Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

07 tong hop PP giai BT ve DTH phan tu va TB TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.22 KB, 3 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp phương pháp giải bài tập về di
truyền học phân tử và tế bào (Phần 1)

TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ DI
TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ VÀ TẾ BÀO (PHẦN 1)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

I. Một số công thức liên quan đến cấu trúc ADN
- Trong phân tử ADN (hay gen), các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:
A=T;G=X
(1)
Suy ra số nuclêôtit của ADN (hay gen)
N=A+T+G+X
Từ (1) ta rút ra: N = 2A + 2G = 2T + 2X
Nếu xét mối tương quan các nuclêôtit của 2 mạch đơn ta có:
N
N
T = A = T1 + T2 = A1 + A2 = T1 + A1 = T2 + A2 = − G = − X
2
2
N
N
G = X = G 1 + G 2 = X1 + X 2 = X 1 + G 1 = X 2 + G 2 = − A = − T
2
2
Các công thức tính chiều dài của gen cấu trúc (LG):
Những bài toán xác định mối liên quan về cấu trúc, cơ chế, di truyền của gen, ARN, prôtêin có thể
được qui về một mối liên hệ qua xác định chiều dài của gen cấu trúc.


a. Biết số lượng nuclêôtit (N) của gen:
N
L = × 3,4
2
Ở một số loài sinh vật chưa có cấu tạo tế bào (virut) gen có cấu trúc mạch đơn nên chiều dài của chúng
bằng số nuclêôtit của gen nhân với 3,4 Å .
b. Biết khối lượng phân tử của gen (M): Ở sinh vật nhân chuẩn gen có cấu trúc mạch kép, mỗi nuclêôtit
M
× 3 .4
nặng trung bình 300 đ.v.C nên chiều dài gen được tính theo công thức: L =
600
c. Biết số lượng nuclêôtit 2 loại không bổ sung trên gen:
LG = (A + G) x 3,4Å = (T + X) x 3,4Å
d. Biết số lượng chu kỳ xoắn của gen (Sx)
Mỗi chu kỳ xoắn của gen gồm 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å , chiều dài gen:
LG = Sx × 34Å
e. Biết số lượng liên kết hoá trị (HT)
- Số lượng liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit (HTG) bằng số nuclêôtit của gen bớt đi 2
HTG + 2
L=
(HTT+G = 2N –2)
× 3.4
2
II. Một số công thức liên quan đến cơ chế nhân đôi của ADN
1. Biết số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp (Ncc) và số đợt tái bản (K) của gen
Dựa vào NTBS nhận thấy sau mỗi đợt tái bản một gen mẹ tạo ra 2 gen con, mỗi gen con có một mạch
đơn cũ và một mạch đơn mới. Vậy số nuclêôtit cung cấp đúng bằng số nuclêôtit có trong gen mẹ. Nếu có
một gen ban đầu, sau k đợt tái bản liên tiếp sẽ tạo ra 2k gen con, trong số đó có hai mạch đơn cũ vẫn còn
lưu lại ở 2 phân tử gen con. Vậy số lượng gen con có nguyên liệu mới hoàn toàn là (2k – 2). Số lượng
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp phương pháp giải bài tập về di
truyền học phân tử và tế bào (Phần 1)

nuclêôtit cần cung cấp tương ứng với (2k – 1) gen. Trên cơ sở đó xác định số lượng nuclêôtit cần cung cấp
theo các công thức:

N cc = (2 k − 1) N
N=

N cc
(2 k − 1)

N cm = (2k − 2) N
(CCM: số lượng nuclêôtit cung cấp tạo nên các gen có nguyên liệu mới hoàn toàn)
2. Biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung được cung cấp qua k đợt tái bản gen
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các mạch đơn mới (ví dụ biết A + G, hoặc T +
X) ta lấy số lượng nuclêôtit đó chia cho (2k – 1) gen sẽ xác định được số lượng nuclêôtit có trên một mạch
đơn gen. Suy ra:
A+T
L= k
× 3. 4
(2 − 1)

(A + G là số lượng 2 loại nuclêôtit có trong các mạch đơn mới ở các gen con)
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các gen con chứa nguyên liệu hoàn toàn mới
giả sử bằng A + G hoặc T + A. Ta có:
A+G
× 3.4
L= k
( 2 − 2)

3. Biết số lượng liên kết hoá trị được hình thành sau k đợt tái bản của gen.
- Liên kết hoá trị hình thành giữa các nuclêôtit: sau k đợt tái bản trong các gen con tạo ra vẫn có 2 mạch
đơn gen cũ tồn tại ở 2 gen con. Vậy số gen con được hình thành liên kết hoá trị tương đương với (2k – 1)
gen. Số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trên mỗi gen bằng N – 2. Vậy số liên kết hoá trị được hình thành
giữa các nuclêôtit (HT).
HT = (2k – 1)(N – 2)
4. Biết số lượng liên kết hiđrô bị phá huỷ (Hp) sau k đợt tái bản của gen
Từ 1 gen sau k đợt tái bản liên kết số gen con bị phá huỷ liên kết hiđrô để tạo nên các gen con mới
bằng (2k – 1) gen.
Ta có đẳng thức: Hp = (2k – 1)(2A + 3G)
H
2 A + 3G = k p từ đây xác định N để tính L
(2 − 1)
3. Một số công thức liên quan đến ARN
Nếu gọi mạch gốc của gen là mạch 1 ta có mối liên quan về số lượng các đơn phân giữa gen và ARN:
Um = A1 = T2
Am = T1 = A2
Gm = X1 = G2
Xm = G1 = X2
Suy ra:
Um + Am = A = T
Gm + Xm = G = X

- Mỗi mạch đơn của gen bằng 50% tổng số nuclêôtit của gen. Nếu cho mạch gốc của gen là mạch 1, có thể
xác định mối liên quan % các đơn phân trong gen và ARN tương ứng:
% A2 x 2 = % T1 x 2 = % Am
% T2 x 2 = % A1 x 2 = % Um
% G2 x 2 = % X1 x 2 = % Um
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp phương pháp giải bài tập về di
truyền học phân tử và tế bào (Phần 1)

% X2 x 2 = % G1 x 2 = % Xm
Từ công thức trên suy ra:
% Am + %U m
% A = %T =
2
%Gm + % X m
%G = % X =
2
IV. Một số công thức liên quan đến Prôtêin
Công thức tính số axit amin của 1 Prôtêin
Số axit amin của 1 Prôtêin = (rN/3) – 2 = (N/2.3) – 2 = Số AA MTNB cung cấp cho quá trình tổng hợp 1
Prôtêin
Công thức tính số axit amin MTNB cung cấp khi tổng hợp 1 Prôtêin

Số axit amin của môi trường cung cấp = (rN/3) – 1 = (N/2.3) – 1
Công thức tính số liên kết Peptit của 1 Prôtêin
Số LK Peptit = Số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp Prôtêin
Công thức tính số phân tử nước giải phóng khi tổng hợp 1 Prôtêin
Số pt nước = Số axit amin môi trường cung cấp cho tổng hợp 1 Prôtêin – 1
Công thức tính vận tốc trượt của Riboxôm trên mARN khi tổng hợp 1 Prôtêin
Vận tốc (Å/s) = LmARN/t (Chiều dài mARN chia cho thời gian 1 Riboxôm trượt qua hết 1 mARN.

Giáo viên: Nguyễn Quang Anh
Nguồn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

:

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×