
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................23
3.1.3. Nhận định chung....................................................................................................22
3.2. Hiện trạng sản xuất - tiêu thụ rau xanh trên địa bàn TXBT.....................................27
3.3. Giới thiệu chương trình RAT tại TXBT...................................................................29
3.3.1. Cơ sở pháp lý chương trình RAT TXBT..............................................................29
3.3.2. Kết quả chương trình RAT TXBT.........................................................................29
3.3.3. Công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với RAT...................................30
3.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................31
4.1.1. Nguồn cung............................................................................................................33
4.1.2. Tình hình sản xuất RAT tại TXBT........................................................................34

4.1.Về cung RAT.............................................................................................................33
4.2. Tình hình chế biến bảo quản và tổ chức thị trường..................................................38
4.2.1. Tình hình chế biến bảo quản..................................................................................38
4.2.2. Tổ chức thị trường.................................................................................................38
4.3. Phân tích cầu RAT....................................................................................................42
4.3.1. Đặc trưng của người tiêu dùng tại TXBT..............................................................42
4.3.2. Đánh giá của người tiêu dùng về RAT..................................................................48
4.3.3. Ước lượng nhu cầu RAT hiện tại ở TXBT............................................................53

vi


4.4. Về giá RAT...............................................................................................................60
4.4.1. So sánh giá RAT và giá RKAT.............................................................................60
4.4.2. Biến động giá RAT năm 2005...............................................................................62
4.4.3.Giá bán RAT của nông dân và giá người tiêu dùng phải trả..................................63
4.5. Những tồn tại của thị trường RAT............................................................................65
4.5.1. Phía sản xuất..........................................................................................................65
4.5.2. Về phân phối..........................................................................................................66
4.5.3. Phía tiêu dùng........................................................................................................66
4.5.4. Phía các cơ quan hỗ trợ..........................................................................................66
4.6. Đánh giá chung.........................................................................................................67
4.6.1. Đánh giá tiềm năng thị trường tương lai...............................................................67
4.6.2. Lý do khiến thị trường RAT chưa phát triển mạnh tại Bến Tre............................68
4.6.3. Đề xuất giải pháp...................................................................................................68
4.7. Ý tưởng về cách thức kinh doanh RAT....................................................................73
5.1. Kết luận.....................................................................................................................75
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................76
5.2.1. Đối với nông dân trực tiếp sản xuất RAT..............................................................76
5.2.2. Đối với cửa hàng RAT...........................................................................................76

5.2.3. Đối với các ban ngành chức năng..........................................................................77
5.2.4. Những hạn chế của luận văn..................................................................................77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................33
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
CHƯƠNG II ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................5
CHƯƠNG III TỔNG QUAN..........................................................................................19
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................75
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................78

Phụ lục

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RAT

Rau an toàn

RKAT

Rau không an toàn

UBND TXBT

Uỷ Ban Nhân Dân Thị Xã Bến Tre


KHCN

Khoa Học Công Nghệ

KHCN&MT

Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

ĐVT

Đơn vị tính

TTTH

Tính toán tổng hợp

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số tại Các Xã Phường
TXBT Năm 2005

23

Bảng 2. Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Giá Trị Sản Xuất

25

Bảng 3. Cơ Cấu Kinh Tế TXBT qua Các Năm 2004-2005 Phân Theo GDP

25

Bảng 4. GDP Bình Quân Đầu Người tại TXBT qua Các Năm 2003-2005

26

Bảng 5. Cơ Sở Hạ Tầng và Mức Sống Dân Cư TXBT Năm 2003-2004

26

Bảng 6. Nguồn Cung và Sản Lượng Cung RAT tại TXBT Năm 2005

32

Bảng 7. Diện Tích Gieo Trồng Một Số Loại RAT tại TXBT Năm 2004-2005 33

Bảng 8. Nhu Cầu Tiêu Thụ RAT của Một Số Khách Hàng Tập Thể

40

Bảng 9. Thống Kê Số Lượng Trường Mầm Non Mẫu Giáo, Nhà Hàng
Khách Sạn trên Địa Bàn TXBT Năm 2005

