Đảng Bộ Huyện Lấp Vò
Chi Bộ Trường TH Hội An Đông
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HAĐ, ngày 23 tháng 07 năm 2012
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ NĂM: 2012
Họ và tên : Lê Thị Bích Ngọc
Đơn vị : Trường TH Hội An Đông
Câu hỏi: Đồng chí hãy trình bày những suy nghĩ của mình qua những nội dung học
tập chính trị hè năm 2012. Với vị trí công tác, đồng chí cần làm gì để xây dựng chi, đảng
bộ và đơn vị mình ngày càng trong sạch, vững mạnh?
Bài làm:
1/ Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay.
Trong xây dựng Đảng “ Phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nồng cốt” là vì:
Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin
“làm cốt”. Trên cơ sở đó, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động. Với sự lãnh đạo tài tình
của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành quả rất quan trọng, đất nước ta ngày càng phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có sức ảnh hưởng không nhỏ
trên trường quốc tế.
Chủ nghĩa Mác – lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Lấy chủ nghĩa MácLênin “ làm cốt” cũng là sự khẳng định bản chất giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị
của Đảng ta
Đảng Cộng sản Việt nam phải được xây dựng trên những nguyên tắc Đảng kiểu
mới của giai cấp vô sản
Các nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là: Tập trung dân chủ;Tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh và tự
giác; Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, thường
xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân trong xây dựng
Đảng. Đảng ta thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
Trong các nhiệm kỳ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp nói riêng đã có sự lãnh đạo tài tình mang lại kết quả phấn khởi, nền kinh tế phát
triển nhanh và toàn diện, tạo được vị thế mới trong thời ký hội nhập kinh tế, tạo được sự
tin yêu của quàn chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Tuy nhiên, Đảng ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục kịp thời,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lí, kể cả một số cán bộ cao
cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về
sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theodanh
lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ , tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc….
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi còn mang tính
hình thức. Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi chưa
được thực hiện nghiêm túc,công tác kiểm tra, giám sát chưa mang lại hiệu quả cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống đôi khi còn hình
thức, chưa đủ sức động viên, đánh vào ý thức tự giác thực hiện của cán bộ, đảng viên.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhấn mạnh:
“ Cần thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là nhiệm vụ vừa cơ bản , vừa lâu dài và
phải được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
- Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn , đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên và nhất là cán bộ lãnh
đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhất là cấp trung ương, đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- Xác định rõ thẩm quyền , trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối
quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan , đơn vị ; tiếp tục đổi mới phương thức Lãnh đạo
của Đảng
Trong chuyên đề này đã cho chúng ta thấy rõ “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”tập trung các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng là:
+ Tạo sự chuyển biến trong công tác cán bộ và tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt
cấp ủy, chất lượng sinh hoạt chi bộ
+ Tổ chức tự phê bình và phê bình nghiêm túc, chặt chẽ, chu đáo.
.+ Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội dung, hình thức
tuyên truyền
+ Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, nghiên cứu ban hành
các chính sách trong phạm vi, điều kiện và thẩm quyền của Tỉnh.
2/ Văn hóa giao thông
Xây dựng văn hóa giao thông hiện nay đang là cuộc vận động lớn được Ủy ban an
toàn giao thông Quốc gia phát động. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả về công tác tuyên
truyền góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và thay đổi hành vi thiếu văn hóa
khi tahm gia giao thông.
Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông được
phát triển rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, giao thông
thuận tiện phát triển kinh tế…
Bên cạnh đó, chất lượng giao thông vẫn chưa cao, còn nhiều hạn chế, yếu kém:
- Cơ sở hạ tầng giao thông dù còn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao
thông
- Lực lượng cảnh sát, tuần tra giao thông còn mỏng nên chưa thực hiện tốt công tác
kiểm tra, tuần tra trên các tuyến đường nhằm hạn chế nguy cơ gây ra tai nạn giao thông
- Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của đa số người tham gia giao thông còn
thấp. Hiện tượng vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, không
chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện…
- Các phương tiện tham gia giao thông không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được lưu
thông trên đường dễ dẫn đến tai nạn giao thông
- Công tác quản lí giao thông, tổ chức điều hành còn bất hợp lí, chưa năng động sang
tạo, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiển.
