ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn : NGỮ VĂN - Lớp : 7
MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ
KQ TL KQ TL KQ TL
Chủ đề 1:
Bánh trôi nước
Câu
C1 , 2 C4 3
Đ
0,8 0,4 1,2
Chủ đề 2:
Bài ca Côn Sơn
Câu
C5 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 3:
Tiếng gà trưa
Câu
C6 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 4:
Hồi hương ngẫu thư
Câu
C7 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 5:
Qua Đèo Ngang
Câu
C9 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 6:
Ca dao,dân ca
Câu
B3 1
Đ
1 1
Chủ đề 7:
Thành ngữ
Câu
C3 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 8:
Từ đồng nghĩa
Câu
C8 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 9:
Từ Hán Việt
Câu
C10 1
Đ
0,4 0,4
Chủ đề 10:
Văn biểu cảm
Câu
B12 1
Đ
5 5
Số câu
5 6 1 12
TỔNG Đ 2 3 5 10
B. NỘI DUNG ĐỀ:
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi từ (câu 1 – 4) và chọn phương án đúng nhất trong các câu
sau: (mỗi câu 0,4 điểm).
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1: Tác giả bài thơ trên được mệnh danh là:
A. Nữ hoàng thi ca. B. Bà chúa thơ nôm.
C. Thần thơ thánh chữ. D. Thi tiên thi thánh.
Câu 2: Bài "Bánh trôi nước" thuộc thể thơ nào?
A. Song thất lục bát. B. Lục bát.
C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn.
Câu 3: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ "bảy nổi ba chìm"?
A. Nhà rách vách nát. B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Cơm niêu nước lọ. D. Cơm thừa canh cặn.
Câu 4: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp hình thể. B. Vẻ đẹp tâm hồn.
C. Số phận bất hạnh. D. Vẻ đẹp và số phận bất hạnh.
Câu 5: Nhà thơ nào trong dòng văn học trung đại bị giết hại thảm khốc vào năm 1442 và sau đó
được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết năm 1464?
A. Nguyễn Khuyến B. Đặng Trần Côn.
C. Nguyễn Trãi D. Hạ Tri Chương.
Câu 6: Bài thơ nào đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình quê hương đất
nước:
A. Tiếng gà trưa B. Bạn đến chơi nhà.
C. Qua Đèo Ngang D. Cảnh khuya.
Câu7: Trong bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương từ ngữ nào là hay nhất?
A. Tiếu vấn B. Khách.
C. Ly gia. D. Hà xứ lai.
Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"?
A. Nghệ sĩ B. Nhà báo.
C. Nhà văn D. Nhà thơ.
Câu 9: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" là:
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
D. Buồn thương da diết khi phải sống xa người thân.
Câu 10: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. Ái quốc B. Sơn thuỷ
C. Xâm phạm D. Giang san.
Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
1. Chép nguyên văn một bài ca dao bắt đầu "Chiều chiều". Nêu nội dung về bài ca dao đó. (1
điểm)
2. Cảm nghĩ về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị …) mà em yêu thích.
C. ĐÁP ÁN:
I. Phần 1: (4điểm), (Mỗi câu 0,4điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C B D C A B D C A
II.Phần 2:
Câu 1: (1điểm),Yêu cầu:
- Học sinh chép đúng một bài ca dao bắt đầu "Chiều chiều …" (0,5 đ)
Ví dụ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
- Nội dung: là tâm trạng, nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. Đó là nỗi
buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai. (0,5 đ)
Câu 2: (5 điểm)
a. Yêu cầu:
+ Nội dung: - Tả về hình dáng (một vài đặc điểm tiêu biểu) thể hiện tình cảm của em đối với
người thân.
- Kể một số việc tiêu biểu thể hiện được sự chăm sóc, yêu thương của người thân
đối với gia đình, đối với em thể hiện tình cảm của em.
- Biểu cảm trực tiếp: những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người thân. Tình
cảm phải chân thật, xúc động.
+ Hình thức: - Vận dụng đúng thể loại văn biểu cảm có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự.
- Đảm bảo ba phần: đúng nhiệm vụ từng phần.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả …
- Trình bày sạch đẹp, chữ rõ.
b. Biểu điểm:
5 : Bài viết giàu cảm xúc, tốt ở hai yêu cầu trên.
3 – 4 : Đạt khá cả hai yêu cầu, lỗi diễn đạt không quá 5.
1 – 2 : Đúng yêu cầu, nội dung còn sơ sài, cảm xúc còn gượng gạo, nhiều lỗi diễn đạt.
0 : Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được bài.