Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.73 KB, 15 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
-------------------------------------------------

ĐỖ THỊ QUYÊN

THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH
CỦA BÁO CHÍ KINH TẾ
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp,
Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hµ néi - 2015


®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
-----------------------------------------------------------------

ĐỖ THỊ QUYÊN

THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH
CỦA BÁO CHÍ KINH TẾ
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp,
Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hoàng Hải



1


MỤC LỤC
Ở ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, báo chí
đều thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác nhau do yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nước ta đặt ra.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu,
mặc dù đời sống xã hội đang diễn ra biết bao phức tạp với những tốt xấu đan xen
nhưng trên mọi lĩnh vực vẫn luôn xuất hiện những tấm gương điển hình, người tốt
việc tốt cần được báo chí phát hiện, truyên truyền, giới thiệu, nhân rộng để những
mặt tích cực, tiêu biểu ngày càng nhiều hơn, lấn át cái xấu, cái tiêu cực, góp phần
xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp.
Hiện nay, phát triển kinh tế đang là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn luôn đươ ̣c
Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Kinh tế có phát triển mạnh thì đất nước mới
vững mạnh bởi thế Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
Tuy nhiên, đời sống kinh tế luôn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, thách thức, có thuận lợi cũng có khó khăn. Thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh đã xuất hiện nhiều gương doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, đóng góp lớn
cho cộng đồng xã hội và đất nước được báo chí phát hiện, thông tin và giới thiệu tới
đông đảo công chúng. Bên cạnh đó cũng có không ít những doanh nghiệp, doanh
nhân làm ăn gian dối, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Vì
thế vấn đề thông tin về điển hình kinh doanh hiện nay có tính thời sự, phù hợp với
sự phát triển của kinh tế thị trường, là một hoạt động thiết thực nhằm cổ vũ, tăng
cường những mặt tích cực trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và đẩy lùi những mặt

hạn chế, tiêu cực.
Hiện nay, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ngày càng được
nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh đúng với những đóng góp vào đời sống kinh tế - xã
hội. Từ năm 2012 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu,
2


nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng nặng nề: Kinh tế suy giảm, nhiều doanh
nghiệp phá sản, nhiều doanh nhân phải từ bỏ sự nghiệp kinh doanh. Trong bối cảnh
đó, báo chí nói chung và báo chí kinh tế nói riêng vẫn luôn đồng hành cùng nền
kinh tế đất nước, một mặt phản ánh kịp thời những thông tin kinh tế trong và ngoài
nước, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước; một mặt báo chí kinh tế ngày càng tích cực trong hoạt động tuyên
truyền, giới thiệu tấm gương điển hình kinh doanh đã biết vượt qua khó khăn, kinh
doanh hiệu quả, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thông tin về
điển hình kinh doanh trên báo chí kinh tế từ trước đến nay ít được nghiên cứu, đánh
giá, tổng kết về mặt nội dung và hình thức thể hiện một cách cụ thể, toàn diện để
thấy được những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động này, từ đó chỉ ra những vấn
đề còn tồn tại và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về điển hình kinh
doanh trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế nhiề u khó khăn và thách thức .
Bên ca ̣nh đó , trong Luật Báo chí 1999, ở điều 6, mục 4 quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của báo chí, đã nêu: “Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới;
đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã
hội khác”. Như vậy, việc phát hiện và biểu dương các điển hình trong đời sống xã
hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng không đơn thuần là hoạt động nghiệp vụ
của cơ quan báo chí và nhà báo mà đã trở thành quy định của luật pháp nhà nước,
có tính chất “bắt buộc” các cơ quan báo chí và các nhà báo phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ tuyên truyền về nhân tố mới, điển hình tiên tiến.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế” để nghiên cứu. Thông qua đề tài này, tác giả mong

muốn làm sáng tỏ thực trạng hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của báo
chí kinh tế trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều khó khăn bất
ổn vừa qua , đóng góp một số giải pháp để hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế đạt hiệu quả cao hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, vấn đề vai trò của báo chí đối với sự phát triển của doanh
nghiệp và nền kinh tế đất nước luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu.
3


