Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TOÀN cầu hóa VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.81 KB, 17 trang )

TOÀN CẦU HÓA
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI

MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: TOÀN CẦU HÓA. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU
HÓA
1.1. Toàn cầu hóa
1.2. Những biểu hiện của toàn cầu hóa
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
2.2. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội
2.3. Trên lĩnh vực chính trị
Chương 3: VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa (TCH) là một quá trình chung đang diễn ra với qui mô toàn
cầu, được coi như là một tiến trình lịch sử. TCH hiện nay đang tác động hết sức
mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc, đời sống xã hội của cả nhân loại. Tuy


nhiên, thái độ và cách nhìn nhận đối với TCH là hết sức khác nhau.
Xu hướng TCH được coi là vấn đề trung tâm về mặt lý luận lẫn thực tiễn trên
toàn thế giới. Trên thực tế, xu hướng TCH xuất phát từ các nước phát triển.
Nhưng ngày nay, nó đã và đang kéo các nước, kể cả các nước chậm phát triển
vào quỹ đạo của mình.
Nó đang định ra những nguyên tắc mới, chung cho tất cả các nước. Vấn đề
đặt ra là chỉ có thể đối mặt với nó như thế nào để mỗi quốc gia, dân tộc giảm
thiểu được những tiêu cực phát sinh và từ đó, thu được hiệu quả tốt nhất mà vẫn
giữ vững con đường phát triển đã chọn.
Với mong muốn hiểu rõ hơn bản chất của TCH, bên cạnh những mặt tích cực
dễ nhận thấy là tác động tiêu cực của nó. Chính vì vậy, đề tài “Toàn cầu hóa và
những tác động của nó đối với thế giới” được tác giả chọn làm đề tài nghiên
cứu.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
TCH là một xu thế, một quá trình lịch sử, nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn
đang tiếp diễn, đang vận động phát triển rất nhanh và phức tạp.
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên đã đưa ra định nghĩa TCH như sau: “TCH là quá
trình chuyên môn hoá các yếu tố riêng của mỗi quốc gia dân tộc thành các yếu
tố chung mà mọi quốc gia đều chấp nhận. Đó là quá trình tăng dần những mối
quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả những
sản phẩm, những thành quả riêng có tính đặc thù của từng đơn vị xã hội trên
toàn cầu theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, tìm tới nhau, tạo thành những
giá trị chung nhất, giá trị phổ quát có ý nghĩa toàn nhân loại. Toàn cầu hoá như
vậy cũng có thể gọi là xã hội hoá, cộng đồng hoá, quốc tế hoá.”
Trong “Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam” của PGS.TS
Trình Mưu – Nguyễn Hoàng Giáp, xuất bản năm 2006 tại NXB Lý luận chính
trị cũng đã nêu ra một quan điểm chung về vấn đề TCH. Cụ thể: “TCH là kết


quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự gia tăng của mối liên

hệ, liên kết, sự tuỳ thuộc và chế ước lẫn nhau giữa tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế. Có thể định nghĩa TCH là quá trình phổ biến hoá trên phạm vi
toàn cầu những giá trị, hoạt động, mô hình. (Kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị,
khoa học - kỹ thuật, công nghệ …) nhất định.”
Trong “Một số vấn đề cần biết về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế” xuất bản năm 2004 tại NXB Lao động đã xác định rằng hiện nay đang
hình thành một thế giới nhất thể hoá trên cơ sở 5 mạng lưới liên kết bao gồm:
làng thông tin toàn cầu (global information village), chợ văn hoá toàn cầu
(global cultural bazaar), đại siêu thị toàn cầu (global shopping mall), trụ sở lao
động toàn cầu (global work place) và mạng lưới tài chính toàn cầu (global
financial network)
Tác phẩm này còn đề cập tới việc tổ chức và hoạt động của các công ty
xuyên quốc gia (TNCs): “Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) được tổ chức
thành một cơ cấu chặt chẽ bao gồm trên 60.000 công ty mẹ và trên 500.000
công ty con bao quát hầu khắp thị trường thế giới. Đây là những thực thể sản
xuất - kinh doanh phi lãnh thổ quốc gia, nối kết các tiểu không gian kinh tế
thành siêu không gian nhất thể hoá trên nhiều mặt khâu kinh tế - công nghệ.
Với thế lực chiếm 30% GDP thế giới hàng năm, 65% kim ngạch mậu dịch,
70% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài, 90% công nghệ cao và 70% hoạt động
chuyển giao công nghệ, các TNC là lực lượng xung kích lợi hại triển khai quá
trình TCH tư bản chủ nghĩa”.
Trên “Tạp chí thông tin – những vấn đề lý luận”, số 6 năm 2000 cho rằng:
“Trên thực tế, TCH không chỉ là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, chủ yếu là
một quá trình kinh tế - xã hội chứa đựng những bất công và nghịch lý lớn. Bởi
vậy TCH chính là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay gắt vì
những mục tiêu vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng: Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó đối với thế giới

