Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.5 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Bùi Hoàng Yến

KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN
NAM PHONG TẠP CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******

Bùi Hoàng Yến

KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN
NAM PHONG TẠP CHÍ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60 22 30

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vƣơng

Hà Nội-2015



Lời Tri ân
Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt ba năm
trong chương trình đào tạo Thạc sĩ, dưới tay truyền dạy, hướng dẫn nhiệt
tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sư, Phó giáo
sư, Tiến sỹ đáng kính của trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội. Vì thế, trước tiên tôi xin kính gửi đến quý thầy cô lời tri ân sâu sắc về
những tri thức và tình cảm mà các thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian
qua!
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến người thầy - Giáo sư –
Tiến sỹ Trần Ngọc Vương, một nhà giáo mẫu mực trong nhân cách, tận
tâm trong giảng dạy và nghiêm túc, khách quan trong khoa học, người đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến gia đình, bạn bè và những đồng
nghiệp thân thiết của tôi – những người đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi, trong thời gian học tập và thực hiện công trình
khoa học đầu tiên của mình – lời cảm ơn chân thành, thắm thiết!
Hà Nội ngày 09 tháng 02 năm 2015
Bùi Hoàng Yến


MỤC LỤC
A - MỞ ĐẦU ................................................................................................ 6
1. Lý do chọ đề tài. ................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. .................. 9
2.1. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................... 9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. ..................................................... 10
3. Lịch sử vấn đề. .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Trƣớc cách mạng tháng tám. ......... Error! Bookmark not defined.
3.2. Sau cách mạng tháng Tám. ............ Error! Bookmark not defined.

3.3. Từ năm 1975 đến nay. .................... Error! Bookmark not defined.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.Error!

Bookmark

not

defined.
B. NỘI DUNG ............................................ Error! Bookmark not defined.
1. Chương 1. Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch
sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. ............. Error! Bookmark not defined.
1.1. Thực dân Pháp – Sự chuyển đổi chính sách xâm lƣợc. ........ Error!
Bookmark not defined.
1.2. Sự thay đổi của đội ngũ trí thức Việt Nam khi thực dân Pháp
xâm lƣợc. ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Công cuộc đổi thay chuyển mình của nền văn học. .............. Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng II. NAM PHONG TẠP CHÍ CÙNG VỚI SỰ TIẾP NHẬN
VĂN HỌC PHƢƠNG TÂY ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Nam Phong ra đời và tiến triển. ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Bối cảnh báo chí Việt Nam trƣớc khi Nam Phong tạp chí ra đời.
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nam Phong tạp chí. ...................... Error! Bookmark not defined.


2.2. Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam qua sự tiếp nhận văn
học Pháp. ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự đóng góp các tác phẩm, công trình dịch thuật của các diễn
giả tiêu biểu trên Nam Phong. .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Văn học có những thay đổi mới. . Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3. CÁC TÁC GIẢ ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC TRUYỀN BÁ
VĂN HÓA, VĂN HỌC PHÁP – CHÂU ÂU TRÊN NAM PHONG.
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh (1892 - 1945). ......... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Các tác giả đóng góp trên Nam Phong.Error!

Bookmark

not

defined.
3.2.1. Nguyễn Bá Trác (1881 – 1845) – Lối văn „ám chỉ” và “hàm
súc”. ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nguyễn Hữu Tiến (1875 – 1941) – Nhà biên khảo, dịch thuật tài
năng. ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nguyễn Trọng Thuật (1993 – 1940).Error!

Bookmark

not

defined.
3.2.4. Nguyễn Bá Học (1858 – 1921)...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 11


A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài.

