Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

01 cau truc di truyen cua quan the phan 1 TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.89 KB, 4 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 1)

CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (PHẦN 1)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Di truyền học quần thể nghiên cứu vấn đề gì?
Cùng là nghiên cứu quần thể nhưng sinh thái học nghiên cứu quần thể ở cấu trúc các cá thể cùng loài
đó tương tác với môi trường như thế nào? Chúng có mối quan hệ qua lại với nhau và hình thành các đặc
trưng như thế nào?
Khi nghiên cứu di truyền học quần thể, chúng ta sẽ nghiên cứu ở góc độ di truyền học. Một trong
những yếu tố đó chính là nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể.
Nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể là nghiên cứu những đặc trưng của di truyền học quần thể.
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Định nghĩa quần thể
- Tập hợp các cá thể cùng loài.
- Cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
- Có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
Ví dụ quần thể:

Phân biệt: Quần thể gồm:
+ Quần thể tự thụ phấn
+ Quần thể giao phối gần
+ Quần thể ngẫu phối
- Quần thể tự thụ phấn: là quần thể mà hoa đực thụ phấn cho hoa cái cùng cây (tế bào sinh hạt phấn và tế
bào sinh noãn có kiểu gen giống nhau).
Ví dụ: Quần thể đậu Hà Lan, quần thể cây bưởi…
- Quần thể động vật giao phối gần: là quần thể mà các cá thể có cùng huyết thống giao phối với nhau


(đực, cái có kiểu gen giống nhau hoặc gần giống nhau…).
Ví dụ: Quần thể chim bồ câu…
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 1)

- Quần thể ngẫu phối: Là quần thể trong đó các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên với nhau. Ví dụ:
Quần thể trâu rừng…
2. Các đặc trưng di truyền của quần thể
Mỗi quần thể được đặc trưng bởi một vốn gen xác định.
Vốn gen: là tập hợp tất cả ccá alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen
được thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Tần số alen của một gen trong quần thể tính bằng:
+ Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một điểm
các định.
+ Tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một điểm xác
định.
- Tần số tương đối của 1 kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong
quần thể.
Những đặc điểm về tần số kiểu gen trong quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu
gen của quần thể.
Ví dụ: Một quần thể thực vật có 1000 cây, A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Thống kê trong quần
thể có 200 cây hoa đỏ (AA), 300 cây hoa đỏ (Aa), 500 cây hoa trắng (aa). Xác định tần số tương đối của

alen A và a của quần thể trên.
Bài giải
Cách 1: Cách 1: Tính theo số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen ñó
Có 1000 cây → Tổng số alen : 1000×2 = 2000 (alen)
- Số alen A: (200 ×2) + 300 = 700 (alen)
Tần số alen A: 700/2000 = 0,35.
- Số alen a: 500 ×2 + 300 = 700 (alen)
Tần số alen a: 1300/2000 = 0,65
Cách 2 : Tính theo tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra.
- Tần số alen A = 0,2 + 0,3/2 = 0,35
- Tần số alen a = 0,5 + 0,3/2 = 0,65.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
1. Quần thể tự thụ phấn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 1)

- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
- Thành phần các kiểu gen có xu hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị
hợp tử.
Quần thể tự thụ phấn phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Công thức tính tỉ lệ các kiểu gen:

Nếu quần thể ban đầu có 100% các cá thể có kiểu gen dị hợp tử Aa:
Quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt thì
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa = 1/2n.
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp AA = aa = (1 – 1/2n)/2.
- Nếu quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen: x AA + y Aa + z aa = 1 (x + y + z = 1)
Tần số alen qua các thế hệ không đổi:
y
+ Tần số alen A : pA = x +
2
y
+
Tần số alen a : qa = z +
2
Sau n thế hệ tự thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể:
1 
1 


1 − ( )n 
1 − ( )n 


1
n
2
2
 x + y. 2  AA + y.( 2 ) Aa +  z + y. 2  aa









Nếu quần thể có 1 gen gồm 3 alen (Ví dụ: B1, B2, b)
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ ban đầu P là:
x B1B1 + y B1B2 + zB2B2 + tB1b+ uB2b + vbb = 1
Tính tần số alen B1, B2, B3 tương ứng là: pB1, qB2, rb (pB1 + qB2 + rb = 1)?
Cách tính:
Tần số alen B1: pB1 = x + y/2+ t/2.
Tần số alen B2: qB2 = z + y/2+ u/2.
Tần số alen b: rb = x + y/2+ t/2.
2. Quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết)
Giao phối gần hay giao phối cận huyết là hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với
nhau.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 1)

Kết quả: Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm
tần số kiểu gen dị hợp tử.
Với loài ngẫu phối nếu tiến hành giao phối cận huyết có thể gây nên hiện tượng thoái hóa giống (là cơ sở khoa

học để xây dựng luật hôn nhân và gia đình cấm người có họ hàng gần lấy nhau).

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 4 -



×