Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập môn tiếng dịch tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.93 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP VÉT ĐH CHÍNH QUY
DỊCH 4
A. Yêu cầu:
1. Nắm vững phần lý thuyết môn dịch đã học
2. Học ôn hai chương cuối cùng của cuốn Mosaic 2 Reading (Chapter 11: Medicine and Science,
& Chapter 12: The Future) để nắm vững đề tài, ý tưởng, thuật ngữ, cũng như các điểm ngữ pháp
tương ứng
3. Format bài thi: dịch một đoạn văn từ Anh ra Việt và một đoạn từ Việt ra Anh.
4. Sinh viên được phép mang theo từ điển, nhưng phải nhớ rằng các từ tương đương được cung cấp
trong từ điển chỉ có giá trị tham khảo. Từ đưa vào bản dịch phải do mình khám phá mới phù hợp
với văn bản, với ngữ cảnh.

B. Một số vấn đề chính trong lý thuyết dịch
1. Definition - Định Nghĩa
Translation is rendering of a text into another language in the way that the author intended the
text. (Peter Newmark, A Textbook of Translation) : Dịch là chuyển một văn bản sang một ngôn ngữ khác
thế nào để giữ đúng ý đồ của tác giả.

2. Procedure - Trình tự
Dịch thuật là một qui trình theo đó người dịch đi từ bản gốc (ngôn ngữ nguồn), tìm hiểu cặn kẽ từ
hình thức đến nội dung để chuyển ngữ thành một văn bản dịch (ngôn ngữ đích) tương đương. Qui trình ấy
gồm các bước như sau:
a. Exegesis – Tìm hiểu
Người dịch trước hết sẽ đọc văn bản gốc để tìm hiểu hình thức, ví dụ ý nghĩa của từ vựng, thuật
ngữ chuyên môn, nghĩa đen, nghĩa bóng, thành ngữ, tục ngữ nếu có, các chi tiết liên quan đến văn hóa,
lịch sử, khoa học, ý nghĩa của các cấu trúc ngữ pháp, v.v. Như vậy, trong bước tìm hiểu người dịch có khi
phải tra cứu các từ điển hay đọc các tài liệu tham khảo khác ngoài văn bản đó.
Sau đó người dịch phải đồng thời nhận diện được chủ đề, mục đích của văn bản, nhận ra phong
cách của tác giả vì dịch thuật chính là truyền đạt lại bằng ngôn ngữ đích cái ý nghĩa, mục đích của tác giả,
và trong chừng mực nào đó thể hiện được phong cách của tác giả.
b. Transfer and initial draft – Chuyển ngữ và viết bản nháp đầu tiên


Sau khi phân tích hình thức, nắm được nội dung văn bản, người dịch trước hết cần suy nghĩ cách
diễn đạt thế nào cho người đọc bản dịch hiểu được nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Người
dịch sau khi suy nghĩ kỹ mới chuyển thành bản nháp đầu tiên. Dĩ nhiên bản đầu tiên thường là chưa hoàn
hảo cho nên phải có bước đi kế tiếp. .
c. Evaluation - Kiểm tra và tự đánh giá
Trước hết, người dịch cần kiểm tra lại xem có bỏ sót chi tiết nào không, các thuật ngữ có được sử
dụng một cách phù hợp và nhất quán không, câu văn của mình có tự nhiên, mạch lạc, hợp lý hay không.
Về mặt ngữ pháp, người dịch cần kiểm tra và sửa các lỗi ngữ pháp như thì của động từ, sự hòa hợp giữa
chủ ngữ và động từ, sự phù hợp của giới từ, mạo từ, v.v. Nói tóm lại người dịch phải tự đánh giá ba mặt:
1


