Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những thành tố nổi bật trong quan hệ việt nam – australia từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.42 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

TRẦN THÙY TRANG

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - AUSTRALIA
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THÙY TRANG

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM - AUSTRALIA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Chỉnh



Hà Nội - 2015

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... ........... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................... ......vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................. .................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. ........... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… .. ……………6
4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………….. ……………6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................... .................. 7
Chƣơng 1. Quan hệ Việt Nam - Australia trƣớc năm 2000............. .................. ...9
1.1. Vài nét về đất nước, con người Australia....................................... .............. 9
1.2. Quan hệ chính trị ngoại giao Việt Nam – Australia trước năm 2000...... ... 15
1.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Australia trước năm 2000.......................... ... 26
1.4. Quan hệ an ninh – quốc phòng Việt Nam – Australia trước năm 2000... .. 31
1.5. Quan hệ giáo dục Việt Nam – Australia trước năm 2000........................ .. 32
Tiểu kết chương 1............................................................................................ .. 33
Chƣơng 2. Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Australia từ

2000 đến 2010................................. .........................................................................35
2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực.................................................................. .... 35
2.2. Quan hệ chính trị - Ngoại giao............................................................... .... 39
2.3. Quan hệ kinh tế......................................................................................... .. 44
2.3.1. Viện trợ............................................................................................. . 44
3


2.3.2. Hợp tác đầu tư.....................................................................................50
2.3.3. Hợp tác thương mại........................................................................... .52
2.4. Hợp tác an ninh – quốc phòng.. ..................................................................55
2.5. Hợp tác văn hóa – giáo dục................ ........................................................58
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................60
Chƣơng 3. Thành tựu và triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Australia từ sau
2010 đến nay................................................ ............................................................62
3.1. Bối cảnh thế giới và khu vực................................................................ ...... 62
3.2. Quan hệ chính trị - Ngoại giao........................................................... ........ 67
3.3. Quan hệ kinh tế................................................................................... ........ 73
3.3.1. Viện trợ........................................................................................ ...... 73
3.3.2. Hợp tác đầu tư............................................................................. ....... 76
3.3.3. Hợp tác thương mại............................................................................ 79
3.4. Hợp tác an ninh - quốc phòng.............................................................. ...... 81
3.5. Hợp tác văn hóa - giáo dục.................................................................... ..... 83
3.6. Triển vọng quan hệ Việt Nam - Australia.............................................. .... 85
3.6.1. Triển vọng trong quan hệ chính trị - ngoại giao.......................... ...... 86
3.6.2. Triển vọng trong hợp tác kinh tế........................................................87
3.6.3. Về hợp tác an ninh - quốc phòng.................................................. ..... 88
3.6.4. Hợp tác văn hóa - giáo dục.................................................................89
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... .... 90
KẾT LUẬN.................................................................................................. ............ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... ............. 96

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện về mọi mặt, hướng tới mục tiêu trở
thành một quốc gia vững mạnh cả về kinh tế, chính trị và văn hóa. Chính phủ Việt
Nam chủ trương đi theo đường lối độc lập tự chủ, đồng thời mở cửa giao lưu với
các nước trên thế giới, đa phương hóa - đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Hiện nay, Việt
Nam có sự giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực với hầu hết các nước trên thế giới.
Có thể thấy rằng, quan hệ đối ngoại ngày càng được Việt Nam chú trọng và đang
trong thời kỳ mở rộng hơn bao giờ hết.
Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt phải kể đến Australia. So với Australia, Việt
nam có nhiều điểm khác biệt khá lớn. Việt Nam và Australia không cùng một hệ
thống chính trị - xã hội. Sự tương đồng lớn nhất giữa hai nước là vị trí địa lý (cùng
nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương), tuy nhiên Australia lại mang nhiều đặc
điểm của một quốc gia phương Tây. Sự tương phản giữa vị trí địa lý với đặc điểm
xã hội đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Australia từ ngày lập
quốc đến nay, trong đó có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam - một đất nước
thuần chất Á Đông.
Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia đã trải
qua nhiều thử thách, thăng trầm trước khi đi đến giai đoạn ổn định và đạt nhiều
thành tựu như ngày nay. Có thời gian Australia tẩy chay Việt Nam như trong thời
kỳ Chiến tranh lạnh, hay lúc chính phủ hai nước không tin tưởng lẫn nhau hồi
những năm thập kỷ 70... Trải qua bao biến cố, Việt Nam - Australia dần giải quyết
hết các mâu thuẫn, bất đồng và bắt tay xây dựng mối quan hệ hợp tác - tin tưởng lẫn
nhau từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.

