Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên hóa trường THPT chuyên thái bình qua dạy học bài tập phần hóa học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.12 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

PHẠM QUANG HIỆU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
CHUYÊN HOÁ - TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI
BÌNH QUA DẠY HỌC BÀI TẬP PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

PHẠM QUANG HIỆU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
CHUYÊN HOÁ - TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI
BÌNH QUA DẠY HỌC BÀI TẬP PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60.14.01.11

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Kim Long



Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................... i
Danh mu ̣c chữ viết tắt .................................................................................................. ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mu ̣c bảng ............................................................................................................ vi
Danh mu ̣c hiǹ h ............................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TƢ DUY SÁNG TẠO .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tư duy ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tư duy sáng tạo ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Năng lực tư duy sáng tạo .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mục đích dạy học bài tập Hoá học đại cương ở THPT Chuyên ................ Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Chức năng bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh của bài tập Hoá
học đại cương ở THPT Chuyên .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng dạy và học phần Hóa học đại cương .......... Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Khả năng rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ
thông qua dạy học ....................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN HÓA - TRƢỜNG THPT
CHUYÊN QUA DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƢƠNGError! Bookmark not
defined.
2.1. Các cơ sở đề xuất các biện pháp thực hiện .......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số biện pháp cụ thể ....................................... Error! Bookmark not defined.

1


2.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho học sinh hướng thú và nhu cầu học tập, làm bài tập
phần Hoá học đại cương; giúp học sinh thấy đó như là một trong các nhu cầu cần thiết
của bản thân. ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh khả năng vận dụng các kiến
thức, kỹ năng vào giải bài tập phần Hóa học đại cương, nhất là các bài tập có kiến
thức mới.

............................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh phân tích nội dung, cách
giải để từ đó tìm ra các cách giải khác nhau và biết nhận xét, đánh giá để chỉ ra được
cách giải hay nhất. ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn và tập cho học sinh cách nhìn nhận bài tập Hóa học đại
cương, dưới các khía cạnh khác nhau để từ đó lựa chọn cách giải thích hợp. ......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh phân tích, phát hiện, đề xuất
bài tập mới từ bài tập đã cho. ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh phân tích các yếu tố của bài tập Hóa học đại
cương để chỉ ra cách giải độc đáo, sáng tạo đối với bài tập đã cho.Error! Bookmark
not defined.

2.3. Giáo án thực nghiệm ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Giáo án chủ đề 1: .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Giáo án chủ đề 2: .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Giáo án chủ đề 3: .............................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ....................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Tiến hành thực nghiệm ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Thời gian thực nghiệm ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Các chuyên đề dạy thực nghiệm ....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kiểm tra thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Các bước tiến hành thực nghiệm ...................... Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Phương pháp xử lí số liệu ................................. Error! Bookmark not defined.
2


3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Bảng phân phối tần số, tần suất ........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị ........................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Chất lượng học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệmError!

Bookmark

not defined.
3.5.2. Nhận xét ............................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ....................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận


............................................................. Error! Bookmark not defined.

2. Đề xuất

............................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 10
PHỤ LỤC ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào
tạo nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện
nhiệm vụ này, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo
khoa ở mọi bậc học, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp của ngành Giáo dục
và Đào tạo và các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đều khẳng định vai trò quan trọng và
sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường. Điều này đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng
đã khẳng định “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục
lý tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý

thức trách nhiệm xã hội”.
Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có một
phương pháp dạy học mới để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người
học. Vấn đề đặt ra là đề ra những biện pháp cụ thể, dễ thực hiện và có tính thực tiễn
dạy học cao để giáo viên có thể giúp thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên phát huy
năng lực tư duy sáng tạo, giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo để học
và làm việc tốt hơn, đời sống được cải thiện hơn. Hiện nay vấn đề “Phát triển năng
lực tư duy sáng tạo” là chủ đề thuộc một lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực tiễn cao.
Các vấn đề năng lực tư duy sáng tạo không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu
về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội,
nghệ thuật,... hoặc trong các phát minh, sáng chế. Yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong
hoạt động giáo dục phổ thông là phải đổi mới cách dạy, cách học. Trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hóa, con người ngày càng sử
dụng nhiều phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì năng lực suy luận, tư duy và
4


sáng tạo giải quyết vấn đề càng trở nên khẩn thiết hơn. Do vậy, rèn luyện và phát
triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh nói chung và cho học sinh ở các trường
THPT Chuyên nói riêng, là một mục tiêu mà các nhà giáo dục rất lưu tâm và hướng
đến. Hiện nay hầu như các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng học sinh
giỏi trong chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực chất lượng
cao, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường, cho địa phương nói riêng, cho quốc gia nói
chung. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều
công sức của thầy và trò.
Trường THPT Chuyên Thái Bình từ ngày thành lập (tháng 11 năm 1968) đến
nay đã trưởng thành và phát triển không ngừng. Cơ sở vật chất liên tục được đổi mới,
số lượng học sinh trúng tuyển vào trường tăng lên cả về chất và lượng, đặc biệt số
lượng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế của các bộ môn tăng dần theo từng năm.

