Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh bằng dạy học theo dự án trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.88 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TẠ THỊ THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CHO HỌC SINH BẰNG
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TẠ THỊ THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CHO HỌC SINH BẰNG
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

HÀ NỘI – 2015




MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng .....................................................................................................v
Danh mục các hình .................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................5
1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................................................5
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài. ..........................5
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài. ..........................5
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................7
1.2.1. Nghiên cứu khoa học ........................................................................................7
1.2.2. Học tập ............................................................................................................13
1.2. 3. Quan hệ giữa học tập và nghiên cứu ..............................................................16
1.2.4. Năng lực nghiên cứu cần có ở học sinh .........................................................16
1.2.5. Dạy học theo dự án…………………………………………… ..... …………17
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................23
1.3.1. Phương pháp xác định thực trạng dạy học theo dự án nhằm phát triển năng
lực nghiên cứu cho học sinh hiện nay ở trường THPT .............................................23
1.3.2. Nội dung xác định thực trạng ..........................................................................23
1.3.3. Kết quả ............................................................................................................23
Kết luận chương 1.... .................................................................................................30
CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CHO HỌC SINH
BẰNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10………31
2.1. Đặc điểm nội dung của chương trình Sinh học 10 .............................................31
2.1.1. Cấu trúc nội dung của chương trình Sinh học 10............................................31
2.1.2. Một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 cần áp dụng dạy học theo

dự án ..........................................................................................................................37
2.2. Thiết kế một số dự án để dạy học Sinh học 10 .................................................37
2.2.1 Cơ sở thiết kế dự án trong môn học .................................................................37

1


2.2.2. Ví dụ minh họa ...............................................................................................40
2.3. Tổ chức dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh
...................................................................................................................................41
2.3.1. Nguyên tắc dạy học dự án ...............................................................................41
2. 3.2. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án ............................................................42
2.3.3.. Ví dụ ...............................................................................................................44
2.3.4. Các biện pháp thực hiện trong mỗi bước của quy trình tổ chức dạy học theo
dự án ..........................................................................................................................47
2.4. Thiết kế một số bài soạn có sử dụng dạy học theo dự án ..................................49
Kết luận chương 2 ... .................................................................................................75
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................76
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 76
3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................76
3.2.1. Các bài thực nghiệm.......................................................................................76
3.2.2. Đánh giá năng lực nghiên cứu ........................................................................76
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm.................................................................77
3.3.1. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................77
3.3.2. Chọn trường, lớp thực nghiệm ........................................................................77
3.3.3. Phương pháp bố trí thực nghiệm .....................................................................77
3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm ..........................................................77
3.4. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................79
3.4.1. Kết quả học tập................................................................................................79
3.4.2. Các năng lực nghiên cứu học tập theo dự án đã hình thành ..........................82

3.4.3. Hiệu quả của dạy học dự án Sinh học 10 THPT .............................................86
Kết luận chương 3 .....................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC .................................................................................................................94

2


ỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức của GV về dạy học theo dự án ......................23
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về sử dụng dạy học theo dự án .......................................25
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về nhận thức của HS về học tập theo dự án ...................27
Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng về năng lực nghiên cứu của học sinh. .......... .28
Bảng 3. 1. Kết quả học tập của HS qua 3 bài kiểm tra trong thực nghiệm ...............79
Bảng 3.2. Kết quả học tập của HS sau thực nghiệm .................................................80
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng sau thực nghiệm ...................................................81
Bảng 3.4. Cơ cấu HS chia theo mức độ đạt được các năng lực nghiên cứu ở lớp đối
ĐC và lớp TN trong bài kiểm tra số 1 .......................................................................82
Bảng 3.5. Cơ cấu HS chia theo mức độ đạt được các năng lực nghiên cứu ở lớp đối
ĐC và lớp TN trong bài kiểm tra số 2 ....................................................................... 83
Bảng 3.6. Cơ cấu HS chia theo mức độ đạt được các năng lực nghiên cứu ở lớp đối
ĐC và lớp TN trong bài kiểm tra số 3 ....................................................................... 85
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá các dự án đã thiết kế của GV .................................................. 86
Bảng 3.8: Kết quả điều tra sau khi học tập dạy học dựa án Sinh học 10 THPT .......87

