Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

TÌM HIỂU BAO BÌ TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC YẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.98 KB, 37 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
…….……

Đề tài:

TÌM HIỂU BAO BÌ TRONG CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT NƯỚC YẾN
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hải Yến
Thành viên nhóm:
Đặng Thanh Bình

2022120221

Trương Thị Kim Quyên

2022120144

Phạm Ngọc Lâm

2022120104

Đặng Thành Danh

2022120107

Nguyễn Thị Ngọc Phượng 2005100270

TPHCM, Tháng 11/2014


Niên khóa: 2012 - 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Trước tiên nhóm xin chân thành gởi lời cảm ơn đến nhà trường, khoa công nghệ
thực phẩm đã tạo điều kiện cho nhóm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt, nhóm xin gởi lời cảm ơn đến GVHD: Th.S Đặng Hải Yến đã tận tình giảng dạy
và hỗ trợ nhóm hoàn thành tốt đề tài được giao.
Việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu bao bì trong công nghệ sản xuất nước yến”
giúp nhóm nhận định được vấn đề về bao bì trong công nghệ sản xuất nước yến được
chuyên sâu hơn. Qua đó giúp nhóm xác định được nhiều vấn đề quan trọng để phục vụ
cho học tập và làm việc sau này.
Nhằm thể hiện rõ và sâu sắc hơn về nội dung vấn đề này, nhóm đã tìm hiểu và đi
sâu vào đề tài mà nhóm được giao.
Khi thực hiện đề tài, nhóm đã cố gắng hoàn thành thật tốt các nội dung. Nhưng vì
một số giới hạn về thời gian, nguồn lực nên khi đề tài hoàn thành không thể tránh khỏi
những sai sót. Kính mong GVHD: Th.S Đặng Hải Yến xem xét và đóng góp thêm ý kiến,
nhằm giúp đề tài hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 2
MỤC LỤC............................................................................................................................... 3
Chương I................................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC YẾN...............................................................................................5

1.1.Giới thiệu về nước yến.................................................................................................5
1.2.Thành phần sản phẩm..................................................................................................5
1.3.Công dụng của nước Yến Khánh Hoà Sanest..............................................................6
1.4.Chất lượng tổ Yến ở Việt Nam.....................................................................................8
1.5.Các sản phẩm nước Yến trên thị trường Việt Nam.......................................................9
1.5.1.Sản phẩm nước Yến cô đặc......................................................................................9
1.5.2.Sản phẩm nước Yến có đường...............................................................................10
1.5.3.Sản phẩm nước Yến không đường.........................................................................10
1.5.4.Nước yến hương Dừa và hương Lá Dứa................................................................11
1.5.5.Nước Yến Thiên nhiên bổ sung Collagen................................................................11
Chương II............................................................................................................................. 13
CÔNG NGHỆ BAO BÌ TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC YẾN..............................13
2.1.Các loại bao bì dùng trong sản xuất nước yến...........................................................13
Lon (bao bì kim loại)......................................................................................................... 13
2.2.Tìm hiểu về công nghệ bao bì trong sản xuất nước yến.............................................14
2.2.1.Bao bì thủy tinh........................................................................................................14
2.2.1.1.Định nghĩa............................................................................................................ 14
2.2.1.2.Lịch sử phát triển..................................................................................................14
2.2.1.3.Phân loại............................................................................................................... 15
2.2.1.4.Quy trình chế biến thủy tinh..................................................................................15
2.2.1.5.Tính chất vật lý, hóa học của bao bì thủy tinh.......................................................22
2.2.1.6.Ưu điểm, nhược điểm của thủy tinh silicat............................................................25

Trang 3


2.2.1.7.Nắp của bao bì thủy tinh.......................................................................................26
2.3.Lon (bao bì kim loại)...................................................................................................27
2.3.1.Khái niệm................................................................................................................. 28
2.3.2.Lịch sử phát triển.....................................................................................................28

2.3.3.Phân loại................................................................................................................. 28
2.3.4.Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh...............................................................29
2.3.5.Quy trình công nghệ chế tạo lon hai mảnh..............................................................30
2.3.6.Ưu và nhược điểm của bao bì kim loại....................................................................33
2.3.7.Vecni bảo vệ lớp kim loại.........................................................................................34
2.3.8.Sự ăn mòn hóa học của bao bì sắc tráng thiếc.......................................................34
2.3.9.Sự ăn mòn hóa học bao bì nhôm............................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 37

Trang 4


Chương I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC YẾN
1.1.

