Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NHẬT THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.02 KB, 50 trang )

NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT – NHẬT THẾ
KỶ XVII
1. Đàng Ngoài với hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVII
Nằm trên một trong những tuyến chính của hệ thống thương mại châu Á, vào thế
kỷ XVII các nước thương cảng của Việt Nam, trong đó có một số thương cảng Đàng
Ngoài, từng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp và luân chuyển hàng hóa của
mạng lưới kinh tế khu vực.
Sau những phát kiến lớn về địa lý, các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rồi Hà
Lan, Anh,… đã tìm đến nhiều vùng đất ở phương Đông để thăm dò và khai thác tài
nguyên. Trên cơ sở đó, hệ thống thương mại thế giới nối liền giữa phương Đông với
phương Tây cũng được thiết lập. Lần đầu tiên trong lịch sử, các thương thuyền phương
Tây đã có thể trực tiếp đến nhiều quốc gia châu Á để trao đổi hàng hóa, buôn bán và khai
thác tài nguyên. Sự xuất hiện của các đoàn thuyền buôn phương Tây ở vùng biển châu Á
đã làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ kinh tế, văn hóa truyền thống vốn đã được thiết lập
giữa các quốc gia trong khu vực. Hệ thống kinh tế thương mại đó cũng đã tạo nên những
điều kiện mới cho sự hội nhập của nền kinh tế châu Á vào hệ thống kinh tế thế giới, góp
phần vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế và phồn thịnh của các quốc gia.
Trên cơ sở những chuyển biến và sự hưng khởi chung của hệ thống thương mại
châu Á, vào thế kỷ XVI – XVII không chỉ các thương nhân Trung Hoa mà các doanh
thương Nhật Bản, Siam, Patani, Java… cũng đều dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động
thương mại khu vực. Do có vị trí địa lý gần kề với một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn
nhất châu Á, nền kinh tế đối ngoại Việt Nam vừa chịu tác động mạnh mẽ vừa đón nhận
những điều kiện phát triển tương đối thuận lợi của môi trường kinh tế khu vực đặc biệt là
những hoạt động của vùng kinh tế miền Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, những hoạt động
kinh tế ngoại thương đó cũng để lại nhiều hệ quả xã hội nghiêm trọng đối với không ít
quốc gia.
Trong bối cảnh nhà Minh (1368 – 1644) rồi nhà Thanh (1644 – 1911) nhìn chung đều thi
hành chính sách cấm hải, hạn chế hoạt động kinh tế ngoại thương đặc biệt là quan hệ với
Nhật Bản, chính quyền phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn
ở Đàng Trong đã thực thi một số chính sách tương đối tích cực để khuyến khích sản xuất
trong nước và phát triển quan hệ ngoại thương với các nước. Vào cuối thế kỷ XVI và gần


nhưu xuyên suốt thế kỷ XVII, các thương cảng như Thăng Long, Phố Hiến của Đàng
Ngoài và Thanh Hà, Hội An của Đàng Trong đã không chỉ là nơi cung cấp hàng hóa,


tránh bão và lấy nước ngọt,… của nhiều đoàn thương thuyền Trung Quốc mà còn là địa
điểm đón nhận của đoàn thuyền buôn từ nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Trong tiến
trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc chưa có thời kỳ nào kinh tế ngoại thương Việt
Nam lại đạt được đến sự phát triển phồn thịnh như thời kỳ này. Điều đáng chú ý là, song
song với các hoạt động ngoại thương, một số quan hệ bang giao và giao lưu văn hóa với
các quốc gia cũng được thực hiện. Các mối quan hệ đó luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung và
hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế. Trong đó, kinh tế ngoại thương luôn là nhân tố tiên
quyết, tạo nên nền tảng đồng thời là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ đa dạng khác.
Vào thế kỷ XVI – XVII, trong thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại châu
Á, ngừoi Hoa di cư đến các nước ĐNA trong đó có Đại Việt ngày một đông. Cùng với
các nhóm thiên di vì lí do kinh tế thì các tác nhân khác như sự sụp đổ của chế độ nhà
Minh năm 1644… cũng dồn đẩy một bộ phận người Hoa đến nhiều quốc gia châu Á sinh
sống. Là vùng đất cận kề với miền Nam Trung Quốc, Đàng Ngoài là nơi từng đón nhận
nhiều đợt thiên di này. Ở đây, Hoa kiều đã lập nên những cộng đồng cư dân tương đối ổn
định, đông đúc và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế công thương. Trải qua
thời gian, hoạt động kinh tế của Hoa thương vừa gắn bó mật thiết với lợi ích cảu các dòng
họ, cộng đồng di cư và môi trường kinh tế khu vực nhưung các hoạt động sản xuất kinh
doanh đó cũng từng bước trở thành một bộ phận của nền kinh tế dân tộc. Họ luôn giữ vai
trò tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất và giao thương nhưng cũng chính
vì thế đã làm hạn chế thậm chí triệt tiêu nhiều hoạt động của giới thương nhân trong
nước.
Ngoài những hoạt động kinh tế của Hoa kiều, vào thế kỷ XVII các thương cảng
Đàng Ngoài cũng là nơi đón nhận nhiều đoàn thuyền buôn của các cường quốc phương
Tây. Điều đáng chú ý là, khi đến buôn bán, truyền đạo… ở Đàng Ngoài một số thương
nhân, giáo sĩ ngoại quốc đã có những trang viết giá trị về Thăng Long, Phố Hiến v.v…
trong đó phải kể đến nguồn tư liệu hết sức phong phú của Công ty Đông Ấn Hà Lan

(VOC) và công ty Đông Ấn Anh (EIC). Các nguồn tư liệu đó, nếu được phân tích kĩ
lưỡng, có thể sẽ làm thay đổi quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử ngaoị
thương và vị trí của hệ thống thương cảng Đàng Ngoài (1).
2. Sự phát triển của hệ thống cảng sông
Vào thế kỷ XVII, các cảng quan trọng của Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố
Hiến,… đều nằm ửo lưu vực sông Hồng. Nếu như Thăng Long trải qua 6 thế kỷ phát
triển thì sự hưng thịnh của Phố Hiến chính là kết quả của sự chuyển mình mạnh mẽ từ
những nhân tố kinh tế - xã hội trong nước và tác động của môi trường kinh tế quốc tế vào
thời đại thương mại châu Á.


Trong các nguồn tài liệu phương Tây, sông Hồng vẫn được gọi là sông Đàng Ngoài
(River of Tonkin). Thưucj ra, không ít trường hợp, khái niềm này nhằm để chỉ một không
gian tương đối rộng lớn bao gồm phức hệ của hệ thống sông Hồng với các sông Thái
Bình, sông Đáy, sông Cấm… và cả chuỗi chi lưu của các con sông này đổ ra vịnh Bắc
Bộ.
Do tác động của điều kiện tự nhiên, cho đến thế kỷ XVI – XVII, việc buôn bán
của thương nhân ngoại quốc với Đàng Ngoài thường chỉ tập trung diễn ra vào một
khoảng thời gian nhất định, thuận lợi cho việc đi và về của các đoàn thuyền buôn. Người
ta gọi đó là “Mùa mậu dịch”. Thông thường, hàng năm Mùa mậu dịch kéo dài khoảng từ
3 đến 4 tháng. Trong thời gian đó, sau khi đến được thương cảng các nước, thuyền buôn
của Trung Quốc, Nhật Bản, Siam và nhiều quốc gia khác đều vừa pahỉ tích cực mua gom
hàng hóa vùa đợi gió mùa. Thương thuyền từ các nước Đông BẮc Á đến Thăng Long,
Phố Hiến và nhiều thương cảng khác phải đi theo gió mùa Đông bắc bắt đầu thổi từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió của khu vực biển Đông thường từ khaongr 15 – 20
m/s nên rất thuận lợi cho việc lưu hành của đoàn thuyền. Thời gian này, ở Đàng Ngoài
cho đến dịp Tết âm lịch vẫn là kì khô ráo, tương đối thuận lợi cho việc mua gom, vận
chuyển, bốc dỡ hàng. Đến tháng 6, tháng 7, gió mùa Đông Nam lại thổi ngược lên hướng
Bắc. Theo hướng gió, thuyền buôn Trung Hoa, Nhật Bản,… lại dong buồm về nước.
Theo ghi chép của các thương lái phương Tây thì thương nhân Nhật Bản luôn phải chờ

khi gió nồm Nam thuận mới nhổ neo về Nhật Bản. Thuyền Nhật phải rời các cảng Đàng
Ngoài chậm nhất là ngày 20 tháng 7 Âm lịch (2).
Trên cơ sở kinh nghiệm hàng hải đồng thời để có những thông tin xác thực trong
việc giao thương, theo truyền thống văn hóa Nhật Bản, khi đến buôn bán với Đàng Ngoài
cũng như các thương cảng ở ĐNA, thương gia Nhật luôn có những ghi chép cụ thể về
phong tục, tập quán, giá cả, chất lượng của từng chủng loại hàng hóa. Mặt khác, họ cũng
rất chú ý đến điều kiện tự nhiên đặc biệt là vị trí địa lý, các tuyến buôn bán cũng như
khoảng cách giữa thương cảng. Theo đó, tuyến đường từu Nagasaki, thương cảng quốc tế
lớn nhất của Nhật Bản thời Edo (1600 – 1868), đến Đàng Ngoài được xác định là 1.600 ri
(lý). Với khoảng cách đó, thuyền Châu Ấn (Shuinsen) Nhật Bản thường phải mất từ 5
đến 6 tuần mới có thể đến được các thương cảng Đại Việt.
Vào thế kỷ XVII, tùy theo sự thông thuộc luồng lạch và trọng tải của từng loại
thuyền mà các chủ thuyền buôn trong nước, quốc tế từ biển Đông vào Phố Hiến, Thăng
Long… có thể đi theo những tuyến sông khác nhau. Điều đáng chú ý là, Mùa mậu dịch
của Đàng Ngoài cũng trùng hợp với mùa khô ở miền Bắc và kỳ nước cạn của sông Hồng.
Thuye lượng của nhiều đoạn và nhánh sông xuống rất thấp, tức là chỉ còn khoảng 2- đến
30 % lượng nước hàng năm nên rất khó khăn cho thuyền bè đi lại. Và đây là một trong


những hạn chế lớn của hệ cảng sông. Hơn thế, hệ thống cảng này lại được hình thành ở
“Một châu thổ” chưa hoàn thành” xét về mặt quá trình tự nhiên” nên lòng sông thường có
nhiều thay đổi sau mỗi mùa mưa lũ. Dù vậy, hệ thống sông Đàng Ngoài vẫn có hai thủy
trình tương đối đáp ứng được điều kiện cần thiết cho tàu thuyền có thể lưu thông. Tuyến
thứ nhất là sông Domea nơi chứng kiến chuyến đi của thuyền trưởng người Anh
W.Gyfford trên chiếc tàu Zant năm 1672 và cũng là cửa sông mà nhà hàng hải Anh
William Dampier đã cho tàu đi vào năm 1688. Theo W.Dampier, cửa sông Domea ở
20045’ vĩ độ Bắc. Cửa sông này sâu, có một luồng rộng chừng nửa dặm khiến cho tàu
thuyền có thể vào cảng. Tuy vậy, cũng có một số dải cát rộng chừng 2 dặm nằm dưới
lòng sông khiến cho tàu thuyền dễ mắc cạn nhất là mội khi nước triều xuống. Để đảm bảo
an toàn, khi tiến vào cửa sông tàu buôn phương Tây vẫn phải tuân theo chỉ dẫn của