Phạm vi: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài tìm hiểu xu thế TCH và tác động của nó đối với thế giới trên nền tảng
của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học lịch sử nên hai phương
pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác để đề tài có thể đạt kết quả tốt
nhất.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu xu thế TCH và tác động của nó để từ đó có sự nhìn nhận khách
quan hơn. Qua đó, thấy được những tác động của nó đến thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
6. BỐ CỤC
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: TOÀN CẦU HÓA. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU
HÓA
Nội dung chủ yếu của chương này là khái quát về khái niệm, định nghĩa TCH
và những biểu hiện của TCH.
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
Nội dung của chương là tìm hiểu tác động của TCH.
Chương 3: VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Trong chương này, đề tài khái quát quá trình hội nhập của Việt Nam trong xu
thế TCH.


Chương 1:
TOÀN CẦU HÓA.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU HÓA
1.1. Toàn cầu hóa

TCH là một xu thế, một quá trình lịch sử, trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
tiếp diễn, phát triển rất nhanh và phức tạp. Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống
nhất về khái niệm TCH.
TCH là quá trình chuyên môn hoá các yếu tố riêng của mỗi quốc gia dân tộc
thành các yếu tố chung mà mọi quốc gia đều chấp nhận. Đó là quá trình tăng
dần những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
giữa tất cả những sản phẩm, những thành quả riêng có tính đặc thù của từng
đơn vị xã hội trên toàn cầu theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, tìm tới
nhau, tạo thành những giá trị chung nhất, giá trị phổ quát có ý nghĩa toàn nhân
loại. Toàn cầu hoá như vậy cũng có thể gọi là xã hội hoá, cộng đồng hoá, quốc
tế hoá (GS.TS. Nguyễn Văn Huyên).
TCH là những quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều
nước khác nhau đang ngày càng trở nên phục thuộc lẫn nhau do có sự năng
động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như có sự lưu thông vốn tư
bản và công nghệ. Đây không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của
một tiến trình đã được khơi mào từ lâu (Uỷ ban châu Âu).
TCH là quá trình hoạt động bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, là
một thứ thiết chế và liên kết kinh tế của giới xuyên quốc gia trong quá trình
tích tụ lực lượng nhằm đạt tới những tăng trưởng vững chắc (S.Herman).
→ TCH là kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự gia
tăng của mối liên hệ, liên kết, sự tuỳ thuộc và chế ước

lẫn nhau giữa tất cả

các nước trong cộng đồng quốc tế. Có thể định nghĩa TCH là quá trình phổ


biến hoá trên phạm vi toàn cầu những giá trị, hoạt động, mô hình. (Kinh tế, xã
hội, văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật, công nghệ …) nhất định.
1.2. Biểu hiện của toàn cầu hóa

Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ đã tạo cơ hội cực kỳ lớn đối với quá
trình phát triển của con người. Tuy nhiên, những thành tựu đó có mang lại lợi
ích thiết thực cho nhân loại, cho cộng đồng quốc tế hay không còn tuỳ thuộc
vào cách sử dụng và mục đích sử dụng của mỗi con người và mỗi quốc gia.
Công nghệ đều có bước nhảy vọt căn bản trong quá trình đổi mới. Thể hiện
ở hai mặt:
Thứ nhất, thực hiện các cách thức và công việc cũ một cách nhanh chóng và
thuận lợi.
Thứ hai, tạo ra cách thức nghề nghiệp hoàn toàn mới mà trước đây loài
người chưa thể hình dung ra được. Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và
truyền thông đã tạo ra Internet. Chính hệ thống này đã loại bỏ các yếu tố mà
trước đây con người khó vượt qua như yếu tố chi phí, không gian, thời gian và
đang mở ra kỷ nguyên mạng thông tin toàn cầu lấy thị trường toàn cầu là
mục tiêu và động lực phát triển.
1.2.1. Nền sản xuất dựa trên sự phân công lao động quốc tế rộng rãi
Ngày nay, đa số các sản phẩm hàng hóa dù giản đơn hay phức tạp đều
không phải do một người sản xuất ra, mà thường do nhiều người, nhiều xí
nghiệp, thậm chí nhiều quốc gia cùng hợp tác sản xuất. Ví dụ như : về mặt kỹ
thuật chiếc xe Toyota gồm khoảng 20.000 chi tiết cấu thành và do hơn 105
công ty khác nhau cùng tham gia sản xuất, hay một máy bay Boeing gồm hàng
chục vạn chi tiết và nó là sản phẩm của trên 600 công ty được đặt ở 29 quốc
gia khác nhau cùng hợp tác sản xuất. Điều này do quy luật phân công hợp tác
lao động ngày càng phát triển, nó không chỉ diễn ra trong phạm vi từng ngành,
từng quốc gia mà đã mang tầm quốc tế, tính toàn cầu.


Do lợi thế tài nguyên, trình độ kỹ thuật cũng như dân trí của mỗi nước khac
nhau nên chuyên môn hóa sản xuất đã tạo tiền đề và cơ sở cho trao đổi thương
mại quốc tế.
1.2.2. Sự lưu chuyển nhanh chóng và khổng lồ về hàng hóa, dịch vụ, công

nghệ…trên pham vi toàn cầu
Thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và gia tăng với tốc độ cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tính khoảng thời gian 50 năm trở lại đây,
GDP tăng lên khoảng 4 lần thì tăng trưởng thương mại khoảng 16 lần. Thập
niên 90 vừa qua, thương mại quốc tế tăng bình quân 6% trong khi đó tổng sản
phẩm quốc nội chỉ tăng khoảng 2%. Thương mại quốc tế phát triển nhanh
chóng trở thành sợi dây liên kết quan trọng gắn bó nền kinh tế của các nước
trên thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới tăng
không ngừng: Năm 1950 là 61 tỷ USD; năm 1970 là 315 tỷ USD; năm 1990
là 3447 tỷ USD; năm 2005 là 10.160 tỷ USD. Từ sự xuất hiện của Internet
dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử và do đó quy mô thương mại điện tử
đang tăng lên chóng mặt, đã đạt tới hàng ngàn tỷ USD ở thời điểm hiện nay.
Đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng: Năm 1960 tổng FDI quốc tế là 80
tỷ USD; Năm 1980 là 502 tỷ USD; Năm 2000 là 1410 tỷ USD; năm 2005 con
số đó là trên 900 tỷ USD. Quá trình quốc tế hóa tiền tệ cũng tăng nhanh.
1.2.3. Sự phát triển của các Các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) phát triển nhanh chóng cả quy mô và số
lượng thúc đẩy quá trình TCH diễn ra nhanh hơn.
Ngày nay, với khoảng 50.000 TNCs mà chủ yếu (80%) là các nước phát
triển đã can thiệp và khống chế phần lớn FDI, kỹ thuật cao và mậu dịch. Đứng
trước sức ép cạnh tranh và làn sóng tự do hoá giữa chúng đã có sự xích lại để
hình thành lên các liên minh chiến lược kiểu mới nhằm bảo vệ và tăng cường
năng lực cạnh tranh của mình.