- Chợ tạm còn nhóm họp nhiều chưa quy hoạch hợp lí, người dân còn phơi lúa trên
đường, để các vật dụng lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông, tăng nguy cơ
xãy ra tai nạn giao thông.Đa số người dân chưa tự giác chấp hành Luật an toàn giao
thông, một bộ phận không nhỏ người dân còn thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
Chính vì thế qua chuyên đề này có nêu ra những giải pháp cấp bách như sau:
- Rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ
sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông.
- Tăng cường công tác đào tạo, quản lí về chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng cách cư xử, ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
- Nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong nhân
dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục văn hóa giao thông (đây có thể
nói là công tác quan trọng nhất).
3/ Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ( gọi tắt là chương trình
xây dựng nông thôn mới ) được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước
nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu
riêng đối với thừng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, công nghiệp hóa - hiện
đại hóa được đẩy mạnh thì quá trình đô thị hóa là một quá trình tất yếu đã và đang diễn
ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn
tại đặt ra cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn
dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Vì vậy việc phát
triển nông thôn, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới luôn là một yêu cầu cấp thiết của
nước ta nhằm phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của từng địa
phương một cách hợp lí. Qua đó, Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh ta được
xây dựng trên Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được ban hành với
19 tiêu chí xây dựng. Tuy nhiên, theo bản thân thì có một số tiêu chí tôi đang lo lắng
không biết chúng ta có thể thực hiện đạt kết quả tích cực hay không:
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, bước đầu đã gặt hái được
nhiều thành quả đáng khích lệ. Các xã áp dụng xây dựng đúng với các tiêu chí đã cho
thấy một bộ mặt mới, sự phát triển về kinh tế, đời sống người dân được đảm bảo hơn,
công tác văn hóa được quan tâm phát triển…
Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới cần phải tập trung nguồn tài
lực được huy động từ địa phương, doanh nghiệp và cả sự đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện của người dân.Ngoài ra, việc xây dựng nông thôn mới còn phải thúc đẩy việc
phát huy nội lực cộng đồng, tuyên truyền sâu rộng trong người dân nắm được vai trò,
nhiệm vụ của bản thân trong xây dựng nông thôn mới.
4/ Kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2011 - 2015.
Những thành tựu nổi bậc của nền giáo dục nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói
riêng đó là: mạng lưới trường, lớp các bậc học, cấp học của tỉnh tiếp tục phát triển; công
tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lí giáo dục có nhiều tiến bộ; tỷ lệ huy động học sinh trong các độ tuổi đều
tăng; giữ vững kết quả phổ cập; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; các mục
tiêu giáo dục thực hiện đạt kết quả tích cực.
Tuy nhiên, dù có nhiều kết quả khả quan mà ngành giáo dục tỉnh nhà mang lại thì
những tồn tại, yếu kém vẫn còn tồn tại và cần khắc phục như: chất lượng giáo dục ở các
cấp học còn thấp so với các tỉnh trong khu vực, tỷ lệ tốt nghiệp THPT còn thiếu tính bền
vững (riêng tỉ lệ tốt nghiệp THPT bình quân 5 năm qua tỉnh xếp thứ 9 / 13 tỉnh, thành
trong khu vực và thứ 50/ 63 tỉnh, thành cả nước), sự phát triển trường học 2 buổi / ngày,
trường đạt chuẩn quốc gia, trường chuyên…vẫn còn tụt hậu so với yêu cầu hiện nay ,còn
một bộ phận giáo viên chưa thực sự đổi mới về phương pháp dạy học, chưa thật sự yêu
nghề là ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy, chất lượng giảng dạy chưa cao. Cán bộ quản
lý giáo dục chưa đáp ứng được giai đoạn đổi mới hiện nay.
Chính vì thế , các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay cần đặt ra là:
- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục đối với mọi người để nắm rõ được vai trò, trách
nhiệm. nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện đề án.
- Thường xuyên bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, quản lí giáo dục.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục một cách hợp
lí.
HAĐ; ngày 23/07/2012
Người viết
Lê Thị Bích Ngọc