Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.4 KB, 54 trang )

Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Ôn tập về từ chỉ sự vật.
• Làm quen với biện pháp tu từ: so sánh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ trong bài tập 1.
• Bảng lớp viết sẵn các câu thơ, câu văn của bài tập 2.
• Một chiếc vòng bằng ngọc thạch (nếu có)
• Tranh vẽ (hoặc nhân vật) một chiếc diều giống hình dấu á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. MỞ ĐẦU
- Trong giờ Tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ học
bài đầu tiên của phần Luyện từ và câu. Các bài
tập Luyện từ và câu trong chương trình sẽ giúp
các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ và biết
nói thành câu, tiến tới nói và viết hay.
- Giờ Luyện từ và câu đầu tiên, chúng ta sẽ ôn tập
về các từ chỉ sự vật và làm quen với biện pháp tu
từ so sánh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Yêu cầu
HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới các từ
chỉ sự vật có trong khổ thơ.
- GV chữa bài, tuyên dương HS làm bài đúng,
nhanh nhất. Yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở để
kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2


- Giới thiệu về so sánh: Trong cuộc sống hằng
ngày khi nói đến một sự vật, sự việc nào đó, các
em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản, ví dụ:
Râu ông dài và bạc như cước; Bạn Thu cao hơn
bạn Liên; Búp bê xinh như một đoá hoa hồng;…
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
vẻ đẹp của các câu thơ, câu văn có dùng cách so
sánh.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 Làm bài mẫu
- Yêu cầu HS đọc lại câu thơ trong phần a.
- Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ trên.
- Hai bàn tay em được so sánh với gì?
- Theo em, vì sao hai bàn tay em bé lại được so
sánh với hoa đầu cành?
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc
thầm: Tìm các từ chỉ sự vật trong
khổ thơ sau.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
Lời giải đúng:
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài.
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
- Từng HS theo dõi chữa bài của
GV, kiểm tra bài của bạn bên cạnh.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo
dõi trong SGK.
- 2 HS đọc:
Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành
- HS xung phong phát biểu: Đó là:
Hai bàn tay em và hoa đầu cành.
- Hai bàn tay em được so sánh với
1
- Kết luận: Trong câu thơ trên hai bàn tay em bé
được so sánh với hoa đầu cành. Hai bàn tay em bé
và hoa đầu cành đều rất đẹp, xinh.
 Hướng dẫn làm các phần còn lại.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm các phần còn lại của
bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài: GV chữa từng ý, khi chữa kết hợp hỏi
HS để các em tìm nét tương đồng giữa hai hình
ảnh được so sánh với nhau:
a) Theo em, vì sao có thể nói mặt biển sáng trong
như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch?
(Gợi ý: Biển và tấm thảm khổng lồ có gì giống
nhau? Màu ngọc thạch là màu như thế nào? Màu
đó có giống màu nước biển không?)
b) Cho HS quan sát tranh hoặc chiếc diều thật
giống như dấu á, sau đó hỏi: Cánh diều này và
dấu á có nét gì giống nhau?
- Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác
giả mới so sánh Cánh diều như dấu “á”.
c) Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát vành tai
của nhau.
- Hỏi: Em thấy vành tai giống với gì?
- GV vẽ một dấu hỏi to lên bảng và cho HS quan
sát lại.
- Vì có hình dáng gần giống nhau nên tác giả đã

so sánh dấu hỏi với vành tai nhỏ.
- Tuyên dương HS làm bài đúng, yêu cầu 2 HS
ngồi cạnh đổi chéo vở và kiểm tra bài cho nhau.
Bài 3
 Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh.
- GV: Hai câu sau cùng nói về đôi bàn tay em bé:
- Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
- Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Em thấy câu nào hay hơn, vì sao?
- Vậy ta thấy, việc so sánh hai bàn tay em bé với
hoa đầu cành đã làm cho câu thơ hay hơn, bàn tay
em bé được gợi ra đẹp hơn, xinh hơn so với cách
nói thông thường: Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
 Làm bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Động viên HS phát biểu ý kiến.
- Kết luận: Mỗi hình ảnh so sánh trên có một nét
đẹp riêng. Các con cần chú ý quan sát các sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày. Các em sẽ
cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng
đó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp.
hoa đầu cành.
- Vì hai bàn tay em bé thật nhỏ
xinh, đẹp như những bông hoa đầu
cành.
- Làm bài. Lời giải đúng:
a) Mặt biển được so sánh với tấm
thảm khổng lồ.
b) Cánh diều được so sánh với dấu