Văn hóa Việt Nam nói chung và Văn học học Việt Nam nói riêng, trong tiến
trình lịch sử của mình đã có những cuộc tiếp xúc, ảnh hưởng lớn, hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp với văn hóa, văn học nước ngoài. Trong quá trình tiếp xúc ấy, văn
hóa - văn học Việt Nam đã tiếp nhận, chắt lọc tinh hoa của nhân loại để tự làm
phong phú bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Để diễn tả những cuộc gặp gỡ kỳ lạ mà cũng hứng thú giữa các nền văn hóa
khác nhau, ở nhiều nước trên thế giới, các học giả thường sử dụng khái niệm
acculturation. Trong tiếng Việt, có người dịch thuật ngữ đó là thụ ứng, hấp thụ,
gần đây hơn thấy một số khái niệm hỗn dung, tiếp biến, đan xen, giao
thoa..v.v…Tuy nhiên thì trong Bách khoa toàn thư Mỹ định nghĩa acculturation
“là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, gây nên sự
biến đổi trong dạng thức hóa ban đầu của một hay cả hai bên” (Dẫn theo Hà Văn
Tấn, tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật 4 -1981). Đối chiếu với một định nghĩa
nghiêm chỉnh như thế, người ta thấy cuộc tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với văn
hóa phương Tây, trước tiên là văn hóa Pháp trong một vài thế kỷ gần đây, nhất là
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đáng được coi là một hành động acculturation
điển hình. Trong phạm vi luận văn này, sở dĩ không dùng những giao thoa, đan
xen, mà chỉ dùng một chữ khá phổ biến là chữ tiếp nhận. Bởi lẽ, rõ ràng là trong
quá trình tiếp xúc mà chúng ta đang quan sát, sự biến đổi chủ yếu xảy ra ở một bên
(phía Việt Nam), hơn là cả hai bên (cả phía Pháp). Hơn thế nữa, phải nhìn nhận đó
là một sự biến đổi quá lớn, biến đổi hẳn trong dạng thức. Sau khi tiếp xúc, văn hóa
Việt Nam như nhào nặn lại, làm lại hoàn toàn, điều đó là đương nhiên, theo các
nhà lịch sử văn hóa thì hòa nhập vừa là đặc trưng, là tính nội tại, vừa là điều kiện
sống còn của văn hóa. Lịch sử của mỗi nền văn hóa không chỉ là sự phát triển tự
thân của nó, mà còn là lịch sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn hóa khác.


Riêng ở Việt Nam lịch sử đã hai lần biết tới một sự cấy ghép văn hóa ngoại lai như
vậy, nhưng cả hai lần văn hóa Việt Nam đều không mất đi, không bị đồng hóa,
trong khi cải biến vẫn giữ được sắc thái riêng của mình.

Từ cuộc tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, chúng ta vẫn có những thời kỳ phát
triển độc đáo, như văn hóa Lý – Trần, văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn, bằng chứng
cho thấy sau khi làm một cuộc thay máu hoàn toàn dưới ảnh hưởng của văn hóa,
văn học Pháp, nền văn chương Việt Nam nửa đầu thế kỷ có được những đứa con
bụ bẫm như nền tiểu thuyết hiện đại, phong trào thơ mới.v.v..Quả thật là những
bước đầu Âu hóa đã xảy ra với muôn vàn lúng túng, và những điều ấy cũng đúng
với công cuộc biến đổi trong văn hóa tinh thần, sự biến đổi xảy ra gián tiếp chậm
chạp, có khi người này cấy trồng, người kia gặt hái.
Nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, chúng tôi nhận ra một
điều, bất kỳ cuốn sách nào, bài viết nào khi đề cập đến văn học giai đoạn này đều
nói đến Nam Phong tạp chí, có những bài nghiên cứu đã khẳng định vai trò của
Nam Phong trong quá trình phát triển của nền văn học mới. Và cũng theo sự tìm
hiểu của chúng tôi, Phạm Quỳnh và một số tác giả tân tiến khác được coi là những
nhân vật tiêu biểu của quá trình tiếp nhận văn hóa vừa nói ở trên, ít ra là ở giai
đoạn đầu của sự tiếp nhận ấy. Người ta chỉ nghĩ đến Phạm Quỳnh như một trong
những người có cơ sở Tây học vững chắc, song sự thực trong cái môi trường văn
hóa Hán Việt rộng lớn lúc ấy. Hán học đã thấm vào ông, cả hai nền văn hoa Đông
– Tây kết hợp ở ông khá nhuần nhị. Tiếp nối sự nghiệp của những Trương Vĩnh
Ký, Huỳnh Tịnh Của, những thành tựu của giai đoạn văn hóa tiền chiến, là khá rực
rỡ, được gợi mở từ nhiều năm trước khi những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan
Kế Bính, Tản Đà...đều xây nền đắp móng cho nền văn học mới. Tuy có nhiều ý
kiến không tích cực đối với Phạm Quỳnh, nhưng khi lần giở lại Nam Phong,
chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh trong sự tiếp


nhận văn hóa phương Tây và góp phần hình thành nền văn hóa, văn học mới của
dân tộc trong thời hiện đại.
Chúng tôi chọn Nam Phong tạp chí nhưng không phải bàn mọi điều về Nam
Phong mà chỉ chọn một đối tượng nghiên cứu chuyên ngành hẹp, là khảo sự tiếp
nhận của văn học Pháp trên tạp chí. Xét trong lịch sử báo chí thì Nam Phong