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1.Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức
quan trọng, nó đặt nền móng cho sự phát triển việc học tiếp cũng như làm việc trong
cuộc sống của con người sau này. Phương pháp dạy học định hướng năng lực
nghiên cứu của người học được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng
học tập được suốt đời. Điều này được thể hiện trong nghị quyết số 29 – NQ/TW hội
nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng khóa XI trong phần II đã đề ra mục tiêu
đối với giáo dục phổ thông “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lí tưởng,…năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp
nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học cần phải đổi
mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát
triển năng lực. Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của người thầy thì việc lựa chọn
phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có
năng lực nghiên cứu là rất quan trọng.
1.2. Xuất phát từ vai trò của dạy học theo dự án.
Dạy học dự án là một hình thức dạy học có đặc trưng định hướng vào người
học, định hướng hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp. Dạy học dự án gắn
liền lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp người
học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp, rèn luyện thái độ và kĩ năng làm việc nhóm.
1.3. Xuất phát từ thực trạng áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học
10 hiện nay.
Hiện nay trong nhà trường THPT việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn gặp
nhiều khó khăn. Với những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay thì nhiều
giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, còn việc hình


4


thành phương pháp và các kĩ năng học tập cho các em còn gặp nhiều lúng túng.
Trong khi đó kiến thức nhân loại ngày một bùng nổ, lượng kiến thức các em cần
tiếp thu cũng càng nhiều. Do vậy, nếu học sinh không được phát triển các kĩ năng
học tập cần thiết thì việc tiếp thu kiến thức trở lên quá tải và nặng nề.
Bên cạnh đó, trong dạy học bộ môn Sinh học, cách dạy học của một bộ phận
giáo viên hiện nay còn thiên về lý thuyết, ít liên hệ với thực tế. Học sinh ít khi được
giao các bài tập, công việc về nhà liên quan đến thực tế. Do vậy người học ít có cơ
hội được phát triển các năng lực học tập của mình thông qua quá trình nghiên cứu
khoa học.
Do đó, việc hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh thông
qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một nhiệm vụ quan trọng cần giải
quyết của GV và HS trong quá trình dạy, học.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“ Phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh bằng dạy học theo dự án trong
dạy học Sinh học 10, Trung học phổ thông ”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được quy trình thiết kế và sử dụng dự án trong dạy học Sinh học
10 nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo dự án, năng lực và năng lực
nghiên cứu.
3.2. Xác định thực trạng áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 10
hiện nay.
3.3. Phân tích cấu trúc nội dung Sinh học 10 THPT làm cơ sở cho việc áp dụng
dạy học dự án trong dạy học Sinh học 10.
3.4. Xây dựng quy trình thiết kế dự án.
3.5. Xây dựng quy trình sử dụng dự án nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho

học sinh trong dạy học Sinh học 10.
3.6. Thiết kế một số giáo án có sử dụng dạy học theo dự án nhằm phát triển năng
lực nghiên cứu cho học sinh.
3.7. Thực nghiệm sư phạm để chứng minh giả thuyết.