á.
c) Dấu hỏi được so sánh với vành
tai nhỏ.
- Mặt biển và tấm thảm khổng lồ
đều rộng và phẳng. Màu ngọc
thạch là màu xanh gần như nước
biển. Vì thế mới so sánh mặt biển
sáng như tấm thảm khổng lồ bằng
ngọc thạch.
- Cánh diều và dấu á có cùng hình
dáng, hai đầu đều cong cong lên.
- 2, 3 HS cùng lên bảng vẻ to dấu á.
- Vành tai giống với dấu hỏi.
- Kiểm tra bài của bạn.
- Trả lời: Câu thơ “Hai bàn tay em.
Như hoa đầu cành” hay hơn vì hai
bàn tay em bé được nói đến không
chỉ đẹp mà còn đẹp như hoa.
- Trong những hình ảnh so sánh ở
bài tập 2, em thích hình ảnh nào?
Vì sao?
- HS tự do phát biểu ý kiến theo
suy nghó riêng của từng em.
2
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình
ảnh so sánh vừa học.
3
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết: 2

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ sự chăm sóc
của người lớn đối với trẻ em.
• Ôn tập về kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn các câu văn trong bài tập 2,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập
sau:
HS 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:
Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ
mẹ như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ
cỏ trong vườn, quét sân và quét nhà.
HS 2: Tìm những sự vật được so sánh với
nhau trong đoạn thơ sau:
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời.
- Chữa bài và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài

lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
 Tổ chức trò chơi Thi tìm từ nhanh:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập,
đọc bài mẫu.
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Chia bảng lớp
thành 3 phần theo nội dung a, b, c của bài
tập.
- Phổ biến cách chơi: Các em trong đội
tiếp nối nhau lên bảng ghi từ của mình vào
phần bảng của đội mình. Mỗi em chỉ ghi
một từ, sau đó chuyền phấn cho bạn khác
lên ghi. Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu, HS
cả lớp làm bài vào giấy nháp. Lời giải
đúng:
HS 1:
Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ
mẹ như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ
cỏ trong vườn, quét sân và quét cổng.
HS 2:
+ Trăng tròn như mắt cá.
+ Trăng bay như quả bóng.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nghe GV phổ biến cách chơi, sau đó
cùng chơi trò chơi. Đáp án:
+ Đội 1: tìm các từ chỉ trẻ em: thiếu nhi,
nhi đồng, trẻ em, trẻ nhỏ, em bé, trẻ con,
cậu bé, cô bé,…

4
từ đúng nhất là đội thắng cuộc.
- GV và HS kiểm tra từ của từng đội: Mỗi
đội cử một đại diện đọc từng từ của mình
(VD: nhi đồng); Sau mỗi từ, cả lớp nhận
xét đúng/ sai; đếm tổng số từ của mỗi đội.
- Tuyên dương đội thắng cuộc, yêu cầu HS
cả lớp đọc các từ vừa tìm được.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghó và điền nội dung
thích hợp vào bảng:
Chữa bài và yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau
đổi chéo vở để kiểm tra bài lần sau.
Bài 3
- Gọi1 HS đọc đề bài.
- Muốn đặt câu hỏi được đúng ta phải chú
ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm một số
HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ ngữ
theo chủ đề trẻ em, ôn tập mẫu câu Ai (cái
gì, con gì) – là gì?
- Tổng kết giờ học.
+ Đội 2: tìm các từ chỉ tính nết của trẻ em:
ngoan ngoãn, thơ ngây, trong sáng, thật
thà, trung thực, hiền lành, lễ phép, chăm
chỉ,…

+ Đội 3: Tìm các từ chỉ tình cảm hoặc sự
chăm sóc của người lớn đối với trẻ em:
nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm
bẵm, quý mến, yêu quý, nâng đỡ,…
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm
bài vào vở bài tập. Lời giải đúng:
- Theo dõi bài chữa của GV và kiểm tra
bài của bạn.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.
- Muốn đặt câu hỏi được đúng, trước hết ta
phải xác đònh xem bộ phận được in đậm trả
lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, hay câu hỏi
Là gì? sau đó mới đặt câu hỏi cho thích
hợp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS đặt câu
hỏi cho 1 bộ phận in đậm trong câu văn,
HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp
án:
a) Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng
quê Việt Nam?
b) Ai là những chủ nhân tương lai của tổ
quốc?
c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
là gì?
Thứ , ngày tháng năm 200
5
Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Tìm được các hình ảnh so sánh và ghi lại được các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn

trong bài.
• Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng (hoặc giấy khổ to, bảng phụ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
HS 1: làm lại bài tập 1, tiết Luyện từ và
câu tuần 2.
HS 2 :Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời
câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ
phận trả lời câu hỏi Là gì?
+ Tuấn là người anh cả trong nhà.
+ Chúng em là HS lớp 3.
HS 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in
đậm:
+ Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai
của đất nước.
+Mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng em
khôn lớn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết luyện từ và câu tuần này, các
em tiếp tục học về so sánh và cách dùng
dấu chấm.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghó và tự làm bài bằng
cách dùng bút chì gạch chân dưới các hình
ảnh so sánh.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1
phần của bài.
- GV chữa bài và cho điểm các HS vừa lên
bảng làm bài.
Bài 2
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. (Mỗi HS đọc 2
đoạn). Đáp án:
+ Tuấn là người anh cả trong nhà.
+ Chúng em là HS lớp 3.
+Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước?
+ Mái ấm gia đình là gì?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu
văn.
- HS dưới lớp suy nghó và làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng là:
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c) Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát
vàng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
lẫn nhau.
- Hãy ghi lại từ chỉ sự so sánh trong các câu trên.
- HS làm bài. Lời giải đúng:
a) tựa

