ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Thị Mai Hƣơng
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÕN ĐẤT VÀ
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
CHO HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Thị Mai Hƣơng
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÕN ĐẤT VÀ
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
CHO HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VĂN THIỆN
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của PGS.TS. Lê
Văn Thiện, người hướng dẫn khoa học đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô Khoa Môi trường nói chung và
các Thầy, Cô giáo ở Bộ môn Thổ nhưỡng - Môi trường đất nói riêng đã dìu dắt, dạy dỗ
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường cũng như đã tạo
mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo và cán bộ tại Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hà Giang, Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ, Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Quản Bạ đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu giúp tôi có điều kiện tốt nhất để
hoàn thành luận văn.
Luận văn có ý kiến góp ý của ThS. Phạm Anh Hùng, cán bộ Trung Tâm Tài
nguyên và Môi trường - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Hƣơng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xói mòn đất từ lâu được coi là nguyên nhân gây thoái hóa tài nguyên đất nghiêm
trọng ở các vùng đồi núi [36]. Xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên nhưng do các hoạt
động của con người đã làm cho hiện tượng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm
ở vùng đồi núi nước ta bị mất đi một khối lượng đất khổng lồ do hiện tượng xói mòn. Xói
mòn đất làm mất đất, phá huỷ lớp thổ nhưỡng bề mặt, làm giảm độ phì của đất, gây ra
bạc màu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và phát triển của thảm thực vật... Vấn đề xói
mòn đất đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và
ngoài nước từ nhiều thập niên nay [26].
Để giảm thiểu xói mòn đất ở khu vực miền vúi, hai vấn đề cần được nghiên cứu
song song là thực trạng quá trình xói mòn đất, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và
những giải pháp ngăn chặn xói mòn đất [20]. Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên
cứu vấn đề xói mòn đất, trong đó phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám GIS để mô
hình hóa, tính toán xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và
Smith là phương pháp hiện đại và đem lại hiệu quả cao [26].
Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang với địa hình hết
sức phức tạp gồm nhiều khu vực núi đá vôi với nhiều khu vực bị chia cắt mạnh có có độ
dốc trên 250 và các thung lũng phân bố dọc sông Miện. Bên cạnh đó, trong điều kiện mưa
lớn và tập trung làm cho đất đai bị xói mòn và thoái hóa, ảnh hưởng rất lớn đến quỹ đất
sản xuất nông nghiệp vốn rất ít của huyện. Hơn nữa, việc quy hoạch, bố trí cơ cấu cây
trồng chưa hợp lý, độ che phủ rừng thấp cũng là những nguyên nhân làm cho lũ ống, lũ
quét thường xuyên xảy ra gây thiệt hại về người và của cho nhân dân nơi đây [2,26].
Vì vậy, việc lập bản đồ để đánh giá nguy cơ xói mòn đất và đề xuất mô hình sản
xuất đất nông nghiệp hợp lý cho huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là quan trọng và cần
thiết. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận văn
- Xác định được các hệ số xói mòn đất tại vùng nghiên cứu.
- Xây dựng được bản đồ nguy cơ xói mòn đất nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá
mức độ xói mòn đất và đề xuất các biện pháp kiểm soát, hạn chế xói mòn đất trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất được mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang.
3. Nhiệm vụ chính của luận văn
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến xói mòn đất tại vùng nghiên
cứu;
- Khảo sát thực địa tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;
- Xác định và tính các hệ số xói mòn đất;
- Lập các bản đồ thành phần và bản đồ nguy cơ xói mòn đất;
- Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho vùng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:
1. Lê Huy Bá, 2006, Phương pháp nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trang 178 – 201.
2. Chi cục thống kê tỉnh Hà Giang, năm 2014, Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang.
3. Trần Văn Chính và cộng sự, 2006, Giáo Trình thổ nhương học, nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội, 364 trang.
4. Trương Văn Cảnh và nnk, 2014, Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ
cấp Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu ảnh hưởng của xói mòn đất của lưu vực sông Cu Đê
đến sản xuất nông nghiệp”, Đà Nẵng.
5. Phạm Ngọc Dũng, 1991, Nghiên cứu một số biện pháp chống xói mòn trên đất
đỏ bazan trồng chè vùng Tây nguyên và xác định giá trị của các yếu tố gây xói mòn đất
theo mô hình Wischmeier W.H and Smith D.D, luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp,
Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Đình Kỳ, 2012, Đánh giá định lượng xói mòn
đất đồi núi vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh bằng phương trình mất đất phổ dụng và hệ thống
thông tin địa lý, Tạp chí các khoa học về trái đất, số 34, trang 31 – 37.
