Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

Tài liệu giản yếu về đánh giá chất lượng giáo dục và chương trình đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
TỦ SÁCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO MỌI NGƯỜI

GIÁO TRÌNH GIẢN YẾU
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GDĐT
VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CTĐT

TS. Nguyễn Tiến Dũng


Giới thiệu
Việt Nam đã và đang hướng tới sự hội nhập toàn diện và sâu sắc với kinh tế khu vực và
thế giới (sự tham gia WTO, AEC và TPP,…) một trong các yếu tố cơ bản để đảm bảo sự hội
nhập bền vững là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Theo GS Thomas Vallely, để nâng cao chất lượng GDĐT, “Những lĩnh vực mà việt nam
phải cảnh giác là về quản trị nhà trường, về cách thức đo lường và đánh giá tiến bộ. Kinh
nghiệm đã chứng minh rằng khi các trường cố gắng cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo,
thì quản trị chứ không phải tiền bạc mới là trở ngại lớn nhất thường gặp”
Theo Jamil Salmi, chuyên gia về giáo dục của Ngân hàng thế giới, “việc xây dựng một
cơ sở giáo dục có chất lượng cao với mong muốn đạt tới các tiêu chuẩn cao hơn là một việc
làm cao quý nhưng cực kỳ khó khăn, một điều dễ nói khó làm, là một quá trình phức tạp và
lâu dài”, thậm chí “đầy lực cản và cạm bẫy”


Giới thiệu
Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” của
IMF, khuyến nghị “Việt Nam cần hành động, hành động nhanh và các nhà lãnh đạo phải
theo đuổi một cách thức quản trị theo hướng kỹ trị và khoa học”
Theo nhiều nghiên cứu, để phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục chất lượng cao, và
xa hơn là đạt đẳng cấp quốc tế cần đổi mới 4 nội dung cốt lõi: 1: đảm bảo chất lượng; 2:
chương trình – giáo trình; 3: cán bộ - giảng viên; 4: sinh viên; trong đó nội dung 1 là bao


chùm ba nội dung còn lại. Các chủ thể chính tạo ra đổi mới, nâng cao chất lượng, bao gồm 2
chủ thể chính là: (A) Nhà nước: cải cách từ trên xuống và (B) Các trường (Ban giám hiệu, các
đơn vị, các cá nhân giảng viên và viên chức): cải cách từ dưới lên.




Những khát khao, nỗ lực cải cách, đổi mới, của mỗi nhà trường và mỗi người là có thật.
Thậm trí đôi khi bị đánh giá là “vượt rào”, bị “tuýt còi”
Những nỗ lực đổi mới, cải cách của quản lý nhà nước và của các trường, các giảng viên
trong thời gian qua là rất đáng trân trọng.


Giới thiệu
‘Giáo trình giản yếu cho mọi người’ này, được biên soạn không phải là để làm chính xác
hơn hay tranh luận, bổ sung thêm về các khái niệm, thuật ngữ, mà là sự tổng kết và hệ
thống hóa từ các khái niệm, thuật ngữ, cách làm đã có, đã được phổ biến kết hợp với sự
chia sẻ các kinh nghiệm (cả thành công và cả thất bại từ góc nhìn đảm bảo chất lượng của
người viết) trong các hoạt động thực tiễn với mục đích sẽ góp phần cùng mọi người tự đọc,
tự tìm hiểu và cùng thực hiện ‘cải cách giáo dục từ dưới lên’.
Nội dung gồm 3 phần
A - Một số khái niệm và mô hình giản yếu về chất lượng quản lý chất lượng, và đảm bảo
chất lượng.
B – Giới thiệu “Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (KĐCL) các CTĐT”, thang đo, cách hiểu và
áp dụng
C – Hai bài học cuộc sống và thư giãn cùng các loài hoa
Với mong muốn xây dựng ‘Tủ sách dạy học số ’ cho mọi người, tác giả mong nhận được
sự cộng tác, các ý kiến góp ý của các bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ Email