những hoa tiêu giàu kinh nghiệm người bản địa. Họ là dân chài, sống ở làng Batcha
(Bạch Sa), nằm ngay gần cửa sông. Ngoài ra, từ cửa sông còn có thể nhìn thấy Núi Voi
và ngoài biển Đảo Ngọc. Đây chính là những tiêu mốc quan trọng để tàu thuyền định
hướng khi muốn tiến vào các cảng nằm sâu trong đất liền.
Là một nhà hàng hải giàu kinh nghiệm, W.Dampier đã miêu tả khá kĩ về hệ thống
cửa sông Đàng Ngoài. Trong tác phẩm nổi tiếng với tiêu đề Những chuyến đi và phát
hiện (Voyages and Discoveries) ông viết: “Nằm sâu trong đáy vịnh còn có vài hòn đảo
nhỏ gần bờ biển Đàng Ngoài. Có hai đảo lớn hơn các đảo khác, không phải vì nó to mà
chính nó dùng làm hải tiêu cho hai sông chính hay nói đúng hơn, cho hai nhánh của con
sông chính ở Đàng Ngoài. Một trong những con sông này, hay nhánh sông này tên là
Rốcbô (Rokbo). Nó đổ ra biển gần ngay mạn Tây Bắc của vịnh và cửa của nó nằm trong
khoảng 20010’ vĩ Bắc. Tôi chưa từng đi trên sông này, hay nói đúng hơn, trên nhánh này
của con sông Cái, nhưng người ta quả quyết với tôi rằng nó không sâu hơn 12 bộ ở ngay
tại cửa sông, đáy của nó là một thứ phù sa mềm nghãi là rất thuận tiện cho các thuyền
nhẹ; đây là lối đi thông thường của thuyền buôn Trung Hoa và Siam… Con sông kia hay
nhánh kia là lối chúng tôi đi vào. Nó rộng và sâu hơn nhiều so với nhánh còn lại. Tôi
không biết tên riêng của nó alf gì, tuy nhiên để phân biệt, tôi sẽ gọi nó là con sông Đômê-a (Domea), vì thành thị đáng kể đầu tiên mà tôi trông thấy trên bừo biển mang tên ấy.
Cửa sông này ở vĩ tuyến 20 045’… Nó đổ ra biển cách Rốcbô hai chục hải lý về phía
Đông Bắc… chính là theo con sông Domea này mà hầu hết các tàu buôn châu Âu đều đi
vào vì nó sâu”(4).
Từ cửa sông, đi ngược chừng 5 hay 6 dặm có một làng sầm uất độ hơn 100 nóc
nhà. Đây là địa điểm mà tàu Hà Lan thường hay neo đậu. Địa điểm này có tên gọi là
Domea. Cũng theo tuyến sông này, tàu buôn của một số nước phương Tây khác nhưu Bồ
Đào Nha, Anh… cũng thường hay đi vào để đến Phố Hiến rồi từ đó ngược lên Kẻ Chợ


(Thăng Long). Theo những tài liệu còn lại, tàu Anh luôn bỏ neo ở một địa điểm cách
Domea chừng 3 dặm về phái thượng nguồn. Từ đó, họ mới tiến sâu hơn vào đất liền, đến
Phố Hiến rồi lên Kẻ Chợ, nơi có thương quán. Căn cứ vào điều đó mô tả của các nguồn
sử liệu và bản đồ có thể cho rằng hải trình từ biển Đông vào Domea rồi lên Phố Hiến lúc

bấy giờ là tuyến sông Thái Bình (tức sông Lâu Khê), qua sông Luộc nhập vào sông Hồng
rồi lên Phố Hiến. Như vậy, cửa Domea là cửa sông Thái Bình, thị trấn Domea xưa nhiều
khả năng thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hiện nay.
Tuyến sông thứ hai, theo các tư liệu đương thời, tàu thuyền thường đi vào qua cửa
Rokbo. Cửa sông này nằm khoảng 20 06’ vĩ Bắc. Cửa tương đối rộng, sâu không quá 12
độ (khoảng 3,648m) nhưng đáy là một lớp phù sa mềm vì vậy các thuyền có trọng tải vừa
và nhỏ thường đi theo cửa này. Đây là lối vào chính của nhiều đoàn thuyền buôn châu Á
nhưu: Trung Quốc, Nhật Bản, Siam,… Đối chiếu với tọa độ và căn cứ theo sử liệu có thể
khẳng định rằng cửa Rokbo chính là cửa sông Đáy, đoạn hạ lưu mang tên sông Vị Hoàng
và khúc cuối thông ra biển gọi là sông Độc Bộ. Cửa Rokbo chính là cửa Đáy mà trong
các thư tịch cổ vẫn gọi là cửa Liêu và trước nữa còn có tên gọi là Đại Ác hay Đại An. Tàu
thuyền có thể vào cửa này rồi chuyển qua sông Hồng. Đầu thế kỉ XVII, đây là tuyến giao
thông chính từ Biển Đông vào các cảng Đàng Ngoài. Trong tấm bản đồ do giáo sĩ A.d.
Rhodes vẽ còn thấy một địa danh ghi là “Cua Dai”. Cua Dai chắc hẳn là cửa Đại An hay
cửa Đáy và ông không ghi thêm một cửa biển nào khác. Các sử gia triều Nguyễn đã chép
trong Đại Nam nhất thống chí: “Cửa Liêu ở địa phận các xã Quần Liêu và Hải Lãng
huyện Đại An rộng 145 trượng, thủy triều lên sâu trên dưới 7 thước, thủy triều xuống sâu
1 thước 3 tấc là cửa biển trọng yếu ở Bắc Kỳ”. Theo đó “cửa biển này trước có tên Đại
Ác. Lý Thái Tông đổi cho gọi là Đại An, nhà Lê sau khi trung hưng, đặt tấn sở khi thuyền
buôn đến đây, sai quan khám thực rồi mới cho vào cửa… sau vì cát bồi lấp, thuyền ghe
không thông”. Cũng trong du kí nói trên, W.Dampier còn chỉ rõ: “hean cách chổ tàu của
chúng tôi bỏ neo 60 dặm, như vậy là theo đường sông này (sông Domea) cách biển 80
dặm. Nhưng nếu dọc theo sông Rokbo, mà ở đó đất đồng bằng trải dài hơn về phái Nam
thì như lại cách biển xa hơn. Đó là một thành thị khá lớn, có độ 200 nóc nhà”(6).
Như vậy, vào thế kỷ XVI – XVII, các tuyến đường thủy từ Biển Đông đến Phố
Hiến và Thăng Long… đã đi theo hai tuyến chính. Thứ nhất: tuyến cửa sông Thái Bình –
sông Luộc – sông Hồng. Đây là tuyến đi tương đối quanh co nhưng lại có dòng chảy sâu
vì vậy nhiều tàu và thuyền buôn phương Tây hay qua đó để lên Phố Hiến hoặc Thăng
Long. Thứ hai: tuyến cửa sông Đáy – sông Hồng đi đến Phố Hiến. Đây vốn là tuyến
chính của các thuyền buôn châu Á. Cửa biển có phần nông, bị cát lấp dần nên thuyền qua

lại ngày càng khó khăn.


Đây chính là các tuyến sông chủ yếu dẫn đến những trung tâm kinh tế thăng Long, Phố
Hiến và dường như các nguồn tư liệu không nói đến các địa điểm khác. Tuy nhiên, kết
quả khảo sát thưucj địa và nghiên cứu khảo cổ học cho thấy ngoài những địa danh đã
được xác định một cách chắc chắn thì hoạt động kinh tế Đàng Ngoài thế kỷ XVII còn
chịu sự tương tác của hàng loạt các bến đỗ (thường là gần với các vùng sản xuất thủ
công) và cảng sông khác. Rõ ràng là, phức hệ các bến đỗ cảng như khu vực Domea (Tiên
Lãng, Hải Phòng) và vùng Lục Đầu Giang (Chí Linh, Hải Dương)… là những địa điểm
rất có ý nghĩa và cần được nghiên cứu đầy đủ hơn nữa. Tại các khu vực này có sự xuất lộ
của nhiều bãi gốm sứ và đặc biệt là bãi sành mà dân gian vẫn quen gọi là “sành Mạc” với
độ trù mật cao của những hiện vật gốm, sành niên đại thế kỷ XV – XVI, kéo dài đến thế
kỷ XVII.
Như vậy, việc hình thành hệ thống cảng sông nằm sâu trong đất liền không chỉ cho
thấy những chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước mà còn thể hiện một chính
sách kinh tế tự chủ, tương đối khoáng đạt của nền phong kiến Đàng Ngoài. Mặc dù
không hoàn toàn làm triệt tiêu hoạt động của các cảng biển hay cảng cửa biển nhưung sự
phát triển của hệ thống sông đã dẫn đến việc chuyển dịch của trung tâm mậu dịch Đàng
Ngoài từ các cảng biển vào sâu trong đất liền gần với kinh đô Thăng Long và các vùng
kinh tế, làng nghề hơn (7). Đây chính là đặc thù của hoạt động ngoại thương Đàng Ngoài
thế kỷ XVI – XVII.
3. Vị thế của Phố Hiến
Trong hệ thống cảng thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII, cùng với Thăng Long,
Phố Hiến đã nổi lên như một cảng thị lớn nhất. Thương nhân nhiều nước châu Á như
Trung Quốc, Nhật Bản, Siam và thương lái phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh… đã đến đây để tiến hành các hoạt động buôn bán, thiết lập cơ sở thương mại.
Do có vị trí tương đối thuận lợi, lại chỉ cách kinh dô 2 ngày đi ngược sông Hông,
vào thế kỷ XVI – XVII Phố Hiến là một cảng thị hình thành, phát triển trong mối quan hệ
mất thiết với kinh đô Thăng Long và cả hệ thống cảng biển, cảng sông cùng nhiều làng

nghề nổi tiếng. Bia chùa Hiến dựng năm 1709 và bia chùa Chuông dựng năm 1711 cho
thấy nhiều người từu các địa phương khác nhau đến buôn bán và góp công xây dựng
chùa. Bia Anh Linh Vương cũng thấy sự hiện diện của cư dân từu hơn 50 địa phương trên
cả nước. Tuy nhiên, chịu áp lực bởi lệnh cấm của chính quyền Lê – Trịnh nên vào cuối
thế kỷ XVII chỉ có một số lượng hạn chế các tàu và thuyền buôn ngoại quốc khi đến giao
thương với Đàng Ngoài có thể đi xa hơn Phố Hiến. Do vậy, mặc dù không thể khẳng định
được một cách chắc chắn nhưng trong rất nhiều trường hợp, khái niệm “Tonkin” (Đông
Kinh) được sử dụng trong các nguồn sử liệu phương Tây chắc hẳn là nhằm để chỉ cảng


