Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Sự thâm nhập của người phương tây vào miễn điện thế kỷ XVI – XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.63 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOA

SỰ THÂM NHẬP CỦA NGƢỜI
PHƢƠNG TÂY VÀO MIẾN ĐIỆN
THẾ KỈ XVI - XVIII

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOA

SỰ THÂM NHẬP CỦA NGƢỜI
PHƢƠNG TÂY VÀO MIẾN ĐIỆN
THẾ KỈ XVI - XVIII
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Chủ nhiệm Bộ
môn Lịch sử Thế giới, các Cô giáo, Thầy giáo trong Bộ môn và Khoa Lị ch sử đã
quan tâm giúp đỡ quá trình học tập của cá nhân tôi cũng như các học viên
chuyên ngành.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ rất
nhiệt tình của phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư
viện quốc gia Việt Nam, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Tôi xin chân thành cám ơn!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến bạn bè, người thân, gia đình,
những người luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy hướng
dẫn, PGS. TS. Hoàng Anh Tuấn, người đã đồng hành, động viên và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hoa


MIẾN ĐIỆN CUỐI THẾ KỶ XVIII

Nguồn: Historical Maps of Asia – University of Texas Libraries
[]


ĐÔNG NAM Á GIƢ̃A THẾ KỶ XVIII

Nguồn: Historical Maps of Asia – University of Texas Libraries
[]



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3
4
6

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc và bố cục của Luận văn

7
7

Chƣơng 1: MIẾN ĐIỆN TRƢỚC LÀN SÓNG THÂM NHẬP CỦA
NGƢỜI PHƢƠNG TÂY THẾ KỈ XVI
1.1. Vương quốc Miến Điện trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài đến thế
kỉ XVI
1.2. Sự thâm nhập của người phương Tây vào khu vực vịnh Bengal và những
chiến lược thương mại đối với Miến Điện
1.3. Tiểu kết
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP MIẾN ĐIỆN CỦA NGƢỜI
PHƢƠNG TÂY THẾ KỈ XVI - XVIII
2.1. Người Bồ Đào Nha


9
9
15
19
22
22

2.2. Người Hà Lan
2.3. Người Anh
2.4. Người Pháp
2.5. Các giáo sĩ phương Tây
2.6. Tiểu kết

34
44
55
60
64

Chƣơng 3. MỘT SỐ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở MIẾN ĐIỆN THẾ KỈ
XVI - XVIII DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGƢỜI PHƢƠNG TÂY

66

3.1. Chuyển biến chính trị - Quân sự

66

3.2. Chuyển biến kinh tế
3.3. Chuyển biến trong đời sống xã hội

3.4. Chuyển biến tư tưởng văn hóa
3.5. Tiểu kết

70
81
86
91
93
97

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THUẬT NGỮ - ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG - CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
-

VOC: Vereenigde Oost-Indische Compagnie - Công ti Đông Ấn Hà Lan

-

EIC: The English East India Company- Công ti Đông Ấn Anh

-

CIO: Compagnie Française des Indes Orientales - Công ti Đông Ấn Pháp

Đơn vị đo lƣờng
-


1 guilders = 100 cent (Đơn vị tiền tệ Hà Lan cho đến khi đồng euro ra đời)

-

1 pagoda = 1,12 lạng (năm 1694)

