Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

04 de kiem tra theo chu de so 03 TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.63 KB, 5 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 03

ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ SỐ 03
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuỗi pôlipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 995 axit amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có Am = 100, Um = 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến
hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi như sau: T/X = 59,57%.
Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây?
A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
B. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
C. Đảo một cặp A – T thành một cặp G – X.
D. Đảo một cặp G – X bằng một cặp A – T.
Câu 2. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây?
A. Gen nằm trên NST giới tính X.
B. Gen nằm trên NST giới tính Y.
C. Gen trên NST thường.
D. Di truyền qua tế bào chất.
Câu 3. Ở gà, gen A quy định sọc vằn, gen a quy định lông trắng. Các gen này nằm trên NST giới tính X.
Lai giữa Gà mái trắng với gà trống sọc vằn, F1 được gà mái trắng. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. XaY x XAXA.
B. XaY x XAXa.
C. XAY x XAXa.
D. XAY x XAXa.
Câu 4. Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp
gây đột biến nhân tạo là
A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng.


B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến.
D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến.
Câu 5. Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên
người.
C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.
Câu 6. Gen M đột biến thành gen m. Khi gen M và gen m cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit
tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen m ít hơn so với cho gen M là 14 nuclêôtit. Dạng đột biến
xảy ra với gen M là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit
C. mất 2 cặp nuclêôtit
D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 7. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng
cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy
định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân
xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1,
ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là
A. 45%.

B. 52,5%.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

C. 60,0%.


D. 30,5%.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 03

Câu 8. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Ở huyện A có 106 người, có 100 người
bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu gen dị hợp là
A. 1,98.
B. 0,198.
C. 0,0198.
D. 0,00198.
Bv
Câu 9. Ở tế bào một loài động vật có kiểu gen
. Khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí
bV
nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và
V là
A. 9 cM.
B. 3,6 cM.
C. 18 cM.
D. 36 cM.
Câu 10. Cho các thể đột biến có kí hiệu sau : Ung thư máu (A); Máu khó đông (B); Hồng cầu liềm (C);
Hội chứng Tơcnơ (D); Bạch tạng (E); Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (F); Hội chứng Đao (G); Hội chứng

Claiphentơ (H); Mù màu (K); Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (L). Thể phát sinh do đột biến gen là
A. A, B, C, K.
B. B, C, E, K, L.
C. A, C, G, K, L.
D. A, D, G, H, L.
Câu 11. Gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen. Các gen này cùng nằm trên một cặp NST tương
đồng. Trong quần thể tối đa có bao nhiêu kiểu gen khác nhau?
A. 300.
B. 24.
C. 600.
D. 450.
Câu 12. Phép lai cái F1 xám, dài x đực đen, cụt được F2 gồm: 965 xám, dài: 944 đen, cụt : 206 xám, cụt:
185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm
A. 8,5%.
B. 17%.
C. 41,5%.
D. 83%.
Câu 13. Một quần thể người, thống kê thấy có 36% máu AB và 1% máu O. Xác định tỉ lệ số người có
nhóm máu A và B trong quần thể? Giả sử rằng quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
A. 24% và 39%.
B. 36% và 37%.
C. 48% và 15%.
D. 46% và 17%.
Câu 14. Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.
C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A.
D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
ABD
Câu 15. Một cơ thể có kiểu gen

trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen giữa gen D và d
Abd
với tần số là 20%. Cho rằng không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Abd là
A. 40%.
B. 15%.
C. 10%.
D. 20%.
Câu 16. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Bố bị bệnh máu
khó đông. Mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh. Xác định tỉ lệ sinh ra những đứa con khỏe mạnh trong
gia đình?
A. 0%.
B. 50%.
C. 25%.
D. 100%.
Câu 17. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. II, I, III, IV.
B. I, III, IV, II.
C. II, I, IV, III.
D. I, II, III, IV.
Câu 18. Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và
0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường
hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính
trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 03

A. 87,36%.
B. 81,25%.
C. 31,36%.
D. 56,25%.
Câu 19. Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại N như sau: A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ
bộ ba chứa 2A là
1
27
3
3
A.
B.
C.
D.
1000
1000
64
1000
Câu 20. Hóa chất gây đột biến 5-BU (5 Brôm Uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A – T
bằng cặp G – X. Quá trình thay thế được miêu tả theo sơ đồ:
A. A – T G – 5BU X – 5BU G – X.

B. A – T X – 5BU G – 5BU G – X.
C. A – T G – 5BU G – 5BU G – X.
D. A – T A – 5BU G – 5BU G – X.
Câu 21. Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng
Quần thể
Tần số kiểu gen AA
Tần số kiểu gen Aa
Tần số kiểu gen aa
1
0,6
0,2
0,2
2
0
1
0
3
0
0
1
4
0,2
0,5
0,3
A. Quần thể 1.
B. Quần thể 2.
C. Quần thể 3.
D. Quần thể 4.
Câu 22. Bệnh phenolkêtô niệu là một bệnh
A. Do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X bị đột biến.

B. Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.
D. Do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 23. Trong việc tạo ưu thế lai, việc lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
A. Để tìm tổ hợp lai có giá trị cao nhất.
B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên biểu hiện của tính trạng.
C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
D. Phát hiện biến dị tổ hợp.
Câu 24. Ở người, tính trạng mắt nâu do alen B quy định, mắt xanh (b) do alen lặn quy định nằm trên
nhiễm sắc thể thường, còn bệnh máu khó đông do alen a nằm trên NST giới tính X gây nên. Bố và mẹ mắt
nâu, máu bình thường sinh một con trai mắt xanh, bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người mẹ là
A. BBXAXa.
B. BbXAXa.
C. BBXAXA.
D. BbXAXA.
Câu 25. Cho những cây cà chua thân cao, quả đỏ tự thụ phấn F1 thu được 3000 cây trong đó có 48 cây
thân thấp, quả vàng, những cây còn lại có 3 kiểu hình khác nhau, biết mỗi gen quy định một tính trạng,
mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau. Kiểu gen của P
là:
Ab Ab
A.
×
, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số 8%.
aB aB
Ab AB
B.
×
, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số 8%.
aB ab
Ab Ab

C.
×
, hoán vị gen xảy ra ở 1 bên với tần số 20%.
aB aB
AB Ab
D.
×
, hoán vị gen xảy ra ở 1 bên với tần số 20%.
aB ab
Câu 26. Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp, được F2 phân li theo tỉ lệ 5 cây
thân thấp : 3 cây thân cao. Kiểu gen cây F1 với cây thân thấp là:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 03

A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aabb.
C. AaBb x AaBB.
D. AaBb x AABb.
Câu 27. Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng?
A. Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm.
B. Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử.
C. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể.
D. Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.

Câu 28. Ở ngô, hạt phấn n + 1 không có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào noãn n + 1 vẫn có khả năng thụ
tinh bình thường. Cho giao phấn giữa cây cái ba nhiễm Rrr với cây đực bình thường rr thì tỉ lệ kiểu gen ở
cây F1 là
A. 1RR : 2Rr
B. 1Rrr : 1rrr.
C. 1Rrr : 1Rr.
D. 2Rrr : 1Rr : 2rr : 1rrr.
Câu 29. Trong trường hợp rối loạn phân bào II của giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang
kiểu gen XAXa là
A. XaXa và 0.
B. XAXA và 0.
C. XA và Xa.
D. XAXA, XaXa và 0.
Câu 30. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định
bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ?
A. Nữ giới ( 0,49 XMXM : 0,42 XMXm : 0,09 XmXm ), nam giới ( 0,3 XMY : 0,7 XmY ).
B. Nữ giới ( 0,36 XMXM : 0,48 XMXm : 0,16 XmXm ), nam giới ( 0,4 XMY : 0,6 XmY ).
C. Nữ giới ( 0,81 XMXM : 0,18 XMXm : 0,01 XmXm ), nam giới ( 0,9 XMY : 0,1 XmY ).
D. Nữ giới ( 0,04 XMXM : 0,32 XMXm : 0,64 XmXm ), nam giới ( 0,8 XMY : 0,2 XmY ).
Câu 31. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eD X Ed đã xảy ra hoán vị gen giữa các
alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
abX ed được tạo ra từ cơ thể này là :

A. 10,0%
B. 7,5%
C. 5,0%
D. 2,5%.
Câu 32. Một quẩn thể thực vật tự thụ phấn có Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1
là:

A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 33. Xét 1 gen gồm 2 alen (A ,a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ của alen A trong giao tử đực
của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA :
0,48Aa : 0,16aa. Tỉ lệ mỗi alen (A, a) trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là
A. A : a = 0,7 : 0,3.
B. A : a = 0,5 : 0,5. C. A : a = 0,8 : 0,2. D. A : a = 0,6 : 0,4.
Câu 34. Cho biết ở Người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị .Alen a quy định không phân
biệt được mùi vị .Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu
hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái
không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97%.
B. 9,4%.
C. 1,7%.
D. 52%.
Câu 35. Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự phối bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm
mục đích chính là để
A. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
B. tạo ưu thế lai.
C. kiểm tra độ thuần chủng của giống.
D. nhằm đánh giá chất lượng của giống, xác định hướng chọn lọc.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -



Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 03

Câu 36. Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng
sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do:
A. Xạ khuẩn khó tìm thấy.
B. Xạ khuẩn sinh sản chậm.
C. Xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.
D. Xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.
Câu 37. Trong kỹ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:
A. Các tế bào sinh dục non đã được đưa ra khỏi cơ quan sinh dục.
B. Các tế bào soma non tách rời ra từ các mô của cơ quan sinh dưỡng.
C. Các tế bào sinh dưỡng đã được xử lí làm tan thành tế bào, còn lại màng nguyên sinh mỏng.
D. Các tế bào soma đã xử lí để hút nhân ra ngoài, chuẩn bị truyền nhân cho tế bào nhận.
Câu 38. ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locút gồm ba alen: C (cánh đen) > c1 (cánh
xám) > c2 (cánh trắng). Trong một đợt điều tra một quần thể bướm lớn, người ta thu được tần số các alen
như sau:
C= 0,5; c1 = 0,4, và c2 = 0,1.
Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen,
cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là:
Cánh đen
Cánh xám
Cánh trắng
0,24
0,01
A. 0,75
0,15
0,1

B. 0,75
0,75
0,01
C. 0,24
0,16
0,01
D. 0,25
Câu 39. Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo quy luật di truyền nào hơn cả?
A. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
B. Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường
C. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X
D. Di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể giới tính X.

Câu 40. Điều nào không chính xác khi nói về biến dị tổ hợp?
A. Không liên quan đến các hoạt động của nhiễm sắc thể.
B. Xuất hiện riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định.
C. Di truyền được, có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. Không liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của gen.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 5 -




×