không phải là tờ tạp chí ra đời đầu tiên, nhưng nó lại có vai trò nhiều mặt trong đời
sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong vài chục năm đầu thế kỷ XX. Xét về qui
mô, dung lượng, mức độ sâu rộng của kiến thức phản ánh thì không có tạp chí nào
đầu thế kỷ XX có thể so sánh với nó. Tuy lượng thông tin và qui mô rộng vậy
nhưng Nam Phong vẫn dành phần trang trọng nhất, lưu ý nhất cho văn học như :
Du kí, du hành, tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, thơ ca, lý luận phê bình.v.v.Với
lịch sử văn học Việt Nam giao thời, dù muốn dù không Nam Phong đã để lại
những dấu ấn đáng kể . Trong Nam Phong số 1, năm 1917, Phạm Quỳnh đã nói
đến chủ trương văn hóa của ông “Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một
nền văn học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào
mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng
cái trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn tư tưởng của Thái Tây, nhất là của nước
đại Pháp, mà không quên cái quốc túy trong nước”. Trong bài viết “Bới tìm kho tư
liệu của báo Nam Phong” của Nhân Nghĩa viết năm 1941 đã từng thừa nhận
“Trong suốt 18 năm trời, từ 1917 đến 1934, với 210 tập báo dày dặn đã chứng
minh điều Thiếu Sơn đã nói về báo Nam Phong “Có nhiều người không biết đọc
văn Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong vun đúc cũng có được cái tri thức phổ
thông tạm đủ sinh hoạt ở đời”. Trong hơn 17 năm, Nam Phong đã giới thiệu 49
truyện và chùm truyện ngắn dịch từ nước ngoài, trong đó có 25 truyện và chùm
truyện ngắn Trung Hoa và 24 truyện ngắn phương Tây, trong đó có 22 truyện ngắn
của Pháp. Truyện ngắn nước ngoài trên tạp chí Nam Phong, có đóng góp nhất định
trong việc giới thiệu văn học phương Tây, văn học Trung Quốc và rèn luyện câu


văn Quốc ngữ ở buổi đầu hình thành nền văn học mới. Nam Phong thực sự trở
thành vườn ươm cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Ý thức được
vai trò to lớn của Nam Phong, càng thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “ Khảo sát
sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí” làm đối tượng nghiên cứu
khoa học để thực hiện luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

2.1. Mục đích nghiên cứu:
Năm 1975, sau cuộc đại thắng mùa Xuân, dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt
Nam bước sang thời kỳ mới. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI – 1986
nêu vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào
khu vực và thế giới. Trong không khí ấy, các nhà nghiên cứu được khích lệ nhìn
vào sự thật để đánh giá đúng chân giá trị của các vấn đề thực tiễn phức tạp, tư duy
và hành động theo quy luật của khách quan. Trên tinh thần đổi mới ấy, văn học
Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được nghiên cứu, nhìn nhận và đánh giá một cách
thỏa đáng. Và cũng xuất phát từ tinh thần ấy mà Nam Phong tạp chí cũng được các
nhà nghiên cứu quan tâm mặc dù xưa nay tạp chí này được coi là công cụ của thực
dân Pháp nhằm tuyên truyền phục vụ cho cuộc xâm lăng của chúng, Phạm Quỳnh
chủ nhiệm tờ báo được gọi là “bồi bút tay sai” và Nam Phong tạp chí là tờ báo “nô
dịch”.
Mặc dù vậy khi tìm hiểu chúng tôi vẫn nhận thấy trong việc đánh giá về Nam
Phong tạp chí cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu vẫn có
những điểm gặp gỡ nhau: “Trong lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể
nào quên được tạp chí Nam Phong. Vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này cũng phải
thừa nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc
soạn một bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn”[31-119]. Sau này Lại Văn Hùng
trong cuốn Truyện ngắn Nam Phong (tuyển) có nhận xét: “Nam Phong tạp chí là
một tờ báo tuy do Pháp chủ trương nhưng về khách quan vẫn có những đóng góp


đáng ghi nhận vào sự chuyển hướng của văn hóa, văn học Việt Nam trong ba
mươi năm đầu thế kỷ”. Và hiện nay, các nhận định của các nhà nghiên cứu đều
nhất trí với nhận xét trên.
Viết luận văn này, mục đích của chúng tôi là muốn khảo một cách khách
quan về vai trò của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương
Tây đầu thế kỷ XX. Cụ thể là các tác phẩm, học giả đăng tải trên Nam Phong tạp
chí trong 17 năm tồn tại. Tạp chí đã xây dựng được một đội ngũ sáng tác văn học