sự chính xác, sự rõ nghĩa, và tính tự nhiên. Người dịch cần đặt cho mình các câu hỏi: (1) Bản dịch có
truyền đạt được nội dung, ý nghĩa của văn bản gốc chưa? (2) Người đọc bản dịch có thể hiểu một các thấu
đáo ý định của tác giả hay không? Với câu hỏi này người dịch có thể trao bản dịch cho vài người quen biết
đọc và hỏi ý kiến của họ. (3) Về hình thức, bản dịch có đúng ngữ pháp, cú pháp hay không, câu văn có dễ
hiểu và phong cách có tự nhiên, suông sẻ hay không?
d. Final draft – Bản dịch cuối cùng
Sau bước tự đánh giá, người dịch có thể cần phải bổ sung hay sửa đổi chi tiết, sửa lại lỗi ngữ pháp
hay cách chấm câu, tìm cách làm rõ ý nghĩa, thay thế những câu mơ hồ và bỏ đi những câu tối nghĩa hay
vô nghĩa. Để đi đến bản dịch cuối cùng người dịch phải đi từng bước thận trọng mới có được một tác
phẩm mang tính sáng tạo tương đương với văn bản gốc.

3. Doing tests - Làm bài kiểm tra
Tuy thời gian làm bài kiểm tra thường rất ngắn – chỉ từ 45 phút – 60 phút, sinh viên cũng cần phải
đi qua bốn bước trên đây để có bản dịch cuối cùng. Nhưng trước hết sinh viên cần ước tính thời gian tối đa
cho mỗi bước để hoàn tất bài làm kịp giờ. Trong bước tìm hiểu, nhớ xem văn bản có được chú thích
những từ ngữ khó hay không. Cần phải đọc và hiểu toàn văn bản trước khi bắt tay vào viết bản nháp. Sau
đó kiểm tra lại các lỗi chính tả, ngữ pháp, sửa các câu mơ hồ, bỏ các câu tối nghĩa trong bản nháp trước
khi chép vào giấy làm bài.


4. Các phương pháp xử lý những khó khăn ở cấp độ từ vựng
1. Giải quyết khó khăn không tìm ra từ tương đương
Thường thường không thể tìm ra từ tiếng Việt tương đương với một số từ tiếng Anh. Có thể đó là
một khái niệm hay ý tưởng mới mẻ đối với người dịch, chẳng hạn như chữ “seaquake”, là một khái niệm
tương đối mới. Cũng có thể khái niệm này đã được biết và hiểu nhưng lại không có một từ cụ thể trong
tiếng Việt. Một khó khăn nữa là, ngoài nghĩa cụ thể, một số từ trong ngôn ngữ nguồn có một số hàm
nghĩa mà không thể diễn đạt cho thật giống trong ngôn ngữ đích, ví dụ, từ “sóng thần” - đó là một cơn
sóng lớn, nhưng hàm nghĩa là do một vị thần gây ra. Trong báo chí tiếng Anh, người ta dùng một từ tiếng
Nhật là “tsunami” để nói về thảm họa thiên nhiên xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Từ này bao
gồm chữ “tsu” có nghĩa là “cảng” và “nami”có nghĩa là “sóng”. Các phương pháp dưới đây có thể dùng
khi gặp trường hợp không có từ tương đương.
1.1 Dịch bằng một từ cụ thể hơn
Trong một số trường hợp cần phải dùng một từ cụ thể hơn để dịch một từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Chẳng hạn từ “carry” có thể dịch ra thành “mang”, “khuân”, “vác”, “xách”, “bế”, “cõng”, tùy theo
kích cỡ hay hình dạng của vật, hay tùy theo các thức ngưới ta mang nó, hay tùy cái được mang là một vật
hay một người. Tương tự, chữ “rice” có thể dịch là “lúa”, hay “gạo”, hay “cơm” tùy là người ta đang gặt,
hay đang nấu, hoặc đang ăn. Trong những trường hợp này, ta cần phải xem xét ngữ cảnh để chọn ra một
từ tiếng Việt cụ thể hơn và phù hợp.
1.2 Dịch bằng một từ mang tính khái quát hơn
Trong trường hợp khác, ta có thể dùng một từ mang tính chung chung hơn để dịch một từ mà trong
tiếng Việt không có từ tương đương chuyên sâu. Chẳng hạn, tiếng Anh phân biệt xe “moped” (xe hai
bánh gắn máy dưới 50 phân khối), scooter (xe hai bánh, dùng trục khủy, thanh truyền, giống như xe
Vespa, Honda Spacy) và “motorcycle”, xe hai bánh, dùng xích để truyền động. Còn tiếng Việt thì dùng
từ “xe máy” để chỉ tất cả các loại xe hai bánh có gắn máy.
2