thị này, “Phố Hiến có phố phường, có chợ, có bến, có thương điếm nước ngoài, có cả trị
sở Hiến ty với quan lại và đồn binh. Ở đó có sản xuất thủ công nghiệp và sự nổi bật của
các hoạt động thương nghiệp. Một tụ điểm cư dân như vậy ở Phố Hiến cho phép chúng ta
coi đó là một thương cảng ven sông hay theo các nói dễ chấp nhận hơn là một cảng – thị,
thuộc loại hình đô thị - cảng (ville – port”(8).
Cùng với những vận động, chuyển biến của các nhân tố kinh tế, xã hội trong nước
sự thịnh đạt của Thăng Long, Phố Hiến và các cảng sông khác còn chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của môi trường kinh tế quốc tế mà cụ thể là sự tác động của nền kinh tế hải thương
đang ở vào thời kì thịnh đạt nhất. Thế kỷ XVI – XVII là thời kỳ kiến dựng và hưng thịnh
của hàng loạt các cảng thị Đông Nam Á. Các cảng thị đó là kết quả của những chuyển
biến kinh tế, thể hiện rõ sự hội nhập mạnh mẽ vơi mạng lưới kinh tế vùng và liên vùng.
Hoạt động chủ yếu của các cảng thị này là kinh tế. Đây chính là hiện tượng phát triển mới
của thành thị Đông Nam Á và tính chất, chức năng của nó có nhiều khác biệt so với loại
hình thành thị truyền thống mang đậm yếu tố chính trị, hành chính của phương Đông.
Có thể nói, Phố Hiến là một cảng thị mở, không có thành quách, hào lũy bao bọc
như thường thấy ở nhiều thành thị khác. Cuộc sống của cư dân phố cảng gắn bó với
những biến đổi của dòng sông và hoạt động kinh tế diễn ra trong mạng lưới giao thương
đa chiều nối liền Phố Hiến với nhiều cảng sông và cảng biển gần xa khác (9). Vào thế kỷ
XVII, Phố Hiến là một của ngõ quan trọng trong giao lưu quốc tế, là một cảng đối ngoại
tiêu biểu của Đàng Ngoài.

So với Thăng Long và một số cảng thị Đông Nam Á khác, vào thế kỷ XVII –
XVIII Phố Hiến có quy mô không thật lớn. Khu buôn bán chính là một dãy phố thị trải
dọc theo bến sông Hồng. Theo W.Dampier, người Việt sinh sống ở đây phần lớn là thợ
thủ công, buôn bán nhỏ và dịch vụ. Về nghề thủ công và thương nghiệp của Đàng Ngoài
giai đoạn đầu thế kỷ XVII, ông viết: “Người Đàng Ngoài biết nhiều nghề thủ công và
buôn bán vì thế có rất nhiều thương nhân và những loại thợ như: thợ rèn, thợ mộc, thợ xẻ,
thợ tiện, thợ dệt, thợ làm gốm, thợ vẽ, người đổi tiền, thợ làm giấy, làm sơn mài, đúc
chuông,… Đổi tiền là một ngành kinh doanh thực sự ở đây. Việc này do phụ nữu điều
hành, họ rất khéo léo và thành thạo về nghề nghiệp”(10). Tại Phố Hiến và các huyện phụ
cận còn sản xuất quạt lông, chiếu, gốm sứ… Theo bia chùa Hiến và chùa Chuông vào thế
kỷ XVIII, phố Hiến đã có 20 phường (11). Phần lớn các phường đó đều làm nghề thủ
công hay buôn bán.
Do vậy, cũng như tuyệt đại đa số các thành thị Việt Nam thời kỳ đó, nhà ở chủ yếu
đều có kiến trúc đơn giản. W.Dampierb cũng cho rằng, vào năm 1688 Phố Hiến có 2.000
nóc nhà. Trụ sở ban đầu của thương quán Anh ở Phố Hiến cũng là nhà tranh nhưng sau


đó một số dinh thự, gồm có thương quán Hà Lan và Anh, nhà của 2 viên giám mục người
Pháp và phố của Hoa thương đã được xây bằng gạch. Đại Nam nhất thống chí ghi: “Phố
Bắc Hòa thượng và hạ đều ở phía Tây Nam huyện Kim Động. Đời Lê, vạn Lai Triều và
dinh Hiến Nam đều ở đây, hai phố này nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc tụ
hội buôn bán. Lại có phố Nam Hòa người Trung Quốc ở đối diện với phố Bắc Hòa”(12).
Các ngôi nhà dựng sát nhau hướng ra phố. Đã có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra ở Phố Hiến.
tài liệu công ty Đông Ấn Anh cho biết vào năm 1673 hàng trăm nóc nhà ở Phố Hiến bị
cháy (13). Lưu trữ của Hội truyền giáo đối ngoại cũng ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến vào
tháng 7 – 1683 đã tiêu hủy mất một nửa cảng thị.
Để đảm bảo an ninh và điều hành các hoạt động buôn bán, chính quền Lê – Trịnh
đã phải cử nhiều quan chức về trấn thủ ở đây thậm chí còn cho lập một đồn binh. Phố
Hiến là nơi đóng trị sở trấn Sơn Nam thời Lê Sơ và Lê – Trịnh. Vào cuối thế kỷ XVII,
quan trấn thủ Sơn Nam lúc đó là Lê Đình Kiên, giữ chức Thiếu bảo, tước quận công, quê

Thanh Hóa, trị nhậm trong suốt 40 năm, từ 1664 cho đến lúc mất (1704). Ông “nổi tiếng
là người có tài xử kiện”(14). Không chỉ chăm lo đến việc bảo đảm an ninh và quản lí
hành chính, viên Trấn thủ còn trực tiếp tham gia điều hành một số hoạt động kinh tế.
Ngày 10-12-1686, ông đã nhận gửi đi 240 tấm lĩnh trắng để đổi lấy lưu huỳnh và diêm
tiêu. Như vậy, chính quyền ở Sơn Nam cũng tham gia vào một số hoạt động kinh tế của
Phố Hiến.
Về Thiếu bảo Lê Đình Kiên, W.Dampier nhận xét: “Viên quan cai quản liền sát đó
(tức trấn Sơn Nam) sống ở đây. Ông ta là một trong những đại thần của quốc gia và ông
ta luôn luôn có một số lớn quân lính trung thành cùng những binh sĩ thuộc hạ mà ông có
thể tùy ý sử dụng trong bất cứ trường hợp nào… Viên trấn thủ hoặc đại diện của ông ta
đã cấp giấy thông hành cho các tàu thuyền xuôi ngược, ngay cả một chiếc thuyền nhỏ
cũng không khởi hành được nếu không có giấy phép…” (15). Do vậy, nhìn từ gcó độ an
ninh, Phố Hiến như một trạm kiểm soat vòng ngoài bảo vệ kinh đô Thăng Long, điều tiết
các hoạt động ngoại thương và ở mức độ nào đó có thể đại diện cho chính quyền Lê –
Trịnh giao dịch với thương nhân ngoại quốc.
4. Châu ấn thuyền Nhật Bản với thị trường Đàng Ngoài
Do có vị trí cận kề với khu vực kinh tế sầm uất miền Nam Trung Quốc nên Đàng
Ngoài đã sớm trở thành một điểm trọng yếu trong hệ thống thương mại châu Á. Từ đầu
thế kỷ XV, thuyền buôn của vương quốc Ryukyu (Lưu Cầu) có thể đã nhiều lần đến giao
thương với Đại Việt. Tư liệu đáng tin cậy nhất là bức thư của quốc vương Ryukyu gửi
vua Lê năm 1509 (16). Đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nhật Bản là một thị trường
lớn về tiêu dùng tơ lụa. Tuy nhiên, do chính sách cấm hải của nhà Minh rồi nhà Thanh và


hiểu rõ những nguồn lợi từ thương mại nên sau khi giành được quyền lực năm 1600, Mạc
phủ Edo đã chủ động cử thuyền buôn đến Đông Nam Á để thu thập tơ lụa, hương liệu và
gốm sứ (17).
Vào thế kỷ XVII, cùng với Hội An của Đàng Trong, các cảng Đàng Ngoài cũng
đón nhận nhiều đoàn thương thuyền Nhật Bản. Quan hệ thương mại Việt – Nhật phát
triển phồn thịnh nhất vào khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XVII. Thuyền buôn Nhật Bản

đến buôn bán với Đàng Ngoài thường có trọng tải tương đối lớn. Do tiếp nhận được kĩ
thuật của phương Tây, Nhật Bản đã có thể đóng được loại thuyền đến 400 – 500 tấn.
Thông thường, mỗi chuyến Châu ấn khi đến buôn bán ở Đàng Ngoài đều có thể đem về
khoảng 4.000kg tơ lụa.
Trong quan hệ với Đàng Ngoài, sau một thời kỳ thiết lập mối giao thương với một
số thương cảng khu vực Thanh Hóa và Nghệ An, Hà Tĩnh… đến thời Châu ấn thuyền
(1592 – 1639), từng bước thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Siam đã có khuynh hướng
rời bỏ các cảng vùng Bắc Trung Bộ để tập trung về Bắc Bộ (18). Sự chuyển dịch các hoạt
động kinh tế đó là tác nhân quan trọng tạo nên sự hưng thịnh của hệ thống cảng thị và
vùng kinh tế châu thổ sông Hồng. Trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
Alexandre de Rhodes cho rằng khoảng trước năm 1627, đã có nhiều người Nhật đến
Đàng Ngoài” ông viết: “Còn đối với thương gia ngoại quốc thì thật ra có người Nhật và
người Hoa, họ vẫn tới buôn bán ở các bến An Nam, họ buôn tơ lụa, buôn trầm hương.
Người Trung Hoa ngày nay vẫn còn tiếp tục buôn bán, họ đem đồ sứ, đồ hàng hoa cùng
nhiều hàng hóa tiêu dùng và xa xỉ. Người Nhật xưa kia đem bạc rất nhiều tới đây buôn tơ
lụa, đem nhiều gươm đao và đủ các thứ vũ khí để bán” (19).
Sau cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn lần thứ nhất (1627), chúa Nguyễn đã đề nghị
các thương nhân Nhật Bản như Chaya Shinrokuro, một nhân vật có liên hệ mật thiết với
chính quyền Edo, không nên cho thuyền đến Thanh Hóa, Nghệ An và Đông Kinh để
buôn bán. Chính quyền Đàng Trong lo ngại rằng qua các thương gia Nhật và ngoại quốc
việc chúa Trịnh tiếp tcụ nhận được vũ khí và nguyên liệu như sa huỳnh, diêm tiêu,
đồng… sẽ làm tăng sức mạnh quân sự của đối phương. Nhưng điều chắc chăn là, do
muốn giữ thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại cũng như xuất phát từ lợi ích kinh tế nên
mối giao thương giữa chính quyền Đàng Ngoài với doanh nhân Nhật Bản vẫn tiếp tục
được duy trì. Vì lí do an ninh, cháu Trịnh luôn nắm độc quyèn về mua bán vũ khí và có
những biện pháp kiểm soát hết sức chặt chẽ đối với những loại hàng hóa như kim loại,
thuốc sung, vũ khí.
Khi thuyền buôn Nhật Bản đến, chính quyền Lê – Trịnh đều tiến hành thu thuế
thương mại. Mức thuế thường khoảng 400 cân bạc. Ngoài ra, để dành được ưu đãi cho



