Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

03 PP giai BT ve di truyen quan the DABTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.7 KB, 5 trang )

PP giải BT về di truyền quần thể

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
(ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN)
Đáp án đúng là phương án có gạch chân

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. (TSCĐ 2012) Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen
là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong
quần thể này lần lượt là
A. 0,42 và 0,58.
B. 0,4 và 0,6.
C. 0,38 và 0,62.
D. 0,6 và 0,4.
Câu 2. (TSCĐ 2012) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa
trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu
nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là
A. 14,06%.
B. 56,25%.
C. 75,0%.
D. 25%.
Câu 3. (TSCĐ 2012) Một quần thể thực vật ở thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa :
0,2aa. Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.
B. 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
D. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa.
Câu 4. (TSĐH 2012) Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay


phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông
thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%.
B. 43,75%.
C. 62,5%.
D. 50%.
Hướng dẫn: Từ đề bài cho ta tính được tần số alen A = 0,4, a = 0,6. Cấu trúc di truiyền của quần thể
người này ở trạng thái cân bằng là 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa = 1.
Trước hết ta tính xác xuất của người bố thuận tay phải trong quần thể là Aa, mới sinh con thuận tay trái.
Sau đó lấy 1 – xác suất sinh con thuận tay trái thì còn kết quả là con thuận tay phải.
Bố có kiểu gen Aa xác suất là

2pq
= 0, 48 = 0,75. Khi bố có kiểu gen Aa kết hôn với người mẹ
p 2 + 2pq
0, 64

1
2

thuận tay trái có kiểu gen aa sinh con thuận tay trái aa là 0,5 ( aa). Nên xác suất sinh con thuận tay trái là
0,75 x 1 x 0,5 = 37,5%.
Xác suất sinh con đầu lòng thuận tay phải là: 100% - 37,5% = 62,5%.
Câu 5. Một quần thể bò có 400 con lông vàng (kiểu gen BB), 400 con lông lang trắng đen (Bb), 200 con
lông đen (bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A. B = 0,6, b = 0,4.
B. B = 0,4, b = 0,6.
C. B = 0,8, b = 0,2.
D. B = 0,2, b = 0,8.

Câu 6. Một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó kiểu gen AA bằng 9 lần kiểu gen aa. Tỉ lệ
kiểu gen dị hợp Aa của quần thể là:
A. 18%.
B. 37,5%.
C. 50%.
D. 75%.
Hướng dẫn:
- Gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


PP giải BT về di truyền quần thể

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quần thể đang cân bằng về di truyền cho bêb kiểu gen AA có tỉ lệ p2, kiểu gen aa có tỉ lệ q2.
Theo bài ra ta có: p2 = 9q2 p = 3q.
Vì p + q = 1 nên ta có: p = 0,75, q = 0,25.
- Quần thể đang cân bằng di truyền nên kiểu gen Aa có tỉ lệ: Aa = 2pq = 37,5%.
Câu 7. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen quy định. Một huyện đảo có tần số IA = 0,3; IB = 0,5.
Nếu quần thể đang cân bằng về di truyền thì người có nhóm máu A chiếm tỉ lệ:
A. 21%.
B. 30%.
C. 9%.
D. 15%.
O

Hướng dẫn: Tổng 3 alen: IA + IB + I = 1 IO = 1 – (0,3 + 0,5) = 0,2.
Người mang nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAIO.
Khi quần thể đang cân bằng di truyền thì kiểu gen IAIO có tỉ lệ là: 2 . 0,3.0,2 = 0,12
kiểu gen IAIA có tỉ lệ là: 0,3 .0,3 = 0,09.
Vậy người mang nhóm máu A có tỉ lệ: 9,12 + 0,09 = 0,21 = 21% Đáp án A đúng.
Câu 8. Một quần thể người, nhóm máu O chiếm tỷ lệ 48,35%; nhóm máu B chiếm tỷ lệ 27.94%; nhóm
máu A chiếm tỷ lệ 19,46%, nhóm máu AB chiếm tỷ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB , IO trong quần
thể này là
A. IA =0,69; IB =0,13; IO=0,18.
B. IA =0,13; IB =0,18; IO=0,69.
C. IA =0,17; IB =0,26; IO=0,57.
D. IA =0,18; IB =0,13; IO=0,69.
Hướng dẫn:
Gọi p, q, r lần lượt là tần số của các alen IA; IB, IO
- Tỷ lệ kiểu hình các nhóm máu
+ Nhóm máu O: r2=0.4835 r = 0,69
+ Nhóm máu A: p2+2pr=0.1946 p2+1,38p - 0,1946=0 p=0,13
+ Nhóm máu B: q2+2qr =0.2794 q2+1,38q - 0.2794=0 q =0,18
Câu 9. (Đề TSĐH 2010) Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong
quần thể này là
A. 45.
B. 90.
C. 15.
D. 135.
Hướng dẫn: 1 gen với 3 alen A, B, C nằm trên NST X thì trong quần thể có 9 kiểu gen: XAXA, XBXB,
XCXC, XAXB, XAXC, XBXC, XAY, XBY, XCY
Gen có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X Tạo 9 kiểu gen
5.(5 + 1)