b) như
c, d) là
- HS trao đổi trong nhóm tìm hình ảnh phù hợp.
6
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS
nào làm đúng cả 4 ý và nhanh nhất là
người thắng cuộc. Yêu cầu HS cả lớp làm
bài vào vở.
- Luyện tập thêm (với HS khá) GV ghi trên
bảng lớp:
+ Trăng tròn như…
+ Cánh diều cao lượn như…
Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh điền vào
chỗ trống.
- Chữa bài và tuyên dương HS làm bài
đúng và nhanh nhất.
Bài 3
- Gọi1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hướng dẫn: Dấu chấm được đặt ở cuối
câu, mỗi câu cần nói trọn một ý. Để làm
đúng bài tập, các em cần đọc kó đoạn văn,
có thể chú ý các chỗ ngắt giọng và suy
nghó xem chỗ ấy có cần đặt dấu chấm câu
không vì chúng ta thường ngắt giọng khi
đọc hết một câu.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu những HS làm bài chưa đúng về

nhà làm lại bài.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bò bài
Mở rộng vốn từ: Gia đình; ôn tập câu: Ai
là gì?
Đại diện nhóm lên bảng ghi vào chỗ trống.
Ví dụ: Trăng tròn như chiếc mâm vàng.
Cánh diều chao lượn như cánh chim.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi bài
trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe giảng và làm bài. 1 HS lên bảng làm bài.
Lời giải đúng:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần,
chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng.
Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng,
nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước
mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm
tự hào của cả gia đình tôi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
lẫn nhau.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Mở rộng vốn từ về gia đình: Tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình; xếp được các
câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu chí phân loại ở bài tập 2..
• Ôn tập về kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn nội dung bài tập 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài tập 1 của
tiết Luyện từ và câu tuần 3.
- Thu và kiểm tra vở của 3 đến 5 HS viết
bài tập 3, tiết Luyện từ và câu tuần 3.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
7
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
 Tìm hiểu yêu cầu của bài:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Em hiểu thế nào là ông bà?
- Em hiểu thế nào là chú cháu?
- GV nêu: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ
gộp những người trong gia đình đều chỉ từ
hai người trong gia đình trở lên.
 Làm bài tập:
- Yêu cầu HS suy nghó và tìm từ, sau đó
nêu từ của em. GV viết các từ HS nêu lên
bảng.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các từ tìm
được, sau đó viết vào vở bài tập.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài 2.
- Hỏi: Con hiền cháu thảo nghóa là gì?
- Vậy ta xếp câu này vào cột nào?

- Hướng dẫn: Vậy để xếp đúng các câu
thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì
trước hết ta phải suy nghó để tìm nội dung,
ý nghóa của từng câu tục ngữ, thành ngữ,
sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng.
Lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu nghóa các
câu b, c, d, e, g.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi1 HS đọc đề bài 3.
- Gọi 2 đến 3 HS đặt câu theo mẫu Ai là
gì? nói về Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
- Nhận xét câu của HS, sau đó yêu cầu HS
tự làm bài.
- Nghe giới thiệu
- Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong
gia đình. M: ông bà, chú cháu,…
- Là chỉ cả ông và bà.
- Là chỉ cả chú và cháu.
- HS tiếp nối nhau nêu từ của mình, mỗi
em chỉ cần nêu một từ, em nêu sau không
nhắc lại từ mà bạn trước đã nêu.
Đáp án: ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cha
ông, ông cha, cha chú, cô chú, cậu mợ, chú
thím, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cậu cháu,
mẹ con, bố con, cha con,…
- HS cả lớp nhìn bảng, đồng thanh đọc các
từ này.
- 2 HS đọc bài thành tiếng, HS cả lớp đọc

thầm.
- Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ.
- Vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha
mẹ.
- Nghe hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm về nghóa của từng
câu.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập. Đáp án:
+ Cha mẹ đối với con cái: c, d.
+ Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: a, b.
+ Anh chò em đối với nhau: e, g.
- 2 HS đọc đề trước lớp, cả lớp theo dõi
trong SGK.
- HS đặt câu trước lớp, cả lớp theo dõi và
nhận xét xem câu đó đã đúng mẫu chưa,
đúng với nội dung truyện Chiếc áo len
không?
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
8
- GV chữa bài và cho điểm HS. Lưu ý: Gặp
trường hợp HS đọc câu có dạng Ai. làm
gì?, Ai. thế nào? GV cần giải thích để HS
phân biệt với mẫu câu đang thực hành.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS
tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
những HS còn chưa chú ý.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các nội dung