Từ năm 1997, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (CVSC) đã liên kết
thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp. Năm 2002, CVSC đã tư
vấn cho Tạp chí Cộng sản cùng Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam tổ
chức hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam với công cuộc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ và hội nhập quốc tế”. Năm 2003, CVSC tiếp tục tư vấn cho Tạp chí Cộng
sản cùng Trung tâm thông tin - Ban kinh tế Trung ương phối hợp với Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Báo chí với đổi mới doanh
nghiệp nhà nước”.
Từ tư liệu của các cuộc hội thảo trên, cùng những tư liệu khác, với sự tư vấn
của CVSC, năm 2005 cuốn sách “Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp”
do TS. Phạm Tất Thắng và TS. Hoàng Hải chủ biên đã được biên soạn và xuất bản.
Những vấn đề trình bày trong cuốn sách đã tạo nên một bức tranh đa dạng về đổi
mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó có vai trò quan trọng, những tác động của báo
chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tham khảo của các
doanh nghiệp, doanh nhân, nhà quản lý kinh tế.
Ngoài những tư liệu nêu trên, vấn đề vai trò của báo chí đối với kinh tế còn
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số cuốn sách
tiêu biểu như: Cuốn sách chuyên khảo “Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã
hội” của TS. Lê Thanh Bình (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2005). Trong

cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu và trình bày chi tiết, cụ thể vai trò của báo chí
truyền thông đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tác giả khẳng định
“Báo chí thường xuyên nêu gương các điển hình làm ăn mới, kinh doanh hiệu quả,
đúng pháp luật; có văn hóa trong kinh doanh, làm giàu chính đáng…” [7, tr.238].
Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí cũng đã tổ chức nhiều hội
thảo, diễn đàn trao đổi về mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp, doanh nhân
như: Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực và kĩ năng đội ngũ nhà báo viết về kinh
tế” do Ban nghiệp vụ - Hội nhà báo Việt Nam và Viện KAS (CHLB Đức) tại Việt
Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 2/12/2011. Hội thảo đã thu hút gần 100 nhà báo - nhà
khoa học báo chí tham gia với hàng chục tham luận tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau [21, tr.5].

4


Cùng với các công trình nghiên cứu kể trên, vấn đề vai trò của báo chí trong
lĩnh vực kinh tế và hoạt động thông tin tuyên truyền điển hình trên báo chí đã được
một số luận văn thạc si ̃ đề cập đến. Đó là:
Luận văn thạc si ̃ “Người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay. Thực trạng và
vấn đề đặt ra” của tác giả Bùi Thị Thu Trang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, năm 2007. Trong luận văn này tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về
biểu dương người tốt việc tốt trên báo chí; khảo sát việc biểu dương người tốt việc
tốt trên 4 tờ báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Quân đội nhân dân để đánh giá
những mặt được và chưa được, những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong đó có nêu
những gương điển hình trong lĩnh vực kinh tế được phản ánh trong chuyên mục của
các báo nhưng không nhiều và chưa cụ thể.
Cùng chủ đề này, năm 2011 tác giả Phạm Thị Dung, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền thực hiện đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền
điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình”. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình để

chỉ ra thực trạng, ưu, nhược điểm và nguyên nhân, đề xuất phương hương, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình.
Luận văn thạc sĩ “Khối Tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
phát triển” của tác giả Trần Thị Thanh Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, năm 2008 tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin và đóng góp của các
tạp chí kinh tế trong thời kỳ hội nhập như Tạp chí Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Vấn đề thông tin về điển
hình kinh doanh trên các tạp chí kinh tế không được đề cập đến trong luận văn này.
Luận văn thạc si ̃ “Thời báo Kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh
báo chí thời kỳ hội nhập” của tác giả Đặng Đình Nam, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, năm 2008. Mặc dù đã đề cập đến hoạt động của một tờ báo
kinh tế cụ thể nhưng tác giả chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế báo chí.
Một số luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
như: “Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu” của tác giả Đỗ Thị
Hoa Quỳnh, năm 2009; “Vai trò của báo chí trong xây dựng và quảng bá thương
hiệu doanh nghiệp hiện nay” của tác giả Trần Thị Tú Mai, năm 2010; “Hoạt động
5