40

Bảng 10. Mô Tả Mẫu Điều Tra Theo Địa Bàn Cư Trú

42

Bảng 11. Địa Điểm Chọn Mua Rau của Người Tiêu Dùng

43

Bảng 12. Vấn Đề Người Tiêu Dùng Quan Tâm Khi Chọn Nơi Mua Rau

43

Bảng 13. Tỷ Trọng RAT So Với Lượng Rau Tiêu Dùng Hàng Ngày của
Người Dân TXBT

44

Bảng 14. Nguồn Thông Tin RAT đến Người Tiêu Dùng

45


Bảng 15. Nghề Nghiệp của Người Tiêu Dùng RAT

46

Bảng 16. Lý Do Người Dân Chưa Tiêu Dùng RAT

47

Bảng 17. Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Chất Lượng RAT

48

Bảng 18. Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Giá RAT

49

Bảng 19. Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Sự Đa Dạng của RAT

49

Bảng 20. Đánh Giá của Khách Hàng về Bao Bì Nhãn Hiệu của RAT

50

Bảng 21. Đánh Giá của Khách Hàng về Hệ Thống Cửa Hàng Bày Bán
RAT tại TXBT.

51

Bảng 22. Ý Kiến Đề Xuất của Người Tiêu Dùng


52

ix


Bảng 23. Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Hàm Cầu RAT của Người Tiêu Dùng
Không Biết Thông Tin về RAT

55

Bảng 24. Mối Tương Quan giữa Các Biến Độc Lập trong Mô Hình 1

55

Bảng 25. Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Hàm Cầu RAT của Người Tiêu Dùng
Biết Thông Tin về RAT

57

Bảng 26. Mối Tương Quan giữa Các Biến trong Mô Hình 2

57

Bảng 27. So Sánh Giá RAT và Giá RKAT Năm 2005

61

Bảng 28. Biến Động Giá Năm 2005 của Một Số Loại Rau


63

Bảng 29. Giá Bán của Nông Dân và Giá Người Tiêu Dùng Phải Trả

64

Bảng 30. Giá từ HTX RAT Đà Lạt và Giá Người Tiêu Dùng Phải Trả

65

Bảng 31. Dự Định Dùng RAT của Người Tiêu Dùng

67

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Mô Hình Đường Cầu

10

Hình 2. Đường Tổng Cầu

12

Hình 3. Dân Số Trong Độ Tuổi Lao Động ở TXBT qua Các Năm 2001-2005 24
Hình 4. Năng Suất và Sản Lượng RAT TXBT Năm 2004-2005


34

Hình 5. Kênh Phân Phối RAT tại TXBT

38

Hình 6. Tỷ Lệ Tiêu Thụ RAT

39

Hình 7. Kênh Thu Mua và Phân Phối của Cửa Hàng RAT Hùng Vương

39

Hình 8. Mức Độ Tiêu Dùng RAT của Những Người Đang Tiêu Dùng RAT

44

Hình 9. Ý Kiến Đề Xuất của Người Tiêu Dùng

53

Hình 10. Đường Cầu của Người Tiêu Dùng Không Biết Thông Tin về RAT

56

Hình 11. Đường Cầu của Người Tiêu Dùng Biết Thông Tin về RAT

58


Hình 12. Giải Pháp Phát Triển Thị Trường RAT TXBT

70

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò.
Phụ lục 2. Số liệu thu thập các biến Q, P, I (3 mẫu đầu tiên của đối tượng người
tiêu dùng không biết thông tin về RAT).
Phụ lục 3. Kết xuất mô hình đường cầu RAT của người tiêu dùng không biết
thông tin về RAT.
Phụ lục 4. Kết xuất mô hình đường cầu RAT của người tiêu dùng biết thông tin
về RAT.
Phụ lục 5. Một số hình ảnh về chương trình phát triển RAT tại TXBT.

xii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người
dân ngày càng cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao. Nhu cầu cuộc sống
nâng lên một bước, người ta không những đòi hỏi “ăn no mặc ấm”, quan niệm đó
dần dần được thay thế bằng “ăn ngon mặc đẹp”. Người tiêu dùng đặc biệt quan
tâm đến vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng, trong đó rau xanh là loại thực phẩm
được chú trọng hơn cả. Người ta có xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều rau hơn