7. Nguyễn Văn Đệ, 2007, Bài giảng Đất Ngập Nước, Phòng Tài Nguyên Đất,
Viện Địa Lý Tài Nguyên Tp. Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Tiến Hà, 2009, Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để
dự báo xói mòn đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Cạn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thái
Nguyên, 75 trang.
9. Nguyễn Trọng Hà ,1996, Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo
xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sĩ khoa học kĩ thuật, trường Ðại học Thủy lợi, Hà
Nội.
10. Phạm Hùng (2001), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình toán trong tính
toán xói mòn lưu vực ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kỹ thuật trường Đại học Thủy lợi, Hà
Nội.
11. Tống Đức Khang, Nguyễn Đức Qúy, 2008, Bảo vệ đất chống xói mòn vùng
đồi núi, nhà xuất bản Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Khiêm và nnk, 2010, Tổng hợp điều tra, đánh giá đất sản xuất
nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, Trung Tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía
Nam, Tp. Hồ Chí Minh, trang 15 - 49.
13. Nguyễn Văn Khiết, 2014, Nghiên cứu xác định vai trò của một số yếu tố liên
quan đến xói mòn đất ở nước ta, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, trang 314514. Lê Văn Khoa, 2001, Nông nghiệp sinh thái miền núi, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Văn Khoa và nnk, 2005, Đất Ngập Nước, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 44
- 84.
16. Nguyễn Kim Lợi, 2005, Bài giảng kiểm soát xói mòn, Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải, 1997, Kết quả bước đầu nghiên cứu tác
dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và xây dựng rừng phòng hộ
nguồn nước, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Ngọc Lý, 2010, Biến đổi khí hậu và việc sử dụng bền vững tài nguyên đất:
Cảnh báo về khủng hoảng đất trồng, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
19. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984), Nghiên cứu xói
mòn và thử nghiệm một số biện pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây nguyên, các
báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên giai đoạn 1976-1980,
Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự
báo xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sĩ khoa học kĩ thuật, trường Đại học Thủy lợi,
Hà Nội.
21. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2014. Bản đồ hiện trạng rừng
tỉnh Hà Giang.
22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2014. Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỉnh Hà Giang.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2013. Bản đồ độ cao (DEM)
tỉnh Hà Giang.
24. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2011- 2014. Tài liệu khí tượng
thủy văn tỉnh Hà Giang các năm 2011- 2014.
25. Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2006, Hệ thống phân loại đất ngập nước
Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trang 23 - 24.
26. Lê Văn Thiện, Nguyễn Thị Mai Hương và nnk, 2015, “Đánh giá thực trạng
xói mòn đất và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp tại huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Tập 31, Số 2S (2015) 260-267
27. Lê Hoàng Tú, 2011, Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu
vực sông Tam Đa, tỉnh Lâm Đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học nông lâm thành
phố Hồ Chí Minh, 65 trang.
28. Vũ Anh Tuân (2007), Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất và ảnh
hưởng của nó tới xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và GIS,
Luận án tiến sĩ, Viện khoa học công nghệ vũ trụ, Hà Nội.
29. Lưu Hải Tùng, 2007, Hiện trạng xói mòn và sự mất P do xói mòn gây ra ảnh
hưởng đến môi trường tại lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước, Luận văn cao học, Trường
Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, 120 trang.
30. Phạm Hữu Tỵ và Hồ Kiệt, 2008, Mô phỏng rủi ro xói mòn vùng cảnh quan
đồi núi trên cơ sở sử dụng dữ liệu viễn thám và mô hình mất đất hiệu chỉnh (RUSLE),
Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, số 48, trang 185 – 195.
31. Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Việt, Đỗ Thị Việt Hương, 2012, Đánh
giá khả năng xói mòn đất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị bằng mô hình RMMF
(Revised morgan-morgan-finney), Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, Tập 74A, số 5, trang
174 – 184.
32. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2014. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Giang
33. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2008. Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép yêu cầu
bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu giai đoạn 2008 – 2010 cho huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang.
34. Trần Quốc Vinh và Hoàng Tuấn Minh, 2009, Ứng dụng hệ thống thông tin địa
lý (GIS) xây dựng bản đồ hệ số LS trong nghiên cứu xói mòn đất huyện Tam Nông (Tỉnh
Phú Thọ), Tạp chí khoa học và phát triển, số 4, trang 667-674, Trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội.