-

1 florins = 1 quan = 1/2 lạng bạc

-

1 ell tương đương 91 cm

Chữ viết tắt
-

Tr : Trang

-

Nxb : Nhà xuất bản

-

HN : Hà Nội

-


Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đông Nam Á là khu vực có vị trí trọng yếu trên tuyến đường giao thông hàng hải
quốc tế. Như một lẽ tự nhiên, vào thời đại cách mạng thương mại thế giới thế kỉ XVI –
XVIII, Đông Nam Á trở thành mục tiêu hàng đầu khi các nước châu Âu bành trướng sang
phương Đông. Tuy nhiên, khi đánh giá về vị trí cầu nối Đông – Tây của Đông Nam Á,
nhiều người có xu hướng nhấn mạnh đến vai trò của các nước Đông Nam Á hải đảo mà
xem nhẹ tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á lục địa, trong đó có Miến Điện.
Không thể phủ nhận rằng, hoạt động thương mại ở sườn phía tây của khu vực có phần
kém sôi động hơn. Tuy nhiên, đây là một mắt xích quan trọng được các thương nhân,
giáo sĩ châu Âu tìm đến từ rất sớm, đặc biệt là trong phát triển quan hệ thương mại và tôn
giáo với Ấn Độ. Nếu bỏ qua hoặc không chú trọng nghiên cứu về vấn đề này chúng ta sẽ
không thể có được một hình dung đầy đủ về hệ thống thương mại Đông – Tây thời kì tiền
cận đại, trong đó Đông Nam Á được coi là điểm kết nối quan trọng của hệ thống đó. Vì
sao trong các thế kỉ XVI – XVIII, người phương Tây lại không ngừng tìm cách gia tăng
ảnh hưởng và xây dựng cơ sở của mình ở miền tây Đông Nam Á lục địa nói chung và
Miến Điện nói riêng? Quá trình đó diễn ra như thế nào và đã để lại những tác động gì đối
với Miến Điện cũng như toàn bộ khu vực này? Đây sẽ là những vấn đề đặt ra để tác giả
cố gắng giải quyết trong bản luận văn thạc sĩ.
Ở Miến Điện, người phương Tây đến muộn hơn khi so sánh với các quốc gia
Đông Nam Á hải đảo, nhưng không phải vì thế mà dấu ấn của họ ở quốc gia này mờ nhạt.
Miến Điện là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí địa lí thuận lợi nên sớm trở
thành mục tiêu quan trọng cho các nước phương Tây trong quá trình mở rộng ảnh hưởng
sang phương Đông. Ngoài ra, do nằm ven vịnh Bengal – trung tâm thủ công nghiệp và
thương mại quan trọng của lục địa tiểu Ấn - Miến Điện được đánh giá là cửa ngõ quan
trọng để phát triển quan hệ với thị trường Ấn Độ và Trung Quốc.
Nghiên cứu về sự thâm nhập của người phương Tây vào Miến Điện khi quá trình

này mới ở giai đoạn mở rộng thương mại sẽ góp phần thấy được rõ hơn bức tranh toàn
cảnh về quá trình mở rộng, bành trướng của người phương Tây sang phương Đông, hiểu


hơn về các giai đoạn khác nhau của một quá trình, đồng thời qua đó sẽ nêu bật được vị trí
quan trọng của Miến Điện trên tuyến đường thương mại thông ra vịnh Bengal của Ấn Độ.
Sự hiện diện của những người nước ngoài cũng góp phần làm thay đổi diện mạo
kinh tế, xã hội, những giá trị văn hóa theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực ở xứ sở
Chùa Vàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, cho tới nay số lượng công trình còn
tương đối hạn chế, nhiều vấn đề chưa sáng rõ, nhất là những chuyển biến ở Miến Điện
dưới tác động của quá trình thâm nhập của người phương Tây.
Vì vậy, bản luận văn thạc sĩ Sự thâm nhập của người phương Tây vào Miến Điện
thế kỉ XVI - XVIII sẽ cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn về những hoạt động của người
phương Tây ở Miến Điện trong giai đoạn thế kỉ XVI – XVIII: về cơ sở, mục tiêu, quá trình,
con đường thâm nhập, tính chất thâm nhập cũng như những kết quả người phương Tây đạt
được nói chung và từng nhóm người nói riêng. Trên cơ sở đó, đánh giá những tác động về
mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của người phương Tây đối với Miến Điện giai đoạn thế kỉ
XVI - XVIII nói riêng, đối với tiến trình lịch sử dân tộc Miến Điện (Myanmar ngày
nay) nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử Miến Điện thực sự đã thu hút được sự quan tâm của không ít nhà nghiên
cứu quốc tế cũng như trong nước. Cho tới nay đã có một số lượng nhất định các công
trình nghiên cứu về đất nước và con người Miến Điện. Quá trình thâm nhập của người
phương Tây vào Miến Điện thế kỉ XVI – XVIII cũng đã được đề cập ít nhiều trong
những công trình nghiên cứu tổng hợp đó.
Năm 1950, nhà sử học người Anh Daniel George Edward Hall (1891-1979) xuất
bản cuốn sách với tiêu đề là Burma (Miến Điện), năm 1955 ông cho ra đời tác phẩm A
History of Southeast Asia (Lịch sử Đông Nam Á). Cuốn thứ nhất ông đã đi khái quát lịch
sử đất nước Miến Điện. Cuốn sách thứ hai viết về toàn bộ lịch sử Đông Nam Á qua từng
thời kỳ phát triển, từ khi các quốc gia sơ khai hình thành đến thời kì các quốc gia độc lập