Giới thiệu về nước yến
Nước yến là loại sản phẩm cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi bổ,

phục hồi sức khỏe con người. Yến sào, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng
và quý giá. Thời gian gần đây, nhu cầu của khách hàng về nước yến tăng mạnh bởi giá trị
dinh dưỡng đặc biệt của sản phẩm. Người già,người mới ốm dậy hoặc người có thể trạng

Hình 1.1. Nước yến sào sanest Khánh Hòa có
đường

không tốt đang cần bồi bổ sức khỏe dùng Nước yến sào sẽ có khả năng phục hồi nhanh
chóng, cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.
Nước yến sào sanest Khánh Hòa có đường đóng hộp 6 lọ nhưng được bán lẻ số
lượng nhỏ tiện lợi cho túi tiền của người sử dụng.

1.2.

Thành phần sản phẩm

− Nước yến sào sanest Khánh Hòa có đường loại 1 lọ chứa nhiều thành phần bổ
dưỡng cho cơ thể:
− Nước tinh khiết, yến sào, đường phèn, các phụ gia thực phẩm (406, 327, 415,
401, 211, 150d, 8492042, 431298AR).

Trang 5


− Được sản xuất từ nguồn yến sào thiên nhiên do công ty Yến sào Khánh Hòa
trực tiếp khai thác tại các đảo yến Khánh Hòa.
− Được chế biến theo phương pháp cổ truyền kết hợp với khoa học công nghệ
hiện đại trên dây chuyền thiết bị tiên tiến của Châu Âu.
− Chất lượng cao cấp theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008
và HACCP.
1.3.

Công dụng của nước Yến Khánh Hoà Sanest

− Bổ phổi, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
− Dùng thưởng xuyên sẽ đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng
thần kinh.
− Giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng trong thời gian dưỡng bệnh, sau phẫu
thuật.
− Kích thích tiêu hóa, tạo giấc ngủ sâu.
− Nước yến đồng hành cùng phái đẹp:
 Đẹp tự tin trong công việc:

Căng thẳng công việc và những trách nhiệm đối với gia đình đôi lúc khiến
những người phụ nữ bước vào tuổi 30 thường cảm thấy mệt mỏi, để lại hậu quả trực
tiếp đến làn da và sức khỏe. Ở độ tuổi này, làn da chúng ta thường khô dần do thiếu
độ ẩm cần thiết, nhất là khi phải làm việc trong môi trường văn phòng áp lực cao và
thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh. Nước yến là giải pháp tối ưu cho giai đoạn này,
do dưỡng chất Threonine trong nước yến sẽ giúp hình thành collagen và elastin, tác
dụng hỗ trợ tái tạo lại da. Nhờ đó, bạn sẽ sớm phục hồi phần da sạm khô, cải thiện sức
khỏe và lấy lại sắc thái tươi tỉnh.
 Đẹp rạng ngời trong ngày cưới:

Trang 6


Áp lực căng thẳng và luôn bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ cưới sẽ làm da của
bạn thường bị khô. Việc chăm sóc sức khỏe và làn da trước khi cưới là vô cùng cần
thiết và phải được chuẩn bị trước đó ít nhất 1 tháng. Nước yến có công dụng bổ sung
các khoáng chất và vitamin giúp da của bạn được cải thiện với vẻ rạng ngời. Đồng
thời axit amin và vitamin B trong nước yến còn giúp bạn phục hồi sức khỏe và đem
lại nguồn sống từ bên trong.
 Đẹp tươi tắn trong thời kỳ mang thai:
Trong suốt thời kì mang thai, việc chăm sóc sức khỏe và làn da là vô cùng
quan trọng vì sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Đồng
thời, da của bạn có nguy cơ sạm đi và xuất hiện những vết nám do những thay đổi của
nội tiết. Vốn là một sản phẩm làm thanh nhiệt, cân bằng cơ thể, nước yến có chứa
vitamin và các axit béo giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ làn da. Đặc biệt,
trong yến có chất Trytophan giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
 Phục hồi sức khỏe sau khi sinh:
Sáu tháng sau khi sinh là thời gian rất quan trọng để bạn phục hồi cơ thể với
dưỡng chất phù hợp. Thành phần chính của nước yến là các dưỡng chất Glycoproteins, các khoáng chất, vitamin và các axit béo khác sẽ nhanh chóng giúp bạn phục
hồi làn da của mình, cũng như dần dần tích tụ chất dinh dưỡng để cân bằng cơ thể.