A – Các khái niệm và mô hình giản yếu
“Chất lượng” - thực tế thì chất lượng là 1 khái niệm động, phức tạp, và đa chiều,
việc đánh giá chất lượng phụ thuộc vào quan điểm (góc nhìn: đầu vào, đầu ra, quá
trình, kết quả học thuật, …) của người đánh giá. Theo Philip Crosby – phó chủ tịch
công ty International Telephone and Telegraph, Mỹ:
“ Vấn đề của chất lượng không phải ở chỗ mọi người không biết đến nó, mà
chính là ở chỗ họ cứ tưởng là họ đã biết rõ về nó”
Từ thực tiễn, rút ra rằng:
“Khi bàn về ‘chất lượng’, cực đoan hóa góc nhìn, sẽ dẫn đến những tranh luận
không có hồi kết”


Chất lượng giáo dục
Theo INQAAHE

(The International Network for Quality

Assurance Agencies in Higher Education)

trong GD&ĐT là:

thì chất lượng

+ Tuân theo các tiêu chuẩn đã được quy định;
+ Đạt được các mục tiêu đã đề ra của cơ sở giáo
dục.
Định nghĩa này được nhiều nước (trong đó có
VN), nhiều tổ chức về kiểm định chất lượng
chấp nhận và thực hiện



Chất lượng giáo dục VN
Theo thông tư 62/2012/TT-BGDĐT: “Chất lượng giáo dục” là sự đáp ứng mục tiêu đề
ra của cơ sở giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học hay luật giáo dục nghề nghiệp
phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và cả nước.


Các loại chất lượng và cách thức
đo lường chất lượng trong GDĐT
tt
1

Khái niệm
Chất lượng đào tạo

Nội hàm

Cách đo và người đo

Là những tố chất tiềm ẩn trong người Được phân loại và đo lường theo thang đo của
học/tốt nghiệp

Bloom – do giảng viên đo hay do khoa, trường
đo theo các điều kiện tốt nghiệp

2


Chất lượng CTĐT

Là mức độ thỏa mãn bộ tiêu chuẩn kiểm Được phân loại và đo lường theo bộ tiêu chuẩn
định chất lượng CTĐT của 1 tổ chức kiểm định chất lượng CTĐT – tổ chức KĐCL
KĐCL

3

đo

Chất lượng giáo dục Là mức độ thỏa mãn bộ tiêu chuẩn KĐCL Được phân loại và đo lường theo bộ tiêu chuẩn
và đào tạo

nhà trường của 1 tổ chức KĐCL

kiểm định chất lượng nhà trường – tổ chức
KĐCL đo


Hoạt động Đảm bảo chất lượng (ĐBCL)

Thường dùng 2 định nghĩa sau:
a/ Là toàn bộ các hoạt động thực thi công việc của mọi cấp, mọi thành viên trong
trường tuân theo và được duy trì theo các qui trình và các thủ tục, biểu mẫu đã được
phê duyệt.
b/ Theo ISO9000, "Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ
thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng được chứng minh là đủ mức cần thiết
để tạo tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu
chất lượng. Đảm bảo chất lượng bao gồm cả đảm bảo chất lượng trong nội bộ và đảm
bảo chất lượng bên ngoài".



Cấu trúc tổng thể tạo nên chất lượng
Như đã nó ở trên, để đổi mới, cải cách GD, mà mục tiêu tối thượng/cuối cùng chính
là nâng cao chất lượng, thì cần có sự tham gia của nhà nước/bên ngoài và các
trường/bên trong, một cách khác, cấu trúc tổng thể để tạo nên chất lượng bao gồm
2 hệ thống:
1- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài: tạo nên hành lang pháp lý cho đổi mới,
cải cách để tạo nên chất lượng mới
2- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong: đảm bảo rằng những đổi mới, cải cách
‘bên ngoài’ được tổ chức thực hiện một cách phù hợp với thực tiễn từng địa
phương, từng trường, thậm chí đến từng cá nhân.
“Sự không đồng bộ của 2 hệ thống sẽ sẽ làm cản trở, thậm trí là triệt tiêu nhũng nỗ
lực/động lực đổi mới, cải cách”