Đến nay, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia càng ngày càng được củng
cố, phát triển trên nhiều mặt cả về chính trị - kinh tế lẫn văn hóa - giáo dục. Trước
những biến động của thế giới và khu vực, Australia và Việt Nam đều chủ động điều
5


chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Trước đây,
Australia có xu hướng nghiêng về phương Tây - lạnh nhạt với châu Á. Dần dần,
chính phủ nước này nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ với các nước thuộc
châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt trong thời kỳ Thủ tướng Paul Keating (1991 1996) nắm quyền, Australia bắt đầu chủ trương "hướng về châu Á", đưa đất nước
hòa nhập với khu vực, cam kết gắn liền sự phát triển của đất nước với sự phát triển
của châu Á - Thái Bình Dương. Biến chuyển này rất phù hợp với đường lối đổi mới
của Việt Nam là mở cửa đất nước, đẩy mạnh giao lưu quốc tế. Cũng từ đó, quan hệ
Việt Nam - Australia mới có cơ hội được đẩy mạnh và củng cố.
Tuy quan hệ Việt Nam - Australia đang trên đà phát triển và đạt nhiều dấu ấn
quan trọng trên các lĩnh vực, các công trình nghiên cứu về quan hệ song phương
giữa hai nước vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiện tại, khi
Australia ngày càng dành nhiều ưu tiên cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam, việc đào sâu nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Australia ngày càng trở nên
có giá trị to lớn cả về thực tiễn lẫn khoa học. Ta có thể xác định được vị trí Việt
Nam trong chính sách khu vực của Australia thông qua việc nhìn nhận, đánh giá
khách quan quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước và phân tích các yếu tố tác
động đến mối quan hệ theo từng thời kỳ. Từ đó, các nhà hoạch định Việt Nam sẽ
đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp với Australia nhằm tăng hiệu quả tương tác
giữa hai nước, mức độ quan hệ cũng được điều chỉnh cho xứng với tiềm năng.
Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng cần phải đẩy mạnh nghiên
cứu mối quan hệ Việt Nam- Australia để có cái nhìn hệ thống và toàn diện về những
thành tựu đạt được của mối bang giao này, đồng thời có thể nêu một số dự báo về
quan hệ giữa hai nước trong những thập kỷ tiếp theo. Chúng tôi chọn đề tài: “
Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ năm 2000 đến

nay" làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Quan hệ Việt Nam - Australia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển nền kinh tế, xã hội ở hai nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.
6


Australia đã hỗ trợ tích cực Việt Nam trong quá trình tái thiết và xây dựng đất nước,
đồng thời giúp Việt Nam hội nhập nhanh chóng với môi trường quốc tế. Quan hệ
ngoại giao với Australia ngày càng được chính phủ Việt Nam coi trọng, bởi vậy
việc đào sâu nghiên cứu về mối quan hệ này trở nên có giá trị thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu sẽ giúp hai bên gia tăng hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng tầm mối quan hệ
song phương trong tương lai.
Luận văn tập trung giải quyết những nội dung cơ bản về quan hệ giữa Việt
Nam - Australia từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2015, gồm những thành tựu về
chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục, an ninh quốc phòng…
Trên cơ sở những thành tựu nêu trên, luận văn chỉ ra và phân tích các thuận
lợi, khó khăn trong quan hệ giữa hai nước đồng thời trình bày thực trạng của mối
quan hệ.
Quan hệ Việt Nam - Australia là quan hệ chiến lược hai chiều được hình thành
và phát triển qua bao thăng trầm lịch sử. Để tiếp tục đưa quan hệ Việt nam Australia lên một bước phát triển mới, luận văn nêu lên triển vọng của mối quan hệ
và những bài học kinh nghiệm cho cả hai nước trong giai đoạn mới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia được bắt đầu từ
vài thập kỷ trước. Năm 1995, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho xuất bản cuốn "Giới
thiệu quốc gia Australia", trong đó giới thiệu sơ lược về đất nước này đồng thời
khái quát mối quan hệ song phương Việt Nam - Australia. Đến năm 1997, Khoa
Đông Phương học, Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
hai hội thảo khoa học về Australia. Lúc đó, các báo cáo tham dự hội thảo và công
trình của tác giả Vũ Tuyết Loan tuy đề cập đến nhiều khía cạnh của đất nước