35. Trần Quốc Vinh và Đào Châu Thu, 2009, Ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám xây
dựng bản đồ hệ số lớp phủ đất (c) trong nghiên cứu xói mòn đất huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 6, trang 983 – 988, Trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội.
36. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên,199l, Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục
hồi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 74 - 126.
37. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp,1984, Đề tài xây dựng quy trình xói
mòn đất , Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh:
38. Agrovand, 1999: Soil erosion assessment using GIS, Danish Hydraulic
Institute.
39. Andi Sukman, Assessing erosion hazard using Revised Morgan Morgan and
Finney (MMF) erosion model and microtopography features; A case study in river Oyo
subcatchment, Master of Science in Geo-Information for Spatial Planning and Risk
management, Gadjah Mada university, International Institute for Geo-Information
Science and Earth observation, 2009.
40. Karine Vezina, Ferdinand Bonn, Cu Pham Van, 2006: Agricultural land-use
patterns and soil erosion vulnerability of watershed units in Vietnam’s northern
highlands, J. Landscape Ecology, vol. 21, No.8, pp.1311-1325, Springer, Netherlands,
No 0921-2973.
41. Khatereh Polous, Effect of spatial resolution on erosion assessment in
Namchun watershed, Thailand, Facuty of Geo-Information science and Earth observation
university of Twente, Enschede, The Netherlands, 2010.
42. Morgan R.P.C and Duzant J.H, Modified MMF (Morgan-Morgan-Finney)
model for evaluating effects of crops and vegetation cover on soil erosion, Journal of
Earth surface processes and Landfoms 32, (2008), 90-106.
43. Toxopeus A.G, 1996: “Cibodas: the erosion issue” ILWIS 2.1 for Windows.
Applications guide, Chapter 23. Soil.
44. Ugyen Thinley, Spatial Modeling for Soil erosion assessment in upper Lam
Phra Phloeng watershed, Nakhon Ratchasima, Thailand, 2008.
45. Wischmeier, W.H. and Smith, D.D, 1978: Predicting Rainfall Erosion Losses,
U.S.Dep.Agric, Agric. Handbook 537.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về xói mòn đất
1.1.1. Khái niệm xói mòn đất
Đến nay, có rất nhiều các định nghĩa, khái niệm khác nhau về xói mòn đất. Theo
từ điển bách khoa toàn thư về khoa học đất, xói mòn xuất phát từ tiếng Latin là “erodere”
chỉ sự ăn mòn dần, thuật ngữ xói mòn dùng để chỉ các quá trình liên quan đến các lớp đất,
đá tơi ra và bị mang đi bởi các tác nhân như gió, nước, băng, tuyết tan hoặc hoạt động
của sinh vật.
Theo Ellison (1944), “Xói mòn là hiện tượng di chuyển đất bởi nước mưa, bởi gió
dưới tác động của trọng lực lên bề mặt của đất. Xói mòn đất được xem như là một hàm số
với biến số là loại đất, độ dốc địa hình, mật độ che phủ của thảm thực vật, lượng mưa và
cường độ mưa” [40].
Ngoài ra, theo Hudson (1968) xói mòn đất còn được xem là sự chuyển dời vật lý
của lớp đất do nhiều tác nhân khác, nhau như lực đập của giọt nước, gió, tuyết và bao
gồm cả quá trình sạt lở do trọng lực [40].
Theo FAO (1994), “Xói mòn là hiện tượng các phần tử mảnh, cục và có khi cả lớp
bề mặt đất bị bào mòn, cuốn trôi do sức gió và sức nước.” [43].
R.P.C Morgan, 2005 thì cho rằng, xói mòn đất là một quá trình gồm hai pha bao
gồm sự tách rời của các phần tử nhỏ từ mặt đất sau đó vận chuyển chúng dưới các tác
nhân gây xói như nước chảy và gió. Khi năng lượng không còn đủ để vận chuyển các
phần tử này, pha tứ ba – quá trình bồi lắng - sẽ xảy ra.
Cũng dựa trên yếu tố trọng lực, tác giả Cao Đăng Dư có quan niệm cho rằng quá
trình xói mòn, trượt lở, bồi lấp thực chất là quá trình phân bố lại vật chất dưới ảnh hưởng
của trọng lực, xảy ra khắp nơi và bị chi phối bởi yếu tố địa hình.
Theo một trong những cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về lớp phủ thực vật
Nguyễn Quang Mỹ và Nguyễn Tứ Dần (1986) lại cho rằng xói mòn là một quá trình động
lực phá hủy độ màu mỡ của đất, làm mất trạng thái cân bằng của cả vùng bị xói mòn lẫn
vùng bị bồi tụ [43].