Hệ thống quản lý chất lượng
hay còn gọi Hệ thống đảm bảo chất lượng, Hệ thống chất lượng, định nghĩa của ISO
9001:
Là hệ thống quản lý dùng để định hướng và kiểm soát về mặt chất lượng.
Thành phần của hệ thống quản lý/đảm bảo chất lượng bao gồm:
1- Cơ cấu tổ chức;
2- Các nguồn lực;
3- Các quy trình, thủ tục;
4- Cơ sở dữ liệu và thông tin


Hệ thống ĐBCL bên ngoài
Hệ thống này bao gồm 2 thành tố chính


1.
2.

Các thành phần tổ chức của quản lý nhà nước, của đơn vị chủ quản có tham
gia quản lý nhà trường, và các tổ chức KĐCL
Các chính sách, qui định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số thực hiện, các thủ tục, các
qui trình quản lý, quản trị và triển khai của các thành phần trên mà nhà
trường phải đáp ứng


Hệ thống ĐBCL bên ngoài
t

Tổ chức

Các chính sách, qui định, tiêu chuẩn, …

1

Nhà nước (QH, TT)

Các luật, các chiến lược, qui hoạnh, …

2

Bộ nội vụ

Qui định ngạch công chức, viên chức, …

3


Bộ GDĐT

Qui định, qui chế tuyển sinh, đào tạo, HS-SV, tiêu chuẩn, qui trình KĐCL,


4

Cơ quan chủ quản

Qui định về phân cấp nhiệm vụ và quản lý, …

5

Địa phương

Qui định về đất đai, xây dựng cơ bản, …

6

Tổ chức KĐCL

Qui định về KĐCL, …

7

Hiệp hội nghề nghiệp

Các tiêu chuẩn nguồn nhân lực, …









Hệ thống ĐBCL bên trong
Hệ thống này bao gồm 4 thành phần hiện hành của trường:

1.
2.
3.
4.

Cơ cấu tổ chức
Các nguồn lực (tài chính, CSVC, con người)
Các chính sách, các thủ tục, các qui trình
Văn hóa thực hiện = đảm bảo các nguyên tắc quản lý chất lượng (tính ổn định,
tính hệ thống, mức độ chuẩn hóa, cập nhật, tính công khai, minh bạch, phổ
biến, mức độ cải tiến liên tục, sự khác biệt, hướng tới khách hàng, …)
HỆ THỐNG ĐBCL BT = HỆ THỐNG
QUẢN LÝ&QUẢN TRỊ


Hệ thống ĐBCL bên trong
t

Thành phần


Nội dung

1

Cơ cấu tổ chức

Số lượng Phòng, khoa, ban, TT, cơ cấu nhân sự

2

Nguồn lực

Tài chính, Cơ sở vật chất, Đội ngũ

3

Chính sách, Qui trình, thủ

1/ Các Kế hoạch chiến lược, Qui chế tổ chức và hoạt động, Các chính sách quản lý các

tục, …

nguồn lực
2/ Các Qui trình, thủ tục nhân sự: tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, khen thưởng, kỷ
luật
3/ Các Qui trình thủ tục quản lý, triển khai đào tạo: tuyển sinh, giảng dạy, kiểm tra
đánh giá, …
4/ …

4


Văn hóa thực hiện

tính ổn định, hệ thống, mức độ chuẩn hóa, cập nhật, công khai, minh bạch, phổ biến,
mức độ cải tiến liên tục, sự khác biệt, hướng tới khách hàng


Mô hình phân cấp & nhiệm vụ trong
QL&QT chất lượng bên trong

Xác định:

Cấp cao
(HĐT
BGH)