việc buôn bán, thương nhân Nhật Bản còn phải biếu tiền và một số vật phẩm có giá trị
khác cho giới quan lại và chính quyền sở tại. Chỉ sau khi đóng thuế và hoàn tất các thủ
tục hải quan, chủ thuyền mới được cấp giấy phép, giao thiệp và đi lại trong một phạm vi
nhất định. Để đảm bảo nguồn cung cấp tơ lụa luôn đạt chất lượng cao và ổn định, nhiều
năm thương nhân Nhật Bản đã pahỉ ứng trước tiền mua hàng cho các chủ xưởng thủ
công. Để mua được tơ sống và lụa người Nhật phải dùng tiền đúc bằng bạc có hàm lượng
cao. Giá tơ luôn được định đoạt trên cơ sở tính toán của các viên chức đặc trách của phủ
Chúa. Sauk hi đã mua được đủ lượng tơ lụa cần thiết, thương nhân Nhật Bản phải xin
phép chính quyèn rồi mới được chất hàng hóa lên thuyền và rời cảng. Thông thường,
người Nhật lưu trú và tiến hành các hoạt động mậu dịch trong khoảng 2 tháng. Họ buôn
bán ở kinh đô Thăng Long và Phố Hiến khoảng tháng 4 và trở về Nagasaki vào tháng 6.
Vào thời Châu ấn thuyền, Nhật Bản có quan hệ với 18 khu vực lãnh thổ nhưng địa bàn
chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. Từ năm 1604 đến 1635 đã có tổng số 356 thuyền
Châu ấn đến Đông Nam Á và Đài Loan. Theo đó, đã có 87 chiếc đến Đàng Trong, số
thuyền đến Siam (Thái Lan) và Luzon (Phillipines) mỗi nơi là 56 chiếc, đến Campuchia
là 44 và Đàng Ngoài là 37 chiếc (20).
Có thể khẳng định rằng chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương của Mạc phủ
Edo đã giành được sự ủng hộ của chính quyền Lê – Trịnh. Các thương thuyền Nhật bản
thường mang bạc, đồng, kiếm cùng một số loại vũ khí khác đến Phố Hiến để mua về lĩnh,
đũi, sa, nhiễu, nhung, tơ, bông vải, sa tanh, sơn, quế, nhãn, hoắc hương, cau, gạo, hồ tiêu,
vây cá, đường, đồ gốm sứ, thiếc và vàng. Chỉ riêng tơ lụa đã có đến 10 loại (21).
TRong các hoạt động kinh tế của giới thương nhân Nhật Bản ở Đàng Ngoài, Wada
Rizaemon đã nổi lên như một thương nhân có thế lực. Vốn là một người có kinh nghiệm
buôn bán với Đàng Trong, khi chuyển ra kinh doanh ở phía bắc, Riyaemon đã sớm xây
dựng mối liên hệ mật thiết với chính quyền Lê – Trịnh. Năm 1637, khi thương nhân Hà
Lan là Karel Hartsinck xin phép chúa Trịnh để thành lập thương quán xúc tiến việc bao
mua tơ lụa và hàng hóa của Đàng Ngoài, chúa Trịnh đã nhờ ông giao thiệp với người Hà
Lan. Nhưng do Rizaemon muốn can thiệp vào công việc giao dịch, bảo hộ tài sản và nhân
lực của VOC nên K.Hartsinck đã viết thư lên chúa Trịnh để phản đối. Theo nguồn tư liệu

của Hà Lan, Rizaemon từng có liên hệ với thương nhân Bồ Đào Nha và chính ông đã
đóng vai trò tích cực trong việc vận chuyển tơ lụa từ Đàng Ngoài sang Nhật Bản (22).
Sau năm 1635, do không thể chủ động vận chuyển hàng hóa về Nagasaki hay đến
các cảng Đông Nam Á nên Rizaemon thường phải nhờ đến thương nhân Hà Lan chuyển
hàng đến các thương cảng này. Năm 1661, chính ông đã nhờ tàu Hà Lan chuyển 14.000
đồng bạc Nhật Bản của gia đình gửi sang Đàng Ngoài. Trong những năm 60 của thế kỷ
XVII, vì nhiều nguyên nhân, lượng bạc và đồng Nhật Bản chuyển sang Đàng Ngoài bị


giảm sút. Việc thiếu bạc làm phương tiện thanh toán đã ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế
đối ngoại cũng như hoạt động của các cơ sở kinh doanh, trao đổi tiền tệ. Nhân cơ hội đó,
Wada Rizaemon đã muốn đứng ra nắm vai trò lưu thông tiền tệ Nhật Bản ở Đàng Ngoài.
Nhưng kế hoạch đó của ông bất thành vì gặp phải sự phản đối của chính quyền Lê –
Trịnh. Chắc rằng, chúa Trịnh không muốn thương nhân ngoại quốc can thiệp quá sâu vào
những hoạt động kinh tế trong nước.
Điều đáng chú ý là, trong quan hệ với Đàng Ngoài thế kỷ XVI – XVII, mặc dù
nhiều thuyền buôn Nhật Bản đã từng đến buôn bán với Phố Hiến, Thăng Long… nhưng ở
đây đã không hình thành một khu Phố Nhật (Nihon Machi) tương tự như Hội An ở Đàng
Trong, Manila ở Phillipines hay Ayutthaya của vương quốc Siam. Trên thực tế, do đồng
thời tiến hành hoạt động buôn bán ở nhiều địa điểm nên người Nhật có thể đã sống tản
mạn tại một số thành thị và thương cảng như Thăng Long, Phố Hiến, Domea… Bên cạnh
đó, vì luôn phải chịu áp lực chính trị mạnh mẽ từ phương Bắc và lo ngại sự xâm nhập của
các cường quốc phương Tây nên chính quyền Lê – Trịnh một mặt muốn duy trì các hoạt
động ngoại thương mặt khác vẫn luôn có thái độ nghi ngờ, kì thị, hạn chế sự xâm nhập
của thương nhân nước ngoài. Chủ trương đối ngoại đó đã không chỉ kiềm chế sự phát
triển của quan hệ ngoại thương mà còn tạo nên môi trường xã hội không thật thuận lợi
cho sự hình thành các khu định cư của ngoại kiều. Ở Phố Hiến, người Nhật có thể đã
sống tương đối tập trung tại một số địa điểm. Hiện nay, ở đây vẫn còn những địa danh
như Bắc Hòa, Nam Hòa. Có nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là khu định cư trước đây
của người Nhật (23).

Dưới tác động của chủ trương tỏa quốc (Sakoku), từ năm 1635 chính quyền Nhật
Bản ngày càng thi hành những biện pháp cấm đạo và hạn chế ngoại thương chặt chẽ. Sau
ănm 1639 do không thể trở về nước, một số kiều dân Nhật Bản đã ở lại Đàng Ngoài sinh
sống và hòa nhập với cuộc sống của người Việt. Bên cạnh đó, cũng có một số tín đồ Cơ
đốc giáo Nhật Bản do sự sợ chính sách bài đạo đã cùng với các giáo sĩ phương Tây lánh
đến Đàng Ngoài. Trường hợp Giuliano Pinani là một ví dụ. Ông đã theo cha Badinotti và
Pedro Marquez sang phụ tá cho giáo sĩ A. de Rhodes. Sau khi lệnh tỏa quốc được thưucj
hiện nghiêm ngặt, hầu hết những người này vẫn ở lại làm nghề mãi biện hay phiên dịch.
Và họ đã có vai trò nhất định trong việc dàn xếp nhiều thương vụ cũng như góp phần
thiết lập mối quan hệ giữa thương nhân các nước với Đàng Ngoài (24). Là một quốc gia
có tiềm lực kinh tế, chính quyền Lê – Trịnh vẫn muốn tranh thủ thế lực của thương nhân
Nhật Bản để có thể nhập về tiền bạc, đồng và vũ khí.
Sau năm 1639, chịu ảnh hưởng của chính sách tỏa quốc, người Nhật không còn tiếp tục
đến buôn bán với Đại Việt nữa nhưng thông qua vai trò của Hà Lan và đặc biệt là thương
nhân Trung Hoa mà quan hệ giao thương giữa Nhật Bản với Đàng Ngoài vẫn tiếp tục


được duy trì. Các tàu buôn của Hà Lan, Anh và một số quốc gia châu Á như: Trung
Quốc, Siam, Patani… vẫn qua lại buôn bán để đem tơ sống, các loại vải lụa cùng hương
liệu, lâm thổ sản đến Nhật Bản. Mối quan hệ đó vẫn được duy trì cho đến thể kỷ XVIII.
CHÚ THÍCH
(1). Anthony Farrington: British Factory in Tonkin, Oriensal and Indian Office
Collection, Royal Britsh Library; hay Nguyễn Thừa Hỷ: Phố Hiến qua các nguồn tư liệu
nước ngoài, Phố Hiến – Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Sở VHTT – TT Hải Hưng, 1994, tr.
83-88. Nhân đây, chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn
Thừa Hỷ đã cho phép sử dụng nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu chưa công bố.
(2). Thành Thế Vỹ: Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb.
Sử học, Hà Nội, 1961, tr. 165.
(3). Lê Bá Thảo: Việt Nam – Lãnh thổi và các cung địa lý, Nxb. Thế giới. Hà Nội, 2002,
tr. 314. Theo tác giả, vào mùa mữa lũ lượng nước chảy thường chiếm 70 đến 80% lượng

nước cả năm. Nguồn nước đó lại chảy tập trung trong vòng 1 tháng, hơn thế nữa phần lớn
lại thường dồn trong vòng 1 tuần nên rất ác liệt, đe dọa hệ thống đê điều và có khả năng
làm ngập một vùng lãnh thổ rộng lớn. Lượng cát bùn trong nước lũ sông Hồng cũng cao
gấp 7 lần so với mùa cạn (3.500g/m3), Lê Bá Thảo, Sdd, tr. 80-81.
(4), (6). William Dampier: Voyage and Discoveries 1688, London, 1931.
(5). Đại Nam nhất thống chí, Tập III, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tr. 345.
(7). Kết quả nghiên cứu thực địa và khảo cổ học ở Vân Đồn của chúng tôi trong thời gian
1997 – 2003 cho thấy nhiều bến cảng cổ vẫn xuất lộ hiện vật gốm sứ, sành thế kỷ XVII –
XVIII nhưng tập trung nhất là hiện vật thế kỷ XV – XVI.
(8). Phan Huy Lê: Phố Hiến và những vấn đề khoa học đang đặt ra; Trong Phố Hiến…,
Sđd, tr. 24.
(9). Đỗ Bang: Mối quan hệ giữa các phố cảng Đàng Trong với Phố Hiến thế kỷ XVII –
XVIII; TRong Phố Hiến, Sđd, tr. 188-195.
(10). William Dampier: Voyage and Discoveries 1688, London, 1931, p. 47.