của tiết học.
vào vở bài tập.
Đáp án:
a) Tuấn là anh trai của Lan./ Tuấn là người
anh rất thương yêu em./ Tuấn là người anh
biết nhường nhòn em./ Tuấn là đứa con
hiếu thảo./ Tuấn là người con ngoan./…
b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./
Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là
người rất thương bà./ Bạn nhỏ là người biết
quan tâm, chăm sóc bà./ Bạn nhỏ là cô bé
đáng quý./…
c) Bà mẹ là người rất yêu thương con./ Bà
mẹ là người rất dũng cảm./ Bà mẹ là người
có thể hi sinh tất cả vì con./ Bà mẹ là
người thật đáng q trọng./…
d) Sẻ non là người bạn tốt./ Sẻ non là
người rất yêu quý bằng lăng và bé Thơ./
Sẻ non là người bạn đáng yêu./ Sẻ non là
người bạn dũng cảm, tốt bụng./ Sẻ non là
bạn của bé Thơ và cây hoa bằng lăng./…
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Tìm và hiểu được các hình ảnh so sánh kém.
• Tìm được và hiểu nghóa các từ chỉ sự so sánh hơn kém.
• Thay hoặc thêm được từ so sánh vào các hình ảnh so sánh cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, câu văn trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng để kiểm tra các bài
tập của tiết Luyện từ và câu tuần 4.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần 5 các
em sẽ được tìm hiểu vẻ đẹp của các hình
ảnh so sánh theo một kiểu so sánh mới, đó
là so sánh hơn kém.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài 1.
- 3 HS lên bảng làm bài, Cả lớp theo dõi
và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi
9
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
trên bảng.
- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng và
cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nêu đáp án của bài.
 Phân biệt so sánh bằng và so sánh hơn
kém.

- Cách so sánh Cháu khoẻ hơn ông và Ông
là buổi trời chiều có gì khác nhau? Hai sự
vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là
ngang bằng nhau, hay hơn kém nhau?
- Sự khác nhau về cách so sánh của hai câu
này do đâu tạo nên?
- Yêu cầu HS xếp các hình ảnh so sánh
trong bài 1 thành 2 nhóm:
+ So sánh bằng.
+ So sánh hơn kém.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
trong SGK.
- 3 HS lên bảng gạch chân dưới các hình
ảnh so sánh, mỗi HS làm một phần. HS
dưới lớp làm bài vào giấy nháp.
a) Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b) Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
-3 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung

ý kiến.
- 2 HS đọc: Ghi lại các từ chỉ sự so sánh
trong những khổ thơ trên.
- 3 HS lên bảng tìm và khoanh tròn vào từ
chỉ sự so sánh trong mỗi ý. HS dưới lớp
làm bài vào giấy nháp. Đáp án: Các từ in
đậm trong bài trên.
- Câu Cháu khoẻ hơn ông, hai sự vật được
so sánh với nhau là ông và cháu, hai sự vật
này không ngang bằng nhau mà có sự
chênh lệch hơn kém, “cháu” hơn “ông”.
-Câu “ Ông là buổi trời chiều”hai sự vật
được so sánh với nhau là “ông” và “ buổi
trời chiều”có sự ngang bằng nhau.
- Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ
“hơn” chỉ sự hơn kém, từ “là” chỉ sự ngang
bằng nhau.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời:
+ Ông là buổi trời chiều./ Cháu là ngày
rạng sáng./ Mẹ là ngọn gió.
+ Cháu khoẻ hơn ông./ Trăng sáng hơn
đèn./ Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức
vì con.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đáp án:
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dùa – chiếc lược chải vào mây xanh.
10
- Tiến hành hướng dẫn làm bài như với bài
tập 1.

- Chữa bài và hỏi: Các hình ảnh so sánh
trong bài tập 3 khác gì với cách so sánh
của các hình ảnh trong bài tập 1?
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Các hình ảnh so sánh ở bài tập 3 là so
sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém?
- Vậy các từ so sánh có thể thay vào dấu
gạch ngang (-) phải là từ so sánh ngang
bằng.
- Tổ chức cho HS thi làm bài, trong 5 phút
tổ nào tìm được nhiều từ để thay (đúng) là
tổ thắng cuộc.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc và yêu
cầu HS làm bài vào vở bài tập.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS tìm câu văn có sử dụng so
sánh trong bài tập đọc Người lính dũng
cảm và nêu rõ đó là so sánh bằng hay so
sánh hơn kém.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và
chuẩn bò bài Mở rộng vốn từ :Trường học;
dấu phẩy..
- Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3
không có từ so sánh, chúng được nối với
nhau bởi dấu gạch ngang (-).
- Tìm các từ so sánh có thể thêm vào
những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
- So sánh ngang bằng.

