Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hạnh phúc một tang gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.92 KB, 3 trang )

Tiết 45. Bài HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA.
( Trích: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng ).
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS hiểu được:
- Bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám
1945.
- Thái độ phê phán và bút pháp châm biếm trào lộng.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở đoạn trích.
B PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, phim, ảnh.
C PHƯƠNG PHÁP: tích hợp ( phát vấn gợi mở, phân tích, thảo luận).
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Nội dung bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ học về một cây bút trào phúng bậc thầy và đồng
thời cũng là cây bút có nhiều đóng góp cho văn học hiện thực Việt nam ta giai đoạn 1930 – 1945 qua
trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung cần đạt
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn
trong sgk.
CH: Cho biết vài nét về cuộc đời
nhà văn Vũ Trọng Phụng ?
GV: Chốt lại và khái quát nội
dung cho HS ghi bài.
CH: Nêu những nét chính về đề
tài, thể loại trong những sáng tác
văn chương của nhà văn ?
HS đọc và nắm bắt các ý cơ bản
HS dựa vào nội dung trong sgk
để tóm tắt vài nét về tác giả.


HS: Bày tỏ thái độ căm ghét xã
hội thực dân nưả phong kiến;
thành công trên các thể loại: tiểu
thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả ( 1912-1939 )
* Cuộc đời:
-Sinh ra trong gia đình nghèo ở
làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh
Hưng Yên; mất tại Hà Nội.
-Học hết bậc tiểu học, ông phải
nghỉ học để kiếm sống. Cuối
cùng, ông chọn nghề viết báo,
viết văn.
* Sáng tác văn chương:
- Đề tài: chủ yếu bày tỏ thái độ
căm ghét xã hội thực dân nửa
phong kiến đương thời
-Thể loại: thành công chủ yếu ở
tiểu thuyết, truyện ngắn và phóng
sự.
CH: Phần II của tiểu dẫn trình
bày những nội dung gì ?
GV: Mời HS nêu xuất xứ và tóm
tắt nội dung tác phẩm.
HS: Nói về xuất xứ và tóm tắt
nội dung tác phẩm Số đỏ.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của
gv.
2. Tiểu thuyết Số đỏ .

- Xuất xứ.
- Tóm tắt
( SGK)
CH: Nêu vị trí đoạn trích ?
GV: Mời HS chia bố cục của
HS: Chương XV của tiểu thuyết
Số đỏ.
HS: Chia bố cục đoạn trích theo
3. Đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia.
- Vị trí: trích toàn bộ chương XV
của tiểu thuyết Số đỏ.
- Bố cục: 3 phần;
+ Phần 1 (Từ đầu .....biết rồi, khổ
đoạn trích. yêu cầu của gv. lắm, nói mãi): giới thiệu cái chết
của cụ tổ.
+ Phần 2 (Tiếp theo ....chia buồn
tấp nập): niềm hạnh phúc của gia
đình đại bất hiếu tai tang gia.
+ Phần 3 (còn lại): miêu tả cảnh
đưa đám và hạ huyệt.
GV mời HS thay phiên nhau đọc
văn bản, gv nhận xét cách đọc
của hs.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu,
phân tích văn bản.
CH: Em có suy nghĩ gì về cách
đặt nhan đề của tác giả ?
CH: Tác giả đã miêu tả niềm
hạnh phúc của từng người ra

sao?
CH: Tâm trạng cụ cố Hồng được
miêu tả như thế nào ? Qua đó,
em thấy ông ta là loại người gì ?
CH: Điều hạnh phúc nhất của
Văn Minh là gì ?
CH: Cô Tuyết được miêu tả như
thế nào ? Em có suy nghĩ gì về
cách miêu tả ấy ?
CH: Tâm trạng của bạn cụ cố
trong buổi đưa tang ra sao?
CH: Hãy nêu nhận xét về cậu tú
Tân và ông Phán mọc sừng ?
CH: Sự xuất hiện của ông Xuân
có giá trị gì đối với mọi người và
cái chết cụ tổ ?
GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm
hiểu các nhân vật khác đẻ tô đậm
chủ đề đoạn trích ( Min đơ, Min
toa ...)
CH: Tác giả đã khái quát hạnh
phúc tang gia bằng những dòng
văn nào ?
HS: Giải nghĩa 2 từ: hạnh phúc
và tang gia để phát hiện.
HS: Hệ thống các nhân vật và trả
lời từng bước theo hướng dẫn
của gv.
HS: Tìm dẫn chứng ( nhắm
nghiền mắt lại ..., lụ khụ chống