Australia nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu bước đầu và hết sức sơ lược về quốc
gia này.
Năm 1998, cuốn "Australia ngày nay" do Tiến sĩ Vũ Tuyết Loan chủ biên
được xuất bản. Cuốn sách đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về đất nước,
con người, lịch sử, truyền thống, chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, quan hệ ngoại
7


giao... của Australia. Tác giả đồng thời tổng kết chặng đường 25 năm mối quan hệ
Việt Nam - Australia từ 1973 đến 1998.
Cũng trong năm 1998, Bộ Thương mại Việt Nam cho biên soạn và xuất bản
cuốn "Cơ hội đầu tư và thương mại Việt - Úc". Tác phẩm chỉ tập trung đánh giá,
tổng kết thành tựu hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại - đầu tư. Ngoài
ra, cuốn sách còn chỉ rõ những lĩnh vực, các ngành và mặt hàng ưu thế của Việt
Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với Australia.
Năm 1999, cuốn "Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế
giới lần hai" của Tiến sĩ Đỗ Thị Hạnh được xuất bản. Trong cuốn sách, tác giả đánh
giá về quá hình thành, phát triển và thay đổi trong chính sách đối ngoại của
Australia đối với khu vực Đông Nam Á. Riêng phần quan hệ Australia - Việt Nam
tuy được đề cập nhưng cũng chỉ chiếm thời lượng tương đối.
Năm 2002, cuốn "Khám phá Australia - con đường dẫn đến thành công" được
công ty cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (Hà Nội) cho xuất bản. Một lần nữa,
đất nước Australia được tác giả mô tả theo nhiều khía cạnh, bao gồm vị trí địa lý,
đặc điểm tự nhiên, khí hậu, con người, văn hóa - xã hội, nền chính trị, đặc biệt có đề
cập đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Australia trên các lĩnh vực ngoại giao, thương
mại, viện trợ, giáo dục...
Năm 2004, tác phẩm "Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến
nay: Hiện trạng và triển vọng" do Tiến sĩ Vũ Tuyết Loan chủ biên được Viện
KHXH&NV - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản. Cuốn sách cung cấp cho
người đọc kiến thức về thực trạng quan hệ, chính sách của Australia đối với tổ chức

ASEAN nói chung và với từng nước thuộc tổ chức nói riêng. Theo đó, mối quan hệ
được phân chia theo từng lĩnh vực là chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn
hóa, giáo dục. Tác giả cũng đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của quan
hệ Australia - ASEAN ở thời kỳ đầu của thế kỷ XXI.
Về các đề tài nghiên cứu, nổi bật nhất là luận án tiến sĩ sử học của tác giả Đỗ
Thị Hạnh mang tên "Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế

8


giới lần hai đến giữa thập niên 90" và luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thị Định
mang tên "Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1973 - 1995".
Ngoài ra, nhiều bài viết về quan hệ Việt Nam - Australia của các tác giả Việt
Nam cũng được đăng trên báo, tạp chí, ví dụ tiêu biểu là bài "Quan hệ Australia Việt Nam (1973 - 2002)" của Trịnh Thị Định; "25 năm mối quan hệ sôi động" của
Trần Văn Tùng, Đại sứ Việt Nam tại Australia; "30 năm quan hệ Việt Nam Australia (1973 - 2003) của Vũ Tuyết Loan...
Về phần Australia, lĩnh vực nghiên cứu Đông Nam Á được các chuyên gia và
nhà khoa học đẩy mạnh ngay từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Thủ
tướng Gough Whitlam đề xướng chiến lược "Hướng về châu Á" trong thời gian
nắm quyền từ năm 1972 đến năm 1975. Chính sách này thu hút sự chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu, họ đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị về việc mở rộng và tăng
cường quan hệ giữa Australia với các nước Đông Nam Á. Ví dụ tiêu biểu là bộ
"Australia and the World Affairs" (tạm dịch là "Australia với các vấn đề thế giới"),
có nội dung xoay quanh quan hệ ngoại giao của Australia trong hai thập niên 70 và
80 của thế kỷ XX. Mối quan hệ Australia - Đông Nam Á lại được Ngoại trưởng
Australia Evans Gareth và nhà nghiên cứu Bruce Grant bàn đến trong tác phẩm
"Quan hệ quốc tế của Australia trong những năm 90" (được tác giả Vũ Thị Hường
dịch sang tiếng Việt). Những cuốn sách này ngoài nội dung khái quát, nhận xét,
đánh giá quan hệ đối ngoại của Australia còn chứa đựng nhiều ý kiến mang tính xây
dựng và ý tưởng có giá trị của các tác giả gửi đến chính phủ Australia nhằm mục
tiêu thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Australia - Đông Nam Á.