hiện nay trong đó có đề cập tới hoạt động mang tính cướp bóc, toan tính thực dân của
người Bồ Đào Nha ở vùng Hạ Miến và có nêu vài nét cơ bản về những nỗ lực thâm nhập


của người người Hà Lan, Anh, Pháp vào Miến Điện. Ông cũng có nghiên cứu chuyên sâu
về mối quan hệ giữa Anh và Miến Điện qua tác phẩm Early English Intercourse with
Burma from the Earliest Time to the Annexation of Thibaw’s Kingdom năm 1945.
Năm 1967, nhà sử học bản địa người Myanmar Muung Htin Aung (1909-1978)
cho ra đời tác phẩm A History of Burma (Lịch sử Miến Điện). Đây là cuốn sách viết về
lịch sử Myanmar từ thời cổ đại tới giai đoạn hiện đại. Tác phẩm cũng có đề cập tới mối
quan hệ giữa Miến Điện với các quốc gia phương Tây.
Năm 1998, tác giả Michael W. Charney có nghiên cứu khái quát về Arakan – vùng
lãnh thổ phía tây Miến Điện qua bài viết Crisis and Reformation in a Maritime Kingdom
of Southeast Asia: Forces of Instability and Political Disintegration in Western Burma
(Arakan), 1603 – 1701. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Arakan bị sáp nhập vào
Miến Điện nhưng lại là giai đoạn có nhiều biến động khi người Bồ Đào Nha và người Hà
Lan tích cực chiếm lĩnh thị trường này.
Nhiều tác giả nước ngoài có những nghiên cứu chuyên sâu về thương mại của
người phương Tây ở Miến Điện. Tác giả Wil O. Dijk xuất bản nhiều tác phẩm, bài viết về
hoạt động của Công ti Đông Ấn Hà Lan tại Miến Điện thế kỉ XVII, XVIII như: The
VOC’s Trade in Indian Textiles with Burma, 1634-80 (2002); The Dutch East India
Company in Burma: 1634-1680 (2004); Seventeenth-Century Burma and the Dutch East
India Company, 1634-1680 (2006).
Quan hệ thương mại giữa người Anh và Miến Điện thế kỉ XVII, XVIII cũng được
nhiều tác giả đề cập như: The Trade of the English East India Company in the Far East,
1623-1684 của D. K. Basett (1960); Trade Routes between British Burmah and Western
China của J. Coryton (1875); Trans-Burma Trade Routes to China của John L. Christian
(1940).
Năm 1968, cuốn Miến Điện của tác giả Nguyễn Bích Liên nêu một cách khái quát
về đất nước con người Myanmar. Tác phẩm này cũng đề cập ít nhiều tới việc người

phương Tây thâm nhập vào Miến Điện.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các nước Đông Nam Á từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI
(trừ Việt Nam), NXB Lửa thiêng, Sài Gòn
2. C. Mác, Ph. Ăng-ghen (1993), Công ti Đông Ấn, lịch sử và kết quả hoạt động của nó
trong: Mác, Ăng-ghen toàn tập tập 9
3. Mai Ngọc Chừ (1998), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Chuyên (2013), Những người nước ngoài ở Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỉ
XVII, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội
5. Đặng Văn Chương, Vĩnh Linh (2008), Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ
đầu thế kỉ XVI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.30-36
6. Đặng Văn Chương, Vĩnh Linh (2015), Sự chuyển biến trong thương mại biển Ấn Độ
trước và sau khi Bồ Đào Nha xâm nhập (Cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI), Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.22-28
7. Đặng Văn Chương (2011), Truyền giáo của Pháp ở Xiêm (1662 – 1856) dưới góc nhìn
chính trị và ngoại giao, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 (137), tr. 12-20
8. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỉ
XVII đến giữa thế kỉ XIX - nguyên nhân và hệ quả, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường
ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội
9. Ngô Văn Doanh (1998), Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hóa - thông
tin, Hà Nội
10. Ngô Văn Doanh (2010), Vương quốc cổ của người Môn ở Mianma, Tạp chí nghiên
cứu Đông Nam Á số 1, tr.30-35
11. E.O.Becdin (1973), Lịch sử Thái Lan, NXB Khoa học Matxcova