Được sản xuất từ nguyên liệu là những tổ Yến thiên nhiên nổi tiếng của Khánh
Hòa, bằng công nghệ hiện đại đạt Tiêu chuẩn Quốc tế của một trong ba nhà máy lớn
nhất tại Thái Lan. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật
Bản, Châu Âu và Mỹ. Bộ sản phẩm nước Yến mang thương hiệu "Thế giới Yến Sào"
với 100% Tổ Yến thiên nhiên, có hàm lượng Tổ Yến cao nhất trên thị trường nước
yến hiện nay, sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Có nhiều hương vị tự
nhiên, thơm ngon, bỗ dưỡng là một món quà ý nghĩa cho sức khỏe.

Trang 7


1.4.

Chất lượng tổ Yến ở Việt Nam
Việt Nam, yến sào đảo yến thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới.

Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam chúng khác với các loài chim yến của các nước
Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines.
Chất lượng của Yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa đã được các chuyên gia dinh
dưỡng đánh giá tốt nhất thế giới. Nhờ vào nguồn gốc địa hóa, thành phần hóa học và
khoáng vật khác nhau tại những vách đá cheo leo hiểm trở và hang động dưới chân
sóng vỗ quanh năm là nền tảng làm phong phú các nguyên tố đa, vi lượng trong tổ
yến tạo nên giá trị bổ dưỡng đặc biệt cao và mùi vị đặc trưng của tổ yến. Đặc biệt, chỉ
có một số hang đảo thiên nhiên tại các đảo yến Khánh Hòa có tổ yến huyết, tổ yến
hồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tổ yến huyết là loại tổ yến có màu đỏ tươi có giá cao nhất trong các loại tổ yến
vì rất hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. Yến huyết cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần
trong năm với tỉ lệ rất nhỏ. Số lượng yến huyết và yến hồng chiếm chưa đầy 10%
tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Tổ yến hồngcó màu cam nhưng màu
sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì

giá càng cao.Tổ yến trằng là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường,bao gồm các
loại: yến quan (là loại tổ yến tốt nhất, tổ to, trắng, mỗi tổ nặng từ 10 – 12g, là yến loại
1), yến thiên (tổ yến nhỏ hơn, màu xanh nhạt hay vàng nhạt, nặng khoảng từ 8 – 10g,
là yến loại 2), yến bài (tổ yến nhỏ hơn từ 6- 7g), yến địa (Nằm dưới cùng của
vách hang, tổ yến màu xám, tím hoặc đen nhạt).

Hình

1.2.

Tổ

yến
Theo
nghiên

cứu

của

PGS.

TS

Ngô

Đăng

Nghĩa,


Trang 8


Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Môi trường Trường Đại học Nha Trang, tổ
yến chứa carbohydrat, acid amin và muối khoáng, trong đó glycoprotein chiếm đến
50%. Trong số các carbohydrat thì acid sialic là thành phần chính chiếm 9% có tác
dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, ngoài ra còn
galatosamine 7,2% và glucosamin 5,3 % giúp phục hồi sụn bao khớp trong những
trường hợp thoái hóa khớp, galactose 16,9% và fucose 0,7%. Tổ yến còn chứa các
acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối
khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt.
Trong đó, acid aspartic và acid proline rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô,
cơ, tái tạo tế bào, acid glutamic kích thích sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và
chức năng não bộ con người, acid threonin rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ
miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất ngăn ngừa nếp nhăn,
chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám, bảo vệ da giúp làn da sáng mịn,
acid valine có tác dụng điều hòa protein hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và luyện
tập thể dục thể thao. Các muối khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne,
kẽm, mangan, sắt rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn
dịch cho cơ thể.
1.5.

Các sản phẩm nước Yến trên thị trường Việt Nam

1.5.1. Sản phẩm nước Yến cô đặc
Với thành phần chiếm 30% tổ yến thiên nhiên Khánh Hòa, đường phèn và nước, dung
tích 75ml. Sản phẩm bổ dưỡng mang hương vi truyền thống đặc trưng của nước Yến

Trang 9



thiên nhiên. Vị ngọt thanh nhẹ và tuyệt vời hơn khi uống lạnh, uống 1 lọ là bạn đã
giành cho sức khỏe và tương lai của mình một món quà ý nghĩa
Hình 1.3. Nước yến cô đặc
1.5.2. Sản phẩm nước Yến có đường
Dung tích "khổng lồ" 250ml, sản phẩm là sự kết hợp giữa tổ Yến Khánh Hòa,
đường phèn và nước, sẽ mang đến cho bạn và người thân yêu một cảm nhận thú vị về
vị giác. Còn gì thú vị hơn khi cùng nhau chia sẽ một sản phẩm hoàn hảo cho cuộc
sống thêm gắn bó và hạnh phúc.