1.2.4. Hình thành hệ thống các thiết chế quốc tế đầy quyền lực
Sự ra đời của WTO đánh dấu một bước phát triển mới của thương mại quốc
tế trước hết là một chế ước có tính pháp lệnh nghiêm ngặt ISO 9000 đã trở
thành tiêu chuẩn chung của mậu dịch quốc tế.
Cơ chế điều hoà hoạt động mậu dịch quốc tế hoá kinh tế thế giới ngày càng

hoàn thiện. Quyền lực và vai trò của các tổ chức quốc tế như: IMF, WB,
WTO… với tư cách điều hoà và giám sát các hoạt động kinh tế thế giới ngày
càng được thể hiện rõ hơn.
1.2.5. Đời sống văn hóa – xã hội thế giới có những nét chung
TCH đem lại sự kết nối hàng loạt lĩnh vực khoa học, công nghệ, truyền
thông, sản xuất và lưu thông hàng hóa…
Đó chính là những biểu hiện cụ thể của TCH. Người ta đã xác định rằng hiện
nay đang hình thành một thế giới nhất thể hoá trên cơ sở 5 mạng lưới liên kết
bao gồm: làng thông tin toàn cầu (global information village), chợ văn hoá toàn
cầu (global cultural bazaar), đại siêu thị toàn cầu (global shopping mall), trụ sở
lao động toàn cầu (global work place) và mạng lưới tài chính toàn cầu (global
financial network).


Chương 2
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
TCH có bản chất kép. Một mặt, nó là một xu thế khách quan như kết quả
của

sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác. Mặt

khác nó cũng là một quá trình kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa bị một số
thế lực tư bản quốc tế chi phối. Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủ
quan đã làm cho TCH, về bản chất, trở thành quá trình đầy mâu thuẫn, chứa
đựng mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối với từng quốc gia cũng như toàn thể
nhân loại.
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
TCH thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đưa lại tăng
trưởng cao cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng nước nói riêng,
thúc đẩy mọi nước kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất,

phải cải tổ và bắt nhịp vào quá trình hình thành một thị trường thế giới thống
nhất như một chỉnh thể. TCH truyền bá và chuyển giao trên quy mô lớn những
thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học công nghệ, về tổ chức
quản lý, về sản xuất kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghệm quốc tế đến
mọi quốc gia dân tộc, đến từng gia đình, từng con người và đặc biệt, tạo tiền đề
và điều kịên cho các quốc gia đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn.
TCH thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia cũng như gia
tăng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế để các chủ thể này có thể nâng cao
thế thương lượng cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thế giới.


Ý niệm về chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia mờ đi thông qua các
hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành các tổ chức như: WTO, OPEC… các tổ
chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ
chức đa phương như WTO, WIPO, IMF… các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự
do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ
thấp hoặc nâng cao các hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.
Thúc đẩy thương mại quốc tế:
Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu
dịch tư do với thuế quan thấp hoặc không có.
Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản.
Giảm hoặc bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa
phương.
Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ:
Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia.
Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước. Ví dụ: Bằng sáng chế
do Việt Nam cấp có thế được Mỹ thừa nhận.
TCH cũng làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn ra nhiều và dễ
dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn “săn đầu người”. Hai hiện tượng này đã
góp phần làm gia tăng khoảng cách giầu nghèo các quốc gia phát triển và

đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt.
2.2. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân và
dân tộc.
Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và
văn minh khác nhau. TCH giúp con người hiểu hơn về thế giới và những
thách


thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ
thông hoá
hoạt động du lịch, qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá.
Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy
thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế thông tin tạo ra chính kiến và vì
thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là ở phương Tây có thể tạo
ra và làm giả thông tin đưa đến dân chúng.
Việc gia tăng các luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng
các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc, điện thoại… đồng thời làm
gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế. Việc tiếp cận dễ dàng với các luông thông
tin và văn hoá có thể dẫn đến sự đồng hoá, lai tạp văn hóa, Tây hoá, Mỹ hoá
hay Hán hoá của văn hoá. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hoá riêng của dân tộc
là một trong những vấn đề đặt ra của mỗi quốc gia trong thời đại TCH.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy rõ ràng khuynh hướng, hướng tới đồng
nhất hoá việc dùng “tiếng Anh toàn cầu”.
Xu thế TCH thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao lưu văn hoá và trí thức
quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các
dân tộc. Văn hoá chỉ thực sự trở thành động lực, mục tiêu và hệ điều tiết sự
phát triển khi nó được thường xuyên bồi bổ thông qua giao lưu rộng mở sâu
sắc giữa các nền văn hoá khác nhau.
2.3. Trên lĩnh vực chính trị