12. Lê Vũ Trường Giang, Dương Quang Hiệp (2012), Ứng xử của các chủ thể chính trị
Đông Nam Á đối với quá trình xâm nhập và xâm chiếm thuộc địa của các nước
phương Tây, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 4, tr.55-64
13. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14. Lưu Minh Hàn (Chủ biên) (2002), Lịch sử thế giới trung cổ tập II, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh
15. Thích Thái Hòa (2013) Miến Điện mặt trời lên, NXB Phương Đông
16. Trịnh Huy Hóa (Biên dịch) (2003), Đối thoại với các nền văn hóa: Myanmar, NXB
Trẻ, TP Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Mậu Hùng (2007), Quan hệ giữa Xiêm và Miến Điện về vấn đề Chiềng Mai
(Lan Na) từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á,
số 5, 64-69
18. Trương Sỹ Hùng (2007), Tôn giáo và văn hóa, NXB Khoa học - Xã hội, TP Hồ Chí
Minh
19. Dương Thị Huyền (2014), Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng
Trong thế kỉ XVI- XVIII, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
20. Trần Khánh (Chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập 4, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội
21. Nguyễn Văn Kim – Trần Khánh (2011), Bối cảnh Đông Nam Á trước sự xâm nhập
và thôn tính thuộc địa của Phương Tây, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 10, tr.39
22. Nguyễn Đình Lễ (1988), Đất nước chùa Vàng, NXB Giáo dục, Hà Nội
23. Nguyễn Nhật Linh (2007), Thương nhân Hồi giáo và quan hệ thương mại giữa Đông
Nam Á và Tây Á thế kỷ XV – XVII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 6, tr.63-68
24. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1997) Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục


25. Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Kim Yến, Đào Ngọc Tú
(2010), Các nước Đông Nam Á, NXB Văn hóa - văn nghệ, TP Hồ Chí Minh
26. Mojâyco I.V (1973), Lịch sử Miến Điện, phần I, NXB Khoa học Mátxcơva (Tư liệu

dịch, thư viện trường Đại học Sư phạm)
27. Nguyễn Văn Nam (2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á ASEAN (trước
công nguyên đến thế kỷ XX), NXB Hà Nội
28. Lại Bích Ngọc (1997), Cộng hòa Hà Lan: một thời hoàng kim trên thị trường thế
giới, NXB Giáo dục, Hà Nội
29. Lương Ninh (Chủ biên) (2008), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội
30. Lương Ninh (1984), Lịch sử trung đại thế giới, phần phương Đông, Quyển 2, NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
31. Lương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Đinh Ngọc Bảo, Dương Duy Bằng (1998),
Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội
32. Trần Thị Nhẫn (2009), Quan hệ giữa Ayuthaya và Myanma từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 9 (114), tr. 30-35
33. Vũ Thị Kim Quy: Vương triều Pagan trong lịch sử Myanma, Luận văn thạc sĩ Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
34. Tập thể tác giả Viện Phương Đông - Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1977), Đông
Nam Á trong lịch sử thế giới, NXB Khoa học Matxcova. Bản dịch của Đinh Ngọc
Bảo, Nghiêm Đình Vỳ, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
35. Phạm Minh Thảo (Biên dịch) (2004), Những ngôi chùa thần bí Myanmar, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội
36. Vũ Quang Thiện (1998), Nghiên cứu Myanma, trong: 25 năm nghiên cứu các nước
Đông Nam Á, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu
Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
37. Vũ Quang Thiện (Chủ biên) (1998), Ở xứ chùa Vàng, NXB Văn hóa, Hà Nội


38.Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanma, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
39. Vũ Quang Thiện(2008), Trung tâm thương mại Bago thế kỉ XVI, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 10
40. Trần Quang Thuận (2008), Phật giáo Miến Điện, NXB Tôn giáo, TP Hồ Chí Minh
41. Lê Thanh Thủy (2009), Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của công ty Đông Ấn Anh

từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, Luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
42. Lê Thanh Thủy (2008), Hương liệu và sự bùng nổ kinh tế - thương mại ở Đông Nam
Á các thế kỉ XVI – XVII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 6, tr. 25-30
43. Lê Thanh Thủy(2009), Sự hình thành đế chế Anh ở phương Đông và vai trò của công
ti Đông Ấn Anh thế kỉ XVII – XIX, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 1, tr.22-29
44. Lê Thanh Thủy (2007), Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI
đến thế kỉ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5, tr. 54-63
45. Lê Thanh Thủy (2005), Quan hệ giữa Thái Lan và Hà Lan từ 1601 đến 1664, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 2, tr.53-58
46. Phạm Thanh Tịnh (Chủ biên) (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Myanmar, NXB Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội
47. Hoàng Thanh Tú (2003), Những chuyển biến chính trị ở Đông Nam Á thế kỷ XVI và
ảnh hưởng của nó đến tiến trình lịch sử khu vực, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm
Hà Nội
48. Hoàng Anh Tuấn (2011), Về sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á số 11, tr.69-76
49. Hoàng Anh Tuấn (2010), Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ Đàng Ngoài thế kỉ XVII, NXB Hà Nội, 2010
50. Bùi Thị Ánh Vân (2013), Phật giáo ở Myanmar qua các công trình nghệ thuật cổ (Từ
đầu công nguyên đến thế kỉ XI), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 3(117), tr. 67-73