- Đáp án: như, là, tựa, như là, tựa như, như
thể,…
- Câu Chiếc máy bay… giật mình cất cánh
và Cả đội bước nhanh theo chú, như là
bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
- So sánh ngang bằng.
11
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 6 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Mở rộng vốn từ về trường học qua trò chơi ô chữ.
• Ôn tập về cách dùng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Ô chữ như bài tập 1, viết sẵn trên bảng lớp.
• 4 chiếc chuông nhỏ (hoặc cờ).
• Chép sẵn các câu văn của bài tập 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập
1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 5. Mỗi
HS làm 1 bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học, rồi ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Trò chơi ô chữ
- GV giới thiệu ô chữ trên bảng: Ô chữ
theo chủ đề Trường học, mỗi hàng ngang

là một từ liên quan đến trường học và có
nghóa tương ứng đã được giới thiệu trong
SGK.. Từ hàng dọc có nghóa là buổi lễ mở
đầu năm học mới.
- Phổ biến cách chơi: Cả lớp chia làm bốn
đội chơi. GV đọc lần lượt nghóa của các từ
tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi
GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời
bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ).
Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai
không được điểm nào, các đội còn lại tiếp
tục giành quyền trả lời đến khi đúng hoặc
GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải
được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm.
- Tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên
dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào
ô chữ trong vở bài tập.
2.3. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả
lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV giới thiệu về ô chữ.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. Đáp
án:
Hàng dọc: Lễ khai giảng.
Hàng ngang:
1)Lên lớp
2)Diễu hành

3)Sách giáo khoa
4)Thời khoá biểu
5)Cha mẹ
6)Ra chơi
7)Học giỏi
8)Lười học
9)Giảng bài
10)Cô giáo
- HS viết vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm 1 HS đọc lại tất cả các từ hàng
ngang, hàng dọc và lời giải nghóa từ theo
yêu cầu của GV.
12
- Yêu cầu HS suy nghó và tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà
trường, luyện tập thêm về cách sử dụng
dấu phẩy.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý.
HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án:
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều
là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5
điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và
giữ gìn danh dự Đội.

13
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 7 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Biết được kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người.
• Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của bài tập đọc
Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn các câu thơ trong bài tập 1 lên bảng.
• Bảng phụ chia thành 2 cột và ghi: từ chỉ hoạt động/ từ chỉ trạng thái.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
+ Đặt câu có từ: khai giảng, lên lớp.
+ Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong
các câu sau:
a) Bạn Ngọc bạn Lan và tôi cùng học lớp
3D.
b) Tùng là HS giỏi lễ phép và biết đoàn kết
với bạn bè.
c) Bác Hồ khuyên các cháu thiếu nhi chăm
chỉ thi đua để tham gia kháng chiến để giữ
gìn hoà bình.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS suy nghó và làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ
được kể lại ở đoạn truyện nào?
- Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào nháp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, HS thứ
2 đọc lại các câu thơ của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài (gạch chân dưới
các hình ảnh so sánh) mỗi HS làm 1 phần.
HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ-mu im như người lính canh.
d) Bà như quả ngọt chín rồi.
- 2 HS đọc đề bài (đọc 2 lần), cả lớp đọc
thầm theo.
- Đoạn 1 và đoạn 2.
- 1 HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài
14
bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kó đoạn
1 đoạn 2 của bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động chơi
bóng của các bạn nhỏ theo yêu cầu.

- Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn
tìm được trên bảng.
- Kết luận về lời giải đúng.
- Tiến hành tương tự với phần b).
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc lại đề
bài tập làm văn tuần 6.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài: GV gọi 1 HS đọc từng câu
trong bài tập làm văn của mình. Gọi 3 HS
lên bảng, theo dõi bài đọc của bạn và ghi
các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong
từng câu văn lên bảng. Cả lớp và GV đối
chiếu với bài làm của bạn đó.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS làm lại các bài tập trên, tìm
các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong
bài tập đọc Bận.
Trận bóng dưới lòng đường.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
- Một số HS nhận xét.
- Các từ chỉ hoạt động chơi bóng là: cướp
bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng,
dốc bóng, sút bóng, chơi bóng.
- Các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn
khi vô tình gây tai nạn cho cụ già là: hoảng
sợ, sợ tái người.

- 1 HS đọc đề bài 3, 1 HS đọc đề bài tập
làm văn.
- Làm việc cá nhân.
15
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 8 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Cộng đồng.
• Ôn tập kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng viết nội dung các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1, 2 của
tiết Luyện từ và câu tuần 7.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Cộng đồng
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Hỏi: Cộng đồng có nghóa là gì?
- Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào
cột nào?
- Hỏi: Cộng tác có nghóa là gì?
- Vậy chúng ta phải xếp từ cộng tác vào

