Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

07 bai tap sinh thai hoc DABTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.91 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Câu hỏi và bài tập sinh thái học

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SINH THÁI HỌC
(ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Nếu khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Chuồi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một
mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
Câu 2. Nêu đặc điểm của chuỗi thức ăn? Trong hệ sinh thái có mấy loại chuỗi thức ăn?
Trả lời:
- Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Một chuỗi thức ăn gồm
nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong chuỗi thức ăn,
một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn ở mắt xích phía sau.
- Trong hệ sinh thái có thể có các dạng chuỗi thức ăn sau:
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải.
Câu 3. Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ. Giai đoạn đầu, số lượng thỏ tăng nhanh nhưng sau
đó chậm lại và càng về sau số thỏ càng ít thay đổi. Hãy nêu:
a. Nhũng nguyên nhân dẫn đến số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu.
b. Những nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể thỏ giai đoạn sau?
Trả lời:
a. Nguyên nhân dẫn đến số lượng thỏ tăng ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi, môi
trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao, số lượng cá thể
mới sinh ra cao hơn số tử vong.
b. Những nguyên nhân làm giảm mức độ tăng số lượng cá thể thỏ: Khi số lượng cá thể của quần thể tăng


nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn sống, quần thể
trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều, dịch bệnh, sự cạnh trang về
thức ăn ngày càng gay gắt điều kiện sống khó khăn, sự sinh sản của quần thể giảm dần, mức độ tử vong
tăng lên.
Câu 4. Sinh vật sống ở hệ sinh thái đồng rêu đới lạnh có những đặc điểm nào trong những đặc điểm cho
dưới đây?
a. Có khả năng chống nóng, hoạt động vào ban đêm hay trong hang, có khả năng chống hạn.
b. Lá rụng theo mùa.
c. Sống ở nơi đất bị đóng băng nghèo kiệt.
d. Lá hình kim, ít khí khổng.
e. Ưa ngày dài hoặc ngày ngắn, lượng mưa trong năm tương đối ổn định.
f. Chịu hạn giỏi.
g. Ưa nơi nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
h. Có thời kì sinh trưởng rất ngắn, nhưng thời gian ngủ đông rất dài.
Trả lời: c, f, h.
Câu 5. Hệ sinh thái là gì? Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái và vai trò của chúng trong sự chuyển hóa năng
lượng của hệ sinh thái
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Câu hỏi và bài tập sinh thái học

Trả lời:
Khái niệm: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu

vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên mối quan hệ dinh
dưỡng xác định, cấu trúc thành phần loài trong quần xã và chu trình tuần hoàn vật chất trong quần xã giữa
các sinh vật và nhân tố vô sinh.
Các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái:
+ Vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ.
+ Chế độ khí hậu.
+ Sinh vật sản xuất.
+ Sinh vật tiêu thụ (bậc 1, bậc 2...)
+ Sinh vật phân giải.
Vai trò của chúng:
+ Nguồn năng lượng chủ yếu của hệ sinh thái được cung cấp chủ yếu từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
+ Sinh vật sản xuất tích lũy một phần năng lượng trong sinh khối của chúng và cung cấp nguồn vật chất
và năng lượng cho sinh vật tiêu thụ các cấp.
+ Tất cả các sinh vật khi chết đi đều làm mồi cho sinh vật phân giải trả lại nguồn vật chất hữu cơ và vô
cơ cho môi trường, hình thành các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái và trong sinh quyển.
Câu 6. Hãy trình bày quy luật hình tháp sinh thái? Những nguyên nhân nào đã quyết định sự phân bố sinh
khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp? Các loại hình tháp sinh thái được
sử dụng để thể hiện mối tương quan sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng?
Trả lời:
- Quy luật hình tháp sinh thái: Sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh
khối trung bình càng nhỏ.
- Nguyên nhân: Sự hao hụt sinh khối do sinh vật thuộc mắt xích sau sử dụng sinh vật thuốc mắt xích
liền trước nó làm thức ăn.
- Các loại hình tháp sinh thái (Tham khảo ở câu 9)
Câu 7. Hãy phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
Dấu hiệu
Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái nhân tạo
Cấu trúc
- Đa dạng loài cao