51. Trần Thị Thanh Vân (2009), Các công ty Đông Ấn thế kỷ XVII – XVIII, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á số 6, tr.40-44
52. Nguyễn Văn Vinh (2011), Sự thâm nhập Xiêm của công ty Đông Ấn Anh trong thế kỉ
XVII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 11, tr.77-83
II. TIẾNG ANH
53. D. G. E. Hall (1945), Early English Intercourse with Burma from the Earliest Times
to the Annexation of Thibaw’s Kingdom, London.
54. D. K. Basett, (1960), “The Trade of the English East India Company in the Far East,

1623-1684”, Journal of the Royal Asiatic Society 1/4
55. Foreign and Commonwealth Office Collection (1891), History of the churches of
India, Burma, Siam, the Malay peninsula, Cambodia, Annam, China, Tibet, Corea
[sic], and Japan: entrusted to the Society of the "Mission Etrangères".
56. Hellmut de Terra, Hallam L. Movius, Jr., Edwin H. Colbert, J. Bequaert (1941 1943), Research on Early Man in Burma, with Supplementary Reports upon the
Pleistocene Vertebrates and Mollusks of the Region, and Pleistocene Geology and
Early Man in Java, Transactions of the American Philosophical Society, New Series,
Vol. 32, No. 3 (1941 - 1943), American Philosophical Society, pp. 263-464
57. J. Coryton (1875), Trade Routes between British Burmah and Western China,
Journal of the Royal Geographical Society of London, Vol. 45, Published by:
Blackwell Publishing on behalf of The Royal Geographical Society (with the Institute
of British Geographers), pp. 229-249
58. John L. Christian (1940), Trans-Burma Trade Routes to China, Pacific Affairs, Vol.
13, No. 2 (Jun., 1940), Published by: Pacific Affairs, University of British Columbia,
pp. 173-191
59. Michael Adas (1972), Imperialist Rhetoric and Modern Historiography: The Case of
Lower Burma before and after Conquest, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 3,


No. 2 (Sep., 1972), Published by: Cambridge University Press on behalf of Department
of History, National University of Singapore, pp. 175-192
60. Michael W. Charney (1998), Crisis and Reformation in a Maritime Kingdom of
Southeast Asia: Forces of Instability and Political Disintegration in Western Burma
(Arakan), 1603-1701, Journal of the Economic and Social History of the Orient, Vol.
41, No. 2, pp.185-219
61. Nigel J. Brailey (1970), A Re-Investigation of the Gwe of Eighteenth Century Burma,
Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 1, No. 2 (Sep., 1970), Published by:
Cambridge University Press on behalf of Department of History, National University
of Singapore, pp. 33-47.
62. Pamaree Surakiat (2006), The changing nature of conflict between Burma and Siam

as seen from the growth and development of Burmese states from the 16th to the 19th
centuries, ARI Working Paper No. 64, www.ari.nus.edu.sg/pub/wps.htm.
63. Steensgaard, Niels (1974), The Asian trade revolution of the seventeenth century: The
East India companies and the decline of the Caravan trade, Chicago: The University
of Chicago Press
64. Victor Lieberman (1980), Provincial Reforms in Taung-ngu Burma, Bulletin of the
School of Oriental and African Studies, University of London, Vol.43, No.3, pp.548569
65. Victor Lieberman, (2003), Strange Parallels: Southeast Asian in Global Context, c.
800–1830 (Cambridge: Cambridge University Press).
66. Wil O. Dijk (2006), Seventeenth-Century Burma and the Dutch East India Company,
1634-1680 (Singapore: NUS Press).
67. Wil O. Dijk (2002), “The VOC’s Trade in Indian Textiles with Burma, 1634-80”,
Journal of Southeast Asian Studies 33 (3).


68. Wil O. Dijk (2004), “The Dutch East India Company in Burma: 1634-1680”, IIAS
Newsletter 34, July 2004.
69. Wil O. Dijk (2006), Seventeenth-Century Burma and the Dutch East India Company,
1634-1680, Singapore: NUS Press.



×