cột nào?
-Yêu cầu HS suy nghó và làm bài tiếp.
- Chữa bài, cho điểm HS.
* Mở rộng bài: Tìm thêm các từ có tiếng
cộng hoặc tiếng đồng để điền vào bảng
trên.
Bài 2
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và
nhận xét.
- Nghe GV giới tthiệu bài.
- 1 HS đọc đề bài, sau đó 1 HS khác đõ lại
các từ ngữ trong bài.
- Cộng đồng là những người cùng sống
trong một tập thể hoặc một khu vữ, gắn bó
với nhau.
- Xếp từ cộng đồng vào cột Những người
trong cộng đồng.
- Cộng tác có nghóa là cùng làm chung một
việc.
- Xếp từ cộng tác vào cột Thái độ, hoạt
động trong cộng đồng.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
vở bài tập.
Những người trong cộng đồng: cộng đồng,
đồng bào, đồng đội, đồng hương.
Thái độ hoạt động trong cộng đồng: cộng
tác, đồng tâm.
* HS lần lượt nêu các từ mình tìm được
trước lớp, GV ghi lại những từ này, sau đó
cả lớp đọc bảng từ vừa tìm được.

+ Đồng chí, đồng môn, đồng khoá,…
+ đồng tâm, đồng cảm, đồng lòng, đồng
tình,…
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Chung lưng đấu cật nghóa là đoàn, kêt,
16
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghó và nêu nội dung
của từng câu trong bài.
- Kết luận lại nội dung của các câu tục
ngữ và yêu cầu HS làm bài vào vở
bài tập.
* GV có thể yêu cầu HS tìm thêm các câu
ca dao, tục ngữ nói về tinh thần
đoàn kết yêu thương cộng đồng.
2.3. Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì)
làm gì?
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghó và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- Các câu văn trong bài tập được viết theo
kiểu câu nào?
- Đề bài yêu cầu Đặt câu hỏi cho các bộ
phận câu được in đậm. Muốn đặt câu hỏi
được đúng, chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.

3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ
theo chủ điểm Cộng đồng, ôn tập mẫu câu
Ai (cái gì, con gì) làm gì?
góp công, góp sức với nhau để cùng làm
việc.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại chỉ
người ích kỉ, thờ ơ với khó khăn, hoạn nạn
của người khác.
- ĂÊn ở nhu bát nước đầy chỉ người sống có
tình, có nghóa với mọi người.
- Đồng ý, tán thành với các câu a, c; Không
tán thành với câu b.
- HS xung phong nêu ý kiến.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài (viết tên bộ phận
câu vào cột thích hợp trong bảng); HS cả
lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án:
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, sau đó
1 HS khác đọc lại các câu văn.
- Kiểu câu Ai (cái gì, con gì) làm gì?
- Chúng ta phải xác đònh được bộ phận câu
được in đậm trả lời cho câu hỏi nào, Ai (cái
gì, con gì) hay Làm gì?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
vở bài tập. Đáp án:
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
b) Ông ngoại làm gì?
c) Mẹ bạn làm gì?

Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 9 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Biết được các hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh trong bài.
17
• Luyện tập về cách sử dụng dấu chấm trong một đoan văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Các câu thơ, câu văn, đoạn văn trong bài viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.GIỚI THIỆU BÀI
- Trong giờ học Luyện từ và câu tuần 10,
các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình
ảnh so sánh trong văn học. Sau đó, sẽ
luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một
đoạn văn.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: tiếng mưa trong rừng cọ được so
sánh với những âm thanh nào?
- Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng
mưa trong rừng cọ ra sao?
- Treo tranh minh họa rừng cọ (nếu có) và
giảng: Lá cọ to, tròn, xoè rộng, khi mưa rơi
vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm
thanh rất to và vang.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghó và tự làm bài, gọi 3

HS lên bảng gạch chân dưới các âm thanh
được so sánh với nhau: gạch 1 gạch dưới
âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: mỗi câu phải diễn đạt ý trọn
vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các
con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý
những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó
thường là vò trí của các dấu câu. Trước khi
đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn một lần
nữa xem đã diễn đạt ý đầy đủ chưa.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Suy nghó và trả lời theo tinh thần xung
phong: Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng
thác, tiếng gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh
và rất vang.
- Nghe giảng, sau đó làm bài 1 vào vở bài
tập.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm.
b) Tiếng suối như tiếng hát.
c)Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền

đồng.
- Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài
chữa của GV, nếu sai.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, 1 HS
đọc lại đoạn văn.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc.
Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ
18
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập
trong bài.
cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ,
đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 10 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương.
• Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
• Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 2, 3 trong tiết
Luyện từ và câu tuần trước.

- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các
em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Quê hương, sau đó ôn tập lại mẫu câu Ai
làm gì?
2.2. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê
hương
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác theo
dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
19
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài .
- Treo bảng phụ cho HS đọc các từ ngữ bài
đã cho.
- Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho
thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghóa
như thế nào?
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các
nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một
nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích
hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ.
Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng
cuộc.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu
HS đọc lại các từ sau khi đã xếp vào bảng
từ.
- Giúp HS hiểu nghóa các từ khó hiểu, GV

cho HS nêu các từ mà các em không hiểu
nghóa, sau đó giải thích cho HS hiểu, trước
khi giải thích có thể cho HS trong lớp nêu
cách hiểu về từ đó.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS khác đọc các từ trong ngoặc
đơn.
- GV giải nghóa các từ ngữ: quê quán,
giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi đại
diện HS trả lời.
- Chữa bài: Có thể thay bằng các từ ngữ
như: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau
cắt rốn.
2.3. Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS đọc kó từng câu trong đoạn
văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng
làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Đáp án
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghó để đặt câu với từ
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
lại.
- Đọc bài.

- Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1
chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình
cảm đối với quê hương.
- HS thi làm bài nhanh. Đáp án:
+Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng
sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố
phường.
+ Chỉ tình cảm đối với quê hương: Gắn bó,
nhớ thương, yêu q, thương yêu, bùi ngùi,
tự hào.
- HS có thể nêu: mái đình, bùi ngùi, tự hào,

- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS khác đọc
đoạn văn.
- 1 HS đọc.
- Nghe GV giải thích về nghóa của từ khó.
- 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và
nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn
được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong
đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời
câu hỏi Ai? bộ phận câu trả lời câu hỏi
Làm gì?
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp
làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm
của bạn trên bảng.
20
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 11 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. MỤC TIÊU
• Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
• Tìm hiểu về so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn các đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập lên bảng hoặc lên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS làm
miệng bài tập 1, 4 của tiết Luyện từ và câu
tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS lên bảng gạch chân các từ chỉ
hoạt động có trong khổ thơ. Yêu cầu HS
cả lớp làm bài vào vở.
- Hoạt động chạy của chú gà con được
miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể
miêu tả như thế?
- GV nhấn mạnh: Đây là cách so sánh
hoạt động với hoạt động.
- Em có cảm nhận gì về hoạt động của
những chú gà con?
- Nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS
dưới lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và
nhận xét bài làm của 2 bạn.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài:
a) Từ chỉ hoạt động: chạy, lăn tròn.
- Hoạt động chạy của những chú gà con
được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn
của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng
cách so sánh. Có thể miêu tả (so sánh) như
vậy vì những chú gà con lông thường vàng
óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các
chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Những chú gà con chạy thật ngộ nghónh,
đáng yêu, dễ thương.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS đọc lại các
câu thơ, câu văn trong bài tập.
- HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn
có hoạt động được so sánh với nhau.
a) Chân đi như đập đất
b) Tàu (cau) vươn như tay vẫy.
c) đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh
bụng mẹ.
Húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú tí.
- Vì trâu đen rất to khoẻ, đi rất mạnh, đi
đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi
21

- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen
đi như đập đất?
- Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh
còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức trò chơi “Xì điện”: Chia lớp
thành hai đội, GV là người châm ngòi, đọc
1 ô từ ngữ ở cột A, VD: “Những ruộng lúa
cấy sớm” rồi “xì” tên một HS ở đội 1
(chẳng hạn: “Xì Hường” Em Hường ở đội
1 nhanh chống đứng lên và đọc nội dung
ghép được với từ ngữ mà GV vừa đọc “đã
trổ bông”. Nếu nhanh và đúng thì Hường
được đọc ô từ ngữ tiếp theo trong cột A và
“xì” một bạn của đội bạn. Nếu sai hoặc
chậm, GV châm ngòi lại và “xì” vào một
HS khác ở đội 2..
- Tổng kết trò chơi và yêu cầu HS làm bài
vào vở bài tập.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu các nội dung đã luyện
tập trong tiết học.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bò
bài Mở rộng vốn từ: Từ đòa phương; dấu
chấm hỏi, chấm than.
như đập đất.
- Chọn từ ngữ thích hợp ở hai cột A và B

để ghép thành câu.
- Chơi trò chơi “Xì điện”.
- Kết quả:
Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông.
Những chú voi thắng cuộc – h vòi chào
khán giả.
Cây cầu làm bằng thân dừa – bắc ngang
dòng kênh.
Con thuyền cắm cờ đỏ – lao băng băng trên
sông.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 12 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Làm quen với một số từ ngữ của đòa phương hai miền Bắc, Nam.
• Luyện tập về các dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn bảng từ bài tập 1, khổ thơ trong bài tập 2, đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài miệng bài tập
2, 3 của tiết Luyện từ và câu, tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp theo dõi và
nhận xét bài làm của các bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.