-

Sứ mạng; Mục tiêu; Các chiến lược
Cơ cấu tổ chức
Các nguồn lực
Các chính sách thực hiện

Xác định
Cấp trung
(quản lý các phòng, khoa,
ban)

-


Các qui trình, Các thủ tục
Các biểu mẫu thực hiện
Cách thức vận hành; Các công cụ
kiểm tra, giám sát, đo lường CL

Cấp thực hiện
(Phòng, khoa, ban, GV, CBVC, SV)

Các cấp QL&QT chất lượng

Thực thi các qui trình, thủ tục

Các nhiệm vụ chính trong QL&QT chất lượng của các cấp


Các nguyên tắc QL&QT chất lượng

1.
2.
3.
4.
5.

Hướng tới khách hàng (bên trong và bên ngoài tổ chức);
Tuân thủ các qui định, qui trình, thủ tục;
Đáp ứng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và phù hợp với nguồn lực; Tạo ra sự khác biệt.
Thấu hiểu và đồng thuận: mọi cấp, mọi người hiểu và cùng thực hiện;
Có các qui trình nội bộ, chính sách, kế hoạch thực hiện đảm bảo tính hệ thống, khả thi, toàn diện, ổn
định, chuẩn hóa, công khai, minh bạch;


6.

Định kỳ đo lường, kiểm tra, đánh giá, cải tiến và cập nhật;


Kiểm định chất lượng
Có khá nhiều định nghĩa về KĐCL, tuy nhiên từ định nghĩa của A.W Astin và qua
thực tiễn có thể rút ra rằng: “Kiểm định chất lượng là một trong các hình thức đánh giá
chất lượng giáo dục toàn diện, tuy nhiên nó không đánh trực tiếp vào chất lượng của
sản phẩm giáo dục (người học) mà tập trung đánh giá chất lượng của hệ thống đảm
bảo chất lượng bên trong của tổ chức giáo dục trên cơ sở các hồ sơ minh chứng xác
thực, nhằm tìm kiếm các cơ hội đảm bảo chất lượng, cải tiến liên tục để nâng cao chất
lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển bền vững”.
Phân loại kiểm định chất lượng có 2 loại
- Kiểm định chất lượng nhà trường
- Kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo
Văn hóa của KĐCL là văn hóa minh chứng = Mọi nhận định, mô tả, đánh giá phải dựa
vào minh chứng


Làm thế nào để KĐCL giúp nhà trường phát triển bền vững?
TT
1

Nội dung cần làm

Các yêu cầu

Tự đánh giá chẩn đoán/sơ bộ và tự


i) Bồi dưỡng nhận thức về KĐCL và bộ tiêu chuẩn cho toàn bộ tổ chức;

điều chỉnh

ii)Thực hiện các điều chỉnh hệ thống ĐBCL bên trong theo các yêu cầu
của bộ tiêu chuẩn
iii) Đăng ký KĐCL

2

3

4

Tự đánh giá thực chất theo tiêu

Theo minh chứng thu thập được, đúng thực chất, không tô hồng, bôi

chuẩn, tiêu chí

đen, hay suy diễn

Đưa ra được các hành động cải

Trong mỗi hành động phải trả lời được: Làm gì?, Ai làm?, Khi nào làm?,

tiến khả thi

với nguồn lực nào?


Cải tiến liên tục

Đưa các kế hoạch hành động và các khuyến nghị của ĐGN vào KH hoạt
động của trường trong những năm tiếp theo


Các sai lầm thường gặp trong KĐCL

1.
2.
3.