để đảm cho sắc đẹp sức khoẻ và tuổi thọ. Theo tính toán của các nhà khoa học thì
nhu cầu rau xanh bình quân cho mỗi người Việt Nam là 146 kg/người/năm,
nhưng thực tế mức tiêu thụ hiện nay chỉ đạt 70 kg/người/năm, khoảng 47% nhu
cầu. Đặc thù của rau là phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp khi sản xuất và rau là
loại thực phẩm có thể ăn tươi hoặc sơ chế, do đó nguy cơ nhiễm độc ở rau là rất
cao, làm phản tác dụng và lợi ích vốn có của rau xanh. Người dân cần phải có
nhận thức đúng đắn về RAT, dùng RAT thay cho rau thường là điều cần thiết để
đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. Trước tình hình đó, thực hiện theo quyết
định số 2868/QĐ. UB của UBND Tỉnh Bến Tre, phòng Kinh tế TXBT tiến hành
chương trình “Phát triển RAT Thị xã Bến Tre” nhằm mục đích hướng dẫn cho
nông dân ở một số xã kỹ thuật sản xuất RAT, đồng thời mở thí điểm các cửa
hàng cung cấp RAT trực tiếp cho người tiêu dùng tại khu vực chợ Bến Tre và
chợ Phường 5. Được biết Tỉnh Bến Tre có kế hoạch nhân rộng mô hình sản xuất
RAT trên một số xã khác ở vùng ven tạo vành đai sản xuất RAT cung cấp cho
người dân nội thị và mở rộng mạng lưới tiêu thụ RAT khắp các chợ khu vực xã
phường trên địa bàn TXBT trong thời gian sắp tới.
Thị trường RAT đã phát triển ra sao? Người cung và người cầu có hiểu
biết lẫn nhau? Khả năng đáp ứng cũng như khả năng cầu như thế nào? Vấn đề đặt


ra là phải cung cấp những thông tin về RAT cho người dân để họ có nhận thức
đúng đắn về RAT. Vì vậy, được sự đồng ý của khoa Kinh Tế, thầy TS. Đặng
Minh Phương, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa bàn Thị
xã Bến Tre” với mong muốn cung cấp cho lãnh đạo tỉnh nhà, các ban ngành có
liên quan một số thông tin tham khảo cần thiết về thị trường RAT tại TXBT
trong quá trình soạn thảo và thực hiện dự án trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thị trường RAT tại TXBT
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Dựa vào mục tiêu chung trên, đề tài sẽ tập trung vào cac mục tiêu cụ thể
sau:
- Tìm hiểu chung về cung RAT
- Phân tích cầu RAT của người dân trên địa bàn TXBT
- Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường RAT.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về nội dung
Do thời gian nghiên cứu có hạn, các thành phần tham gia thị trường rất đa
dạng phức tạp, hơn nữa RAT là mặt hàng còn khá mới mẻ với người tiêu dùng tại
TXBT nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nhu cầu của người tiêu dùng đối với
mặt hàng RAT, tìm hiểu những khó khăn cơ bản của thị trường RAT và đề xuất
các giải pháp khắc phục nhằm phát triển thị trường RAT ở TXBT.
1.3.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài trong khoảng từ 20/3/2006 đến 15/7/2006.
Trong đó thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ ngày 1/4/2006 đến 30/4/2006.
1.3.3. Về không gian
Do thời gian nghiên cứu ngắn và kinh phí hạn chế nên đề tài không có
điều kiện nghiên cứu thị trường một cách quy mô mà chỉ tập trung nghiên cứu
chủ yếu ở các phường nội thị gồm phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và phường Phú


Khương, là khu vực tập trung đông dân cư và là nơi tiêu thụ chính của RAT hiện
nay.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Đặt vấn đề


Đưa ra những luận điểm nhằm nêu bật ý nghĩa và sự cần thiết của
đề tài.




Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài.



Giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung nghiên cứu, không gian
và thời gian nghiên cứu.



Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn.

Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 phần chính:


Cơ sở lý luận: Trình bày những khái niệm, thuật ngữ, những nội
dung có tính lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.



Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp khoa học
được sử dụng để nghiên cứu và cách thức tiến hành các phương
pháp đó như: phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp,
phương pháp xử lý số liệu, các phương pháp phân tích…

Chương 3. Tổng quan
Chương này mô tả những đặc trưng cơ bản về vấn đề nghiên cứu và địa
bàn nghiên cứu bao gồm: Tổng quan về TXBT (điều kiện tự nhiên, điều kiện

kinh tế xã hội v.v…), giới thiệu chương trình RAT tại TXBT, phương hướng
phát triển rau xanh của TXBT đến năm 2010.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Trình bày nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn về vấn đề nghiên
cứu. Nội dung của chương này nói lên các kết quả đạt được trong quá trình thực
hiện luận văn và phân tích các kết quả đạt được đó thông qua việc phân tích các
số liệu đã thu thập, tính toán phân tích tổng hợp, đánh giá nhận định các vấn đề
nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


Trình bày ngắn gọn những kết quả nghiên cứu được và đưa ra các kiến
nghị, giải pháp cần thiết để phát triển thị trường RAT tại TXBT.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn
Rau không an toàn (RKAT). Rau không an toàn (RKAT) là rau trong đó
còn chứa dư lượng một hay nhiều các chất độc gây hại cho sức khoẻ người tiêu
dùng. Các chất độc này bao gồm: thuốc hoá học (thuốc bảo vệ thực vật), nitrat
thừa, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh v.v…
Nguyên nhân tồn tại dư lượng các chất độc trong rau xanh là do:


Khi bảo vệ cây rau trước sự tấn công của sâu hại và dịch bệnh,
người trồng rau thường sử dụng thuốc BVTV nhưng cách sử dụng
không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: sử dụng thuốc có độ

độc cao, chậm phân huỷ, sử dụng thuốc quá liều lượng quy định,
pha trộn không đúng cách và thu hoạch sản phẩm không đúng thời
gian cách ly với thời điểm phun thuốc.



Để đảm bảo năng suất cây trồng, tăng mẫu mã thu hút khách hàng,
người sản xuất thường bón phân đạm trước ngày thu hoạch trong
phạm vi thời gian không an toàn, một số người còn sử dụng chất
kích thích, phân bón lá để rau quả xanh mướt phì mọng vì vậy gây
hậu quả thừa nitrat.



Do tận dụng đất đai, một số người trồng rau ở các khu công nghiệp,
bãi rác, sử dụng các loại phân, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc
gây nên hiện tượng nhiễm kim loại nặng trong rau.



Nơi sản xuất không có nguồn nước sạch, sử dụng nước tưới trong
ao tù, kênh rạch đã bị nhiễm bẩn, sử dụng phân chuồng chưa qua
xử lý v.v…còn tồn tại lượng vi sinh vật rất lớn, đặc biệt là các loại


vi sinh vật gây bệnh thương hàn (Samonella), tiêu chảy (E.Colli),
trứng các loại giun sán v.v…ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.


Ngoài ra, để giúp rau có màu sáng đẹp người bán còn sử dụng các

loại hoá chất tẩy đối với một số loại rau.

Tác hại của rau không an toàn. Dùng RKAT đôi khi gây ra những tác
hại khôn lường cho người tiêu dùng, thường thấy nhất là ngộc độc do ăn phải rau
bị ô nhiễm.
Ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định để lại trong rau
một dư lượng thuốc khá cao gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính
thường có biểu hiện rõ ràng như: mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đi phân lỏng, đau
đầu và dẫn đến tử vong. Ngộ độc mãn tính thì khó nhận thấy được do chất độc
tồn lại trong rau với lượng thấp hơn (nhưng cũng vượt ngưỡng giới hạn cho
phép), lượng chất độc này khi tích tụ trong cơ thể lâu dài gây suy nhược hoặc
sinh ra bệnh mãn tính.
Ô nhiễm do dư lượng đạm tự do trong rau không kịp chuyển hoá thành
chất dinh dưỡng, hậu quả thừa nitrat gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể con người,
gây nên những căn bệnh về đường tiêu hoá, gây đột biến các tế bào làm phát triển
các khối u dần dần gây ra bệnh ung thư.
Hiện tượng nhiễm kim loại nặng trong rau có thể gây ngộ độc cấp tính (tử
vong) và cả bệnh mãn tính.
Ô nhiễm rau do vi sinh vật gây hại và ký sinh trùng gây bệnh đường ruột,
thương hàn (Samonella), tiêu chảy (E. Coli), giun sán v.v…
Các chất ô nhiễm như trên tạo nhiều nguy cơ có hại cho người tiêu dùng.
Chỉ cần sử dụng rau có một trong số những loại ô nhiễm thì cũng đã gây tác hại
khôn lường chưa kể đến trường hợp ăn một loại rau mà trong đó có tồn tại nhiều
loại ô nhiễm.
2.1.2. Khái niệm RAT
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc
và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo



an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là RAT (Theo quyết định số 67-1998/QĐ-BNNKHCN ngày 28/4/1998 của bộ NN & PTNT).
Theo viện nghiên cứu rau quả TP.HCM năm 1994 thì RAT là rau không
chứa thuốc BVTV ở mức độ có thể gây ra bất kỳ một tác động có hại nào cho sức
khoẻ của con người và động vật. Hay nói cách khác là dư lượng thuốc BVTV
chứa trong rau không được vượt quá “mức dư lượng tối đa”.
2.1.3. Các điều kiện sản xuất RAT
Đất trồng.


Đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau.



Thích hợp cho sản xuất rau nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ hoặc
đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30 cm.



Vùng trồng rau cách ly khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện
ít nhất 2 km và chất thải thành phố ít nhất 200 m.



Đất trồng rau không được có hoá chất độc hại.

Nước tưới.


Cần dùng nước sạch để tưới rau. Nếu có điều kiện nên sử dụng

nước giếng khoan nhất là đối với sản xuất các loại rau ăn sống như:
xà lách, rau thơm, rau gia vị v.v…



Có thể dùng nước sông hoặc ao hồ trong, không ô nhiễm để tưới
rau. Đối với cây ăn quả có thể sử dụng nước bơm từ ao mương để
tưới rãnh trong giai đoạn đầu.

Giống.


Nếu tự để giống: cần chọn những hạt giống tốt không có mầm
bệnh.



Nếu là giống mua: phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống.



Hạt giống trước khi gieo cần xử lý hoá chất hoặc nhiệt.



Cần xử lý sạch sâu bệnh trên cây con trước khi ra khỏi vườn ươm.


Phân bón.



Phân hữu cơ: trung bình sử dụng 15 tấn phân chuồng đã ủ oai mục
và 300 kg phân lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha: Toàn bộ dùng để bón
lót.



Phân hóa học: Tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý của từng loại cây mà
có lượng phân thích hợp. Bón lót 30% N và 50% K. Số đạm và
Kali còn lại dùng bón thúc.



Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa oai để loại trừ vi sinh vật
gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây.



Những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (ít hơn 60 ngày) bón
thúc 2 lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày.



Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần,
kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 10-12 ngày.



Tuyệt đối không dùng phân tươi hoặc nước phân pha loãng tưới
cho rau.


Bảo vệ thực vật.


Hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhóm I và II. Khi thật cần thiết có
thể sử dụng thuốc nhóm III và IV.



Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên
địch. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu
kháng thuốc. Kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch đúng
theo hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc sử dụng.



Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc,
thiên địch để phòng trừ bệnh.



Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): vệ
sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt,
chống chịu sâu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý, bắt sâu
bằng tay, dùng bẫy để trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học,
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện sâu bệnh
kịp thời, tập trung phòng trừ sớm.


2.1.4. Yêu cầu chất lượng của RAT

Về hình thái. Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng
loại rau (đúng độ già, kỹ thuật hay thương phẩm) không dập nát, hư thối, không
lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Về chỉ tiêu nội chất. Chỉ tiêu nội chất được qui định cho RAT bao gồm:


Dư lượng thuốc hoá học (trừ sâu, diệt cỏ)



Số lượng vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Samonella v.v…) và ký sinh
trùng (trứng giun đũa ascaris v.v…)



Dư lượng đạm tự do (NO3)



Dư lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, As v.v…

Tất cả các chỉ tiêu trên trong sản phẩm RAT phải đảm bảo đạt dưới mức
cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức FAO hay WHO.
2.1.5. Khái niệm thị trường
Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực lưu
thông trao đổi tiêu thụ, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay thoả
mãn dịch vụ.
Theo quan điểm một nhà kinh tế học thì cho rằng thị trường bao gồm mọi
người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hoá hay dịch vụ.
Theo quan điểm kinh tế vi mô, thị trường chủ yếu đề cập mối quan hệ