Thực tế, tuy cả Việt Nam lẫn Australia đều có số lượng tương đối các công
trình nghiên cứu về quan hệ Australia - ASEAN, mảng quan hệ Australia - Việt
Nam vẫn chưa được nhắc đến nhiều hay phân tích cặn kẽ, nếu có thì chỉ mang tính
khái quát, sơ lược nên chưa đủ cụ thể.
Đa phần các công trình, tác phẩm nêu trên đều mang tính tổng quan, tức là
không thực sự đào sâu nghiên cứu về vấn đề mà bản thân tôi chọn làm đề tài luận

9


văn. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu từ những công trình này hết sức có giá trị,
là tư liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu thế hệ sau.
Nội dung chủ yếu của luận văn sẽ được trình bày theo trật tự thời gian từ
những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, đặc biệt tập trung vào giai đoạn 2000 – nửa
đầu 2015. Quá trình quan hệ trước năm 2000 cũng được khái quát nhằm cung cấp
cho người đọc cái nhìn rõ hơn về lịch sử phát triển và những thăng trầm trong quan
hệ song phương mà Australia và Việt Nam phải trải qua trước khi bước vào thời kỳ
hợp tác phát triển.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những thành tựu trong mối quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Australia giai đoạn từ năm 2000, được chia theo các lĩnh vực
là chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quốc phòng và văn hóa – giáo dục. Trong
đó, luận văn sẽ trình bày những vấn đề như bối cảnh lịch sử, những yếu tố tác động
của khu vực và quốc tế, các chính sách của hai nước, vấn đề và khó khăn nảy sinh
trong từng lĩnh vực, các thành tựu cũng như một số hạn chế và cuối cùng là triển
vọng và dự báo quan hệ Việt Nam - Australia trong tương lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn nghiên cứu mối quan hệ hai chiều Việt Nam –
Australia, tuy nhiên tập trung phần lớn vào thái độ và chính sách từ phía chính phủ

Australia đối với Việt Nam. Mối quan hệ song phương này cũng được đặt trong mối
quan hệ đa phương của hai nước đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Australia từ
năm 2000 đến nửa đầu 2015. Tuy nhiên, để có cái nhìn hệ thống và toàn diện, quan
hệ Việt Nam - Australia trước năm 2000 cũng được xem là một nội dung quan trọng
giúp cho kết cấu và nội dung của luận văn tạo nên sự cân đối và hợp lý.
Về lý do chọn tiêu đề luận văn, chúng tôi cho rằng, năm 2000 là năm khởi đầu
của thiên niên kỷ mới, là mốc đánh dấu sự thay đổi và nhiều biến động lớn trên toàn
cầu. Bên cạnh sự phát triển vũ bão về kinh tế, khoa học - công nghệ cùng xu hướng
10


toàn cầu hóa quan hệ quốc tế, nguy cơ khủng bố - xung đột - chiến tranh lại tăng
cao. Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ ngoại giao giữa nhiều nước
trên thế giới, giữa các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có quan
hệ Việt Nam – Australia.
Thứ hai, từ năm 2000, chính phủ Australia đặc biệt nỗ lực thắt chặt quan hệ
hợp tác với ASEAN. Australia trong giai đoạn này ngày càng hòa mình hơn với môi
trường khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Australia chia sẻ mối lo với ASEAN về những bất ổn trong nền an
ninh khu vực kể từ năm 2000, đồng thời có nhiều động thái hỗ trợ - hợp tác với các
quốc gia ASEAN (bao gồm Việt Nam) trong việc gìn giữ ổn định khu vực. Vài năm
gần đây, chính phủ Australia thường xuyên lên tiếng ủng hộ quan điểm của Việt
Nam trong vấn đề tranh chấp diễn ra trên vùng biển khu vực. Ngoài ra, Australia
còn nỗ lực hết sức giúp Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Thứ ba, nếu trước năm 2000 quan hệ Việt Nam - Australia gặp rất nhiều biến
động thì giai đoạn sau năm 2000, mối quan hệ này trở nên ổn định và phát triển
mạnh mẽ. Đây có thể được coi là thời kỳ mà quan hệ ngoại giao Việt Nam Australia đạt nhiều thành tựu nhất từ trước đến nay. Hai nước có sự hợp tác toàn
diện, tiêu biểu là kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng... Cùng với sự nỗ lực của
mỗi nước, quan hệ Việt Nam - Australia sẽ thu được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa
trong những giai đoạn tiếp theo.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài "Những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Australia từ
năm 2000 đến nay", phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp khu
vực học, phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Do mối quan hệ Việt NamAustralia được hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ qua nên phương pháp
lịch sử sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử
dụng các phương pháp thống kê, bảng biểu trong quá trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A - Tiếng Việt
1.