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn đất
Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng tới xói mòn đất là địa hình, đất đai, thảm thực vật,
khí hậu và con người (hình 1.1)
Khí hậu
Địa
hình
Xói
mòn
Đất đai
Con
người
Thảm
thực vật
Ảnh hưởng hai chiều
Ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng tiêu cực
Hình 1. 1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất [8]
1.1.2.1. Ảnh hưởng của khí hậu lên xói mòn:
Yếu tố khí hậu có thể nói là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn đất. Trong các
yếu tố gây xói mòn chính thì mưa là quan trọng hơn cả. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu cả trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa đều cho thấy rằng tác động của hạt mưa
lớn hơn nhiều so với các yếu tố khác như hiệu ứng cắt xé và rửa xói của dòng chảy do
nước mưa và gây nên. Ngoài ra có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
xói mòn như nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió . . .
a. Lượng mưa:
Lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xói mòn. Ở những khu vực có lượng
mưa thấp thì khả năng xói mòn là rất thấp vì lượng mưa không đủ để tạo thành dòng chảy
(vì bị mất do ngấm vào đất, bay hơi, thực vật sử dụng ...) và do đó không có khả năng vận
chuyển vật chất đi xa. Lượng mưa trung bình hàng năm thường phải lớn hơn 300 mm thì
xói mòn do mưa mới xuất hiện rõ. Nếu lượng mưa lớn hơn 1000 mm/ năm thì cũng tạo
điều kiện tốt cho lớp phủ thực vật phát triển và lượng xói mòn cũng không đáng kể.
Nhưng với lượng mưa như vậy mà tại những khu vực có rừng bị tàn phá thành đất trống,
đồi núi trọc thì xói mòn thì sẽ là rất lớn.
b. Bốc hơi nước:
Một phần bốc hơi trực tiếp vào khí quyển, phần khác bốc hơi qua hoạt động của
thực vật và động vật sau đó được ngấm xuống đất theo khe nứt, thẩm thấu. Lượng nước
còn lại hình thành dòng chảy bề mặt.
Vì vậy tác động của mưa sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng
của khu vực. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm không khí thấp dẫn tới bốc hơi càng mạnh, đất
càng bị nén chặt, tốc độ và khả năng thấm ít thì lượng mưa tạo dòng chảy bề mặt càng
nhiều, . . . Do đó ảnh hưởng của trận mưa đầu và thời gian đầu của một trận mưa ít hớn
so với những trận mưa sau và ở thời gian sau vì độ thấm của đất, và hơi ẩm của không
khí đã bị thay đổi.
c. Cường độ mưa:
Quá trình hình thành dòng chảy phụ thuộc nhiều vào cường độ của trận mưa.
Cường độ mưa là lượng mưa trong một thời gian nhất định trong một đơn vị tính là
mm/h. Theo các kết quả nghiên cứu ở nhiều khu vực trên thế giới thì những trận mưa có
cường độ mưa trên 25 mm/h thì mới có tác dụng tạo nên dòng chảy và từ đó mới gây xói
mòn. Tỷ lệ lượng mưa tạo ra trong năm được tạo ra bởi các trận mưa có cường độ lớn
hơn 25 mm/h càng nhiều thì khả năng gây xói mòn càng lớn. Nếu thời gian mưa dồn dập
trong thời gian ngắn thì đó chính là tiền đề cho sự hình thành lũ quét, trượt lở ở vùng núi
gập lụt ở hạ lưu, cùng với việc gia tăng xói mòn đất.
d. Đặc tính của mưa:
Đặc tính của mưa cũng ảnh hưởng lớn đến xói mòn của đất. Mưa rào nhiệt đới gây
tác hại nhiều hơn nhiều so với mưa nhỏ ở các vùng ôn đới. Ở các vùng có khí hậu nửa
khô, mưa có cường độ lớn mang tính chất mưa rào nhưng không kéo dài vẫn gây ra xói
mòn nghiêm trọng. Mặt khác xói mòn cũng mạnh nếu lượng mưa chỉ đạt trung bình
nhưng ở trên những sườn dốc thiếu lớp phủ thực vật. Khi hạt mưa lớn (mưa rào thường
có đường kính hạt mưa lớn nhất là khoảng 5 mm, ít khi lớn hơn vì nếu quá lớn sẽ không
bền vững và dễ bị phá vỡ thành các hạt nhỏ hơn) thì vận tốc khi chạm đất cũng tăng và
do đó lực phá huỷ cấu trúc đất vẫn tăng. Vận tốc cuối của hạt mưa có đường kính khoảng
5 mm sẽ đạt khoảng 9 m/giây.
