Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CÁC tổ CHỨC TRONG hệ THỐNG tư bản CHỦ NGHĨA (1945 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.19 KB, 8 trang )

ĐỀ
CÁC TỔ CHỨC TRONG HỆ THỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (1945-1991)

TÀI:

MỞ ĐẦU
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế, thời kì mà mỗi quốc
gia đều nuôi dưỡng những khao khát, mong muốn riêng của mình.
- Duy chỉ một điểm chung mà quốc gia nào cũng mong muốn đó là sự bền vững và phát triển của mình
trong một lớp vỏ bọc dày dặn được che chở bởi đồng minh của mình.
- Vì thế các khối quân sự cũng như các tổ chức liên minh kinh tế chính trị ra đời như một đòi hỏi cấp
thiết để đáp ứng những tham vọng trong lòng những đế quốc già cũng như các nước tư bản chủ nghĩa
khác.
- Không nằm ngoài số đó, việc “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)” và tổ chức liên minh
kinh tế chính trị ra đời như một sự hiển nhiên phải thế.
à xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “các tổ chức trong hệ thống Tư bản chủ
nghĩa (1945-1991)a” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Chương 1: Tình hình Thế giới và các nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ 2
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình
thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
Chính trị
- Mĩ, Anh và Pháp tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình; thành lập Nhà nước Cộng hoà
Liên bang Đức (9/1949). Tháng 10/1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức
ra đời. Trên lãnh thổ nước Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
- Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều việc quan trọng như: xây dựng bộ
máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ v.v
Kinh tế
- Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”), nhằm viện
trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự chi phối của Mĩ đối với các nước này.
Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng
- Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Năm 1949, Hội đồng


tuơng trợ kinh tế được thành lập. Thông qua đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên
Xô với các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.


è Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư bản
chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

1.2 Tình hình Các các nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ 2


1.2.1 Giai đoạn 1945 đến 1969
- Đây là thời kì mà chủ nghĩa xã hội ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô), bước đầu hình thành hệ
thống thế giới.
- Phong trào giải phóng dân tộc thu được những thắng lợi lớn và hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc sụp đổ. Do đó, chủ nghĩa tư bản gặp nhiều khó khăn.
- Trong hệ thống các nước tư bản đã xuất hiện 3 trung tâm kinh tế, tài chính : Mỹ, Nhật, Tây Âu.
- Sự phát triển nhanh về kinh tế, những thành tựu do cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mang
lại cũng dẫn tới những bước nhảy vọt về nhiều mặt của các nước tư bản.
- Tình hình này được thể hiện ở các sự kiện chủ yếu sau đây :
NƯỚC MỸ
- Do không bị chiến tranh tàn phá, lại thu nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí (114 tỉ USD)
nên phát triển rất nhanh.
- Sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% (vào cuối thế kỉ XIX chỉ tăng 4 %).
- Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với thời kì 1935 – 1939.
- Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đạt 340 tỉ USD, năm 1968 tăng đến 833 tỉ USD.
- Trong 20 năm đầu sau chiến tranh, nhờ các ưu thế ban đầu, Mỹ đã vươn lên trở thành trung tâm
kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
+ Chiếm trên 56% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Sản xuất nông nghiệp bằng 2 lần Anh, Pháp, Liên bang Đức, Ý và Nhật cộng lại.
+ Chiếm ¾ dự trữ vàng trên thế giới.

+ Có trên 50 % tàu bè đi lại trên biển.
- Tuy bị chiến tranh tàn phá nặng song từ năm 1950 bắt đầu phát triển mạnh :
+ Những năm 1961 – 1970 : tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình hằng năm là 13,5 %.
+ Những năm 1967 – 1969, sản lượng lương thực cung cấp đủ hơn 80 % nhu cầu trong nước.
Trong 21 năm (1950 – 1971), tổng ngạch ngoại thương Nhật tăng 25 lần.
- Có thể giải thích nguyên nhân sự phát triển nhanh chóng này là do :
+ Giữ gìn và phát triển truyền thống dân tộc.
+ Nền giáo dục được đặc biệt coi trọng và phát triển nhanh.