22
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- GV: Mỗi cặp từ trong bài đều có cùng
một ý, VD bố và ba cùng chỉ người sinh ra
ta nhưng bố là cách gọi của miền Bắc, ba
là cách gọi của miền Nam. Nhiệm vụ của
các em là phân loại các từ này theo đòa
phương sử dụng chúng.
- Tổ chức trò chơi thi tìm từ nhanh.
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 HS, đặt tên
cho hai đội là Bắc và Nam. Đội Bắc chọn
các từ thường dùng ở miền Nam. Các em
trong cùng đội tiếp nối nhau chọn và ghi từ
của đội mình vào bảng từ. Mỗi từ đúng
được 10 điểm, mỗi từ sai trừ 10 điểm. Đội
xong trước được thưởng 10 điểm. Kết thúc
trò chơi, đội nào có nhiều điểm hơn là đội
thắng cuộc.
- Tuyên dương đội thắng cuộc, sau đó yêu
cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Giới thiệu: Đoạn thơ trên được trích trong
bài thơ Mẹ suốt của nhà thơ Tố Hữu. Mẹ
Nguyên Thò Suốt là một người phụ nữ anh
hùng, quê ở tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì
kháng chiến chống Mó cứu nước, mẹ làm
nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ.

Mẹ đã dũng cảm vượt qua bơm đạn đưa
hàng ngàn chuyến đò chở cán bộ qua sông
an toàn. Khi viết về mẹ Suốt, tác giả đã
dùng những từ ngữ của quê hương Quảng
Bình của mẹ làm cho bài thơ càng hay hơn.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận
cùng làm bài.
- Nhận xét và đưa đáp án đúng.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Dấu chấm than thường được sử dụng
trong các câu thể hiện tình cảm, dấu chấm
hỏi dùng ở cuối câu hỏi. Muốn làm bài
đúng, trước khi điền dấu câu vào ô trống
nào, em phải đọc thật kó câu văn có dấu
cần điền.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe giảng.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của
GV.
Đáp án:
+ Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả,
quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai,
trái, bông, thơm, khóm, mì, vòt xiêm.
- 2 HS đọc đề bài.
- Nghe GV giới thiệu về xuất xứ của đoạn
thơ.
- Làm bài theo cặp, sau đó một số HS đọc

bài của mình trước lớp.
- Chữa bài theo đáp án:
chi, gì, rứa – thế, nờ – à, hắn – nó, tui –
tôi.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn của
bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm
than hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
- Nghe giảng.
23
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và
chuẩn bò bài Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, ôn
tập câu: Ai thế nào?
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm
bài vào vở, sau đó nhận xét làm bài trên
bảng của bạn.
Đáp án:
Một người kêu lên: cá heo!
A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!
Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy
múa, phải chú ý nhé!
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 13 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
• Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước; tìm đúng các
đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.

• Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Các câu thơ, câu văn trong các bài tập viết sẵn trên bảng hoặc bảng phụ, giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng làm miệng 3 bài tập
của giờ Luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm: Khi nói
đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng…
xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm
cả đặc điểm của chúng. Ví dụ: đường ngọt,
muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh
thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính
là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa
nêu.
- Yêu cầu HS suy nghó và gạch chân dưới
các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ trên.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm baiø, HS cả lớp theo
dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập. Đáp án: xanh, xanh mát,
24
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a)
- Hỏi: Trong câu thơ trên, các sự vật nào
được so sánh với nhau?
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về
đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS suy nghó và tự làm các phần
còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn a)
- Hỏi: Ai rất nhanh trí và dũng cảm?
- Vậy bộ phận nào trong câu: Anh Kim
Đồng rất dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai?
- Anh Kim Đồng như thế nào?
- Vậy bộ phận nào trong câu Anh Kim
Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho
câu hỏi như thế nào?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại của
bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
*Mở rộng:
- Yêu cầu HS suy nghó và cho biết bộ phận
trả lời câu hỏi như thế nào? Trong các câu

trên là nói về đặc điểm hay hoạt động của
bộ phận ai (cái gì, con gì)?
- Gọi một số HS đặt câu theo mẫu Ai (cái
gì, con gì) như thế nào?
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập
trong tiết học, tìm các từ chỉ đặc điểm của
các vật, con vật xung quanh em và đặt câu
với mỗi từ em tìm được theo mẫu Ai (cái
gì, con gì) như thế nào?
bát ngát, xanh ngắt.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
Đáp án:
b) Ông hiền như hạt gạo.
Bà hiền như suối trong.
c) Giọt nước cam Xã Đoài vàng như giọt
mật.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS đọc: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và
dũng cảm.
- 1 HS trả lời: Anh Kim Đồng.
- Bộ phận Anh Kim Đồng.
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng
cảm.

- Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
- Đáp án:
b) Những hạt sương sớm/
Cái gì?
Long lanh như những bóng đèn pha lê
Như thế nào?
c) Chợ hoa trên đường Nguyễn
Cái gì?
Huệ đông nghòt người.
Như thế nào?
- Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? Cho
ta biết về đặc điểm của bộ phận trả lời câu
hỏi ai (cái gì, con gì)?
- 3 đến 4 HS đặt câu, cả lớp theo dõi và
nhận xét.
- Nghe GV dặn dò cuối tiết học.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×