- Đa dạng loài thấp
- Phân bố thành nhiều tầng trong - Ít phân tầng.
không gian.
- Vật chất lấy từ sinh cảnh với sự
Nguồn vật chất và năng lượng - Vật chất lấy từ sinh cảnh
hỗ trợ của con người.
- Năng lượng lấy từ mặt trời.
- Năng lượng phần lớn lấy từ tự
nhiên, phần nhỏ do con người bổ
sung.
- Quần xã có nhiều bậc dinh - Quần xã có ít bậc dinh dưỡng.
dưỡng
Mối quan hệ sinh thái
- Phức tạp, chặt chẽ hơn, cạnh - Đơn giản, không chặt chẽ, cạnh
tranh gay gắt.
tranh không gay gắt.
Khả năng tự điều chỉnh
Cao
Thấp, con người phải thường
xuyên cải tạp.
Trạng thái cân bằng và tính ổn - Có cân bằng sinh học và sưh ổn - Kém cân bằng, không duy trì ổn
định
định được duy trì một cách tự định, phụ thuộc chủ yếu vào con
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -



Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

nhiêu
Thấp hơn

Câu hỏi và bài tập sinh thái học

người
Cao hơn

Năng suất sinh học
Câu 8.
a. Hình tháp sinh thái là gì? Có mấy loại hình tháp sinh thái?
b. Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C. Hãy cho biết hệ sinh thái nào bền vũng nhất, hệ sinh thái nào
kém bền vững nhất?

A

B

C

Trả lời
a. Tháp sinh thái là sơ đồ biểu diễn hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng thường có dạng hình tháp
gọi là hình tháp sinh thái.
Có 3 dạng hình tháp sinh thái thường gặp là: Tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.
b. Hệ sinh thái A bền vững nhất vì sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng là rất lớn, nguồn
dinh dưỡng của bậc dinh dưỡng dưới cung cấp cho bậc dinh dưỡng trên không đủ nên hệ sinh thái dễ bị
suy thoái.
Câu 9. Hiệu suất sinh thái là gì? Hiệu suất sinh thái được tính như thế nào? Giải thích tại sao trong tự

nhiên các chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng?
Trả lời:
Khái niệm: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm về chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
Trong tự nhiên các chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng vì: Sự tiêu hao năng lượng qua mỗi bậc
dinh dưỡng là rất lướn nên:
+ Năng lượng được sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng là rất nhỏ.
+ Năng lượng giảm dần khi chuyển qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng mất đi chủ yếu do hô hấp, bài
tiết.
Vì vậy trong tự nhiên các chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng.
Câu 10. Một nhà sinh thái bố trí thí nghiệm khảo sát diễn thế sinh thái của một quần xã sinh vật trong hệ
sinh thái đồng cỏ. Quần xã gồm các nhóm loài ban đầu là a, b, c, d, e, g.
Thí nghiệm 1: Khi loại bỏ hoàn toàn loài a thì loài b phát triển nhanh và các loài d, e nhanh chóng biến
mất, quần xã chỉ cón các loài b, c, g với dân số loài b đông gấp nhiều lần trước thí nghiệm.
Thí nghiệm 2. Khi loại bỏ loài g thì các loài khác lần lượt suy giảm cuối cùng chỉ còn lại loài a, b và cuối
cùng chúng bỏ đi. Hãy giải thích thí nghiệm và cho ví dụ với các loài a, b, c, d, e thuộc một hệ sinh thái
đồng cỏ.
Trả lời:
- Loài a là vật dữ đầu bảng có ổ sinh thái gần trùng với b có ưu thế cạnh tranh hơn loài b nên sự hiện diện
của loài a khống chế loài b. Khi mất a thì loài b phát triển nhanh. Sự phát triển của b tiêu diệt loài d, e vì d,
e đều là thức ăn của b.
- Loài g là sinh vật sản xuất, nguồn cung cấp vật chất và năng lượng cho cả hệ sinh thái nên khi mất loài g,
các loài khác lần lượt suy thoái, các cá thể loài a, b cuối cùng sẽ bỏ đi.
Ví dụ: Loài a (Chim ăn thịt lớn), loài b (chim nhỏ ăn sâu bọ), loài c (chuột), loài d (sâu bọ ăn thực vật),
loài e (côn trùng ăn thịt), loài g (các loài cỏ).
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


Hocmai.vn

- Trang | 3 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×