+ Các công ty tổ chức hệ thống quản lí.
- Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong quản lí và phát triển kinh tế đất nước con người Nhật.
Các nước Tây Âu
Các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức sau thời kì khó khăn sau chiến tranh đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế mạnh, trở thành những trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, cạnh tranh gay gắt
với Mỹ.
- Trong những năm 1950 – 1975 :
+ Sản lượng công nghiệp tăng nhanh : Ý tăng 5 lần, Tây Đức tăng 4,4 lần, Pháp tăng 3,3 lần.
+ Chiếm tỉ lệ cao trong tổng sản lượng công nghiệp thế giới : 1948 chiếm 28,8 %, năm 1973 tăng lên
31 %.
-Trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính (cùng với Nhật) cạnh tranh với Mỹ.
+ Tuy nhiên kinh tế các nước tư bản trong thời kì này cũng bộc lộ những hạn chế và nhược điểm :
+ Sự cạnh tranh song không ổn định vì thường xuyên xảy ra các cuộc suy thoái kinh tế.
+ Sự phân hoá giàu và nghèo, mâu thuẩn xã hội gay gắt dẫn tới những cuộc đấu tranh của công
nhân và nhân dân lao động.
+ Phải cho phí nhiều sức người, sức của cho cuộc chạy đua vũ tranh và chiến tranh xâm lược.
Giai đoạn từ 1969 -1991.
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bùng nổ, trước hết là dầu mỏ, đánh mạnh vào
nền kinh tế của đa số các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt Tây Âu và Nhật Bản.
- Tốc độ phát triển của các nước Tây Ây liên tục giảm.

- Nó là nguyên nhân tạo nên những chuyển biến chính trị lớn.
-Trong bối cảnh đó, giới cầm quyền các nước tư bản đã tìm kiếm những hình thức thích nghi mới
để thoát khỏi khủng hoảng : cải cổ cơ chế kinh tế, áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuất vào sản xuất kinh doan, nhờ đó, từng bước vượt qua được cuộc khủng hoảng
rồi sau đó tiếp tục phát triển.
- Mỹ vẫn đứng hàng đầu các nước tư bản song về thu nhập quốc dân theo đầu người lại kém một
số nước như Thuỵ Sĩ, Nhật, Na Uy, Phần Lan..
-Về sản xuất công nghiệp, Nhật đứng đầu thế giới về công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, tivi
mày, chất bán dẫn.
- Nhật Bản trở thành một siêu cường tài chính số một của thế giới.


- Tốc độ phát triển trung bình của các nước Tây Âu từ những năm 1980 được phục hồi : trong
những năm 1983 – 1987 là 25 %/năm; trong năm 1988 – 1989 là 3,6 %; bước vào những năm
1990 vẫn giữ tỉ lệ 2,4 % (cao hơn Mỹ 1,7 %).
Chương 2: Các tổ chức trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (1945-1991)
2.1 Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO)
2.1.1 Sự ra đời của NATO
Sau chiến tranh thế gới thứ 2 thì tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi, các nước tư bản
Đức, Ý, Nhật bị đánh bại, Pháp bị kiệt quệ, Anh thì bị tàn phá nặng nề è Do hậu quả chiến
tranh,các nước Châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng
Trong khi đó qua cuộc chiến tranh này thì Mỹ đã giàu mạnh lên một cách nhanh chóng chiếm ưu
thế tuyệt đối trong thế giới tư bản( kinh tế, chính trị, quân sự….), nắm độc quyền vũ khí hạt nhân
trở thành đế quốc đầu xỏ.
Cùng nổi trội với MỸ lúc này là LIÊN XÔ. Liên Xô là nước đóng vai trò quan trọng trong đánh
bại chủ nghĩa phát xít, Liên Xô cũng phải chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh gây ra.
- Nhưng với sức manh quân sự, chính trị, với đường lối chính sách đúng đắn, chỉ sau một thời
gian ngắn Liên Xô đã phục hồi kinh tế và trở thành một nước phát triển mạnh, một siêu cường đối
trọng với MỸ sau chiến tranh.
- Năm 1948, các quốc gia lần lần lượt thực hiện xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, lực

