Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Noel 2008-Đề thi Văn HK1 lớp 8 kèm đáp án (Đề 16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.31 KB, 5 trang )

ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ I
Môn: gữ văn 8
Thời gian: 90 phút
MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
KQ TL KQ TL KQ TL
Phần văn
Bài Lão
Hạc
Câu
C1,2,4 C3 4
1,0
Vào nhà
ngục…
B1
0,25 1
BPTT
Câu
C7 1
TừTT,TH
Đ
0,25 0,25
Câu
C9 C8 2
Trợ từ,
thán từ
Đ
0,25 0,25 0,5
Câu
C10 1


Dấu ngoặc
kép
Đ
0,25 0,5
Câu
C11 1
Dấu hai
chấm
Đ
0,25 0,25
Câu C13
C12 2
Câu ghép
Đ
0,25 0,25 0,5
Câu
C14 1
Tính thái
từ
Đ
0,25 0,25
Câu
C15,16 2
Xây dựng
đoạn văn
Đ
0,5 0,5
Văn tự sự
Câu
B2 1

Đ
4.0 4.0
TỔNG
Câu
5 11 2 18
Đ 1,25 2,75 6 10
ĐỀ
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM ( 4điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu
0,25điểm)
Phần
tập làm
văn
Khốn nạn…Ông giáo ơi!..Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.
Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng
sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên , hai thằng chúng nó chỉ loay hoay
một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ thì cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo
ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi
rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Thì ra tôi
già bằng từng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A Tôi đi học
B Trong lòng mẹ
C Tức nước vỡ bờ
D Lão Hạc
Câu 2 : Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai ?
A Thanh Tịnh
B Nguyên Hồng
C Nam Cao
D Ngô Tất Tố

Câu 3 : Nội dung của đoạn trích trên là:
A Tái hiện tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc.
B Lão Hạc kể lại chuyện bán chó.
C Lòng xót xa, thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc.
D Tâm trạng của láo Hạc.
Câu 4 Nhân vật ông giáo trong đoạn trích trên là hình ảnh nhà văn:
A Nam Cao
B Ngô Tất Tố
C Nguyên Hồng
D Thanh Tịnh
Câu 5 Từ “lão” trong đoạn văn trên tương đương với từ “lão” nào trong các dòng sau ?
A Bệnh lão hoá
B Lão thầy bói
C Lão nghệ nhân
D Ông lão
Câu 6 Trong câu “Bấy giờ thì cu cậu mới biết là cu cậu chết!...”sử dụng biện pháp tu từ nào?
A So sánh
B Nhân hoá
C Nói quá
D Nói giảm nói tránh
Câu 7 : Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh ?
A 1
B 2
C 3
D 4
Câu 8 : Thán từ “Này” trong đoạn: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” . sử dụng
thán từ :
A Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
B Gọi đáp
C Nhấn mạnh

D Biểu thị thái độ
Câu 9 : Các thán từ::“ Này”, “ A” trong đoạn: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!
Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ
lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” có đặc tính ngữ pháp
là:
A Tạo thành một câu độc lập.
B Không thể tạo thành câu độc lập.
C Làm thành một bộ phận của câu.
D Cùng những từ ngữ khác làm thành một câu
Câu 10 Dấu ngoặc kép trong đoạn: Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như
muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với
tôi như thế này à ?”. dùng để đánh dấu:
A Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
B Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
C Câu nói được dẫn trực tiếp
D Tên tác phẩm
Câu 11 Dấu hai chấm trong đoạn trích (ở câu 10) dùng để báo trước:
A Phần giải thích cho phần trước đó.
B Lời dẫn trực tiếp.
C Lời đối thoại.
D Phần liệt kê
Câu 12 Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.
B Cái giống nó cũng khôn!
C Tôi cho nó ăn cơm.
D Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.
Câu 13 Hai vế của câu ghép trên được nối với nhau bằng:
A Quan hệ từ.
B Dấu chấm phẩy.
C Dấu hai chấm.

D Dấu phẩy
Câu 14 Từ “à” trong câu: “Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”
thuộc loại tình thái từ:
A Biểu thị sắc thái tình cảm
B Nghi vấn
C Cầu khiến
D Cảm thán
Câu 15 Câu chur đề đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
A Đầu đoạn
B Cuối đoạn
C Không có câu chủ đề
D Giữa đoạn
Câu 16 Đoạn văn trên được triển khai theo phép:
A Diễn dịch
B Qui nạp
C Song hành
D Móc xích
Phần 2 : TỰ LUẬN( 6 điểm )
Câu 1 :
(2 điểm)
Chép nguyên văn bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và nêu hiểu biết của
em về tác giả Phan Bội Châu ?
Câu 2 :
(4 điểm)
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn.
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : ( 4điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Ph.án đúng
D C B A D B A B A C B A A B C C

Phần 2 : ( 6 điểm )
Bài/câu Đáp án Điểm
Câu 1 : 2 điểm
a Chép nguyên văn bài thơ
(sai 01 lỗi chính tả trừ 0,25 đ)
1.0
b Nêu hiểu biết về Phan Bội Châu:
- Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên hiệu: Sào Nam, quê: Nghệ An
- Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc
- Từng xuất dương để mưu đồ sự nghiệp cứu nước
- Là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
Bài 2 : 4 điểm
a. Về nội dung:
-Viết một bài văn tự sự có nhân vật và xây dựng chuỗi sự việc liên kết chặt chẽ.
- Kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Có tình huống, sự việc caio trào.
-Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục đối với các em.
b. Về hình thức:
- Đảm bảo bố cục : 3 phần
- Ít mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt…
- Xây dựng được một bài văn tự sự, kĩ năng viết tốt
BIỂU ĐIỂM
*ĐIỂM 3/5- 4:
-Bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức độ khá tốt
- Lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt: không quả 5 lỗi

*ĐIỂM 2 -3đ:
-Bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình – khá.
- Có kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Hạn chế ở việc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết giữa các đạon văn.
*ĐIỂM 1 -1.5đ :
- Còn nhiều hạn chế trong việc thể hiện các yêu cầu trên.
*ĐIỂM 0 – 0.5đ:
- Lạc đề hoạc không làm được bài.
- Bài viết sơ sài.

×