Trần Vĩnh Bảo biên dịch (2008), Một vòng quanh các nước: Australia, Nxb
Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (1998), Phát triển quan hệ hữu nghị
giữa hai dân tộc, Đặc san của Tuần báo Quốc tế.

3.

Bộ Thương mại Việt Nam (1998), Cơ hội đầu tư và thương mại Việt - Úc.

4.

Công ty cổ phần Kinh tế Đối ngoại (2002), Khám phá Australia - con đường

dẫn đến thành công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5.

Garry Disher (1999), Australia xưa và nay, Lê Thu Hường dịch, Nxb thành
phố Hồ Chí Minh.

6.

Đại sứ quán Australia tại Việt Nam (1995), Giới thiệu quốc gia Australia, Hà
Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9.

Trịnh Thị Định (2002), Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1973 - 1995,
Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội.

10.

Trịnh Thị Định (2002), Quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Nam Thái Bình

Dương từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

11.

Trịnh Thị Định (2003), Quan hệ Việt Nam - Australia (1973 - 2002), Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr. 62 - 67.

12.

Đỗ Thị Hạnh (1999), Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13.

Đỗ Thị Hạnh (1999), Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 90, Luận án tiến sĩ sử học, Thành
phố Hồ Chí Minh.
12


14.

Quang Hiển (1998), Mỹ Thuận - chiếc cầu nối tình hữu nghị, Đặc san của
Tuần báo Quốc tế.

15.

Vũ Tuyết Loan chủ biên (1998), Australia ngày nay, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.


16.

Vũ Tuyết Loan (2003), 30 năm quan hệ Việt Nam - Australia (1977 - 2006),
Tạp chí Cộng sản, số 6.

17.

Vũ Tuyết Loan chủ biên (2004), Chính sách của Australia đối với ASEAN
(từ 1991 đến nay): hiện trạng và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18.

Nxb Chính trị Quốc gia (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Hà Nội.

19.

Thông tấn xã Việt Nam (1993), Australia nhìn thấy tương lai ở châu Á, Tài
liệu tham khảo đặc biệt.

20.

Thông tấn xã Việt Nam (2005), Australia ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập
WTO, Tài liệu tham khảo.

21.

Thông tấn xã Việt Nam (2006), Australia tìm cách can dự nhiều hơn ở châu
Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt.


22.

Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nâng quan hệ Việt Nam - Australia lên một
tầm cao mới.

23.

Thông tấn xã Việt Nam (2005), Việt Nam - Australia: Hợp tác bình đẳng
cùng có lợi.

24.

Thông tấn xã Việt Nam (2006), Quan hệ Việt Nam - Australia được thúc đẩy
mạnh mẽ.

25.

Thông tấn xã Việt Nam (2007), Australia - chính sách đối ngoại an ninh
quốc phòng, Tài liệu tham khảo.

26.

Trần Văn Tùng (1998), 25 năm mối quan hệ sôi động, Đặc san Tuần báo
Quốc tế.

B - Tiếng Anh
27.

Australian Agency for International Development (1999), Australia and
Vietnam : a better future through partnership 1999-2001, Canberra.


13


28.

Australian Agency for International Development (1999), Vietnam Australia : development cooperation program, Hanoi.

29.

Australian Agency for International Development (2003), Vietnam Australia development cooperation strategy 2003 - 2007, Canberra.

30.

Australian Parliamentary Consultative Delegation to Vietnam (1995),
Australia-Vietnam dialogue : the currents of change, Australian Govt. Pub.
Service, Canberra.

31.

John J. Coe (2012), Perspectives of Viet Nam : looking back into the future,
Qld. Herbert River RSL (Qld.), Ingham.

32.

University Study Group on Vietnam (1966), Vietnam and Australia: History,
documents, interpretations, NSW: The Group, Gladesville.

C - Websites:
33.




34.



35.



36.



37.



38.



39.



40.




41.



42.



43.



44.



14



×