5


4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Quy trình thiết kế và sử dụng dự án trong dạy học Sinh học 10
nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 10 – THPT
5. Vấn đề nghiên cứu
Dạy học theo dự án được sử dụng trong dạy học Sinh học 10 để phát triển
năng lực nghiên cứu cho học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Năng lực nghiên cứu của học sinh được phát triển nếu áp dụng dạy học theo
dự án như nghiên cứu một đề tài khoa học phù hợp với nội dung và trình độ học
sinh.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học phần Sinh
học tế bào và Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10, THPT.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học:
Xác định cơ sở lý luận của vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học Sinh
học 10.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và ứng dụng trong
dạy học Sinh học 10 và mở rộng ra các phần khác.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
9.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
9.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng dạy, học theo dự án trong dạy
học Sinh học 10 hiện nay.
9.3. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài.
10. Cấu trúc luận văn

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo ba chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh bằng dạy học theo dự án
trong dạy học Sinh học 10, Trung học phổ thông.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế - xã
hội và đã đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát
triển giáo dục mà còn được sử dụng như một PPDH. Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở

các học thuyết tâm lý giáo dục của J. Piagie, L. Vugotxki, các nhà sư phạm Mỹ
(Woodward; Richard; John Deway; W.Kilpatrich) đã xây dựng lý luận cho dạy học
dự án. DHDA đã được áp dụng cho HS ở mọi lứa tuổi với hầu hết các môn học và
trong những môi trường học tập đa dạng. Các tác giả này cho rằng mọi dự án phải
có xu hướng trở thành dự án của cuộc sống và đều phải mang đến chuyển biến cho
cuộc sống của HS. John Dewey đã nhấn mạnh rằng thực tiễn quan trọng hơn lý
thuyết và HS là trung tâm của mô hình DHDA. Với những quan điểm này ông đã
tiến hành những thử nghiệm đầu tiên cho việc dạy theo dự án ở trường Đại học
bang Chicago nước Mĩ và John Dewey đã rút ra nhận định chắc chắn rằng: “Tất cả
HS, để học tập phải tích cực và làm ra một cái gì đó; tất cả HS phải học cách suy
nghĩ và giải quyết các vấn đề; tất cả HS phải học cách hợp tác với người khác để
chuẩn bị cho cuộc sống ngoài xã hội”.
Năm 1918, nhà tâm lý học William H. Kilpatric và các nhà nghiên cứu của
trường đại học ở Columbia qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm đã có những
đóng góp lớn trong truyền bá DHDA.
Cũng vào thời điểm này ở Bắc Mỹ, ở Châu Âu DHDA đã tạo nên một chuyển
động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường được thể
hiện qua sự thay đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất,
tích cực nhất của học sinh vào việc tiếp thu tri thức.
Ngày nay, DHDA ngày càng được phát triển hơn với một định hướng quan
trọng là sử dụng nó như một phương pháp dạy học tich cực nhằm phát triển năng
lực học tập của HS, đặc biệt là năng lực nghiên cứu.
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài

8


Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học
được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều

đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất . Để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau
2015, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực, trong đó có DHDA.
Đã có nhiều tác giả có các bài báo, công trình liên quan đến DHDA. Hai tác giả TS.
Nguyễn Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo có bài viết: “Dạy học dự án- một phương pháp
có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” [23,tr. 17] đã tiếp cận phương pháp DHDA từ góc độ lý
luận và đã nêu được vai trò của phương pháp này đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học của GV.
Tại hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, hai tác giả PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo
Ngọc đã có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại
học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội” nêu lên được tình hình vận dụng phương pháp này
trong dạy học ở khoa Anh - Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội cũng như đề xuất một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học dự án [15]. Trên tạp chí Giáo dục
số 157 (kì 1-3/2007), PGS.TS. Đỗ Hương Trà có bài viết : “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”
[25] đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình chi tiết thực hiện DHDA. Đặc biệt, trong
tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” đã giới
thiệu rất chi tiết về DHDA, bao gồm các bước thực hiện, tiêu chí đánh giá...[5, tr. 125]
Ngoài ra cũng có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này:
- Nguyễn Thị Hường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp
12 – THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nói đến phương
pháp DHDA và tổ chức dạy học bằng phương pháp này cho phần Sinh thái học (Sinh học 12).[18]
- Nguyễn Thị Ngân (2013), Hình thành năng lực học tập Sinh học 10- THPT, thông qua
rèn luyện kỹ năng lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Luận văn đã nói đến các biện pháp hình thành, phát triển năng lực học tập cho HS bằng biện pháp
hệ thống hóa kiến thức.[19]
- Nguyễn Hồng Nhung (2013), Phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng sử dụng dạy
học dự án trong dạy học phần ba Sinh học VSV - Sinh học 10, THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học
Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nói đến phương pháp tổ chức dạy học theo dự án để phát
triển năng lực cho học sinh.[20]