tương tác giữa cung và cầu.
Không nên quan niệm hạn hẹp thị trường như một địa điểm diễn ra các
quan hệ trao đổi mua bán. Trong các xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết
là những địa điểm cụ thể. Người ta có thể quảng cáo một sản phẩm trên tivi, nhận
đặt hàng của hàng trăm khách hàng qua điện thoại và gởi hàng hoá qua đường
bưu điện cho khách hàng trong vài ngày sau đó mà không cần phải có bất kỳ
cuộc tiếp xúc nào giữa người mua và người bán.
2.1.6. Đặc điểm của thị trường rau
Khác với các sản phẩm khác, rau và một số quả có đặc điểm dễ dập héo,
hư thối và không thể dự trữ được lâu, nếu dùng kho lạnh để trữ thì một mặt làm
cho màu sắc của rau không còn tươi nguyên như lúc ban đầu, mặt khác còn làm


cho chi phí tăng, giá thành của rau vì thế cũng tăng là giảm tính cạnh tranh của
mặt hàng này.
Việc sản xuất rau phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí
hậu, thời tiết từng địa phương, do đó cung về rau và giá cả thường không ổn
định, thậm chí đôi khi giá rau có thể thay đổi trong ngày.
Nhu cầu tiêu dùng rau của người dân không ổn định, luôn đòi hỏi cải tiến
chất lượng và yêu cầu nhiều chủng loại mới để thay đổi khẩu vị. Nhu cầu rau
thường tăng mạnh vào dịp tết. Thời điểm này một số loại rau không đủ đáp ứng
nhu cầu làm cho giá tăng vọt, thường thấy nhất là khổ qua.
Rau là loại thực phẩm dễ gây ngộ độc do đây là loại thực phẩm thường
dùng ăn sống hoặc sơ chế, trong khi đó quá trình sản xuất rau nếu có dùng thuốc
BVTV thì thuốc được phun trực tiếp. Giải quyết vấn đề này, RAT ra đời thay thế
cho rau thường. Thế nhưng trên thị trường hiện nay, việc tiêu thụ RAT gặp phải
không ít những khó khăn. Bằng cảm quan rất khó nhận biết rau nào là RAT, rau
nào là RKAT. Một số người tiêu dùng dựa vào việc rau nào có sâu hoặc bị sâu ăn
là an toàn do không có thuốc trừ sâu, hay màu sắc rau xanh đậm chứng tỏ rau
thừa đạm v.v…Cách xác định như vậy không thể chính xác. Các dư lượng như

thuốc BVTV, vi sinh vật, ký sinh trùng, kim loại nặng v.v… chứa trong rau đều
không thể kiểm tra cụ thể bằng mắt thường mà phải kiểm tra bằng các dụng cụ
phân tích. Chính những lý do trên khiến nhiều người tiêu dùng còn phân vân nghi
ngại, chưa phân biệt rõ RAT và RKAT, không có gì đảm bảo về uy tín chất
lượng RAT nên họ chưa mạnh dạn tiêu dùng RAT.
2.1.7. Lý thuyết đường cầu
Nhu cầu thị trường. Cầu là số lượng của hàng hóa và dịch vụ mà người
tiêu thụ cần mua, nó phụ thuộc vào giá cả, thu nhập và các yếu tố khác cũng như
giá các hàng hóa liên quan.


Giá thấp người tiêu thụ sẽ mua nhiều hơn, nếu giá cao họ sẽ giảm
mua lại.



Sở thích cũng ảnh hưởng đến loại hàng hoá và số lượng mua.




Thông tin có lợi về sử dụng hàng hóa làm hàng hoá được mua
nhiều, nếu có hại thì mua ít.



Giá hàng hoá có liên quan:

Hàng hoá thay thế lẫn nhau: Nếu loại hàng hoá này tăng giá, người tiêu
dùng sẽ mua hàng hoá khác thay thế. Ví dụ: Giá thịt gà tăng, người tiêu dùng

mua nhiều thịt heo làm tăng cầu thịt heo, giảm cầu thịt gà.
Hàng hóa bổ sung: Đường và cà phê bổ sung cho nhau. Khi giá cà phê
tăng làm cầu đường giảm xuống.


Thu nhập đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại hàng hoá
gì và bao nhiêu để mua. Thu nhập tăng, lượng cầu muốn mua tăng
theo.