1. 3 Dịch bằng một từ thay thế phù hợp với hoàn cảnh
Phương pháp này liên quan đến việc thay thế một từ hay một cách nói mang tính chất văn hóa đặc

biệt nào đó với một từ hơi khác nghĩa nhưng tạo ra ấn tượng tương tự. Chẳng hạn, chữ “lord” trong cụm
từ “swear allegiance to their lord” có thể dịch là “tuyên thệ trung thành với chủ/ thủ lĩnh/ hoàng tử/
hoàng đế” hoặc “the lords in disagreement with the king” có thể dịch là “các huân tước/lãnh chúa bất hòa
với vua” hoặc “believe in the Lord” có thể dịch là “tin vào Chúa Trời, Thượng Đế, đấng Cứu Thế” . Một
nữ tu sĩ Thiên Chúa Giáo thì dịch là “bà xơ” trong khi một nữ tu sĩ Phật giáo thì dịch là “ ni cô”.
1.4 Dịch bằng cách dùng các từ vay mượn có thêm lời giải thích.
Phương pháp này được dùng khi không thể tìm từ tương đương hoặc sáng tác từ mới. Trong một số
trường hợp dùng từ vay mượn có thể thuận lợi hơn vì chúng phổ biến khắp thế giới, chẳng hạn nhạc jazz,
pop, hay rap, TV, hoặc HIV và bệnh AID. Đôi khi cần thêm lời giải thích để bảo đảm độc giả hiểu đúng.
1.5 Dịch bằng cách diễn giải
Phương pháp này được dùng khi chúng ta dịch một từ tiếng Anh hay một khái niệm không có trong
tiếng Việt, hay khi một từ tiếng Việt dùng để dịch lại không bao hàm đầy đủ mọi ý nghĩa của khái niệm
ấy trong từ tiếng Anh. Thí dụ, trong một vần thơ của S.Nicholson “O lend me thy insinuating power,
Words steep'd in syrop of Ambrosia.”( Spectator), chúng ta có thể diễn giải “ Hãy ban cho tôi sức
quyến rũ diệu kỳ, Lời thơ thấm đẫm mật ngọt của thần tiên”(Ambrosia: mật hoa, theo thần thoại Hy Lạp
là thức ăn của các vị thần), or a landslide: một thắng lợi vang dội ( trong cuộc bầu cử).
1.6 Dịch bằng cách bỏ qua
Mặc dầu một số dịch giả không chấp nhận phương pháp này vì xem nó là quá táo bạo, nhưng đôi
khi chúng ta thấy có thể bỏ qua không dịch vì từ hay cụm từ nào đó không nhất thiết phải có mới diễn tả
đầy đủ ý nghĩa hoặc mới tạo được hiệu quả nào đó đối với người đọc. Thí dụ, “ She was instantly
attracted to the tall, lean man with a faraway look in his eyes.” Có thể dịch là: “Cô nàng lập tức phải
lòng người đàn ông cao, gầy, có cái nhìn xa xăm.” Trong đó cụm từ “in his eyes: trong đôi mắt” có thể
bỏ qua không dịch.
2. Giải quyết khó khăn về thành ngữ và đặc ngữ
Có thể dịch thành ngữ và đặc ngữ theo các cách tương tự như trên. Tuy nhiên với các đặc ngữ thì
có một cái khó là đôi khi dịch giả không ý thức được rằng mình đang gặp một kiểu nói đã thành thói
quen vì một số đặc ngữ khi dịch sát từ vẫn có nghĩa.
2.1 Dùng một đặc ngữ hay thành ngữ có hình thức và nội dung tương tự
Đôi khi có thể tìm được một đặc ngữ hay thành ngữ giống về hình thức lẫn nội dung với tiếng Anh.
Chẳng hạn, “as black as coal”: “đen như than”, “as bright as day”: “sáng như ban ngày”.

