Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

05 tuong tac gen va tac dong da hieu cua gen TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450 KB, 4 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

I. Khái niệm tương tác gen
Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. Thực chất của tương tác gen là
sự tác động của sản phẩm gen này với gen khác.
II. Các dạng tương tác gen
1. Tương tác bổ sung
1.1. Tỉ lệ 9 : 7.
Thí nghiệm
- Lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa màu trắng với nhau.
- Kết quả: F1 toàn cây hoa đỏ
- Cho F1 tự thụ phấn
- Kết quả: F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
Giải thích
Tỉ lệ 9 : 7 cho thấy ở đời F2 có 16 tổ hợp gen và như vậy cơ thể F1 phải là dị hợp tử về 2 cặp gen
nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Tuy nhiên, với 16 tổ hợp gen nhưng không cho tỉ lệ kiểu hình
9 : 3 : 3 : 1 mà chỉ cho 2 loại kiểu hình nên có thể kết luận màu hoa do 2 cặp gen quy định.
Giả thiết
Để tạo ra được màu hoa đỏ cần có mặt đồng thời cả 2 alen trội A và B nằm trên 2 NST khác nhau.
Khi chỉ có 1 alen trội hoặc không có alen trội nào thì chỉ có hoa màu trắng.
Hai gen A và B có thể đã tạo ra các enzim khác nhau và các enzim này cùng tham ra vào một chuỗi các
phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố đỏ ở cánh hoa.
Qui ước: A-B-: hoa đỏ, A-bb + aaB- + aabb: hoa trắng.

Kiểu gen: 1AABB : 2AaBB : 2AABb: 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb


Kiểu hình: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
Khái niệm tương tác bổ sung: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen
khi đứng trong cùng một kiểu gen sẽ làm xuất hiện một kiểu hình mới.
1.2. Tỉ lệ 9 : 6 : 1
Ở bí đỏ, 2 cặp alen xác định hình dạng quả: tròn, dẹt và dài
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

P: tròn

´

AAbb
F1

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

tròn
aaBB

AaBb (dẹt)

F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
KH: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài


Giải thích: Ở F2 thu được tỉ lệ 9 : 6 : 1 là biến dạng của tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 trong phân li độc lập. Số tổ hợp
giao tử ở F2 là: 9 + 6 + 1 = 16 = 4 .4 mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử. Do đó ở F1 có 2 cặp gen dị hợp
phân li độc lập, kiểu gen F1 là AaBb.
Kiểu gen: 9 A-B-: bí dẹt
3A-bb + 3aaB-: bí tròn
1aabb : bí dài.
Nhận xét: 2 gen A và B tương tác bổ sung với nhau quy định kiểu hình bí dẹt. Chỉ có A hoặc B thì tác
động riêng rẽ và quy định kiểu hình bí tròn, 2 gen a và b tác động bổ sung quy định bí dài.
1.3. Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
Ví dụ sự di truyền hình dạng mào gà
P: gà mào hoa hồng x
hạt đậu
AAbb
aaBB
F1:
AaBb (mào hồ đào)
F2:
9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
9 mào hồ đào : 3 hoa hồng : 3 hạt đậu : 1 mào đơn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh


Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

2. Tương tác át chế
2.1. Át chế gen trội
Tỉ lệ 12 : 3 : 1
Ví dụ: Khi nghiên cứu màu sắc lông ở chuột. P: lông trắng x lông trắng, F1 thu được tỉ lệ 12 chuột lông
trắng : 3 chuột nâu : 1 chuột xám.
Nhận xét: F1 có 16 tổ hợp giao tử = 4. 4 P có 2 cặp gen phân li độc lập (AaBb).
F1: 12 chuột lông trắng : 3 chuột nâu : 1 chuột xám.
F1: 9A-B- + 3A-bb: lông trắng, 3aaB-: lông nâu, 1aabb: lông xám.
Tỉ lệ 13 : 3
Ở gà 2 kiểu gen CCII và ccii đều xác định màu lông trắng. Màu trắng ở kiểu gen CCII là do gen
C tạo màu bị gen I át đi, còn kiểu gen ccii cho kiểu hình trắng là do gen tạo màu ở trạng thái đồng hợp lặn
P:
gà trắng x gà trắng
CCII
ccii
F1
CcIi (gà trắng)
F2:
9 C-I- : 3 C-ii : 3ccI- : 1 ccii
KH: 13 trắng: 3 màu.
2.2. Át chế gen lặn
Kiểu gen aa cản trở sự biểu hiện của các alen locus B, gọi là át chế lặn đối với locus B
Thí nghiệm:
P:
Chuột đen ´ Chuột trắng
AAbb
aaBB
F1:

AaBb (xám nâu)
F2:
9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB : 1aabb
KH: 9 xám nâu : 3 đen : 4 trắng.
3. Tương tác cộng gộp
Khái niệm: Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất
kể thuộc locut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít thì gọi là kiểu tương tác cộng
gộp.
Ví dụ: Màu da người do ít nhất 3 gen (A, B và C) quy định theo kiểu tương tác cộng gộp.
P: AABBCC (da đen) x aabbcc (da trắng)
Gp: ABC
abc
F1:
AaBbCc (da nâu đen) .

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

- Xác suất để có được một người con không có alen trội nào (da trắng nhất) là 1/64.
- Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên thì số lượng các kiểu hình sẽ tăng lên, tạo nên một phổ biến dị
liên tục.
Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi

môi trường được gọi là tính trạng số lượng (như năng suất)
III. Tác động đa hiệu của gen
Gen đa hiệu: Là gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Ngay từ thời Mendel, ông đã nhận thấy 1 gen có thể tác động đến nhiều tính trạng. Ví dụ: ở đậu Hà
lan, gen ảnh hưởng đến màu hoa đồng thời ảnh hưởng cả màu vỏ hạt, như hoa đỏ hạt xám, còn hoa trắng
hạt trắng.
Hiện tượng 1 gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen.
Hội chứng Marfan: bệnh di truyền gen trội trên NST thường với biểu hiện ở mắt, xương và hệ
tim mạch. Gen gây ra hội chứng Marfan ở trên nhánh dài của NST 15, mã hóa cho fibrilin (thành
phần mô liên kết). Bệnh xuất phát từ tình trạng tổ chức mô liên kết bị kéo dãn không bình thường gây
nhiều hậu quả khác nhau. Người bệnh có tay chân dài, khuôn mặt hẹp.
Ở người, sai hỏng gen của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm gây ra hàng loạt chứng bệnh khác.
Khoảng 25% các bệnh di truyền sai hỏng cấu trúc tim bẩm sinh có thể dẫn đến biến dạng cơ xương (9%),
hệ thần kinh trung ương bất thường (4%), sai hỏng đường tiết niệu hay thận (5%) và tiêu hóa (4%).
Thực tế bất kỳ gen nào cũng có tính đa hiệu vì một gen không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng đến gen
khác. Những gen có hoạt động sớm trong quá trình phát triển cá thể sẽ có tác động nhiều hơn và lâu hơn
Giáo viên: Nguyễn Quang Anh
Nguồn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

:

Hocmai.vn

- Trang | 4 -




×