- Lê văn Sóng ( 2013), Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chương III phần Sinh học Vi
sinh vật - Sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói đến
phương pháp DHDA và vận dụng dạy học dự án vào chương III Vi sinh vật - sinh học 10
THPT.[30]

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt – Phạm Văn Lập (2006), Sách giáo khoa Sinh học 10. Nhà
xuất bản giáo dục.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh học 10, Nhà xuất bản Giáo
dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục
Trung học phổ thông môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo
hướng hình thành phát triển năng lực học sinh. Nhà xuất bản Giáo dục
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
6. Ban chấp hành trung ƣơng khóa XI (2013), Nghị quyết hội nghị lần thứ 8
7. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học (phần
đại cương) . Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cƣờng, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim,
Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên
trung học cơ sở theo chương trình cao đẳng sư phạm mới. Dự án đào tạo giáo viên
Trung học cơ sở, khoản vay 1781 – Vie (SF), Hà Nội.
9. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản giáo dục.
10. Nguyễn Văn Cƣờng, Bern Meir (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới
phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Dự án phát triển giáo dục

THPT.
11. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học. Nhà xuất bản từ điển Bách khoa.
12. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10


13. Nguyễn Thành Đạt – Nguyễn Đức Thành – Nguyễn Xuân Viết (2006), Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 –
2007). Nhà xuất bản đại học sư phạm.
14. Trần Kiều- Ngọc Anh (2006), Một số vấn đề về Đánh giá trong giáo dục. Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm.
15. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa – Võ Thị Bảo Ngọc (2004), “Tình hình vận dụng
phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia
Hà Nội”. Tạp chí chuyên san ngoại ngữ (4).
16. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khao. Nhà xuất bản đại học sư phạm.
17. Nguyễn Thế Hƣng (2009), Tài liệu tập huân giáo viên trung học phổ thông.
Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hƣờng (2012), Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học
sinh học lớp 12 – THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Ngân (2013), Hình thành năng lực học tập Sinh học 10- THPT,
thông qua rèn luyện kỹ năng lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. Luận văn thạc sỹ,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Nguyễn Thi Hồng Nhung (2013), Phát triển năng lực học tập cho học sinh
bằng sử dụng dạy học dự án trong dạy học phần ba sinh học VSV - Sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Thành (2014), Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia đào tạo và đáp
ứng nhu cầu xã hội. Nhà xuất bản Giáo dục.

22. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2003), Vận dụng dạy học theo dự án nhằm cải tiến
việc thực hiện niên luận, khóa luận của sinh viên ngành KTGD. Nhà xuất bản Giáo
dục.
23. Nguyễn Thị Diệu Thảo – Nguyễn Văn Cƣờng (2004), “Dạy học theo dự ánmột phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục
(80), tr. 17-18.
24. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.

11


25. Đỗ Hƣơng Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo
dục (157), tr. 30-32.
26. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp giáo dục truyền thống và đôi mới. Nhà
xuất bản Giáo dục
27. Trần Khánh Đức – Trịnh Văn Minh ( 2013), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học giáo dục. Giáo trình Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
28. Vũ Văn Vụ - Vũ Đức Lƣu (2006), Sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao. Nhà
xuất bản Giáo dục.
29. Vũ Văn Vụ - Vũ Đức Lƣu (2006), Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao. Nhà
xuất bản Giáo dục.
30. Lê Văn Sóng (2013), Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chương III phần
Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Đại học Sư
phạm Hà Nội.
31. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển
các năng lực ở nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục.

12




×