=15 kiểu gen
2
Đáp án D
Số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này: 9.15=135
Câu 10. Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không

Gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường

tạo

cùng nhóm liên kết. Xác định trong quần thể:
Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:

A. 60 và 90.
B. 120 và 180.
C. 60 và 180.
Câu 11. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270.
B. 180 và 270.
C. 290 và 370.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

D. 30 và 60.
D. 270 và 390.

- Trang | 2 -



PP giải BT về di truyền quần thể

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Câu 12. Số kiểu gen dị hợp
A. 840
B. 690

`

C. 750

D. 660

Hướng dẫn:
Câu 10. Số kiểu gen đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60; Số kiểu gen dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180
Câu 11. Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp, dị hợp 1 cặp = (3.4.10+4.5.3+3.5.6) =270
Số kiểu gen dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = (3.6.5+6.10.3+3.10.4) =390
Câu 12. Số KG dị hợp = (6.10.15) – (3.4.5) = 840
Câu13. Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên
Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là
A. 154.
B. 184.
C. 138.
D. 214.
Hướng dẫn: Số kiểu gen trên XX= 3.4(3.4+1) = 78
Số kiểu gen trên XY = 3.4.5 = 60.
Tổng số kiểu gen = 78 + 60= 138.
Bài 14. Ở người gen A Quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B

quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X
không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST
thường. Số KG tối đa về 3 locut trên trong QT người là:
A. 42.
B. 36.
C. 39.
D. 27.
Hướng dẫn: Các gen ( AaBb ) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y có 14 KG
- Số KG nằm trên Y là 4 : XABY, XabY, XAbY, XaBY
- Số KG nằm trên X là 10: XABXAB, XaB XaB , XAB XaB, XABXAb, XaB Xab , XAb Xab,
XAbXAb, Xab Xab , XAB Xab, XAb XaB
Gen nằm trên NST thường (D và d ) có: (2(2+1) : 2 )1 = 3 KG
Chọn A
Vậy quần thể người có số loại kiểu gen tối đa về 3 locut trên là: 14 x 3 = 42
Cách 2: Các gen ( AaBb ) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y : Số alen của hai gen là :
2.2=4
- Số kiểu gen trên NST gới tính X là : (4+1).4 /2= 10
- Số kiểu gen trên NST Y=4.Vậy số kiểu gen tối đa trên cặp XY =10+4=14
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể là : 14.3=42.
Bài 15. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen AA
trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là
A.46,8750 %
B.48,4375 %
C.43,7500 %
D.37,5000 %
5
Hướng dẫn: Tỉ lệ kiểu gen AA = (( 1 – ( 1/2 ) ) : 2 ) = 31/ 64 = 48,4375 %
Chọn B
Bài 16. Một quần thể có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế
hệ tự phối?

A. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa

B. 0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Hướng dẫn: Tỉ lệ kiểu gen Aa qua 3 thế hệ tự phối = ( 1 / 2 )3 x 0,48 = 0,06.
Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,36 + (0,48 – 0,06)/2 = 0,36 + 0,21 = 0,57.
Tỉ lệ kiểu gen aa = 0, 16 + 0,21 = 0,37.
Vậy qua 3 thế hệ tự phối quần thể trên có cấu trúc di truyền là: 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Chọn A
- Trang | 3 -


PP giải BT về di truyền quần thể

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Bài 17. Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa ,thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần
số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là:
A. 51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa.
B. 57, 250 % AA : 6,25 % Aa : 36,50 %aa.
C. 41,875 % AA : 6,25 % Aa : 51,875 % aa.

D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.