Hình 1.4. Nước yến có đường
1.5.3. Sản phẩm nước Yến không đường
Sản phẩm "Nước yến không đường" ít năng lượng, không đường và hoàn toàn
tự nhiên, sản phẩm mang đến cho khách hàng một sự lựa chọn hoàn hảo mà không lo
tăng cân, tăng đường huyết. Không những vậy, bằng bí quyết đặc biệt sản phẩm vẫn
mang đến cho khách hàng hương vị thơm, ngon khó cưỡng.

Trang 10


Hình 1.5. Nước Yến không đường
1.5.4. Nước yến hương Dừa và hương Lá Dứa
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại hương liệu tự nhiên quen thuộc: Lá Dứa,
Dừa và Tổ yến thiên nhiên sẽ mang lại cho quí khách một hương vi đặc trưng riêng
của "Thế Giới Yến Sào". Sản phẩm thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là cho trẻ em
trong giai đoạn phát triển (từ 2 tuổi trở lên). Tổ Yến với công dụng tuyệt vời giúp tăng
sức khỏe đặc biệt là cho hệ hô hấp ở trẻ em, chính vì lẽ đó sản phẩm nước Yến của
"Thế Giới Yến Sào" sẽ là lựa chọn hoàn hảo của các quý phụ huynh cho những đứa
con thân yêu.


Hình 1.6. Nước yến hương dừa và hương lá dứa
1.5.5. Nước Yến Thiên nhiên bổ sung Collagen
Collagen đóng vai trò quan trọng để giữ cho làn da săn chắc và dẻo dai và
thường được ví như một tấm nệm cho da. Hiểu được điều đó "Thế Giới Yến Sào" đã
cho ra đời sản phẩm "Nước yến thiên nhiên bổ sung Collagen", còn gì tốt hơn khi
chúng ta vừa có sức khỏe tốt vừa có làn da đẹp, trẻ trung. Sản phẩm Nước yến bổ
sung Collagen là một món quà ý nghĩa mà chúng tôi giành tặng cho Phái Đẹp, một
nửa tuyệt vời của tạo hóa.

Trang 11


Hình 1.7. Nước yến có bổ sung collagen

Trang 12


Chương II
CÔNG NGHỆ BAO BÌ TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
NƯỚC YẾN
2.1.

Các loại bao bì dùng trong sản xuất nước yến

− Bao bì chứa đựng gồm:
• Bao bì thủy tinh
• Lon (bao bì kim loại)
− Bao bì vận chuyển:
• Thùng carton
• Hộp giấy



Mỗi loại bao bì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo yêu cầu

và tính chất của nước yến mà sử dụng loại bao bì chứa đựng và vận chuyển phù
hợp.
Ví dụ:
− Nước yến cô đặc hay có bổ sung collagen hoặc nhân sâm:
Đây là dòng sản phẩm nước yến cao cấp, đòi hỏi một loại bao bì có tính thẩm
mỹ cao thể hiện được sự sang trọng của sản phẩm nên người ta chọn bao bì thủy tinh.
− Nước yến có đường:
Đây là dạng nước yến được sản xuất với hàm lượng Yến ít hơn, có bổ sung
nước và đường nên giá thành khá rẻ. Vì vậy, người ta chọn lon kim loại để chứa đựng
dòng sản phẩm này.

Trang 13


2.2.

Tìm hiểu về công nghệ bao bì trong sản xuất nước yến

2.2.1. Bao bì thủy tinh

Hình 2.1. Bao bì thủy tinh
2.2.1.1.

Định nghĩa

Bao bì được làm bằng chất liệu thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh. Thủy

tinh là chất liệu cao cấp: các đặc tính của thủy tinh làm cho nó trở thành một chất liệu
với chất lượng cao và hình ảnh đặc trưng. Thủy tinh được sử dụng trong nhiều thế kỷ
và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử dụng để chứa sâm banh
hảo hạng hoặc nước ép hoa quả tươi.
2.2.1.2.

