Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

07 bai tap sinh thai hoc TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.61 KB, 2 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Câu hỏi và bài tập sinh thái học

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SINH THÁI HỌC
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Bài tập về tổng nhiệt hữu hiệu và thời gian phát triển của sinh vật biến nhiệt
Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt (tổng nhiệt) để hoàn thành một giai đoạn
phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (độ.ngày) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần thiết cho 1 chu kì (hay một giai đoạn) phát triển của một
động vật biến nhiệt. Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức:
S = (x – k).n với: x: nhiệt độ môi trường
n: thời gian phát triển
k: nhiệt độ ngưỡng phát triển
Chú ý: Trong cùng một loài k không đổi nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau.
S = (x1 – k).n1 = (x2 – k).n2 = (x3 – k).n3...
Bài tập 1: Nuôi ruồi giấm ở môi trường có nhiệt độ 25oC, thời gian thế hệ là 10 ngày. Nếu nuôi ở môi trường
có nhiệt độ 18oC thì thời gian thế hệ là 17 ngày. Hỏi tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì phát triển của ruồi
giấm là bao nhiêu?
A. 180 độ.ngày
B. 170 độ.ngày
C. 160 độ.ngày
D. 150 độ.ngày.
o
Bài tập 2. Ở một loài cá, trứng bắt đầu phát triển ở 4 C và sẽ bắt đầu nở ra sau 60 ngày nếu nhiệt độ môi
trường là 8oC. Tổng nhiệt hữu hiệu của quá trình phát triển thành cá con từ trứng là bao nhiêu?
A. 240 độ.ngày


B. 200 độ.ngày
C. 180 độ.ngày
D. 150 độ.ngày.
o
Bài tập 3. Một loài sâu có ngưỡng nhiệt phát triển là 10 C. Trong điều kiện môi trường ẩm, nóng sâu mất 80
ngày để hoàn thành chu kì sống của mình. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn điều kiện nêu
trên 3,4oC thì sâu cần 100 ngày để hoàn thành chu kì sống của mình. Hỏi nhiệt độ môi trường là bao nhiêu để
sâu hoàn thành chu kì sống của mình?
A. 20oC.
B. 24oC.
C. 27oC.
D. 29oC.
Bài tập 4. Vẫn theo dữ kiện của bài 3. Trong 7 tháng đầu năm 2003, nhiệt độ trung bình ngày được ghi lại
trong bảng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
Nhiệt độ
20
24
28
29
32
34
37,4

Hỏi số thế hệ sâu hình thành trong 7 tháng đầu năm là bao nhiêu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài tập 5. Một loài sâu có ngưỡng nhiệt phát triển là 10oC và tổng nhiệt hữu hiệu là 200 độ. Khi được nuôi ở
môi trường có nhiệt độ trung bình là 20oC thì thời gian hoàn thành thế hệ là
A. 15 ngày.
B. 20 ngày.
C. 30 ngày.
D. 40 ngày.
II. Bài tập liên quan đến quần thể, quần xã
Phân biệt quần thể và quần xã
Dấu hiệu
Quần thể
Quần xã
Khái niệm
Là tập hợp các cá thể cùng loài, Là tập hợp các quần thể thuộc
cùng sinh sống trong 1 khoảng nhiều loài khác nhau, sinh sống
không gian xác định, ở một thời trong một khoảng không gian xác
điểm nhất định, giữa các cá thể có định, ở một thời điểm nhất định.
khả năng giao phối với nhau để Giữa các quần thể trong quần xã
hình thành mối quan hệ gắn bó với
sinh ra con cái.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -



Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Câu hỏi và bài tập sinh thái học

nhau như một thể thống nhất thể
hiện mối quan hệ dinh dưỡng, nơi
ở.
Cấu trúc
+ Đơn vị cấu trúc
+ Số lượng loài
+ Mối quan hệ giữa các đơn vị
cấu trúc
Chức năng
+ Trao đổi chất và năng lượng

+ Cá thể
+ 1 loài
+ Sinh sản, di truyền

+ Quần thể
+ Nhiều loài
+ Dinh dưỡng, nơi ở thông qua
chuỗi và lưới thức ăn

+ Quần thể là hệ thống mở, liên tục + Quần xã là hệ thống mở, sự trao
trao đổi chất và năng lượng.
đổi vật chất và năng lượng diễn ra
giữa các quần thể trong nội bộ
quần xã và giữa quần xã với môi

trường.
+ Sinh trưởng, phát triển, sinh + Thông qua sinh trưởng và sinh + Thông qua sinh trưởng và sinh
sản
sản giữa các cá thể.
sản giữa các quần thể.
+ Có khả năng tự điều chỉnh thấp + Khả năng tự điều chỉnh cao hơn.
+ Khả năng tự điều chỉnh
hơn quần xã thông qua sự điều Sự điều chỉnh có thể diễn ra ở từng
chỉnh mật độ cá thể của quần thể.
quần thể thông qua điều chỉnh mật
độ. Ngoài ra giữa các quần thể còn
có hiện tượng khống chế sinh học.
Bài tập 6. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể?
1. Cá trắm cỏ trong ao.
2. Cá rô phi đơn tính trong hồ.
3. Bèo trên mặt ao.
4. Sen trong đầm.
5. Các cây ven hồ.
6. Voi ở khu bảo tồn thiên nhiên Yokđôn (tỉnh Darlak)
7. Ốc trong ao.
8. Chuột trong vườn.
9. Rong đuôi chó trong hồ.
10. Chim ở lũy tre làng.
Bài tập 7. Người ta nghiên cứu trên cánh đồng lúa có diện tích 2000 m2. Thống kê được trên đó có 40 cá thể
chuột trưởng thành, khỏe mạnh như nhau (20 con đực, 20 con cái). Mỗi năm chuột để 4 lứa, mỗi lứa 8 con (giả
sử tỉ lệ giới tính phù hợp cho sự sinh sản là 1 : 1)?
a. Sau một năm số lượng chuột là bao nhiêu (giả sử quần thể chuột này không có cá thể nào tử vong, phát tán
trong thời gian nghiên cứu).
b. Mật độ chuột ban đầu và sau một năm là bao nhiêu?
Bài tập 8. Nhận biết các hiện tượng sau thuộc mối quan hệ sinh thái tương ứng nào trong quần xã?

1. Nấm sử dụng cacbonhidrat do tảo lục tạo ra trong địa y.
2. Địa y sống bám trên một số thân cây gỗ.
3. Dương xỉ sống bám trên thân cây.
4. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối.
5. Vi khuẩn lam sống trong bèo hoa dâu.
6. Trâu và bò cùng ăn trên một cánh đồng.
7. Vi khuẩn Bacille de Koch gây bệnh lao phổi trong phổi người.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh

Nguồn :
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn
- Trang | 2 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×