Khoán trắng
Chủ quan, thiếu thống nhất nhận thức, quan điểm chỉ đạo và triển khai
Thiếu các chính sách hỗ trợ, động viên khuyến khích

 Lặp lại “văn hóa đổ lỗi”  Kết quả công tác KĐCL không góp phần giúp nhà
trường PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Làm thế nào để nâng cao chất lượng?
Là câu hỏi khi nền SX chuyển từ tự cung tự cấp sang nền SX hàng hoá, và việc nâng cao chất lg trong một tổ chức thường
trải qua 4 giai đoạn:


Tên gọi

Câu hỏi và nội hàm

1


Lưỡng lự

“Tại sao tôi phải quan tâm đến chất lượng? Sản phẩm của tôi vẫn được sử dụng rộng rãi mà”

2

Nhận thức

“Dường như chúng ta có vấn đề về chất lượng? Qui mô SX ngày càng giảm, và đang xuất hiện
ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, cần phải làm gì đó để khẳng định thương hiệu và cạnh
tranh”  đi tìm những “bằng chứng” chất lượng

3

Quyết tâm

“Chất lượng là vấn đề sống còn”  đề ra chiến lược và các giải pháp đảm bảo chất lượng

4

Duy trì

“Với chúng tôi, ĐBCL là việc làm hàng ngày”

trong những năm 50, tại Mỹ và Nhật bản, đã trở thành “phong trào chất lượng”, và sự ra đời của giải pháp Deming - Chu
trình PDCA


Mô hình giải pháp tổng thể nâng cao CLGD

(Chu trình/giải pháp ĐBCL Deming)

Q
P
A

+ Nhận thức về CLGD, KĐCL
của toàn trường

D

+ Các chính sách hỗ trợ, động

Hành trình nâng cao CL giáo

C

viên, khuyến khích

dục
Đgiá đ.kỳ và ĐG.ngoài theo bộ TC
Ktra lần đầu

KĐCL
t

Nâng cao CLGD là một hành trình không phải là cái đích
+ Hành trình nâng cao CLGD, đó là: từng bước hình thành, duy trì việc quản lý&quản trị các công việc/hoạt động theo chu trình
Deming: P-Plan, D-Do, C-Check, A-Act, đồng thời thực hiện lưu trữ các hồ sơ quản lý, quản trị và đánh giá thực hiện công việc
theo chu trình PDCA này



Các rào cản chính

1.
2.
3.

Rào cản “Tầm nhìn”
Rào cản “Nguồn lực” = “Con người, tài chính, Cơ sở vật chất, Thời gian”
Rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, áp lực công việc hiện tại”

“Từng bước tháo gỡ được các rào cản sẽ hình thành được động lực mới cho sự
phát triển”


Cách khắc phục
1. Khắc phục rào cản “Tầm nhìn”

Tổ chức các hội thảo, tập huấn, tham quan học hỏi, ...
2. Khắc phục rào cản “Nguồn lực”

Chấp nhận thay đổi là một quá trình cần có thời gian, không nóng vội, đối phó,
thành tích, thiếu kiên trì, thậm chí sao chép, ...

Xây dựng Kế hoạch tổng thể và chia thành nhiều giai đoạn để thực thi
Mỗi giai đoạn: Làm theo kiểu dự án có mục tiêu, các sản phẩm rõ ràng. Sử
dụng các chuyên gia tư vấn phù hợp

3. Khắc phục rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, áp lực công việc hiện tại”


Kết hợp hài hòa các biện pháp động viên, khuyến khích và xử lý hành chính.
 Ban hành các chính sách phù hợp, các văn bản hướng dẫn chuyên môn
cụ thể và đảm bảo tài chính.


B- Giới thiệu bộ tiêu chuẩn KĐCL CTĐT

Ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư số 04/2016/TT-BGDĐT, Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
các trình độ của giáo dục đại học, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/4/2016.
Việc tìm hiểu nội dung và các yêu cầu cần phải đáp ứng của bộ tiêu chuẩn để các
đơn vị, mỗi cá nhân hình dung được cách làm và từng bước áp dụng vào thực tế là
điều hết cần thiết.
Bộ tiêu chuẩn của Bộ GDĐT được thiết kế có nhiều điểm tương đồng với bộ tiêu
chuẩn mới nhất của AUN-QA


×