Hướng dẫn :
Tần số kiểu gen Aa = ( 1 / 2 )3 x 0,5 = 0,0625 = 6,25 %.
Tần số kiểu gen AA = 0,2 + (( 0,5 - 0,0625 ) /2 ) = 0,41875 = 41,875 %.
Tần số kiểu gen aa = 0,3 + (( 0,5 - 0,0625 ) /2 ) = 0,51875 = 51,875 % Chọn C
Bài 18. Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.
Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?
A. n = 1.
B. n = 2.
C. n = 3.
D. n = 4.
Hướng dẫn :
Thể đồng hợp gồm BB và bb chiếm 0,95 => tỉ lệ thể đồng hợp BB = bb = 0,95 / 2 = 0,475
Tỉ lệ kiểu gen Bb = 0,4 ( 1 / 2 )n
Tỉ lệ kiểu gen BB = 0,3 + (( 0,4 - 0,4( 1 / 2 )n ) /2 ) = 0,475
0,6 + 0,4 ( 0,4( 1 / 2 )n ) = 0,475 x 2
0,4( 1 / 2 )n = 1 – 0,95 = 0,05
( 1 / 2 )n = 0,05 / 0,4 = 0,125
Chọn C
( 1 / 2 )n = ( 1 / 2 )3 => n = 3
Bài 19. Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1. Các
cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào?
A. 0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1.
B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
C. 0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1.
D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Hướng dẫn: P : 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản
các cá thể BB, bb khi tự thụ phấn : 0,3 BB : 0,3 Bb chỉ đạt 60 % , thì :
Tỉ lệ kiểu gen BB = ( 30 x 100 ) / 60 = 50 % = 0,5
Tỉ lệ kiểu gen bb = ( 30 x 100 ) / 60 = 50 % = 0,5
P: 0,5 BB + 0,5 bb = 1

Lúc này F1; Tỉ lệ kiểu gen Bb = ( 1 / 2 )1 x 0,5 = 0,25
Tỉ lệ kiểu gen BB = 0,3 + (( 0,5 – 0,25 )/2 ) = 0,625
Tỉ lệ kiểu gen bb = 0 + ((0,5 – 0,25 ) / 2) = 0,125
Vậy: thành phần kiểu gen F1 là 0,625BB + 0,25 Bb + 0,125 bb = 1 Chọn C
Bài 20. Gen BB quy định hoa đỏ, Bb qui định hoa hồng, bb quy định hoa trắng. Một quần thể có 300 cá
thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác
động của các nhân tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là

A. 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1.
C. 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1.

B. 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1.
D. 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1.

Hướng dẫn: - Tổng số cá thể trong quần thể ở P: 300 + 400 + 300 = 1000
Tần số kiểu gen BB = 300 / 1000 = 0,3;
Tần số kiểu gen Bb = 400 / 1000 = 0,4
Tần số kiểu gen bb = 300 / 1000 = 0,3 => pA = 0,3 + 0,4 / 2 = 0, 5 ; qa = 0,3 + 0,4 / 2 = 0, 5
chọn A
- Vậy thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là: 0,25 BB + 0,50Bb + 0,25bb = 1.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

PP giải BT về di truyền quần thể


Bài 21. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Ở huyện A có 106 người, có 100 người
bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu gen dị hợp là:
A.1,98.
B. 0,198.
C. 0,0198.
D. 0,00198
Hướng dẫn: Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng Kiểu gen aa: người bị bệnh bạch tạng
Ta có : q2aa = 100 / 1000.000 => qa = 1/100 = 0,01
Mà : pA + qa = 1 => pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99
2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198 chọn C
Bài 22. Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm
trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 1020 chuột lông xám đồng hợp, 510 chuột có
kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể
Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a và b sau đây:
a. Tần số tương đối của mỗi alen là:
A. A: a = 1/6 : 5/6
B. A: a = 5/6 : 1/6
C. A: a = 4/6 : 2/6 D. A: a = 0,7 : 0,3
b. Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:
A. AA = 1000; Aa = 2500; aa = 100
B. AA = 1000; Aa = 100; aa = 2500
C. AA = 2500; Aa = 100; aa = 1000
D. AA = 2500; Aa = 1000; aa = 100
Hướng dẫn: a.Tần số tương đối của mỗi alen là:
Tổng số cá thể chuột trong quần thể ở thế hệ xuất phát: 1020 + 510 = 1530
=> Tần số kiểu gen AA = 1020/1530 = 2 / 3 ; Tần số kiểu gen Aa = 510 /1530 = 1 / 3
Vậy : thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 2/3 AA + 1/3 Aa = 1.
Tần số tương đối của mỗi alen là:
pA = 2/3 + ( 1/3 : 2 ) = 5 / 6 ; qa = 0 + ( 1/3 : 2 ) = 1 / 6 chọn B

b. Kết quả ngẫu phối giữa các cá thể ở thế hệ P:
P: ( 5/6A : 1/6 a ) x ( 5/6A : 1/6 a ) = 25AA : 10Aa : 1aa ( hay kẻ ô pennett )
Vậy: Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:
Kiểu gen AA = ( 25 : 36 ) 3600 = 2500 ; Kiểu gen Aa = ( 10 : 36 ) 3600 = 1000
Kiểu gen aa = ( 1 : 36 ) 3600 = 100 chọn D
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 5 -



×