e. Thời gian mưa:
Hay là mức độ tập trung của những trận mưa. Thường thì mưa chỉ dồn dập vào
mấy tháng mùa mưa, ở Việt Nam mưa tập trung trong 6 tháng, khoảng từ tháng V đến
tháng X nhanh hay chậm hơn tuỳ vùng. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70 85% lượng mưa cả năm. Do mưa dồn dập như vậy mà khả năng thấm xuống đất chỉ có
tác dụng ở những trận mưa đầu, còn phần lớn sẽ tạo thành dòng chảy bề mặt khi nước
trong đất đã đạt bão hoà. Chính vì vậy mà lượng đất bị xói mòn chủ yếu là vào mùa mưa,
nhất là những nơi đất đang thời kỳ bỏ hoá không có sự điều tiết và cản nước của lớp phủ
thực vật.
f. Các yếu tố khác:
Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự xói mòn đất như nhiệt độ không khí, sự
bay hơi nước, tốc độ gió (khi mưa xuống), ... Những tác động này nếu so sánh với tác
động do mưa gây ra thì có thể xem là không đáng kể, trừ một số trường hợp đặc biệt như
lượng mưa quá nhỏ.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của địa hình lên xói mòn:
Địa hình ảnh hưởng rất lớn lên xói mòn và với mỗi kiểu địa hình sẽ có những loại
hình xói mòn khác nhau. Nếu địa hình núi, phân cắt có độ dốc lớn thì xói mòn khe rãnh
dạng tuyến diễn ra mạnh mẽ. Còn đối với những mặt sườn phơi và địa hình thấp, thoải thì
xói mòn theo diện (hay xói mòn bề mặt) sẽ chiếm ưu thế. Với địa hình núi đá vôi thì
không có hai loại hình trên mà có xói mòn ngầm, tạo các dạng hang động.
Trên lý thuyết thì những vùng núi cao, độ dốc lớn thì được coi là những nơi có
xói mòn, còn những vùng đồng bằng, nơi có độ dốc không đáng kể thì được coi là vùng
bồi tụ, tức là tích tụ vật chất bị xói mòn từ những vùng cao xuống. Thực tế thì cả những
vùng đồng bằng cũng có bị xói mòn nhưng lượng đất mất rất ít, chủ yếu là quá trình rửa
trôi lớp đất màu bề mặt và hậu quả là làm giảm độ phì của đất canh tác. Khi thực hiện lập
bản đồ xói mòn tiềm năng đất bằng hệ thông tin địa lý thì để đơn giản, chúng tôi chỉ xét
tới những vùng có khả năng xói mòn tiềm năng cao (những vùng độ dốc lớn) mà không
xét tới nhũng vùng ít khả năng (như vùng thung lũng giữa núi, ruộng bậc thang, đồng
bằng) hoặc vùng cồn cát ven biển (chịu tác động mạnh của gió, dòng chảy dọc bờ, thuỷ
triều nhiều hơn).
Ảnh hưởng của địa hình có thể trực tiếp hay gián tiếp đến sự xói mòn đất. Trước
hết, địa hình làm thay đổi vi khí hậu trong vùng đến ảnh hưởng gián tiếp đến xói mòn đất
thông qua tác động của khí hậu. Địa hình núi cao cùng với sườn chắn gió ẩm là một trong
những yếu tố tạo nên những tâm mưa lớn. Ảnh hưởng trực tiếp của địa hình đến xói mòn
được thông qua yếu tố chính là độ dốc và chiều dài sườn dốc.
a. Ảnh hưởng của độ dốc lên xói mòn:
Độ dốc là yếu đầu tiên trong yếu tố địa hình, có ảnh hưởng lớn đến xói mòn đất.
Độ dốc càng lớn thì khả năng xói mòn càng lớn. Nó ảnh hưởng tới sự phân chia dòng
nước và cường độ dòng nước chảy. Xói mòn có thế xảy ra cường độ dốc từ 30 và nếu độ
dốc tăng lên hai lần thì cường độ xói mòn tăng lên 4 lần hoặc hơn.
Bảng 1. 1. Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất
Loại đất
Cây trồng
Độ dốc
Đất bị
mất
(tấn/ha/năm)
Tác giả và năm nghiên
cứu