gậy, vừa ho khạc vùa khóc mếu...
)
HS: Căn cứ vào đoạn ( Điều băn
khoăn .. bối rối ) để nhận xét.
HS: Dựa vào đoạn trích để tái
hiện ( buồn vì không thấy bạn
trai, mặc y phục ngây thơ ... , vẻ
buồn lãng mạn .. )
HS: Trả lời dựa vào ý ở sgk
trang 125,126
HS: Nhận xét dựa vào các chi
tiết ( Sung sướng vì dùng đến cái
máy ảnh ... , tự hào về đôi sừng
vô hình, được chia gia tài .. )
HS: Phân tích chung và trả
HS: Tìm hiểu để trả lời bài cũ
vào tiết sau.
HS: Tìm được những dòng văn:
Cái chết kia ... sung sướng; thật
là ... gật gù cái đầu
II. Đọc-hiểu văn bản.
1..Nhan đề chương truyện.
- Tang gia: đau buồn.
- Hạnh phúc: niềm vui sướng.
-> Đám ma của người chết là
ngày hội của những người sống –
nghịch lí.
2. Hạnh phúc của gia đình đại bất
hiếu:
- Cụ cố Hồng: ngu dốt, háo danh

-Văn Minh:cơ hội, chỉ lo kiếm
tiền.
- Cô Tuyết: Cơ hội để chung diện
hình thể, hư hỏng và bất hiếu
-Bạn cụ cố Hồng: giả dối, dâm
dục, bỉ ổi.
- Cậu tú Tân: khoe khoang,
chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh, bất
hiếu.
-Ông Phán mọc sừng: không có
lòng tự trọng, tham của.
- Xuân tóc đỏ: láu cá, vô giáo
dục.
3. Cảnh đưa đám và hạ huyệt
CH: Tác giả miêu tả cảnh đám
tang như thế nào ?
CH: Nhận xét về cảnh hạ huyệt ?
CH: Nhận xét cảnh đưa đám và
hạ huyệt qua thái độ tác giả ?
CH: Nêu nhận xét của em về
nghệ thuật trào phúng của đoạn
trích ?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết bài
học trên hai phương diện nội
dung và nghệ thuật.
GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ
trong sgk.
HS: Phân tích và nhận xét dựa
vào các thông tin: kiệu bát cống,
lơn quay đi lọng, các loại kèn, ba

trăm câu đối ...
HS: Trả lời, đặc biệt chú ý đến
hình ảnh cậu tú Tân; tiếng khóc
cụ Cố; hành vi ông Phán mọc
sừng và Xuân tóc đỏ.
HS: trả lời theo cảm nhận
HS: Khái quát bài học, dựa vào
nhưng nội dung nhấn mạnh của
GV để trả lời.
HS: Làm theo yêu cầu của gv.
HS: Đọc ghi nhớ theo yêu câu.
-Đám ma to tát, sang trọng như
đám rước, đám hội nhưng thiếu
vắng tình thương.
- Cảnh hạ huyệt: như một màn
kịch giả tạo để che mắt thế gian.
=> Đám ma như một tấn đại hài
kịch, thể hiện sự lố lăng, đồi bại
của xã hội thượng lưu đương
thời.
4. Nghệ thuật.
- Cách quan sát, miêu tả chân
dung: hài hước.
- Xoay quanh mâu thuẫn trào
phúng cơ bản và sáng tạo những
tình huống khác nhau.
- Dựng một màn hài kịch phong
phú, biến hóa.
- Hình ảnh được tái hiện nhiều
lần.

III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
2. Nội dung.
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố:
-Hạnh phúc của gia đình đại bất hiếu được tác giả miêu tả như thế nào ?
-Cảnh đưa tang và hạ huyệt có gì đặc sắc ?
-Thành công về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
V Dặn dò:
- Học bài cũ, xem phần luyện tập.
- Soạn bài mới: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×