TÀI LIỆU SỐ 2:
Thương mại Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ XVI- XVII
Vào thế kỷ XV- XVI, mặc dù cuộc chiến tranh giành quyền lực và đất đai giữa các lãnh
chúa đang diễn ra hết sức quyết liệt, nhưng kinh tế Nhật Bản vẫn có những bước phát
triển rõ rệt. Trong sự phát triển chung đó, hoạt động thương mại có vai trò quan trọng.
Vào thời gian này cùng việc tiếp tục duy trì mối quan hệ buôn bán truyền thống với
Trung Quốc và Triều Tiên thì Ryukyu (Lưu Cầu )với tư cách là một bộ phận thuộc lãnh
thổ Nhật Bản ngày nay còn mở rộng quan hệ thương mại đến một số quốc gia Đông Nam
Á.
THEO Minh Sử từ cuối thế kỷ XV, do phải cung chịu thần thuộc Trung Quốc và Nhật
Bản, Ryukyu đã cử nhiều đoàn triều cống đến hai nước này . Chính quyền Naha đã cử
171 thuyền sang Trung Quốc và 19 thuyền đến Nhật Bản. Đồng thời, Ryukyu củng cử 89
thuyền đến An Nam, 37 thuyền đến Java. Nếu con số trên xác thực thì số thuyền của
vương quốc Ryukyu đến An Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, nước có tiềm năng thương

mại nhất châu Á.
Do có vị trí địa lý thuận lợi, lại biết khai thác thế mạnh kinh tế của các quốc gia khu vực
Đông Bắc Á, trong gần hai thế kỷ XV- XVI, Ryukyu đã thực sự giữ vị trí trung gian
trung chuyển hàng hóa giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thuyền buôn
Ryukyu đã đến Phúc Châu (Trung Quốc ), Pusan (Triều Tiên), cảng biển Việt Nam, Java,
Malacca, Sumatra và nhiều vùng khác để mau tơ lụa, gốm sứ, dầu lô hội, ngà voi.
Theo một bộ thư tịch cổ viết về quan hệ thương mại của Ryukyu có tên là Rekidaihoan
(Lịch đại bảo án), vào thế kỷ XV có cả thảy 104 chuyến thuyền đã đến giao thương với
các nước Đông Nam Á. Chỉ riêng từ năm 1425 đến năm 1570 đã có 58 chuyến thuyền
đến Siam, Malacca: 20, Pattani:10, Java:6, Palembang:4, Sumatra: 3, Sudan: 2 và An
Nam: 1. Cũng theo nguồn thư tịch này , năm 1509 quốc vương Chuzan (Trung Sơn ) đã
gửi thư cho vua nước An Nam và biếu Vạn Thọ Đại Vương (có thể là Lê Tương Dực,
1509- 1516)1 vận cân lưu hoàng, ngoài ra còn có giáp sắt, kiếm, cung , vải vóc, quặng
sắt,..Nhà nghiên cứu Nhật Bản Kin Seiki cho rằng: dựa vào nội dung bức thư của Ryukyu
gửi cho quốc vương An Nam có thể suy đoán rằng phải chăng trước đó đã xảy ra sự kiện
gì (như cứu vớt thuyền bị nạn) khiến Ryukyu phái thuyền sang cảm ơn An Nam”. Trên
cơ sở các phát hiện gốm Việt Nam ở nhiều di chỉ thuộc Ryukyu có thể khẳng định rằng :
quan hệ thực tế giữa Lưu Cầu với Việt Nam chắc chắn là phong phú hơn nhưng ghi chép
trong sử liệu.


Trong thời gian đó thuyền buôn Nhật Bản từ cảng Bôntsu Hakata, Hyogo, Sakai,.. đã đến
Naha, trung tâm hành chính của Ryukyu, để mua những sản vật từ Đông Nam Á. Sau khi
Bồ Đào Nha chiếm Malacca năm 1511, do bị các tàu buôn phương Tây cạnh tranh và uy
hiếp bằng vũ lực, hoạt động buôn bán, quốc tế cảu vương quốc Ryukyu bị suy giảm
nhanh chóng. Vị trí giữa hai khu vực thương mại giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á của
vương quốc Ryukyu do vậy cũng không còn nữa. Từ nữa sau thế kỷ XVI, Ryukyu chỉ
còn giữ mối quan hệ buôn bán ở mức độ hạn chế với một số quốc gia trong khu vực. Tuy
nhiên, vương quốc này vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản, hai nước
có nguồn hàng xuất khẩu phong phú đồng thời có những ảnh hưởng chính trị với chính

quyền Naha.
Về phía Nhật Bản vào cuối thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI, nền chính trị của đất nước
luôn ở trong tình trạng biến động. Trong bối cảnh thường xuyên diễn ra các cuộc chiến
tranh giữa các tập đoàn phong kiến, chính quyền trung ương thậm chí cả lãnh chúa địa
phương đã không thể kiểm soát chặt chẽ được tình trạng an ninh trong các lãnh địa. Lợi
dụng tình trạng đó nhiều toán cướp biển Nhật Bản, với sự tham gia của những nhóm hải
tặc nước ngoài đã mở rrongj phạm vi hoạt động từ khu vực từ vùng biển Nhật Bản xuống
khu vực Đông Nam Á . Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: vào tháng 10- 1558, Thái sư
Trịnh Kiểm dâng biểu xin sai con thứ của Nguyễn Kim là Đoàn Quận công Nguyễn
Hoàng đem quan vào trấn thủ xứ Thuận Hóa “để phòng giặc phía Đông”. Tuy đoạn văn
không xác định rõ “giặc phía Đông” là giặc nước nào hay từ đâu tới, nhưng xét trong tình
hình lúc bấy giờ thì rất có thể đó “ Là một biểu hiện khu vực của những cuộc tấn công
dưới sự chỉ huy của người Nhật vào thời gian đó đã đạt tới đỉnh điểm dọc theo bờ biển
Trung Quốc”.
Nhà nghiên cứu Nhật Bản Iwao Seichi cũng cho rằng vào năm 1578, hải tặc người Nhật
đã đến hải phận Việt Nam và cướp thuyền buôn của một thương nhân Trung Hoa là Trần
Bảo Tùng đang vận chuyển đồng, sắt và đồ gốm đến Quảng Nam. Đại Nam thực lực tiền
biên cũng ghi lại sự kiện 1585, Bạch Tần Hiến Qúy (Shirahama Kenki) chỉ hyu 5 chiếc
thuyền lớn đến cướp ở của Việt, bị thủy quan của Chúa Nguyễn với lực lượng gồm 10
chiếc thuyền tấn công đánh tan 2 chiếc. Đến năm 1601, trong bức thư gửi cho Tướng
quân Tokugawa Ieyasu, khi nói đến sự kiện này , chúa Nguyễn Hoàng cho rằng “Do
không biết Hiển Quý là thương gia tốt” nên cuộc xung đột đáng tiếc đã xảy ra đồng thời,
mong phía Nhật Bản bỏ qua sự việc trên để tiếp tục cử thuyền đến Đàng Trong buôn bán.
Nhận thức rõ vai trò của Ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế trong nước vầ để phá
vỡ độc quyền buôn bán quốc tế của thương nhân phương Tây, Hoa kiều trên thị trường
Nhật Bản, từ cuối thế kỷ XVI cùng với những hành động kiên quyết diệt trù nạn hải tặc,
chính quyền Toyotomi Hideyoshi đã khuyến khích nhiều đoàn thuyền buôn Nhật Bản đến


các nước Đông Nam Á để thiết lập quan hệ thương mại. Vào thời Châu ấn thuyền (1592

– 1635) , Nhật Bản có quan hệ với khoảng 18 khu vực lãnh thổ nhưng địa bàn chủ yếu
vẫn là các quốc gia Đông Nam Á.
Từ cuối thế kỷ XVI, do mối quan hệ giao lưu buôn bán với Đông Nam Á đã trở nên rộng
mở, thuận lợi cho công việc buôn bán, nhiều cộng đồng người Nhật sống định cư ở nước
ngoài và lập nên những cảng Nhật, phố Nhật . Một số chuyên gia về quan hệ thương mại
Nhật Bản cho rằng trong khoảng thời gian 30 năm (từ năm 1604- 1643) Mạc phủ Edo đã
cấp tổng cộng 355 giấy phép cho thuyền buôn Nhật Bản đi ra nước ngoài. Trong đó
những địa điểm thuộc khu vực Đông Nam Á là 331 chiếm tỷ lệ 93,24%. Số thuyền Nhật
Bản đến buôn bán các thương cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay là 130 , chiếm
36,61%. Thuyền đến Đàng Ngoài là 51 chiếc, trong đó An Nam (Hung Nguyên) 14 chiếc,
Tokin 37 chiếc , chiếm tỷ lệ 39,23% ; thuyền Nhật đến Hội An (Đàng Trong) là 79 chiếc,
chiếm 60,76% trong tổng số thuyền đến Việt Nam.
Hiện nay ở Nhật Bản vẫn còn lưu giữ một tài liệu lịch sử hết sức giá trị về quan hệ quốc
tế của Nhật Bản thời kỳ Edo, tác phẩm có tên gọi là Ngoại phiên thông thư và trong phần
An Nam Quốc thư có nội dung của 56 bức thư của Chúa Trịnh Đàng Ngoài và Chúa
Nguyễn ở Đàng Trong gửi cho Mạc Phủ Tokugawa cùng với thư trả lời của Mạc Phủ viết
trong thời gian từ năm 1601 đến năm 1694.
Qua nghiên cứu nội dung của một số bức thư và những nguồn sử liệu khác, có thể thấy
giới cầm quyền Việt Nam lúc đó rất coi trọng quan hệ với Nhật Bản, sẵn sàng tạo điều
kiện thuận lợi cho thuyền buôn của Nhật Bản đến giao thương và muốn “thông qua
thương nghiệp để nối tình hữu nghị giữa hai nước”.
Về phần mình để giữ vững chủ quyền trong quan hệ đối ngoại và cũng để tránh cho Nhật
Bản không bị lệ thuộc vào những vấn đề chính trị quốc tế phức tạp.Mạc phủ Edo đã kiểm
soát chặt chẽ hoạt động thương mại thông qua việc thực hiện chế độ Châu án thuyền.
Chính sách đó được thể hiện rõ trong bức thư của Tokugawa Ieyasu gửi cho Nguyễn
Hoàng năm 1601: “ Thương gia Nhật Bản khi vượt biển đi buôn bán xa xôi, không được
vi chính trị quốc gia đi đến. Vì tôi suy nghĩ như thế nên xin Ngài yên tâm. Thương
thuyền của quốc gia chúng tôi, khi đến Qúy quốc đều mang theo văn thư có áp dấu Châu
ấn. Đây là bằng chứng mà tôi đã công nhận là thương thuyền, thương thuyền nào không
mang theo Châu ấn thì không nên cho thông thương. Tôi muốn gửi một ít vũ khí của

nước tôi. Đây cũng giống như vật nhỏ mọn từ phương xa ngàn dặm xin gửi đến, xin Ngài
bảo trọng”
Vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trong khuynh hướng mở rộng thương mại quốc tế
nhiều tàu buôn, thương gia Nhật Bản đã đến buôn bán với Việt Nam nhưng chủ yếu là
tập trung ở Phố Hiến (Đàng Ngoài) và Hội An (Đàng Trong).