Xu thế TCH tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc
tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích tập hợp lực lượng… nhằm thực hiện mục
tiêu chiến lược của mình. Các nước đang phát triển đã khẳng định vị thế ngày
càng

cao của mình trong bối cảnh TCH hiện nay thông qua các diễn đàn

quốc tế.
Xu thế TCH cũng làm cho các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau. Đây là cơ hội tích cực để loại bỏ mọi biểu hiện của ý đồ thiết lập mối
quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối, thống trị của các siêu cường
đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng là cơ hội
cho sự hình thành một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm như khuôn khổ
quyền lực cho cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa
các quốc gia dân tộc.


Những thành quả kinh tế - chính trị, khoa học - công nghệ, các hệ thống
quản lý xã hội, các định chế pháp lý quốc tế, thậm chí cả lối tư duy và lối
sống thông qua giao lưu ngày càng sâu rộng, đặc biệt qua điện tử viễn
thông, qua Internet đã trở thành tài sản chung, thành những khái quát chung
của cộng đồng quốc tế. TCH đã tạo cơ hội cho mọi người, mọi quốc gia, dân
tộc có thể rút ngắn khoảng cách. Thông qua giao lưu trao đổi hợp tác TCH
còn làm tăng cường sự hiểu biết tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau trong
khu vực, các nền văn hoá, văn minh các tôn giáo khác nhau . Xem xét từ tất
cả các mặt trên rõ ràng TCH là bước phát triển tích cực của đời sống nhân
loại.
TCH trong giai đoạn hiện nay không đơn giản là quá trình tiến hoá lịch sử
tự nhiên của loài ngưới cũng không phải là đơn thuần là quốc tế kinh tế - kỹ
thuật mà chủ yếu là phạm trù kinh tế - xã hội đang chứa đựng những bất công

và nghịch lý lớn. Hiện nay các nước tư bản chủ nghĩa giàu có nhất và các
công ty tư bản xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất
và phương tiện hùng mạnh nhất (vốn kỹ thuật, công nghệ, tổ chức kinh tế,
thương mại quốc tế) để tác động lên toàn thế giới.
Vì thế TCH trong điều kiện hiện nay là một quá trình đầy mâu thuẫn,
trong sâu xa là cả một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay gắt cho
một TCH bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, vì một xã hội quốc tế công
bằng ngày càng thoát khỏi sự khống chế, áp đặt, bá quyền, lũng đoạn của các
thế lực tư bản quốc tế.


Chương 3:
VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Xu thế TCH có nhiều tác động tích cực tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Trước sự gia tăng cả về bề rộng
lẫn chiều sâu của xu thế TCH, Việt Nam không thể đứng ngoài, không tham
gia quá trình TCH (hay hội nhập quốc tế). Chính sách hội nhập quốc tế từng
bước được hình thành trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII.
Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 quốc gia trên thế
giới, ký các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên 80
quốc gia thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các dấu mốc đặc biệt quan trọng đáng chú ý trong tiến trình mở cửa hội
nhập là: năm 1992 ký các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại với EU; năm
1995 gia nhập ASEAN; năm 1998 gia nhập APEC; năm 2001 ký hiệp định
thương mại song phương Việt- Mỹ; năm 2003 tham gia AFTA của ASEAN
và ngày 7-11-2006, trở thành thành viên chính thức và đầy đủ thứ 150 của
WTO đánh dấu sự mở cửa hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu của

Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 16- 10-2007 vừa qua Việt Nam đã được Đại
Hội Đồng Liên Hợp Quốc bầu làm thành viên không thường trực nhiệm kỳ
2008-2009 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Từ năm 1992 đến nay đã
khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB,
ADB.
Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã
tham gia vào một loạt các chương trình hợp tác đầu tư trong khu vực:
Ngày 15/12/1995, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5, Việt Nam
đã ký nghị định thư về thực hiện CEPT nhằm hoàn thành AFTA. Theo nghị
định thư, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm thuế quan nhập khẩu hàng hoá trong


nội bộ các nước ASEAN xuống còn 0.5% trong vòng 10 năm từ ngày
1/1/1996 đến 1/1/2006, đồng thời dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan nhằm
thực hiện tự do hoá thương mại trong khu vực.
Ngày 15/12/1998, Việt Nam công bố danh sách hàng hóa thực hiện CEPT.
Doanh mục này được xây dựng dựa vào các nguyên tắc riêng của Việt Nam
mà: không gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, bảo hộ hợp lý cho nền
sản xuất trong nước tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật
đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước và cùng hợp tác với ASEAN
để thực hiện CEPT nhằm mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu
tư nước ngoài.
Việt Nam đã thực hiện cam kết ban đầu cho nghị định thư số 1 (ký ngày
15/12/1997 tại Kualalampua- Malaysia) và nghị định thư số 2 (ký ngày
16/2/1998 tại Hà Nội) về vấn đề tự do hoá một số ngành dịch vụ trong
ASEAN.
Tại chương trình hành động Hà Nội (tháng 12 năm 1998), Việt Nam đã
cam kết giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực hải
quan với các nội dung chính là : Tiếp tục loại bỏ các hạn chế trong thương
mại, hài hoà hệ thống hải quan tiêu chuẩn hoá và đánh giá sự hợp chuẩn của

sản phẩm trong danh mục quản lý vào năm 2005, thực hiện hiệp định khung
ASEAN về những thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs)…
Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại song phương với nhiều nước.
Năm 2001, đã ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ,
bao gồm nhiều nội dung thương mại hàng hoá: Sở hữu trí tuệ, thương mại
dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tư. Vấn đề tạo thuận lợi cho kinh doanh
tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện cũng là những nội dung trong
kỳ thoả thuận trong hiệp định phù hợp với nguyên tắc của WTO.
Tháng 6, năm 1996, Việt Nam tham gia thành lập ASEM.
Tháng 11, năm 1998,Việt Nam trở thành thành viên của APEC.
Việt Nam trở thành quan sát viên của GATT từ năm 1994 và nộp đơn xin
gia nhập WTO năm 1995 và chính thức là thành viên thứ 150 của WTO kể


từ 7/11/2006.

KẾT LUẬN
TCH là một xu thế, một quá trình khách quan không thể đảo ngược, nó
vừa tạo ra những cơ hội phát triển, vừa tạo ra những thách thức đối với các
quốc gia, nhất là các quốc gia chậm phát triển.
Thật ra, không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình TCH với
mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Các nước phát triển có
lợi thế hơn. Phần còn lại gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn. Tuy nhiên,
trong điều kiện thế giới hiện nay, các quốc gia không thể đứng ngoài quá
trình TCH.
Nói một cách khái quát thì TCH là một “sân chơi lớn” mà các quốc gia
trên thế giới tham gia vào đều nhận thức rõ. Những cơ hội và tác động tích
cực của hội nhập là rất lớn, nhưng những thách thức, thậm chí là tác động
tiêu cực cũng không nhỏ. Những điều này có thể được khắc phục nếu một
quốc gia có đủ năng lực phát triển, đủ sức mạnh cạnh tranh và nền kinh tế đã

trở nên linh hoạt trong hệ thống kinh tế thị trường thế giới.
Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, TCH vừa tạo cho Việt Nam
những triển vọng đầy hức hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ hết sức to lớn
nặng nề, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ luôn đan xen và cùng tác
động đến chiều hướng phát triển của đất nước. Vấn đề là phải chủ động nắm
bắt thời cơ, phát triển nhanh, vững chắc, tận dụng thế và lực có sẵnđể tạo ra
thế và lực mới, đồng thời phải luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc
phục nguy cơ, đảm bảo sự phát triển ổn định và đúng hướng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Tất Thắng (1/2008), “Kinh tế Việt Nam đến năm 2020: Tầm nhìn và
triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 365, tr. 3-5.
2. Một số vấn đề về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao
động, Hà Nội - 2004.
3. PGS.TS. Trình Mưu – Nguyễn Hoàng Giáp (2006), Quan hệ quốc tế và
chính sách đối ngoại Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.



×