Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

03 phien ma va dich ma TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.63 KB, 2 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Phiên mã và dịch mã

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
1. ARN thông tin (mARN)
- Trong tế bào có 3 loại ARN phổ biến là: ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN
ribôxôm (rARN).
- Là bản sao thông tin di truyền (bản sao mạch mã gốc) của gen.
- Trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã.
- Khi nghiên cứu 1 phân tử mARN người ta thấy, chúng có các vùng sau:
+ Vùng không được mã hóa: Tuy không được dịch mã nhưng cần thiết cho sự bám vào của ribôxôm.
+ Vùng mã hóa: nằm kề sau vùng không mã hóa, mang thông tin cấu trúc của một polipeptit.
+ Trình tự kết thúc.
2. ARN vận chuyển (tARN)
- Là chuỗi polynucleotide có nhiều đoạn hình thành các đoạn liên kết hidrô.
- Mang axit amin tới ribôxôm tham gia dịch mã.
- Cấu tạo mạch đơn, thẳng nhưng có 3 đầu cuộn lại tạo thành 3 thùy trên đó có mang bộ ba đối mã
(anticodon) đặc hiệu để nhận ra và bắt cặp bổ sung với codon tương ứng trên mARN trong quá trình dịch
mã.
- Có nhiều loại tARN, mỗi loại tARN đặc trưng bởi bộ ba đối mã đặc hiệu.
3. ARN Ribôxôm (rARN)
- Tham gia vào cấu trúc ribôxôm.
- Cấu tạo mạch đơn, thẳng nhưng có nhiều đoạn xoắn lại nên trong cấu trúc có liên kết hidrô.
- Cấu trúc ribôxôm: gồm 2 tiểu đơn vị lớn và bé tồn tại riêng rẽ trong tế bào, chỉ khi tổng hợp protein
chúng mới kết hợp lại với nhau.


II. Cơ chế phiên mã
1. Khái niệm
Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình
phiên mã (còn gọi là sự tổng hợp ARN).
Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn
xoắn. Ở sinh vật nhân sơ, do chưa có màng nhân nên quá trình phiên mã diễn ra ở vùng nhân.
2. Diễn biến của cơ chế phiên mã
Gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
- Giai đoạn khởi đầu: Quá trình bắt đầu khi ARN – pôlimeraza bám vào promoter (vùng khởi đầu của
gen) => gen tháo xoắn và tách hai mạch đơn làm lộ mạch khuôn 3’ - 5’.
- Giai đoạn kéo dài: ARN – pôlimeraza di chuyển dọc theo mạch có nghĩa giúp các ribônuclêôtit tự do
trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trong mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X)
tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’ - 3’.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Phiên mã và dịch mã

- Giai đoạn kết thúc: Quá trình phiên mã được tiến hành đến điểm kết thúc của gen trên ADN thì phân tử
mARN được giải phóng và ADN đóng xoắn trở lại.
* Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực cơ bản giống nhau
Ở phần lớn gen ở sinh vật nhân chuẩn, sau khi toàn bộ gen đựoc phiên mã thì mARN sơ khai được sửa
đổi để cắt bỏ intron và nối các exon lại với nhau hình thành mARN chức năng. Sau đó mARN chức năng

được chuyển từ nhân ra chất tế bào để làm khuôn tổng hợp prôtêin .
III. Cơ chế dịch mã
1. Khái niệm
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
của prôtêin.
2. Diễn biến
a. Hoạt hoá axít amin
Trong tế bào chất nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các axit amin đựơc hoạt hoá và gắn với
tARN tạo nên phức hợp axit amin - tARN.
b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit
- Giai đoạn mở đầu: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào vị trí codon mở đầu sao cho anticodon trên
tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit:
+ tARN mang axit amin thứ nhất đến codon thứ nhất sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon
thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa axit amin thứ 1 và axit amin mở đầu.
+ Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời tARN mang axit amin mở đầu rời khỏi ribôxôm.
+ tARN mang axit amin thứ 2 đến codon thứ hai sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ hai
trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa axit amin thứ 2 và axit amin thứ 1.
+ Sự dịch chuyển của ribôxôm lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.
- Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit
+ Quá trình như vậy tiếp diễn cho đến khi riboxôm gặp codon kết thức trên mARN thì quá trình dịch mã
dừng lại.
+ Ribosome tách khỏi mARN và chuỗi pôlipeptit được giải phóng và axit amin mở đầu cũng rời khỏi
chuỗi. Chuỗi pôlipeptit sau đó sẽ hình thành prôtêin hoàn chỉnh.
3. Poliriboxom
- Trên mỗi phân tử m ARN thường có một số ribosome cùng hoạt động được gọi là pôliribôxôm. Như vậy,
mỗi một phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ.
- Riboxôm có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.
4. Mối liên hệ ADN - mARN - tính trạng
Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:

ADN
mARN
Prôtêin
tính trạng.
Giáo viên : NGUYỄN QUANG ANH
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 2 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×