Quan hệ Việt - Nhật phát triển phồn thịnh nhất là vào khoảng 30 năm đầu của thế kỷ
XVII , trong thời gian đó cũng có thể một số thuyền buôn từ Việt Nam cũng đã đến Nhật
Bản.
Theo Seiji Sakaki thì vào tháng 10 năm 1601 và thnags 8 năm 1604 thuyền từ An Nam đã
trực tiếp sang Nhật Bản buôn bán.
Với vị trí là trạm trung chuyển trên tuyến buôn bán quốc tế nối liền khu vực Đông Nam
Á với Đông Bắc Á, thuyền buôn từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh,
… đã ghé vào các thương cảng Việt Nam để trao đổi hàng hóa, tránh bão và lấy nước
ngọt. Trong quan hệ với Nhật Bản, ngoài những thuyền buôn của thương Nhật thường
đến trao đỏi hàng hóa thì thương nhân Trung Hoa, Hà Lan đã đóng vai trò quan trọng trên
tuyến buôn bán này. Đây cũng là hai nước có quan hệ thương mại chính yếu và lâu đời
với Nhật Bản ngay cả trong thời kỳ đóng cửa, theo thống kê của W. Z. Mulder, trong
vòng 31 năm (1609- 1640) có tất cả 190 tàu Hà Lan đến Nhật Bản, trong đó số tàu xuất
phát từ Đàng Ngoài và có ghé thăm khu vực này là 6, ghé qua Quảng Nam là 11 chiếc.
Nhưng từ năm (1637- 1652), do nhu cầu về thị trường tơ lụa của Nhật Bản rất lớn nên
nhìn chung hàng năm Hà Lan đều cho thuyền đến nhập hàng của Đàng Ngoài.
Sau khi chính sách tỏa quốc của Nhật Bản được thực hiện trong vòng 13 năm (16411654), tàu buôn của V.O.C ( Công ty Đông Ấn – Hà Lan) đã đem tới 51% (tương đương
với 3,538.000 gulden, đơn vị tiền tệ của Hà Lan), tổng lượng tơ nhập và Nhật Bản. Lãi
suất mà V.O.C Thu được rất lớn , khoảng gần 200% do giá tơ ở Đàng Ngoài rẻ. Tương tự
như vậy thương nhân Hoa kiều cũng tham gia tích cực trên tuyến buôn bán Việt- Nhật.
Trong thời gian từ 1647- 1720, có tất cả 266 thuyền buôn Trung Hoa xuất phát từ Việt
Nam (Tonkin: 63, Quảng Nam: 203) đến Nhật Bản.
Thuyền của các thương nhân ngoại quốc đến buôn bán với Đàng Ngoài phải đi theo hệ

thống sông Hồng và thường dừng lại ở khu vực cửa sông hay Phố Hiến để kiểm tra hàng
hóa và định mức thuế. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đàng Ngoài là: tơ lụa,
gốm sứ, lâm thổ sản. Các mặt hàng có diêm tiêu, lưu huỳnh, các loại súng, kẽm, đồng,
sắt, tiền đồng, vải dạ Anh và nhiều sản phẩm hàng hóa, công nghệ phương Tây khác.
Trong cuốn lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Alexandre de Rhodes cho rằng: trước năm
1627 đã có thương nhân Nhật Bản đến buôn bán. Họ thường đem bạc, nhiều loại vũ khí
đến để mua tơ lụa.
Có thể nói trước khi Nhật Bản đạt quan hệ buôn bán chính thức với Việt Nam thì một số
mặt hàng thủ công của Việt Nam đã được thương nhân nhiều nước biết đến. Từ năm
1517, khi Tome Pirea đại diện đầu tiên của Bồ Đào Nha trên đường từ Malacca đến


Trung Quốc đã mô tả về xứ Giao Chỉ : nơi đây có những tơ lụa đẹp hoàn hảo và cao cấp.
Tơ sống ở đây có chất lượng cao, nhiều màu sắc phong phú.
Vào đầu thế kỷ XVII, nhu cầu về tơ lụa của thị trường Nhật Bản là rất lớn. Do những trở
ngại trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản phải tìm đến những thị trường khác để
nhập tơ lụa về. Được sự ủy nhiệm của Tokugawa Ieyasu, Wiliam Adam vốn là thuyền
trưởng người Anh và là đại diện ngoại giao của Mạc phủ, đã bốn lần vượt biển đến Việt
Nam. Ông đã đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1614-1615 và ba lần sau vào các năm :
1617,1618, và 1619.
Trong quan hệ với Đàng Ngoài thuyền buôn Nhật Bản phần lớn là thuyền có trọng tải
tương đối lớn và có thể chở được 4.000-5.000 kg tơ sống. Để mua được to thương nhân
Nhật thường phải biếu tiền , quà cho chúa Trịnh và nhiều loại quan chức khác. Hơn nữa
để bán được hàng hóa từ Nhật Bản đưa sang họ còn phải nộp thêm cho phủ Chúa một
khoảng tiền khoảng 100 kg bạc thì mới nhận được giấy phép buôn bán với thương nhân
bản địa. Thời gian bán hàng cũng như những người giao thiệp buôn bán với Nhật Bản
cũng có những quy định cụ thể. Hàng năm , thợ thủ công Đàng Ngoài thường sản xuất
khoảng 15.000-16.000 kg tơ sống, 5.000-6.000 súc vải và đại bộ phận được dệt với chiều
dài gấp 2 lần chiếc áo khoác của Nhật Bản . Để có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho các
xưởng dệt, vào thế kỷ XVII những người sản xuất đã tìm cách tăng vụ tằm. Tằm ươm hai

lần trong một năm gồm vụ hạ vào tháng 4-5 và vụ đông tháng 10-11. Sản lượng tơ lụa
đông chỉ bằng khoảng một nữa sau vụ hè.
Để mau được tơ sống ở Đàng Ngoài, người Nhật phải dùng tiền bạc chất lượng cao. Sau
khi thỏa thuận tơ sống sẽ được định giá theo sự tính toán của các viên chức chính quyền
do Chúa Trịnh cử đến. Sau khi mua được tơ , lụa, thương nhân ngoại quốc cũng phải đợi
xin phép của chính quyền rồi mới có thể chất hàng hóa lên thuyền. Thông thường người
Nhật lưu trú và tiến hành các hoạt động mậu dịch trong khoảng 2 tháng . Họ thường đến
ThăngLong hoặc Phố Hiến vào tháng 4 và trở về vào cuối tháng 6.
Sau khi Mạc phủ thực hiện chính sách tỏa quốc , do chính quyền Châu ấn không thể tiếp
tục đến các thương cảng quốc tế, nên hoạt động thương mại kinh tế của Nhật Bản phải
phụ thuộc và các thương nhân Trung Hoa và Hà Lan… Mặc dù gặp nhiều khó khăn
nhưng Hà Lan vẫn tiếp tục quan hệ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Lý do chủ yếu là thị
trường Nhật Bản vẫn rất cần một lượng lớn tơ, lụa ngoại nhập. Do những “đóng góp”
trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Shimabara, Hà Lan ngày càng chiếm được thị trường
Nhật Bản và nguồn cung cấp tơ sống từ Đàng Ngoài trở nên rất cần thiết cho việc khẳng
định vị trí của họ ở Nhật Bản. Hơn thế nữa, số tơ lụa của Hà Lan nhập vào Nhật Bản lại
không chịu sự kiểm soát và định giá của chế độ Pancada, chế độ bao mua tơ lụa do Nhật


Bản đơn phương đặt giá , mà chính quyền Edo vẫn áp dụng với hàng hóa của Bồ Đào
Nha. Sự ưu ái đó của Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân Hà Lan thu
được lãi suất rất cao thường là gấp đôi so với giá gốc.
Lượng tơ sống do Hà Lan nhập vào Nhật Bản năm 1637 là 53..637 kin cùng với số tơ
của Bồ Đào Nha con số này lên đến 141.000 kin. Do vậy mà lượng tơ nhập đã vượt quá
nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nhật Bản và làm cho giá tơ giảm đột ngột . Sau năm
1639, do tàu buôn của Bồ Đào Nha bị cấm không được đến Nhật Bản nên Hà Lan gần
như độc chiếm thị trường này và vậy mà hàng hóa do người Hà Lan đem đến đã thu được
lãi suất lớn. Lợi nhuận trung bình của mặt hàng satin và lụa là 56%. Năm 1644, do tình
hình ngoại thương giữa Đàng Ngoài và Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi nên Hà
Lan đã thu được lợi nhuận là 300.000 gulden. Trong thời kỳ 1637-1652, hoạt động

thương quán của Hà Lan ở Đàng Ngoài tuân thủ theo nguyên tắc tài chính của Công ty
Đông Ấn nên số lượng hàng hóa, ngân quỹ , tàu thuyền đi lại giữa Nhật Bản với Đàng
Ngoài cũng như giữa Đàng Ngoài với Batavia và Đài Loan đều có sự ghi chép cụ thể và
chính xác . Bảng thống kê dưới đây cho thấy cảng xuất phát của tàu Hà Lan đến Đàng
Ngoài số hàng hóa chất lên tàu và giá trị bạc Nhật Bản cũng như giá trị hàng hóa đổi sang
đồng gulden.
BẢNG1. giá trị hàng hóa xuất khẩu và số tiền Hà Lan đem đến Đàng Ngoài
Năm

Rời cảng

1637
1637
1638
1639
1640
1640
1641

Hirado
Hirado
Hirado
------Taiwan
Hirado
Batavia

1642
1642
1643
1644

1645
1646
1647
1648
1649
1650

Batavia
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki
Nagasaki

Tên tàu thuyền
Grol
Santvoort
Rijp
Lis, Engel
Meerman
Meerman, Cleen
Rôtterdam
Meerman
Meerman
Meerman
Jongen Saijer

Swarten
Beerm
Guldegans
Hillegerberg
Kampen
Kampen, Witte valk
Masland, Witte valk

Giá
trị
hàng hóa
188.159
289.303
382.459

Số tiền
Bạc NB
600.000
100.000
130.000

Gulden
171.000
285.000
370.000

436.748
255.916
202.703


80.000
43.877

228.000
125.079

123.102
174.427
295.110
397.590
300.300
172.006
409.510
377.637
295.776
383.280

40.000
60.000
100.000
135.000
600.000
60.000
130.000
130.000
100.000
100.000

114.000
171.000

285.000
384.750
171.000
17.100
37.0000
370.500
285.000
285.000


1650
1651
1652

Nagasaki

Swarten Beer
Wutte Valk

Nagasaki

211.516

70.000

199.500

299.442

105.000 299.250


Wutte Valk

Nguồn: Nagazumi Yoko. Quan hệ thương mại của Nhật Bản với Đàng Ngoài đàu thế kỷ
XVII
Trong quan hệ của Hà Lan với Đàng Ngoài, tơ sống được coi là một trong những thương
phẩm quan trọng nhất . Bảng thống dưới đây cho thấy giá trị của tơ sống trong tổng kim
ngạch hàng hóa xuất ra của Đảng Ngoài . Ngoài tơ sống số hàng xuất khẩu còn có lụa ,
satin và nhiều loại vải vóc khác .B ảng thống kê chỉ thể hiện tơ sống nếu tính cả lụa và
satin hàng năm số tơ sống xuất đi chiếm 85%.
BẢNG 2: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Đàng Ngoài và giá của tơ sống
Năm

Tên tàu

1637
1638
1639
1640
1641
1642
1643
1644
1645
1646
1647
1648
1649
1650
1651

1652

Grol
Santvoort
Rock Lis, Engel
Meerman
Meerman
Meerman
Jongen Satjer
Swarten
BeermGuldegans
Swarten Beer
Swarten Beer
Campen, Tartientle
Campen
Swarten Beer

Tổng kim ngạch hàng xuất Giá tơ sống (gulden)
khẩu (gulden)
188.708
168.378
187.277
9.133
749.213
240.380
129.352
165.556
299.572
347.506
257.492

355.658
393.752
254.126
329.613

492.256
164.677
71.888
101.375
189.919
243.312
129.590
231.793
186.993
200.989
257.939

4.341.119

294.425

Tạiojouan, Wutte Valk
Nguồn: Nagazumi Yoko. Quan hệ thương mại của Nhật Bản


Số tơ xuất khẩu của Đàng Ngoài một phần xuất khẩu trong nước nhưng mặt khác đảm
bảo đủ số lượng tơ xuất cho các thuyền buôn ngoại quốc đồng thời để đáp ứng yêu cầu
của một số chủ thuyền về loại tơ có chất lượng cao nên Đàng Ngoài cần phải nhập tơ
thêm một lượng đáng kể tơ lụa của Trung Quốc . Số tơ này là do các Hoa thương đưa đến
nhưng điểm xuất phát của các thương thuyền thì rất khó xác định.

