Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

02 cau truc di truyen cua quan the phan 2 TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.17 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 2)

CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (PHẦN 2)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ngẫu nhiên
1. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.
- Các cá thể trong quần thể phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản. Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị
sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Đa hình về di truyền: Có nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình nên là nguồn biến dị di truyền phong phú
cho tiến hoá.
- Tần số các alen và tần số các kiểu gen có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
a. Định luật Hácđi - Vanbec.
Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần
kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2AA +
2pqAa + q2aa = 1 (Định luật cũng đúng với quần thể có nhiều alen khác nhau thuộc mỗi gen)
b. Điều kiện nghiệm đúng.
- Số lượng cá thể của quần thể phải đủ lớn.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên.
- Quá trình đột biến không xảy ra hoặc tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống, khả năng sinh sản như nhau (không có quá trình chọn
lọc).
- Không có sự di nhập gen giữa các quần thể (quần thể phải được cách li với quần thể khác).
* Trên thực tế các điều kiện trên rất khó thoả mãn nên quần thể luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng động.
c. Ý nghĩa thực tiễn


Nếu quần thể cân bằng di truyền:
- Biết tần số các alen của một kiểu gen có thể xác định được thành phần kiểu gen của quần thể.
- Biết thành phần của các kiểu gen của quần thể có thể xác định được tần số của các alen.
Một số chú ý khi giải toán về di truyền học quần thể:
-Quần thể có thành phần kiểu gen: x AA + y Aa + z aa = 1 (x + y + z = 1) đạt trạng thái cân bằng di
y
truyền khi: x.z = ( ) 2 .
2
- Nếu quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền thì sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đó sẽ đạt cân bằng di
truyền.
- Nếu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền (p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1) thì từ tần số kiểu gen lặn có thể suy
ra tần số alen lặn theo công thức: qa =

q 2 , pA = 1 - qa

- Số dòng thuần chủng tạo ra khi P có kiểu gen gồm n cặp alen phân li độc lập là 2n. Nếu đầu bài cho tần số kiểu
gen của những cá thể mang tính trạng trội thì ta có thể tìm tần số kiểu gen lặn rồi từ đó suy ra tần số tương đối
của các alen theo công thức trên hoặc ta có thể giải hệ phương trình tương ứng:
p2 + 2pq = X (X là 1 số bất kì đầu bài cho trước)
pA+ qa = 1

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh


Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 2)

Ví dụ: Ở một quần thể người, alen A: quy định người bình thường, alen a: quy định người bị bệnh bạch tạng. Cứ
10000 người có một người mắc bệnh bạch tạng. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tính tỉ lệ người có
kiểu gen Aa trong quần thể?
Trả lời: Vì quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên q2 aa = 1/10000

q=

1
= 0,01
10000

pA = 1 – 0,01 = 0,99.

Tần số Aa = 2.0,01.0,09
II. Một số bài tập vận dụng
1. Bài tập 1: Ở một quần thể người, alen A: quy định người bình thường, alen a: quy định người bị bệnh bạch
tạng. Cứ 10000 người có một người mắc bệnh bạch tạng. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tính xác
suất để 2 người bình thường trong quần thể trên sinh ra con bị bạch tạng?
Trả lời: Người bình thường 2 có khả năng AA và Aa. Theo giả thiết để 2 người bình thường lấy nhau sinh ra con
bạch tạng aa thì cả 2 người đó phải có kiểu gen dị hợp Aa.
Người bình thường trong quần thể có tỉ lệ: p2 + 2pq, nhưng xác suất có lợi của biến cố Aa là 2pq.
Vậy trong quần thể trên, xác suất lấy ngẫu nhiên Aa trong những người bình thường là
người bình thường có kiểu gen Aa là:

2 pq
. Xác suất để 2
p + 2 pq
2


2 pq
2 pq
. 2
.
p + 2 pq p + 2 pq
2

Khi họ sinh con thì xác suất sinh ra con bạch tạng là

1
.
4

Vậy xác suất để 2 người bình thường trong quần thể trên sinh ra con bị bạch tạng là:

1
2 pq
2 pq
. 2
.
2
4 p + 2 pq p + 2 pq

Chú ý: Các dấu hiệu nhận biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền:
+ Quần thể có dạng p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.
+ Quần thể có dạng 100% AA.
+ Quần thể có dạng 100% aa.
2. Bài tập 2: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đạt trạng thái cân bằng di truyền?
QT1: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.

QT2: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
QT3: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa.
QT4: 0,8 AA : 0,1 Aa : 0,1 aa.
QT5: 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa.
QT6: 100% AA.
QT7: 100% Aa.
QT8: 100% aa.
QT9: 0,7 AA : 0,3 Aa.
QT10: 0,8 AA : 0,2 aa
Trả lời:
Với quần thể thiếu 1 hoặc 2 kiểu gen:
Quần thể có 100% AA và 100% aa cân bằng di truyền.
Quần thể 7 và 9, 10: Không cân bằng di truyền.
Với quần thể có đầy đủ các kiểu gen:

0, 5 2
) . Vậy quần thể 1 cân bằng di truyền.
2
0, 42 2
) . Vậy quần thể 2 cân bằng di truyền.
+ Quần thể 2: Có: 0, 49.0, 09 = (
2
+Qquần thể 1: Có: 0, 25.0, 25 = (

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -



Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Cấu trúc di truyền của quần thể (Phần 2)

0,18 2
) . Vậy quần thể 3 cân bằng di truyền.
2
0,1
+ Quần thể 4: Có: 0,8.0,1 ≠ ( ) 2 . Vậy quần thể 4 không cân bằng di truyền.
2
0,3 2
) . Vậy quần thể 5 không cân bằng di truyền.
+ Quần thể 5: Có: 0, 6.0,1 ≠ (
2
+ Quần thể 3: Có: 0,81.0, 01 = (

3. Bài tập 3: Trong các phép lai AA x Aa, AA x aa, Aa x aa. Phép lai nào có khả năng diễn ra nhiều hơn trong các
quần thể cân bằng di truyền có thành phần phân bố kiểu gen với tỉ lệ sau:
QT1: AA + Aa = 0,19
QT2: Aa + aa = 0,64
QT3: AA + aa = 0,5
QT4: aa – AA = 0,4

Trả lời:
Xét quần thể 1:
Tần số kiểu gen của aa = 1 – 0,19 = 0,81.
qa = 0,9 pA = 1 – 0,9 = 0,1
Xác suất có được AA = p2 = 0,12 = 0,01
Xác suất có được Aa = 0,19 – 0,01 = 0,18

Xác suất có được phép lai AA x Aa = 0,01 . 0,18
Tương tự ta cũng tính được xác suất của phép lai: AA x aa và Aa x aa
Với quần thể 2, 3, 4 hoàn toàn tương tự.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×