lượng cộng sản đánh đuổi hết phi cộng sản, làm cho uy tín của Đảng cộng sản ngày môt tăng lên
à Nhận thức được mối đe dọa từ Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản, việc thành lập NATO thực chất
là âm mưu của MỸ nhằm đối phó lại ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản đang lớn
mạnh.
- Ngày 17/3/1948 theo đề nghị của Anh các nước Anh, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và Pháp đã ký
hiệp ước Brucxen về hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa và phòng thủ tập thể và sẵn sàng thi hành
những biện pháp tập thể nếu như Đức lại tiến hành xâm lược.
- Một mặt Mỹ rất hoan nghênh về việc thành lập liên minh quân sự nhưng lại không muốn Anh
sử dụng nó đẻ làm suy yếu ảnh hưởng và Mỹ muốn biến nó phuc vụ cho mục đích làm bá chủ thế
giới.
- Ở đây yếu tố cân bằng quyền lực đóng vai trò rất quan trọng, Mỹ muốn thành lập một liên minh
mới nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình.
à Bản thân các nước Nato đã nhận thức được mối đe dọa từ nhau, chính vì vậy đã đưa ra những
chính sách riêng để kìm chân nhau.
è NATO ra đời là tính toán riêng trong lòng mỗi quốc gia nhằm mục tiêu tối đa hóa lơi ích


-

èè Dựa trên những cơ sở đã nêu ở trên, ngày 4/4/1949 tổ chức hiệp ước Bắc đại tây
dương(North Atlantic Treaty Organization, gọi tắt NATO) đã được thành lập tại Wasington với sự
có mặt của nước Anh, Pháp, Ý, Canada, Aixolen, Nauy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Lucxambua, Bồ
Đào Nha và Mỹ
Mục đích của việc thành lập tổ chức NATO
- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là khối quân sự lớn nhất của các nước phương
Tây từ sau Chiến tranh thế giới II do Mĩ đứng đầu, nhằm chống Liên Xô, các nước xã hội chủ
nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.
- Việc thành lập NATO là do Mỹ chủ trương tập hợp lực lượng phương Tây, trước hết là
các nước tư bản phát triển nhất và lớn nhất, trừ Nhật Bản, để kiềm chế Liên Xô - đối thủ số một
đang thách thức lợi ích toàn cầu của Mỹ

2.1.2: Nguyên Tắc hoạt động của tổ chức NATO
-Nguyên tắc hoạt động:
+ các quốc gia thành viên giải quyết các xung đột quốc tế mà một trong số các nước có thể liên
quan bằng các biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Các quốc gia tránh sử
dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực.
+ Các quốc gia sẽ tham vẵn lẫn nhau bất kể khi nào sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị, hoặc
an ninh của bất cứ thành viên nào bị đe dọa.
+Các quốc gia đồng ý cho rằng bất kỳ một cuộc tấn công nào chống lại một quốc gia thành viên
đều được coi là chống lại khối NATO, do đó các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ các quốc gia hoặc
các quốc gia thành viên bị tấn công 1 cách độc lập hoặc hợp tác với các quốc gia khác bằng các
biện pháp bao gồm cả quân sự nếu cần thiết để tái lập và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây
Dương.
+ Các quốc gia thành viên sẽ không tham gia lực lượng hặc tổ chức quốc tế nào mà quy định mâu
thuẫn với bản hiệp ước này.
+Các quốc gia thành viên sẽ tìm cách loại bỏ xung đột trong các chính sách kinh tế quốc tế của
nhau và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong khối.
+ Để đạt được những mục tiêu nêu ra trong bản hiệp ước này, các quốc gia thành viên sẽ độc lập
hoặc hợp tác với nhau trong việc tự nỗ lực hoặc hỗ trợ lẫn nhau nhằm duy trì và phát triển khả
năng của từng nước và của khối nhằm chống lại tấn công quân sự.
-à Như vậy, mặc dù trên nguyên tắc Nato là bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước thành viên.
Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, Mỹ vẫn “ độc đoán” với vai trò của mình.
2.1.3Cơ cấu của tổ chức NATO
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng NATO, bên cạnh có Uỷ ban Kế hoạch phòng thủ gồm
các bộ trưởng quốc phòng phụ trách vạch kế hoạch và chính sách quân sự thống nhất.


Về quân sự, cơ quan quyền lực cao nhất là Uỷ ban Quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng các nước
thành viên do Tổng Thư kí NATO đứng đầu. Ngoài lực lượng vũ trang riêng của từng nước, Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy
Liên minh khu vực.

Trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Mỹ và các lực lượng vũ trang Mỹ đóng vai trò chủ
đạo. Những chức vụ quan trọng trong Bộ Tổng chỉ huy và trong các lực lượng vũ trang thống
nhất đều do các tướng và đô đốc Mỹ nắm giữ. Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương là người Mỹ
Đặt trong quan hệ với khối đối trọng với vacxava:
- Cả hai bên đều theo đuổi chính sách ngăn chặn sự truyền bá quyền của đối phương, nhưng kết
quả đã rất khác với các kiểu cân bằng quyền lực trước đó.
- Sự ra đời của khối hiệp ước Vacxava và Nato đã đánh dấu chính thức của sự xuất hiện thế giới
hai cực trong chiến tranh lạnh trong đó Mỹ và Liên Xô là trung tâm
Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến
tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên
ở châu Âu và trên thế giới
à Nato đóng vai trò rất quan trọng vói tình hình an ninh của Châu Âu, cũng như toàn thế giới,
sự ra đơi của khối liên minh đã mang lại nhiều thành công song cũng không ít những mặt hạn chế
Thành công:
- với Mỹ và các nước Tây Âu, NATO tiếp tục làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho Châu Âu trước
những nguy cơ đe dọa đến khu vực này.
- Tuy mục tiêu của NATO là phục vụ những tính toán chiến lược của các nước TBCN nhìn từ góc
độ nào đó thì sự xuất hiện của Nato đã góp phần không nhỏ vào việc đưa tới sự hình thành thế
chiến lược, cân bằng về sức mạnh quân sự gữa các nước TBCN và XHCN, tạo ra sự ổn định cho
Châu Âu
Hạn chế
- Xét về một khía cạnh khác Nato đã tạo ra một tình trạng đối đầu căng thẳng, một cuộc chạy đua
vũ trang có thể đe dọa đến an ninh của toàn Châu Âu
- Nato cũng chính là nhân tố của quá trình căng thẳng, chạy đua vũ trang gay gắt giữa 2 phe, làm
cho bầu không khí của quan hệ quốc tế ở Châu Âu luôn trong tình trang “ chiến tranh lạnh”, chứ
không phải là hòa bình thực sự
- Nato cũng tạo ra một khuôn khổ thể chế duy nhất cho Châu Âu để tác động vào chính sách của
Mỹ. Các nền dân chủ tự do coa ảnh hưởng với nhau trong khuôn khổ các thiết chế quốc tế bằng
cách sử dụng những quy chuẩn trong thủ tục ra quy định chung, cũng như nền chính trị xuyên

quốc gia.


èLiên minh Bắc Đại Tây Dương là một cộng đồng an ninh đa nguyên được thể chế hóa, gồm
các nề dân chủ tự do, các nền dân chủ không chỉ không gây chiến với nhau họ còn có khả năng
phát triển một bản sắc chung, tạo ra sự thuận lợi cho sự hình thành các thiết chế hợp tác nhằm
những mục đích nhất định
2.2. Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á
2.2.1. Sự ra đời của tổ chức SEATO
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á: Southeast Asia Treaty Organization, viết tắt theo tiếng Anh
là SEATO, là một tổ chức quốc tế đã giải tán.
Tổ chức phòng vệ này được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay
Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954, thể chế chính thức của SEATO được thiết lập
vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tạiBangkok, Thái Lan, trụ sở cũng đặt tại Bangkok. Tổ chức từng
có 8 quốc gia thành viên.
2.2.2 Mục đích thành lập
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập với mục đích ngăn chặn thế lực cộng sản chủ
nghĩa tại châu Á, tuy nhiên do chia rẽ nội bộ nên tổ chức này không có biện pháp thi hành hữu
hiệu hành động phòng vệ, không thể can thiệp trong nội chiến Lào và chiến tranh Việt Nam, do
đó sau khi tổ chức giải tán có học giả nhận định đây là một tổ chức quốc tế thất bại
tuy nhiên trên một phương diện khác, các kế hoạch văn hóa và giáo dục do tổ chức này tài trợ có
ảnh hưởng sâu xa đối với khu vực Đông Nam Á. Do có nhiều quốc gia thành viên không còn
muốn tham dự công tác của hội, lần lượt rút lui nên Tổ chức cuối cùng giải tán vào ngày 30 tháng
6 năm 1977
2.2.3 Cơ cấu tổ chức SEATO
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập theo Chủ thuyết Truman, nhằm át chế thế lực
cộng sản chủ nghĩa tại châu Á, đồng thời phòng ngừa thế lực của Trung Quốc và Miền Bắc Việt
Nam phát triển về phương nam.
Trong thời gian Eisenhower đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Foster
Dulles (tại nhiệm 1953–1959) mở rộng khái niệm phòng thủ tập thể chống cộng đến Đông Nam