Lịch sử phát triển

Cách dây 4000 năm, thủy tinh được phát hiện ở Ai Cập. Trong thế kỷ 1 TCN,
kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển, có rất nhiều loại hình thủy tinh được tạo ra, chủ
yếu là các loại bình và chai lọ. Đến thế kỷ 7 và thế kỷ 8 vẫn tiếp tục phát triển. Đến
thế kỷ 11 được cho là nổi bật, tạ Đức, phương pháp chế tạo thủy tinh tấm đã ra đời.
Cho đến thế kỷ 12, thủy tinh đốm đã không dược sử dụng rộng rãi nữa. Đến thế kỷ 20,
trong công nghiệp thủy tinh có tiến bộ nổi tiếng: thủy tinh Jena, thủy tinh Pirec, cả hai
có đặc tính quý giá là bền với axit và nước dãn nở rất ít do đó chịu được sự biến đổi
nhiệt độ đột ngột, không vỡ. Chúng được dùng để chế tạo nhiều dụng cụ thí nghiệm.
Nguyên liệu nấu thủy tinh: SiO2, K2O, CaO, BaO, ZnO, B2O3.

Trang 14


2.2.1.3.


Phân loại
Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố

hóa học, các nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng tuần hoàn đây chính là
dạng đóng rắn của S, P, Se, As,..



Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxit bazo cùng

loại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như BI2O3, SiO2, Ge2O3, P2O5.


Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu

làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như:
− Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả…
− Lọ đựng rau quả ngâm…
2.2.1.4.

Quy trình chế biến thủy tinh

Cát

Rửa, chà xát

Sấy cát

T0: 700 – 8000

Nấu thủy tinh

T0: 1100 – 14000C
Sấy khô

Tạo hình


T0: 700 - 8000C
Phân loại

Phân ly điện từ

Phủ nóng

Ủ, tôi sản phẩm

Sản
phẩm

Trang 15

SnO2


Hình 2.2. Quy trình công nghệ chế tạo thủy tinh



Thuyết minh quy trình:

Các chuyên gia ghi lại 10 bước của quy trình sản xuất thủy tinh, trong đó
việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.

Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất thủy tinh là chuẩn bị
nguyên liệu cát silica (cát thạch anh). Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh
trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể
tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của

thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan điôxít.

Trang 16


Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (NANCO3)
và Canxi ôxít (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ
xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy
tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung
vào để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có
thể được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia
này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.

Trang 17


Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính
năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng
để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít, tạo sự lấp lánh cho thủy
tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp
mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, người sử
dụng thường bổ sung thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có
trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.

Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo ý muốn. Như nói ở trên,
mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ôxít
sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất
lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí
màu đen, phụ thuộc vào định lượng cácbon hoặc sắt bổ sung.


Trang 18


Tiếp theo, hỗn hợp được đổ vào nồi nấu kim loại hoặc thùng
chứa chịu nhiệt.

Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo thành chất lỏng. Để chế tạo
thủy tinh thạch anh, hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng ga. Đối với các
loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm cần sử dụng nồi nung hay lò nung
điện. Nhiệt độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia là 2.300 độ C,
đối với cát có thêm natri cácbon (soda) là 1.500 độ C.

Trang 19


Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn
hợp thủy tinh lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều, và cho
thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clorít hay antimon ôxít.

Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng nhiều cách.
-

Thứ nhất, rót thủy tinh nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là

phương pháp của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính ngày nay.
-

Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu của ống rỗng, sau

đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình bởi không


Trang 20


khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống
vào giúp tạo hình.
-

Thứ ba, thủy tinh nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo

thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và đánh bóng.
Thủy tinh chế tạo theo phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là
cách chế tạo các tấm kính từ những năm 1950.

Trước khi hoàn tất, thủy tinh được làm nguội.

Trang 21


Thủy tinh được đun nóng để tăng cường độ bền. Quá trình này
gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể sinh ra trong quá trình
làm nguội thủy tinh. Một khi quá trình này hoàn thiện, thì thủy tinh
được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp
khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.
2.2.1.5.