Các nhân tố khác: quy định của chính phủ (thuế, giá trần giá sàn,
quota v.v...), sự ảnh hưởng lẫn nhau v.v…

Đường cầu (Demand curve).


Lượng cầu: Số lượng được cầu là tổng số của một loại hàng hoá mà
người tiêu thụ đang mong muốn mua với giá nhất định.



Đường cầu: Đường cầu chỉ ra số lượng cầu tương ứng với một mức
giá nhất định được vẽ trên đồ thị. Trục tung biểu thị giá trên mỗi
đơn vị, trục hoành biểu hiện số lượng của hàng hoá đó.

Hình 1. Mô Hình Đường Cầu
P

Ứng với mỗi mức

giá trên tục trung sẽ
có một mức sản
lượng ở trục hoành.

P1
P2

D

Q1



Q2

Q

Luật của cầu.

Độ dốc của đường cầu hướng xuống. Khi giá hạ thấp, người tiêu thụ mua
nhiều hơn, khi giá cao mua ít hơn.




Ảnh hưởng của các nhân tố khác vào cầu: Các nhân tố tác động vào
cầu ở 2 dạng: dịch chuyển đường cầu và di chuyển trên đường cầu.

Thu nhập tăng làm sức mua tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên trên
(số lượng mua nhiều hơn với giá cao hơn).

Giá hàng hoá bổ sung tăng, D dịch chuyển lên trên.
Giá hàng hoá thay thế tăng, D dịch chuyển xuống dưới.
Thông tin bất lợi cho sản phẩm: D dịch chuyển xuống dưới.
Nếu giá cả chính hàng hoá đó thay đổi gây nên sự di chuyển trên đường
cầu.
Hàm cầu. Hàm cầu được viết dưới dạng toán học:
Q = D(p, pc, ps, Y)
Sản lượng cầu là hàm số của giá chính nó p, giá của sản phẩm bổ sung pc,
giá của hàng hoá thay thế ps, và thu nhập của người tiêu dùng Y.


Độ dốc đường cầu: Dấu âm của độ dốc chỉ ra luật của cầu: độ dốc
có hướng xuống.



Đường cầu nghịch: Đường cầu nghịch chỉ ra sự thay đổi về lượng
làm ảnh hưởng đến giá.

Đường tổng cầu. Mỗi cá nhân có một đường cầu riêng biệt đối với một
loại sản phẩm hàng hoá nhất định. Tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân thành
đường cầu thị trường.
Số lượng cầu thị trường bằng tất cả số cầu từng cá nhân ở mức giá đó.
Người tiêu thụ có đường cầu cá nhân là:
Q1 = D1(P), Q2 = D2(P), …, Qn = Dn(P)
Tổng số lượng cầu thị trường:
Q = Q1 + Q2 +…+ Qn = D1(P) + D2(P) +…+ Dn(P)


Hình 2. Đường Tổng Cầu

Đường cầu D1 và D2 là

P

đường cầu cho cá nhân
1 và 2. Đường D là
tổng cầu của 2 người.
Ở giá P3, tổng cầu là q3
= q1 + q2.

P3
0

D1

D22

q1

q2

D
q3

Q

Thị trường trong kinh tế vi mô không phải là một địa điểm diễn ra trao đổi
mà chủ yếu nói lên mối quan hệ tương tác cung - cầu. Phân tích thị trường là một
biện pháp căn bản đầy tính hiệu quả, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh tếxã hội và những vấn đề liên quan khác.
Đường cung được ký hiệu là (S) và đường cầu được ký hiệu là (D) để mô

tả cơ chế thị trường hoạt động như thế nào.
Đường cầu (D) biểu diễn mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với
lượng cầu của mặt hàng đó trong điều kiện những yếu tố khác không thay đổi.
Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người
tiêu dùng sẳn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu cho thấy
mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng lượng cầu của người
tiêu dùng giảm.
Đường cung (S) biểu diễn mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với
lượng cung của mặt hàng đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lượng
cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẳn lòng bán và có thể bán
trong một thời điểm. Quy luật cung nói lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và
lượng cung: khi giá tăng nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.
Tại mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường,
ký hiệu là điểm E . Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của
người tiêu dùng sẽ vượt quá lượng cung của nhà sản xuất, nếu giá thị trường cao
hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng ít hơn lượng cung của nhà sản
xuất.


×