Á nhằm đạt được mục đích kể trên.
Cuối năm 1953, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đương thời làRichard Nixon sau khi công du châu Á đã
chủ trương thành lập tại châu Á một tổ chức theo mô hình của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO). Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đều không ủng hộ Hiệp định Genève
1954.
Đến ngày 8 tháng 9 cùng năm, Hoa Kỳ cùng một số quốc gia khác tại Manila ký kết "Hiệp ước
phòng thủ tập thể Đông Nam Á" (còn gọi là "Hiệp ước Manila"); chuyên gia của các quốc gia ký
kết đã triển khai đàm phán nội dung hiệp ước từ vài ngày trước đó, đồng thời vào ngày 6 tháng 9
tại Manila triệu tập hội nghị, thành lập liên minh quân sự.
Các quốc gia ký kết "Hiệp ước Manila" sau đó căn cứ theo hiệp ước để lập nên Tổ chức Hiệp ước
Đông Nam Á. Đối tượng mà tổ chức bao vây ngăn chặn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
thi hành xã hội chủ nghĩa. Quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (đặc biệt là
Hoa Kỳ) nhận định rằng thể chế này có năng lực cản trở những người cộng sản thay đổi bản đồ
chính trị Đông Nam Á.


Sau khi thành lập tổ chức, các quốc gia phương tây từng có ý muốn phát triển thể chế này thành
NATO phiên bản Đông Nam Á. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á điều phối quân đội các quốc gia
thành viên nhằm đạt đến mục đích phòng vệ tập thể. Năm 1957, trong hội nghị của SEATO
tại Canberra thiết lập Hội đồng Bộ trưởng, Bộ tham mưu quốc tế cùng các ủy ban về kinh tế, an
ninh và thông tin, đồng thời lập chức vụ Tổng thư ký.
Tổng thư ký đầu tiên của tổ chức là Pote Sarasin, ông là một nhà ngoại giao và chính trị người
Thái Lan, từng giữ chức Đại sứ Thái Lan tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 1952-1957, và từng
giữ chức Thủ tướng Thái Lan từ tháng 9 đến hết năm 1957. Từ đó về sau, Tổ chức Hiệp ước
Đông Nam Á do Tổng thư ký lãnh đạo..
Khác với NATO, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á không thiết lập quyền chỉ huy thống nhất đối
với lực lượng thường trựcNgoài ra, nguyên tắc phản ứng của SEATO trong trường hợp chủ
anghĩa cộng sản thể hiện "uy hiếp chung" đối với các quốc gia thành viên là mơ hồ và vô hiệu,
song việc là thành viên của tổ chức cung cấp cho Hoa Kỳ một cơ sở hợp lý để tiến hành can thiệp
quy mô lớn trong Chiến tranh Việt Nam.

KẾT LUẬN
Nato khối quân sự lớn nhất trong lịch sử, ngay từ khi ra đời Nato đã đưa ra những mục đích,
những nguyên tắc để thể hiện sự phòng thủ và bành trướng của mình, vai trò của Nato đới với
khu vực và thế giới ngày càng lớn. Mục đích của Nato là phòng thủ và chống lại tổ chức Vacxava,
Nato chỉ chứ trọng vào vào lĩnh vực quân sự và mở rộng vũ trang ra bên ngoài nhằm nâng cao
tầm ảnh hưởng của mình.
Nato không là một liên minh trìu tượng nữa mà đã trở thành một lực lượng quân sự thật hùng
mạnh
Quá trình hợp nhất Châu Âu từ ý tưởng đến thực hiện gắn liền với những thăng trầm của lịch sử
Châu Âu nới riêng và lịch sử thế giới nói chung. Trải qua một thời gian dài, châu Âu đã tiến một
bước dài trên con đường nhất thể hóa, vượt qua mong đợi của những người sáng lập ra nó trở
thành một siêu cường quốc kinh tế, thương mại toàn cầu.
Đồng thời EU là một thực tế có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị quốc tế. EU đã và
đang nỗ lực xây dựng các giá trị và nguyên tắc chung của mình như đề cao dân chủ và quyền của
con người tự do ngôn luận. Sự hình thành và phát triển của EU là một trong những sự kiện lớn
nhất của lịch sử nhân loại thế kỷ XX, đem lại những thay đổi to lớn trên bàn cờ chính trị quốc tế
đồng thời mở ra thời kỳ hóa bình dài nhất trong lịch sử Châu Âu hiện đại.



×