Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

05 bien dong so luong ca the cua quan the TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.74 KB, 3 trang )

Biến động số lượng cá thể của quần thể

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Biến động số lượng cá thể của quần thể
1. Khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần
thể.
Biến động số lượng cá thể của quần thể là do những yếu tố nội tại của quần thể như tiềm năng sinh
học của loài, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể… và các điều kiện sống của môi trường như khả năng
cung cấp nguồn sống, sự thay đổi của các yếu tố khí hậu… tác động lên quần thể.
2. Các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể
• Biến động số lượng cá thể của quần thể ổn định.
• Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì.
• Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì.
a. Biến động số lượng cá thể của quần thể ổn định: là sự dao động thấp xung quanh một mức ổn định
ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Kiểu biến động này thường gặp ở quần thể có kích thước cơ thể lớn, sống trong môi trường ổn định.
b. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì:
Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường như chu kì ngày đêm, tuần
trăng, thủy triều, chu kì mùa, chu kì nhiều năm…
Chú ý: Biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
Nhiều quần thể chim và thú có số lượng cá thể lớn nhất vào mùa xuân khi có khí hậu ấm áp và có số
lượng cá thể nhỏ nhất vào mùa đông giá lạnh do tử vong vì thiếu thức ăn, nhiệt độ không khí quá thấp.
Hằng năm, số lượng muỗi xuất hiện nhiều vào mùa hè nóng và ẩm, rừng cây thường rụng lá nhiều vào
mùa cuối mùa thu…
Sự biến động số lượng cá thể quần thể của mèo rừng theo chu kì 9,6 năm trùng với chu kì biến động


số lượng thỏ là thứ ăn của mèo rừng.
Ở đồng rêu phương bắc, theo chu kì 3 – 4 năm/ lần, số lượng cáo lại tăng lên 100 lần và sau đó lại
giảm, đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut (con mồi chủ yếu của cáo)
Cá cơm ở vùng biển Peru có chu kì biến động là 7 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết
hàng loạt.
Việt Nam: Mùa xuân, mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. Muỗi thường nhiều khi thời
tiết ấm áp và độ ẩm cao, các loài ếch nhái, có số lượng tăng đột biến vào mùa mưa.
c. Biến động số lượng cá thể không theo chu kì
Là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất
thường của thời tiết (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh…)
Ví dụ: biến động số lượng cá thể của quần thể do những nhân tố ngẫu nhiên như: bão, lũ lụt, cháy
rừng, ô nhiễm môi trường… hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên một cách quá mức của con người.
Ví dụ: mùa đông giá lạnh hàng loạt trâu bò ở vùng Sơn La, Lai Châu bị chết do lạnh.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Biến động số lượng cá thể của quần thể

Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy tháng 3 năm 2002 làm nhiều sinh vật rừng bị tiêu diệt, hoặc không
còn chỗ cư trú.
II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thê của quần thể
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có ảnh hưởng to lớn đến biến động số lượng cá thể của quần

thể do chúng tác động đến mức sinh sản, tử vong, di cư và nhập cư của quần thể.
Người ta chia nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm:
- Nhóm các nhân tố sinh thái vô sinh (nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể): gồm các nhân
tố như khí hậu, thổ nhưỡng… Trong đó nhân tố sinh thái khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt
nhất.
Gọi như thế vì do các nhân tố sinh thái trên khi tác động lên quần thể không chịu chi phối bởi yếu tố
mật độ mà chủ yếu tác động một chiều lên các cá thể của quần thể, tác động của các nhân tố sinh thái
không phụ thuộc vào mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái sinh lí, nguồn thức ăn số lượng con mồi …
của sinh vật. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thì sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống
con non kém.
Ví dụ, vào những năm giá rét kéo dài thường gây tử vong nhiều loài chim ăn sâu bọ, loài gặm nhấm,
bò sát, ếch nhái…
- Nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh (nhân tố phụ thuộc vào độ quần thể): là những nhân tố sinh thái
khi tác động lên quần thể chịu sự chi phối của yếu tố mật độ, nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ
bao gồm các mối quan hệ như: quan hệ bổ trợ, quan hệ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể, quan
hệ vật ăn thịt – con mồi, quan hệ kí sinh – vật chủ…
Các nhân tố sinh thái này tác động và điều chỉnh số lượng cá thể lúc tăng lúc giảm, đảm bảo cho số
lượng cá thể của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong,
sự phát tán của các cá thể trong quần thể… có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động số lượng cá thể trong
quần thể.
Các nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ cũng chịu sự tác động trực tiếp của nguồn sống từ môi trường.
Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vật có
ít khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc nhiều vào số
lượng kẻ thù ăn thịt (hổ, báo…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số
lượng cá thể trong quần thể.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thê của quần thể
Là khả năng nội tại của một quần thể khi không có sự phù hợp giữa số lượng cá thể với nguồn sống
trong môi trường.
Cơ chế: làm giảm số lượng do giảm mức sinh, tăng mức xuất cư.

Tăng số lượng do tăng mức sinh, tăng mức nhập cư
- Trong điều kiện môi trường thuận lợi, sức sinh sản của quần thể tăng lên và mức độ tử vong giảm,
nhập cư cũng tăng lên → số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
- Số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức làm nguồn thức ăn cạn kiệt → cạnh tranh gay gắt
làm cho mức độ tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng có thể tăng cao, số lượng cá

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Biến động số lượng cá thể của quần thể

thể của quần thể lại được giảm xuống, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể dẫn đến hiện tượng
tự tỉa thưa ở thực vật và hiện tượng động vật cùng loài ăn lẫn nhau.
3. Trạng thái cân bằng của quần thể.
Khả năng số lượng cá thể của quần thể không giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn tới
trạng thái cân bằng của quần thể.
Khi đó quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×