Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Noel 2008-Đề thi Sinh HK1 và đáp án lớp 7(Đề 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.7 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn : SINH HỌC - Lớp : 7
Chủ đề kiến
thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
KQ TL KQ TL KQ TL
1.Ngành
ĐVNS
Câu
1 2 2
Điểm
0.5 0.5 1.0
2.Ngành giun
Câu
3

4 5 Bài 1 4
Điểm
0.5 0.5 0.5 2.0 3.5
III.Thân mềm
Câu
6 7 2
Điểm
0.5 0.5 1.0
IV. Chân
khớp
Câu
8,10,11 Bài2 12 9 6
Điểm
1.5 2.0 0.5 0.5 4.5


Tổng 5 1 4 2 1 14
3.0 2.0

2.0 1.0 2.0 10
Nội dung đề:
I.Trắc nghiệm (6đ)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
1.Ở ngoài ánh sáng , trùng roi xanh dinh dưỡng theo cách
a. Tự dưỡng c. Tự dưỡng và có lúc dị dưỡng
b. Dị dưỡng d. Kí sinh .
2. Trùng sốt rét sinh sản trong :
a.Hồng cầu c.Tiểu cầu .
b. Bạch cầu d.Cả a, b và c
3. Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là
a. Sán lá gan c. Giun kim .
b. Giun đũa d. Sán dây
4. Trong thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ .
a. Mặt lưng c. Từ sau đến trước
b. Mặt bụng d. Bên hông
5. Với vùng đất nông nghiệp giun đất có vai trò
a. Làm thức ăn cho người c. Làm thức ăn cho động vật khác
b. Làm thức ăn cho cá d. Làm đất trồng tơi xốp và màu mỡ
6. Mang là cơ quan hô hấp của:
a. Trai c. Giun sán .
b. Nhện d. Châu chấu
7. Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì
a. Thân mềm có khoang áo c. Thân mềm có tầng keo
b. Thân mềm có vỏ đá vôi d. Thân mềm mất đối xứng
8. Bộ phận giúp tôm bơi được trong nước là .
a.Các chân bụng c.Chân bụng và chân ngực

b.Các chân ngực d. Đuôi
9. Vai trò lớn nhất của giáp xác đối với con người là .
a. Cung cấp thực phẩm cho người c. Làm thức ăn cho gia xúc
b. Làm thức ăn cho cá cảnh d. Xuất khẩu .
10. Bộ phận làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện là.
a. Chân bò c. Đôi kiềm
b. Chân xúc giác d. Miệng.
11. Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là.
a. Có hạch não phát triển c. Hệ tuần hoàn hở
b. Có lớp vỏ ki tin d. Các phần phụ phân đốt và khớp động
12 . Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ ?
a. Châu chấu, ve bò ,cái ghẻ, muỗi
b.Ve sầu , mọt gỗ, ruồi ,muỗi
c. Nhện , châu chấu, ruồi, ve bò
d. Kiến , bướm, ong, ve bò
II.Tự luận(4đ)
1. Em hãy nêu tác hại và biện pháp phòng chống giun sán kí sinh.(2đ)
2. Nêu đặt điểm chung của lớp sâu bọ . Sâu bọ có ích lợi gì cho con người?(2đ)
Đáp án môn sinh 7
A.Trắc nghiệm:(6đ)
1.a,2.a, 3.a, 4.a, 5.d, 6.a, 7.a, 8.a, 9.a, 10.c, 11.d, 12.b
B.Tự luận (4đ) Câu 1(2đ) Tác hại: -Tranh lấy chất dinh dưỡng
-Gây viêm nhiễm nơi ký sinh
-Tiết độc tố gây độc
Biện pháp: -Vệ sinh môi trường ăn uống
- Tẩy giun định kỳ
-Chữa bệnh
Câu 2(2đ) -Nêu như phần kết luận của câu 92 SGK sinh học 7.
Ích lợi sâu bọ:-Làm thuốc chữa bệnh
-Làm thụ phấn

-Thụ phấn cây trồng.

×