PR của các doanh nghiệp và báo in tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê
Ngọc Hường, năm 2011;“Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp” của tác giả Đào Xuân Hưng, năm 2012 đề cập đến
mối quan hệ báo chí - doanh nghiệp song chỉ đi sâu vào nghiên cứu vai trò của báo
chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa báo chí với doanh
nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn nghiên cứu đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Tác động của báo chí với
doanh nghiệp”. Luận văn đã đi sâu phân tích tác động của báo chí đối với doanh
nghiệp ở khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực. Qua đó chứng tỏ báo chí có một
đóng góp quan trọng với hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát

triển thương hiệu. Tác giả không đề cập đến hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí.
Năm 2013, tác giả Lê Duy Phong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực
hiện đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Báo chí với việc thông tin điển hình kinh tế nông
nghiệp - nông thôn hiện nay”. Luận văn làm rõ vai trò của báo chí với việc thông
tin điển hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn qua khảo sát báo Nhân dân, Kinh tế
nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay. Tuy đã đề cập đến điển
hình kinh tế nhưng chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, đối tượng
khảo sát cũng không phải là các tờ báo chuyên ngành kinh tế.
Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ "Thông tin về điển hình tiên tiến trong
phong trào bảo vệ ANTQ trên báo in ngành Công an" của Nguyễn Kim Anh, bảo
vệ tháng 7/2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đánh giá thực
trạng thông tin về điển hình tiên tiến của báo in ngành Công an (gồm An ninh Thủ
đô, Công an nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh) để từ đó, làm rõ từng ưu, nhược
điểm cụ thể; sự tác động của các thông tin về điển hình tiên tiến trong phong trào
bảo vệ ANTQ đến quần chúng nhân dân; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả thông tin được báo phản ánh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi của
phong trào bảo vệ ANTQ trong tình hình mới.
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận
thấy vấn đề tuyên truyền về điển hình, nhân tố mới và vai trò của báo chí đối với
6


lĩnh vực kinh tế, với doanh nghiệp, doanh nhân là một vấn đề nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi tác giả có một hướng tiếp cận và nghiên cứu
riêng, song vấn đề nghiên cứu hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của báo
chí kinh tế thì chưa có một công trình nào đề cập đến một cách sâu sắc và toàn diện.
Từ thực tế hoạt động bó chí, tác giả nhận thấy vấn đề tuyên truyền về điển
hình kinh doanh luôn được các báo kinh tế thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, vấn
đề tuyên truyền ra sao và làm thế nào cho hiệu quả thì những công trình đã thực

hiện còn có một số hạn chế cần được bổ sung.
Vì vậy, đề tài “Thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí kinh tế” của
tác giả là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, khắc phục một phần hạn chế về
vấn đề này. Đối tượng khảo sát, nghiên cứu là những tờ báo chuyên biệt về kinh tế
có uy tín hiện nay, đó là: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp - cơ quan ngôn luận của
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam - cơ
quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập - cơ quan ngôn luận của Hiêp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền về
điển hình kinh doanh trên báo chí kinh tế (cụ thể là báo in chuyên biệt về lĩnh vực
kinh tế), Luận văn làm sáng tỏ thực trạng hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu (bao gồm thành tựu và hạn chế),
Luận văn góp phần giúp các cơ quan báo chí kinh tế nhận rõ được ưu điểm, thế
mạnh và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh;
đề ra mô ̣t số giải pháp góp phầ n khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thông tin
tuyên truyền về điển hình kinh doanh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ
cụ thể sau:

7


- Hệ thống hóa những chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền biểu dương gương
điển hình tiên tiến, nhân tố mới.
- Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ báo chí có liên quan (thông tin, thông tin
điển hình, điển hình kinh doanh, báo chí kinh tế...) và chức năng thông tin tuyên

truyền về điển hình, nhân tố mới của báo chí.
- Phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa báo chí với hoạt động kinh doanh, phát
triển kinh tế; vai trò của báo chí trong việc thông tin về điển hình kinh doanh; nội
dung thông tin về điển hình kinh doanh trên báo chí.
- Khảo sát, phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm báo chí có nội dung
thông tin về điển hình kinh doanh trên 3 báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn
đàn Doanh nghiệp và Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập. Từ đó, đánh giá về tần
suất, nội dung và hình thức thể hiện; nêu được những thành công và hạn chế trong
hoạt động tuyên truyền điển hình kinh doanh trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến
động phức tạp như giai đoạn hiện nay.
- Nêu được những yêu cầu mới đặt ra với công tác tuyên truyền điển hình
kinh doanh của báo chí kinh tế và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động tuyên truyền về điển hình kinh doanh trong giai đoạn 2016-2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu vấn đề thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí
kinh tế hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Các tác phẩm báo chí về doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, có thành tích
nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập.
Lý do chọn 3 tờ báo này là vì:
+ Cả ba tờ báo này đều thuộc loại hình báo in nên có nhiều ưu điểm phù hợp
với việc thông tin về điển hình kinh doanh.
+ Đây là những tờ báo chuyên biệt về kinh tế, là cơ quan ngôn luận của các
tổ chức kinh tế có uy tín lớn hiện nay: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là cơ quan ngôn
8


luận của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam; Thời báo Kinh tế Việt Nam

là cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập là cơ quan ngôn luận của Hiêp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
+ Là những tờ báo có số lượng bài viết về doanh nghiệp, doanh nhân lớn, thu
hút được sự quan tâm của độc giả
+ Các báo này có nhiều hoạt động tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân
có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh như tổ chức sự kiện vinh danh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề: Lý luận
chung về báo chí - truyền thông; Các vấn đề về thông tin tuyên truyền về điển hình
tiên tiến, nhân tố mới trên báo chí; Quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chính sách và
pháp luật của Nhà nước về công tác tuyên truyền, biểu dương các điển hình, nhân tố
mới trên báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê, tổng hợp; Phương pháp
phân tích nội dung văn bản; Phương pháp phỏng vấn sâu. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống
các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động thông tin tuyên truyền về điển hình,
nhân tố mới. Ngoài ra còn nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, sách,
báo, tư liệu, tài liệu, các luận văn và khóa luận liên quan tới đề tài, các bài báo liên
quan tới vấn đề luận văn nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Tác giả khảo sát nội dung 3 báo: Thời
báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập trong vòng 2 năm (tháng 6/2013 đến tháng 6/2015), từ đó chọn ra những
bài viết về điển hình kinh doanh, tập hợp lại để thống kê con số cụ thể, phục vụ cho
việc phân tích, đánh giá nội dung thông tin và hình thức thể hiện.
Phương pháp phân tích văn bản: Phân tích các tác phẩm báo chí viết về
điển hình kinh doanh trên các báo mà luận văn khảo sát. Cụ thể là phân tích về tần

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấ n đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí . NXB

Lao Đô ̣ng, Hà Nội.
2.

Nguyễn Kim Anh (2014), Thông tin về điển hình tiên tiến trong phong trào
bảo vệ ANTQ trên báo in ngành Công an", Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.

3. Quốc Anh, Báo chí và DN-Doanh nhân: Mối quan hệ cộng sinh, Báo Diễn đàn
Doanh nghiệp, số 47, ngày 12/6/2015, tr.3.
4. Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương (2008), Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu
nước và công tác thi đua khen thưởng, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
5. Báo chí phải là công cụ sắc bén tuyên truyền trên lĩnh vực kinh tế (Xã luận),
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 11/2011, tr. 3.
6. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
7.

Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, NXB
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

8. Hoàng Đình Cúc (Chủ biên) (2013), Đạo đức nghề báo những vấ n đề lý luận và
thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Trầ n Bá Dung (2012), Phản biện phải vì lợi ích quốc gia , sách Tác phẩm đạt

giải báo chí quốc gia lần thứ VII , Nhà xuất bản Thông tin và Truyề n thông , Hà
Nô ̣i.
10. Phạm Thị Dung (2011), Nâng cao hiệu quả tuyên truyền điển hình tiên tiến
trên báo Thái Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
11. Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh (2003), Nhà báo, bí quyết, kỹ năng, nghề
nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội.
10


14. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, NXB Lao động, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lầ n thứ 5 Ban chấ p hành
Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biể u toàn quố c lầ n thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Hà Minh Đức (2010), C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I. Lênin với báo chí, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Hội Nhà báo Việt Nam (2011), Nâng cao năng lực và kĩ năng đội ngũ nhà báo
viết về kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo.
22. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động toà soạn, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
23. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh Hương (2010), Tác động của báo chí với doanh nghiệp,
Luận văn thạc si ,̃ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
25. Nguyễn Văn Hùng (2007), Các tạp chí kinh tế trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí
Ngân hàng, số 14, tr. 4 - 6.
26. Đào Xuân Hưng (2013), Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
27. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông
hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
28. Hồ Xuân Mai (2014), Ngôn ngữ báo chí và biên tập báo , NXB Chính tri ̣Quố c
gia - Sự thâ ̣t, Hà Nội.

11


29. Trần Thị Tú Mai (2010), Vai trò của báo chí trong xây dựng và quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, Luận văn thạc si ̃ , Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
30. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đặng Đình Nam (2008), Thời báo Kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh
doanh báo chí thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc si ,̃ Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
32. Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm chính luận báo chí , NXB Chin
́ h tri ̣Quố c gia
- Sự thâ ̣t, Hà Nội.
33. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008), Bác Hồ với doanh
nghiệp, doanh nhân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Lê Duy Phong, Báo chí với việc thông tin điển hình kinh tế nông nghiệp - nông
thôn hiện nay, Luận văn thạc si ,̃ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013.
35. Trầ n Quang (2001), Làm báo - Lý thuyết và thực hành , NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia

Hà Nội.
36. Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
37. Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương
hiệu, Luận văn thạc si ,̃ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
38. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật . NXB Đa ̣i
học Quốc gia Hà Nội.
39. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
40. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
41. Nguyễn Thị Minh Thái (2012), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo
chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Phạm Thắng - Hoàng Hải (chủ biên) (2005), Vai trò của báo chí trong phát
triển doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội
43. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về
báo chí, xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12


44. Hồng Thoan, Tôn vinh 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Thời báo KTVN số
246 ngày 14/10/2013, tr12.
45. Lê Văn Thiềng (2007), Người làm báo Việt Nam học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6, tr 4,5,23.
46. Hoàng Tùng (2001), Những bài báo chính luận, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
47. Bùi Thị Thu Trang (2007), Người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay. Thực
trạng và vấn đề đặt ra, Luận văn thạc si ̃ , Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
48. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc

gia TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
49. Lê Văn Yên , Vũ Thị Hương (tâ ̣p thể tuyể n cho ̣n - 2010), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về báo chí xuấ t bản , NXB Chin
́ h tri ̣Quố c gia, Hà Nội.
Sách tiếng nước ngoài dịch ra tiếng Việt:
50. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng Công tác biên tập , NXB Thông
tấn, Hà Nội.
51. G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông tấn,
Hà Nội.
52. G.V.Lazutina (2004), Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
53. Grabennhicố p (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường , NXB Thông tấ n , Hà
Nô ̣i.
Một số bài trên báo điện tử:
54. Trang Lê, Đẩy mạnh tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trên báo chí,
/>&task=view&id=558, ngày 11/6/2014.
55. Phan Hiển, Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội
Đảng và các ngày lễ lớn, />
13


56. Các cơ quan báo chí đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân,
/>_id=661397, ngày 3.7.2014.
57. Báo

chí




doanh

nghiệp:

Gắn



hợp

tác



chia

sẻ,

/>58. />ongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382
59. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn
tới, />Một số tài liệu, văn bản khác:
60. Luật Báo chí sửa đổi 1999
61. Luật Doanh nghiệp 2005
62. Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2014
63. Nghị quyết 09-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai
trò của đội ngũ doanh nhân trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.

14




×