Tuy nhiên số lượng học sinh giỏi đạt giải cao của môn Hoá học còn rất khiêm tốn.
Chất lượng học sinh giỏi môn Hoá học không được như mong muốn do nhiều nguyên
nhân khác nhau nhưng một trong số nguyên nhân cơ bản mà nhiều thầy cô trong tổ bộ
môn rút kinh nghiệm là trình độ tư duy sáng tạo của các em học sinh trong giải bài tập
còn hạn chế. Bên cạnh một số học sinh đã có khả năng tư duy sáng tạo khi giải bài tập
thì vẫn còn những học sinh chưa phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của mình.
Khi giải bài tập các em còn thụ động phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn của giáo
viên. Các em chưa biết tìm ra những phương pháp giải mới và đi đến đáp số bằng con
đường ngắn nhất theo cách của riêng mình. Do vậy, việc rèn luyện và phát triển năng
lực tư duy cho học sinh nói chung và năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông
chuyên qua dạy học môn Hoá học nói riêng là một yêu cầu cấp bách. Nhận thức được
tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, cùng với câu hỏi nghiên cứu "Làm thế nào để
phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hóa?" nên tác giả chọn nội
dung “Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT
Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương” làm đề tài nghiên
cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT
Chuyên.

5


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học
nhằm phát triển tư duy nói chung và tư duy sáng tạo nói riêng cho học sinh. Đã có
một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Hóa học nghiên cứu về
vấn đề sử dụng hệ thống bài tập ở trường phổ thông nhằm phát triển tư duy cho học
sinh ở các khía cạnh, mức độ khác nhau như:
1. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển tư duy cho HS thông qua bài tập Hoá học, Luận
án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội.
2. Vũ Anh Tuấn (2003), Xây dựng hệ thống bài tập Hoá học nhằm rèn luyện tư duy

trong việc bồi dưỡng HS giỏi hóa học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội.
3. Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hoá học
bồi dưỡng HS khá giỏi lớp 10 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc sĩ khoa học,
ĐHSP Hà Nội.
4. Đỗ Mai Luận (2006), Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của HS
qua bài tập Hoá học vô cơ lớp 11- Ban Khoa học tự nhiên, Luận văn thạc sĩ khoa học,
ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Tuấn Anh (2013), Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh
thông qua hệ thống bài tập phần Este - lipit, Hóa học 12 cơ bản, Luận văn thạc sĩ
khoa học, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
6. Dương Thị Bích (2013), Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh phổ
thông qua việc dạy học chương Este - lipit Hóa học lớp 12 chương trình nâng cao,
Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
7. Nguyễn Thị Hường (2013), Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy của học sinh
thông qua dạy học chương Sự điện li hóa học 11 chương trình nâng cao, Luận văn
thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN và một số Luận văn thạc sĩ
khác.
Tuy nhiên việc nghiên cứu hệ thống bài tập phần Hóa học đại cương ở các trường
THPT Chuyên nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh vẫn chưa được quan tâm

6


đúng mức. Do vậy, điểm nổi bật của đề tài phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
THPT Chuyên qua hệ thống bài tập phần Hóa học đại cương.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và biểu hiện của tư duy sáng tạo ở học sinh
trung học phổ thông chuyên Thái Bình để đề xuất những biện pháp cần thiết nhằm rèn
luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua
dạy học bài tập phần Hoá học đại cương; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

nhà trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của tư duy, tư duy sáng tạo và năng lực tư
duy sáng tạo.
- Nghiên cứu những biểu hiện của tư duy sáng tạo của học sinh và sự cần thiết
phải phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông chuyên Thái Bình khi dạy học
Hoá học.
- Đề xuất một số biện pháp cần thiết để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy
sáng tạo cho học sinh phổ thông chuyên thông qua dạy học phần Hoá học đại cương.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Tư duy sáng tạo trong quá trình dạy và học Hoá học đại cương.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình dạy và học Hoá học ở trường THPT
Chuyên Thái Bình.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập Hóa học đại cương phù hợp với đối tượng
và phương pháp dạy học phù hợp sẽ phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh
phổ thông chuyên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học, theo yêu cầu
của bộ môn và để học sinh có thể tự học.
7


7. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy phần Hoá
học đại cương tại trường THPT chuyên Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, các

sách giáo khoa, sách bài tập, các tạp chí, sách, báo, đặc san tham khảo có liên quan
tới logic toán học, tư duy sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo, các phương pháp tư duy
hoá học, các phương pháp nhằm phát triển và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo hoá
học cho học sinh phổ thông thông qua các bài tập Hoá học đại cương mang nhiều tính
tư duy sáng tạo.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát tình hình dạy học, phân tích thực trạng và đề xuất nội dung và
phương pháp rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông
chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập hoá học phần Hoá học đại cương.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Triển khai các biện pháp đã đề ra qua một số giờ dạy thực nghiệm lớp chuyên
Hoá. Trên cơ sở đó kiểm tra, đánh giá, bổ sung và sửa đổi để tăng thêm tính khả thi
của các biện pháp.
- Phương pháp xử lí thông tin
Dùng thống kê toán học để định lượng kết quả nghiên cứu của luận văn.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận:
Góp phần làm sáng tỏ nội dung phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học
sinh phổ thông chuyên Hoá.
- Về thực tiễn:
+ Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông
qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương.
+ Vận dụng các biện pháp trên vào thực tiễn dạy học bài tập phần Hoá đại cương cho
học sinh phổ thông chuyên để đánh giá và cải tiến phương pháp.
8


Với hai đóng góp nhỏ trên, hy vọng khóa luận có thể là tài liệu tham khảo cho các
giáo viên trẻ mới vào nghề và các bạn muốn rèn luyện và phát triển năng lực tư duy
sáng tạo và giải tốt các bài tập phần Hoá học đại cương.

10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề rèn luyện và phát triển tƣ
duy sáng tạo cho học sinh THPT chuyên.
Chương 2. Một số biện pháp phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo cho học
sinh chuyên qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cƣơng
Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm
B. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Người ta tiến hành phản ứng trong một bình kín thể tích 12 lít ở 2500C:
PCl5(K)

 PCl3(K) + Cl2(K)

Lúc cân bằng trong bình có 0,21 mol PCl5; 0,32 mol PCl3; 0,32 mol Cl2. Tính
hằng số cân bằng KC; KP và ∆G0 của phản ứng.
Đáp số: KC= 0,041; KP=1,74 và ∆G0 =-2408,42 J/mol
Bài 2: Trong một bình phản ứng thể tích 10 lít; 0,5 mol H2; 0,5 mol I2 phản ứng với
nhau ở 4480C:
H2 + I2(k)  2HI(k)
Hằng số cân bằng KC=50. Tính:
a. Giá trị KP.
b. Áp suất chung trong bình.
c. Số mol iot còn lại không phản ứng lúc cân bằng.
d. Áp suất riêng của mỗi chất lúc cân bằng.
Đáp số: a. KP = KC = 50; b. P = 5,916 atm; c. Số mol I2 cân bằng = 0,11 mol;
d. P H2 = P I2 = 0,652 atm; P HI = 4,612 atm.
Bài 3: Ở 8170C hằng số cân bằng KP của phản ứng giữa CO2 và Cr nóng đỏ, dư để tạo
thành CO là 10. Xác định:
a. Phần mol của các khí trong hỗn hợp lúc cân bằng khi áp suất chung bằng 4 atm.
9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Dũng. Sáng tạo và đổi mới. NXB Trẻ - 2010, q.6.
2. Dương Văn Đảm. Bài tập Hoá học đại cương. NXB giáo dục, 2006.
3. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội. Bài tập cơ sở lí thuyết
các quá trình hoá học. NXB giáo dục Việt Nam, 2010.
4. Nguyễn Văn Hải. Báo cáo hội thảo giáo dục. 2007.
5. Đào Trọng Hùng. Lí luận dạy học đại học. 2001.
6. Lê Sỹ Phóng. Phương pháp giải bài tập Hoá học đại cương. NXB Lao
động, 2010.
7. Lê Mậu Quyền. Bài tập Hoá học đại cương. NXB giáo dục Việt Nam, 2013
8. TS. Trần Văn Tính. Tài liệu nghiên cứu "Tâm lí học dạy học".
9. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải. Bài tập hoá học đại cương. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
10. Lâm Ngọc Thiềm, Lê Kim Long. Cấu tạo chất đại cương. NXB ĐHQG
Hà nội, 2004.
11. Lâm Ngọc Thiềm. Cơ sở lí thuyết hoá học. NXB giáo dục, 2008.
12. Nguyễn Văn Thiên. Một số phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển
tư duy sáng tạo cho người học. Tạp chí văn hóa số 3 ĐH văn hóa Hà
Nội.
13. Đào Đình Thức. Hoá học đại cương. NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
1996.
14. Cù Thanh Toàn. Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học 10. NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, 2012.
15. Nguyễn Xuân Trường, Quách Văn Long, Hoàng Thị Thuý Hương. Bồi
dưỡng học sinh giỏi Hoá học 10. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2013.

10




×