2.2 Dùng một thành ngữ hay đặc ngữ có ý nghĩa tương đương tuy hình thức thì khác.
Trong tiếng Việt cũng có những ý tưởng tương tự như thành ngữ tiếng Anh nhưng được diễn tả hơi
khác. Chẳng hạn “to carry coals to Newcastle” có nghĩa như “chở củi về rừng” , hoặc “as the call, so
the echo,” có ý nghĩa tương tự như “ác giả ác báo”, “as you sow, shall you reap” có nghĩa “nhân nào
quả nấy” hoặc “eaten bread is soon forgotten” là “ăn cháo đá bát”, “look before you leap” tương đương
với “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.
2.3 Dịch bằng cách diễn giải
3


Khi không thể tìm ra thành ngữ tương đương thì chỉ còn cách giải thích, có thể là ngắn gọn, có thể
hơi dài dòng hơn bản gốc. Chẳng hạn, câu “ misfortunes tell us what fortune is” có thể diễn giải thành “
người đã trãi qua đau khổ mới biết thế nào là hạnh phúc” hoặc “who has never tasted bitter, knows not
what is sweet” diễn giải thành “chưa nếm đắng cay, không biết ngọt ngào”, “every man has a fool in his
sleeve” diễn giải thành “ai cũng có cái dốt của mình”, “findings are keepings” dịch ra là “người nào
nhặt, người ấy được ”.

5. Tổ hợp từ
Tổ hợp từ (word collocation) là tổ hợp những từ cùng xuất hiện với nhau theo thói quen của người
bản xứ. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, động từ “drink” thường đi với những từ chỉ thức uống như “water,”
“ beer,” nhưng khi người Việt nói là “uống thuốc” thì người Anh không dùng từ “drink” mà họ dùng
động từ “take”, thí dụ “take an aspirin”. Tiếng Việt nói là “bị đau răng”, trong khi tiếng Anh phải viết là
““have” a toothache.
Người Anh dùng động từ khác nhau để diễn tả ý “nói”: “say goodbye”, “tell a lie”, “speak Chinese”
thì đó gọi là các tổ hợp từ. Tương tự như thế họ dùng các tổ hợp “pay a visit”, “score a victory”,
“attend a lecture”, “fulfill one’s duty”, “take an action” or “make a decision”, “do a market research”,
etc. Để bổ nghĩa cho danh từ họ dùng các tính từ hay danh từ thường đi cùng, chẳng hạn “severe illness”,
“galloping inflation”, “life expectancy”, “unemployment rate” , “growth rate”, hay để bổ nghĩa cho động
từ họ quen dùng một số trạng từ như “work hard”, “deeply regret”.
Cho nên khi dịch từ Việt sang Anh phải tìm cho ra người anh dùng các tổ hợp từ phù hợp để tránh

việc dịch từ ngữ một cách máy móc.

6. Các tiêu chuẩn đánh giá bài làm của sinh viên
Có 2 tiêu chuẩn chính:
a. Nội dung: Bài làm có truyền đạt đúng thông điệp, ý nghĩa mà tác giả văn bản gốc muốn truyền đạt
hay không? Có chỗ nào thiếu hoặc sai không?
b. Hình thức: Từ vựng, thuật ngữ có đúng hay phù hợp không? Câu văn có hợp qui tắc ngữ pháp, cú
pháp hay không? Văn phong sáng sủa, tự nhiên hay không?

4



×