BẢNG 3: Lượng tơ sống nhập khâue từ Trung Quốc của Đàng Ngoài
Năm
1640
1641
1642
1643
1644
1645
1646

Kin
9.350
20.750
580
1.300
3.700

Năm
1647
1648
1649
1650
1651
1652
1653

Kin
26.500
30.500
120.827

30.700

Nguồn: Nagazumi Yoko. Quan hệ thương mại của Nhật Bản
Tơ lụa Đàng Ngoài thường được chia làm hai loại tơ mua của chúa Trịnh và tơ mua của
thương nhân tự do. Hai loại tơ này được thể hiện trong tỷ giá quy đổi . Tơ sống mua của
chua Trịnh thường được tính bằng bạc tốt với tỷ lệ quy đổi thấp hơn so với thương nhân
tự do. Trong khi chất lượng tơ mà phủ Chúa cung cấp không cao bằng của thương nhân
trên phố. Điều đó cho thấy tính chuyên quyền của chính quyền Lê- Trịnh trong quan hệ
thương mại.
Vào đầu những năm 1640, tình hình chính trị của Đàng ngoài luôn có những biến
động lớn. Điều kiện chính trị đó đã ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với các nước. Năm
1643, thương nhân Hà Lan không mua được tơ sống, vì năm đó chúa Trịnh đã dẫn
100.000 quân tiến đánh Đàng Trong. Do sợ bị cướp tài sản, nhiều thương nhân giàu có đã
rời khỏi kinh thành Thăng Long. Sản xuất bị ngưng trệ, nên khi tàu Hà Lan cập cảng đã
không thể nào mua được số tơ lụa và hàng hóa cần thiết. Liên tục trong mấy năm, do lọa
lạc, trộm cướp nổi lên, ngay cả kinh thành Thăng Long, thợ dệt cũng đã bỏ chạy về quê
và hàng dệt đã không được chuyển lên thành phố. Thêm vòa đó, ở Trung Quốc đang
trong thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa nhà Minh và nhà Thanh. Trong điều kiện kinh
tế, xã hội rối loạn nên nhiều ngành sản xuất cũng bị đình đốn. Trong thời gian này,
thuyền buôn đến từ Trung Quốc cũng giảm đi. Nguồn hàng nhập của Nhật Bản từ Đài
Loan cũng không được đáp ứng, vì vậy mà tơ sống của Đàng ngoài trở thành mặt hàng có
giá trị và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các thương nhân ngoại quốc.


Trong các hoạt động kinh tế của Nhật Bản với Đàng ngoài nổi lên vai trò của một
thương nhân có tên Wada Rizaemon. Ông là người hiểu rõ tình hình của vùng Thuận Quảng và được coi là một thương nhân chuyên bao mua tơ lụa. Sau khi chuyển ra kinh
doanh ở phía Bắc, Rizaemon đã có những liên hệ mật thiết với chính quyền chúa Trịnh.
Năm 1638, khi đại diện thương lái Hà Lan Karl Hartsinck in phép chúa Trịnh để thành
lập thương quán nhằm bao mua tơ lụa và hàng hóa của Đàng ngoài, phủ chúa đã giao cho
ông trực tiếp kế hoạch này. Nhưng vìa Rizaemon muốn can thiệp vào công việc giao

dịch, bảo hộ tài sản và nhân lực của công ty, Karl Hartsinck đã viết thư lên chúa Trịnh để
phản đối. Theo nguồn tư liệu của Hà Lan, Rizaemon đã có nhiều liên hệ với thương nhần
Bồ Đào Nha và chính ông đã đóng vai trò tích cực trong việc vận chuyển tơ lụa từ Đàng
ngoài sang Nhật Bản.
Năm 1644, đại diện thương lái của Hà Lan ở Đàng ngoài, là Brook Horst đã thiết
lập được mối quan hệ tốt đẹp với Rizaemon trong việc xây dựng thương quán, cũng như
trao đổi hàng hóa cho Hà Lan vay nợ. Thông qua việc quan hệ thường xuyên với thương
nhân Hà Lan, Rizaemon cũng biết được diễn biến chính trị căn bản ở Nhật Bản. Năm
1645, do có cuộc bảo loạn diễn ra mà các hoạt động thương mại quốc tế bị ngưng trệ.
Ngày 23 – 5 – 1645, Rizaemon đã phải dẫn mẹ và vợ trốn chạy trên thuyền mành của ông
buộc sẳn vào tàu Hà Lan. Nhưng đến ngày 6 – 8 – 1645, khi tình hình tạm yên, Rizaemon
đã lại dùng thuyền mành đi về phía hạ lưu sông Hồng, tại đây ông đã mua gạo gửi sang
Đài Loan cùng 100.000 kin đồng đã mua được ở Kẻ Chợ. Trong thời gian đó ông còn
dùng thuyền đi vào Thuận Hóa nhập một khối lương lớn tơ lụa để xuất cho tàu buôn Hà
Lan. “ Trong khi tình hình trong nước có nhiều biến động, ngoài đường phố bọ cướp
bowcj hoành hành nên tất cả mọi người đều rất giận dữ và trở về quê, có thể thấy được
Rizaemon quả là con người dũng cảm và có tài khi vẫn bình an vô sự đi lại buôn bán giữa
Thuận Hóa và Kẻ Chợ”
Trong quan hệ kinh tế, do không thể chủ động trong việc vẩn chuyển hàng hóa về
Nhật Bản, nên Rizaemon thường phải nhờ các tàu Hà Lan chuyển hàng hóa đến Nagasaki
hay Batavia. Thậm chí để đảm bảo độ an toàn. Năm 1661, Rizaemon còn yêu cầu tàu
buôn Hà Lan chuyển 14.000 đồng bạc của gia đình gửi từ Nagasaki sang Đàng ngoài.
Trên thực tế nhiều lần yêu cầu vận chuyển hàng hóa của ông đã bị các chủ tàu Hà Lan từ
chối vì việc vận chuyển số lượng hàng hóa đó sẽ phương hại đến lợi nhuận của VOC ở
Đàng ngoài
Năm 1664, do một số khó khăn, nên lượng bạc chuyển từ Nhật Bản sang Đàng
ngoài dùng cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa bị giảm sút. Việc thiếu bạc đã ảnh hưởng
tới đời sống của không ít người thuộc giới quý tộc, quan lại và một số thị dân vốn đã
quen với việc trồng dâu, ươm tơ, nuôi tằm và dệt lụa. Trên thực tế, thông qua vai trò của



Rizaemon, các thương nhân Hà Lan đã ứng trước 50.000 đồng bạc cho 4 trưởng thôn để
mua tơ sống và 10.000 đồng cho thợ dệt.
Lợi dụng tình trạng thiếu tiền lưu thông của Đàng ngoài, mặc dù bị chính quyền
kiểm soát chặt chẽ nhưng các thương nhân Nhật Bản vẫn tìm cách xuất tiền sang Việt
Nam. Năm 1638, 120.000 tiền đồng Nhật Bản đã được xuất sang Việt Nam để mua lụa.
Năm 1650, 3 chiếc thuyền mành của Rizaemon và 2 chiếc thuyền của Bồ Đào Nha đã
nhập khẩu một lượng tiền lớn từ Macao vào Đàng ngoài. Mặc dù chưa rõ đây là tiền đồng
Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng bản thân Rizaemon đã có kế hoạch đứng ra nắm vai trò
lưu thông tiền tệ Nhật Bản ở Đàng ngoài. Nhưng kế hoạch đó không thành công vì đã gặp
sự phản đối của phủ Chúa. Nhà Trịnh không muốn Rizaemon can thiệp quá sâu vào đời
sống kinh tế. Hơn nữa, mặc dù nhu cầu tiền tệ của Đàng ngoài là rất lớn, nhưng tỷ giá của
tiền tệ Nhật Bản luôn biến động. Năm 1665, vì bị thua lỗ trong việc kinh doanh tiền tệ
Nhật Bản, nên Rizaemon đã mắc nợ Hà Lan 90.000 gulden.
Sau khi Nhât Bản thi hành chính sách tỏa quốc, do dành được ưu thế thương mại,
Hà Lan gần như độc chiếm thị trường Nhật Bản. Trong quan hệ với Việt Nam thương
nhân Hà Lan cũng tỏ ra khá nhạy bén với những diễn biến chính trị. Việc chính quyền
chúa Trịnh ở Dàng ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng trong ít nhiều có thái độ thân thiện với
thương nhân ngoại quốc, ngoài lý do kinh tế còn xuất phát từ nhu cầu quân sự. Cùng với
một số doanh thương phương Tây, thương nhân Nhật Bản cũng đã đem vũ khí sang bán
tại Việt Nam và thu được nguồn lợi. lớn. Trong tình hình phức tạp của cục diện phân
tranh Nam – Bắc, khắc với Yamada ở Thái Lan, Riazaemon cũng như nhiều thương nhân
Nhật Bản không tham gia vào mưu đoan chính trị và giành đoạt vương quyền, mà chỉ
chuyên tâm vào hoạt động thương mại. Vai trò của ông trong việc duy trì và phát triển
thương mại Đàng ngoài với Nhật Bản cũng như giữa Việt Nam và các nước phương Tây
khác là một đóng góp quan trọng.
Đối với Đàng trong, vào thế kỷ XVI-XVII thuyền buôn Nhật Bản đã đến giao
thương ở nhiều thương cảng. Trong số các thương cảng đó, Hội An đã sớm khẳng định
được vị trí của một cảng thị quốc tế. Đây được coi là” hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả
người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng”.