Tính chất vật lý, hóa học của bao bì thủy tinh

a) Độ bền cơ
Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên liệu,

công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình dạng bao bì.
Những chai lọ miệng rộng thường không có cổ chai, miệng chai nối với than
chai, để dễ dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác động lớn
của lực cơ học khi chiết rót trừ khi bị va chạm vào thành hoặc bị rơi vỡ.
Những loại chai có cổ: dùng để đựng các loại nước giải khát, cồn, bia rượu.
Các loại chai này thường chịu tác động của các lực sau:

Trang 22


− Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết rót và
lực tác dụng lên cổ chai khi đóng nút chai.
− Lực theo phương ngang (theo phương thẳng góc với đường trục của chai),
chính là áp lực của khí CO 2 tác động thẳng góc với thành chai. Áp lực này càng lớn
lúc thanh trùng, sau khi chiết rót đóng nút chai.
Để đảm bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai thủy tinh luôn được thiết kế:
− Độ dài đáy chai và thành chai là đồng đều nhau.
− Thân trụ thẳng đáy tròn.
− Đáy là một mặt cầu lồi.
− Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay và mặt cong của cổ chai
không thay đổi một cách đột ngột.
b) Độ bền nhiệt
Khi chai lọ được rót dung dịch nóng thì thành trong sẽ dãn nở tạo ứng lực vòng
chạy suốt chiều cao của than trụ bên trong. Ở thành ngoài, khi chưa cân bằng nhiệt
với thành trong thì sẽ xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dịch và bao bì không
chênh quá 70oC thì ứng lực kéo ở thành ngoài và ứng lực kéo ở thành trong cũng
không chênh lệch một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự cho trường hợp rót
dung dịch lạnh.
Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm lạnh, cần thiết

được cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không được giảm nhanh sự
chênh lệch đường kính, thì tăng độ bền cơ hơn các loại chai có cấu tạo khác.
c) Tính chất quang học của thủy tinh
Thủy tinh có đặc tính quang học thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sang và phản
xạ ánh sáng. Thủy tinh silicat có khả hấp thụ tia có bước song 150 -600 nm. Có thể
Trang 23


điều chỉnh sự truyền ánh sáng qua thủy tinh bằng cách cho vào các chất màu như:
oxyt kim loại, hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các oxyt kim loại khác.
Thủy tinh chứa hỗn hợp các oxyt kim loại như Co, Ni, Cr, Fe đều có thể tăng
sự hấp thu ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. Riêng oxyt sắt tạo màu
xanh lá cây cho thủy tinh có khả năng hấp thụ tia cực tím và tia hồng ngoại
Ngoài ra, khi bổ sung kim loại hay oxyt kim loại vào thủy tinh trong quá trình
sản xuất có thể làm biến đổi màu sắc của thủy tinh như: thêm 2 hay 3% của oxyt đồng
sẽ sinh ra màu xanh lam. Đồng nguyên chất sẽ sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẩm,
đôi khi được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ
thuộc vào nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời, màu tím hay là màu đen. Sự
bổ sung titan sinh ra thủy tinh có màu vàng.
Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất, vì
bao bì thủy tinh cản quang chỉ cho xuyên qua khoảng 10% ánh sáng có bước sóng
khoảng 290- 450nm, nhưng thủy tinh có khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng
của bức xạ mạnh như trong trường hợp của chiếu xạ thực phẩm.
d) Độ bền hóa học
Là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với thủy tinh, tùy
thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc với
thủy tinh
Silic là nguyên tố lưỡng tính nên thủy tinh có thể bị ăn mòn bởi môi trường
axit hoặc môi trường kiềm.
Môi trường nước và axit: Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bị

lõm thành những vết li ti, mất vẻ sáng, ảnh hưởng đến tính chất quang học. Thủy tinh
kiềm thổ bị ăn mòn bởi môi trường axit ở mức độ kém hơn so với thủy tinh kiềm.
2H+ + 2 Na  H02 + 2 Na+

Trang 24


Môi trường kiềm: Môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với các
môi trường axit. Sự an mòn tạo nên các vết khuyết rõ ràng hơn so với trường hợp của
axit.
Nhiệt độ môi trường càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh, nếu bề mặt
thủy tinh có vết trầy xước thì tạo điều kiện cho ăn mòn dễ dàng.
2.2.1.6.

Ưu điểm, nhược điểm của thủy tinh silicat

 Ưu điểm
− Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú
− Có khả năng chịu được áp suất nén bên trong
− Bảo vệ được thực phẩm bên trong ( ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân
gây hư hỏng sản phẩm)
− Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường
− Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ an toàn vệ sinh
− Trong suốt có thể thấy được sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng
− Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit. Bao bì thủy tinh chứa thực
phẩm không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bị ăn mòn bởi môi trường
kiềm, vệ sinh chai lọ để tái sử dụng
 Nhược điểm
− Dẫn nhiệt rất kém
− Có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học. Mảnh vỡ có

thể gây hại cho người tiêu dùng (mối nguy vật lý của sản phẩm)
− Nặng gây bất tiện trong chuyên chở

Trang 25


×