mới cho thế hệ 1913 – 1932 và cả thế hệ sau, mở ra một giai đoạn mới cho văn
học, tạo đà cho văn học thời kỳ sau đổi mới phát triển đạt nhiều thành tựu giá trị.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Xem xét và đánh giá Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển, đổi mới
văn học đầu thế kỷ XX, cần phải đặt nó trong tiến trình phát triển báo chí giai đoạn
này chúng ta mới thấy được sự đóng góp của Nam Phong cho văn học Việt Nam.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Nam Phong so với các tạp chí mang tính
văn học cùng thời thì có “văn hoạt động học” nổi bật hơn cả, chính vì vậy tạp chí
đã trở thành tư liệu không thể thiếu khi tìm hiểu và nghiên cứu văn học Việt Nam
giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Mặc dù chỉ quan tâm đến phương diện học thuật và văn học trên Nam Phong tạp
chí, song chúng tôi cũng cố gắng ý thức một cách thật rành mạch về tính chất hai
mặt của tạp chí. Mục đích chính của Nam Phong tạp chí là phục vụ cho âm ưu xâm
lược bằng văn hóa, văn học của thực dân Pháp, muốn “Pháp hóa” tinh thần người
Việt Nam để dễ bề cai trị trong tình trạng cuộc “chiến tranh võ trang” đã hoàn
thành. Thực tế cho thấy rất nhiều nhà nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau đã chỉ
ra, Nam Phong thực tế có tác động hai mặt. Chính sách xâm lược văn hóa không
thể như súng đạn, bắn là trúng đích, hoặc đạn nổ là mục tiêu gục ngã, bởi vậy mặt


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tác phẩm của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong.
1.

Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, Nxb. Văn hóa thông

tin và Trung tâm văn hóa Đông Tây, Hà Nội.
2.

Phạm Quỳnh (2004), Pháp du hành trình nhật ký, Nxb. Hội nhà văn, Hà


Nội.
3.

Phạm Quỳnh (2006), Thượng Chi văn tập, Nxb. Văn học, Hà Nội.

4.

Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian từ

năm 1922 đến năm 1933, Nxb. Tri thức và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, Hà Nội.
5.

Tạp chí Nam Phong.

B.

Tài liệu nghiên cứu về Phạm Quỳnh và báo Nam Phong.

6.

Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long (2005), “Báo chí và văn chương qua

một trường hợp: Nam Phong tạp chí”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (Số2).
7.

Nguyễn Đình Chú (2007), “Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí

Nam Phong”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4).

8.

Dương Quảng Hàm, (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ quốc gia giáo

dục tái bản 1956, Nxb. Trung Việt, Sài Gòn.
9.

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ

điển văn học (Bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
10. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, (bản
in lần thứ ba), Hà Nội.
11. Maurice Durant và Nguyễn Trần Huân (1969), Văn học Việt Nam dẫn
luận (Introduction à la litératureVietnamienne), Maison neulve et la rose, Paris.
12. Nguyên Ngọc (2008), “Sự công bằng lịch sử được trả lại”, Bằng đôi chân
trần, Nxb.


A.

Các tài liệu khác .

.1. Trần Ngọc Vương (1998). Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Vương (2001). Lí luận phê bình văn học miền Trung thế kỉ
XX (viết chung). Nxb Đà Nẵng.
3. Trần Ngọc Vương (2006) Tuyển tập Trần Đình H­ượu (2 tập, viết tựa).
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, Nxb. Lao động.
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển
chọn, dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà nội.

3. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đại học khoa học xã hội và nhân văn (2004), Giáo trình mỹ học đại cương,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – Vấn đề
và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
7. Hégel (2005), Mỹ học, Nxb. Văn học, Hà Nội.
8. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
13. 37.Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội.
14. 38. Denis huisman (2004), Mỹ học, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. 39.Immanuel Kant (2007), Phê phán năng lực phán đoán, Nxb. Tri thức,
Hà Nội.
16. 40.Mã Giang Lân (2005), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Nxb.
Văn hóa thông tin, Hà Nội.


17. 41. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
18. 42.Phương Lựu (2005), Lý luận văn học cổ điển phương Đông (Tuyển tập,
tập 1), Nxb.
19. Giáo dục, Hà Nội.
20. 43.Phương Lựu (2005), Lý luận văn học hiện đại phương Tây,
21. (Tuyển tập, tập 2), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
22. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
23. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2008), Giáo trình Lý luận văn học (tập 2),

Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
24. M. F. Ốp-xi-an-nhi-cốp (2001), Mỹ học cơ bản và nâng cao, Nxb. Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Điểm tựa phê bình văn học, Nxb Lao động, Hà
Nội.
26. Viện văn học Việt Nam (2002). Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×