Để khuyến khích ngoại thương, chúa Nguyễn cũng đã tạo những điều kiện thuận
lợi nhất định cho các thuyền buôn ngoại quốc: Phúc Kiến, Macao, Nhật Bản, Manila,
Campuchia và Malacca… đến trao đổi hàng hóa. “ Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng trong
để đem bạc của xứ này về”. Nhưng theo Cristophoro Borri:” Người Tàu và người Nhật là
những thương gia chính yếu ở Đàng trong”


Chúa Nguyễn đã cho phép thương gia các nước này được chọn địa điểm thuận lợi
để cư trú và buôn bán. Do vậy, ở Hội An đã hình thành hai khu phố “ Một phố người Tàu
và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai riêng và sống theo tập tục
riêng. Người Tàu có phong tục và luật lệ của người Tàu và người Nhật cũng vậy”. Vào
giữa thế kỷ XVII, ở khu phố danh cho người Nhật có chừng 60 gia đình đang sinh sống.
Tức là có khoảng 200 người đang sống trong khu phố này. Đứng đầu mỗi khu phố là
trưởng khu. Chúa Nguyễn thường giao cho trưởng khu phụ trách các công việc như: cảng
vụ, thuế vụ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong khu phố.
Thời gian buôn bán của thương nhân Nhật Bản thương kéo dài từ 3 đến 4 tháng,
vừa để đợi gió mùa vừa để thu gom hàng. Theo Lê Quý Đôn, Quảng Nam là một vùng
đất giàu có:” Thuận Hóa không có nhiều của cải, đều lấy ở Quang Nam, vì xứ Quảng
Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Người Thăng Hoa, Điện Bàn biết dệt vải lụa, vóc,
đoạn, lĩnh, làm hoa màu đẹp chẳng kém Quảng Đông, ruộng đồng rộng rãi, lúa gạo tốt
đẹp, trầm hương, tốc hương, sưng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi môi, trai ốc, bông, sáp,
đường, mật, dầu, sơn, cau, hô tiêu, cá, muối, gỗ, lạt đều sản xuất ở đấy.
Tuy nhiên, do sự phụ thuộc vào tự nhiên và những hạn chế trong kinh tế, sản xuất
hàng hóa xuất khẩu, nên vào mùa buôn bán, thương nhân ngoại quốc thường không mua
đủ số lượng hàng theo nhu cầu. Do vậy, để có đủ lượng hàng cần thiết thương nhân Nhật
Bản phải cử người ở lại thu gom hàng hóa, hoặc tìm đến từng hộ sản xuất để đặt tiền mua
bao trước toàn bộ sản phẩm mà các hộ thủ công làm ra để chuẩn bị cho mùa mậu dịch
năm sau. Ngoài tơ lụa, thương nhân Nhật Bản còn mua về trầm hương, đường mía, gốm
sành và nhiều loại lâm, thổ sản khác.
Do sự thúc đẩy của ngoại thương nên nhiều ngành kinh tế đặc biệt là ngành sản

xuất thủ công đã có nhiều điều kiện phát triển. Nhưng mặt khác, sự phồn thịnh một thời
của quan hệ thương mại cũng gắn liền với điều kiện sản xuất, quy mô và trình độ sản xuất
của các làng nghề thủ công. Ở Đàng ngoài, bên cạnh một Thăng Long 36 phố phường và
nhiều nghề thủ công truyền thống, ở vùng phụ cận cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng như
làng gốm: Chu Đậu, Hợp Lễ, Bát Tràng, Hương Canh, … cùng nhiều làng dệt ở vùng
Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên. Tại Phố Hiến được coi là tiền cảng của Thăng
Long vào thế kỷ thứ XVII – XVIII cũng đã hình thành nhiều phương thủ công như: Thợ
nhuộm, Nồi đất, Thuộc da, Hàng cau, Hàng chén, Hàng sơn, Hàng nón, … Dựa trên các
phát hiện khảo cổ học, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện được ở Ryukyu, Sakai,
Osaka, Nagasaki, … nhiều gốm sành Việt Nam có niên đại từ thế kỷ XV – XVI đến thế
kỷ XVIII, trong số đó còn có cả những hiện vật từ thế kỷ XIV, thời Trần.


Đối với khu vực Đàng trong, vùng Quảng Nam và một số vùng phụ cận, nhiều
làng nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc. Nghề dệt ở Thăng Hoa, Điện Bàn; nghề
gốm Thanh Hà; nghề mộc, làm ghe thuyền Kim Bồng … đều có những bước phát triển.
Do những nguồn lợi kinh tế và nhu cầu cung cấp nguyen liệu cho sản xuất thủ công
nghiệp mà nhiều vùng, đất trồng lúa đã chuyển sang trồng dầu, hồ tiêu… Sự phát triển
của một số ngành thủ công nghiệp và khả năng khai thác tài nguyên tự nhiên không
những đã góp phân nâng mức đời sống của một bộ phận xã hội, tăng cường mối giao lưu
giữa các vùng kinh tế mà đồng thời còn khuyến khích sự phát triển của nhiều ngành kinh
tế không trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Thông qua hoạt động ngoại
thương, nhà nước cũng thu được những khoản thuế lớn từ những thuyền buôn.
Trong quá trình làm ăn, sinh sống ở Việt Nam, do có những hiểu biết về văn hóa,
ngôn ngữ, khả năng thuyết trình và tính trung thực, thương nhân Nhật không chỉ được
người Việt mà cả nhiều nước khác tin cậy, nhờ làm trung gian buôn bán. Thông qua hoạt
động kinh tế, giao tiếp xã hội, một số thương nhân Nhật Bản đã kết hôn với người Việt.
Trên tấm bia Phổ đà linh sơn trung Phật ở động Hoa Nghiêm, chùa Non Nước, Đà Nẵng,
được tạo lập năm 1640 còn ghi lại tên của 5 người Nhật lấy vợ Việt. Để tăng thêm tình
giao hiếu giữa 2 nước một số chúa Nguyễn còn nhận các thương gia Nhật Bản làm con

nuôi. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã nhận Hunamoto Yabeiji, một thương gia và cũng là
phái viên đầu tiên của chính quyền Tokugawa tới Đàng trong làm con nuôi. Đến thời
Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635 ), năm 1619 ông đã gả công chúa Ngọc Vạn cho
một thương gia người Nhật là Araki Sutaro, Arakia được đổi tên Việt Nam và trở thành
hoàng thân của chính quyền Đàng trong. Sau đó công chúa cùng chồng đã trở về
Nagasaki và mất vào năm 1643. Hiện nay, mộ của Araki và vợ là công chúa Ngọc Vạn,
mà người Nhật trìu mến gọi là nàng Anio, vẫn được bảo tồn trân trọng tại Nagasaki. Bảo
tàng nghệ thuật thành phố vẫn lưu giữ một chiếc gương quý với bốn chữ An Nam quốc
kính mà công chúa đem về từ Việt Nam. Chiếc gương được sản xuất ở Châu Âu và có thể
là tặng phẩm của chúa Nguyễn dành cho công chúa làm của hồi môn khi theo chồng về
Nhật Bản.
Trong quan hệ với Nhật Bản, một số các thương gia cũng được chúa Nguyễn hết
sức quý mến. Thương nhân Toba được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nhận làm con nuôi
và dành cho nhiều ưu đãi về thương mại. Cùng với những lợi ích kinh tế, mối giao hiếu
thân tình đó cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển thương mại của hai nước trong
thời kỳ này.
Ngoài những giao lưu kinh tế, cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều muốn dựa vào
thương nhân ngoại quốc để tăng cường sức mạnh quân sự. nhằm danh ưu thế trong cuộc
giao chiến, đàng Ngoài cũng như đàng Trong đều nhập về thuốc súng, đồng để đúc súng,


đại bác và nhiều loại vũ khí khác. Trong quan hệ với Nhật Bản, ngoài việc nhập khẩu
đồng và tiền đồng thì “ Việc họ buôn bán thương xuyên với người Nhật đã đem lại cho
chúa rất nhiêu đao hay gươm dáo theo kiểu Nhật Bản với nước thép rất tốt”.Vì lí do an
ninh, nhà nước luôn nắm độc quyền mua bán vũ khí, kim loại với thương nhân ngoại
quốc.
Sau khi chính quyền Nhật Bản thực hiện chính sách tỏa quốc, thuyền buôn của
Nhật Bản không được phép đi ra nước ngoài như thuyền buôn của Hà Lan, thương
thuyền Trung Quốc, Triều Tiên, Ryukyu và một số nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục đến
Nhật Bản trao đổi hàng hóa, buôn bán. Nhờ đó mà quan hệ Việt Nam và Nhật Bản không

bị gián đoạn. Năm 1688, tức là 49 năm sau khi chính sách sakeku được thực hiện chúa
Nguyễn vần gửi thư ho Mạc phủ Edo yêu cầu mở lại quan hệ thương mại và nhập về
nhiều tiền đồng để tăng cường khả năng tài chính. “ Tôi thầm nghĩ nước tôi bây giờ cần
rất nhiều kinh phí cho lưu thông tiền tệ, nhưng kỹ thuật chế tạo tiền tệ không có, nên
đành phải gác vấn đề tài chính lại. Tôi nghe rằng, ở quý quốc sản xuất đồng tốt, chế tạo
tiền tùy theo nhu cầu. Nếu thật như thế tại sao không chế thật nhiều tiền bằng đồng để
cứu những nước nghèo về tiền tệ. Điều mong muốn đối với quý quốc là quý quốc làm
luật lưu thông tiền tệ ở nước ngoài, và giao dịch với nước tôi và hai nước chúng ta cùng
được lợi. Nếu được như thế, lưỡng tiên sẽ thông qua tình hữu nghị xây đăp tình nghĩa hai
quốc gia thành một gia đình. Đây là một điều thật tuyệt vời”.
Sau 45 năm chiến tranh liên miên ( 1627 – 1672 ), qua 7 lần giao tranh, để huy
đông sức người, sức của cho chiến tranh, tiềm lực kinh tế của cả Đàng ngoài cũng như
Đàng trong đã suy kiệt. Ở Đàng trong chúa Nguyễn muốn cũng cố lại quan hệ thương
mại với các nước để khôi phục kinh tế và đẩy nhanh cong cuộc khai phá vùng đất phương
Nam. Nhưng, tình hình chính trị khu vực và hoạt động của hệ thống thương mại quốc tế
đã có nhiều thay đổi. Chính sách đóng của hạn chế ngoại thương của chính quyền Edo
ngày càng được thi hành chặt chẽ.Dưới tác động của chính sách đóng cửa, từ sau năm
1635, do không thể trở về nước một số kiều dân Nhật đã ở lại Việt Nam làm ăn sinh sống
và hòa nhập chung với cuộc sống của người Việt.
Điều đáng chú ý là trong quan hệ với Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII, mặc dù nhiều
thuyền buôn Nhật Bản đã đến buôn bán với Đàng ngoài nhưng ở đây đã không hình
thành một khu phố tương tự như Hội An ở Đàng trong, Manila ở Philippines hay
Ayutthaya ở Siam. Ở Đàng ngoài, người Nhật có thể sống tản mạn ở một vài địa điểm
khác nhau ở Thăng Long, Phố Hiến. Trong chuyến đi đến Đàng ngoài năm 1637, thương
gia Hà Lan Karrl Hartsinck đã được sự giúp đỡ của một hoa tiêu kiêm phiên dịch người
Nhật ở cửa song Cấm tên là Gaando. Lên đến Kẻ Chợ ông ta lại gặp nhiều người Nhật
làm nghề phiên dịch, môi giới và cuối cùng được một phụ nữ Nhật la Ourusan ( bà Ouru)



×